1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    loạt ảnh F 35 c trên tsb uss nimitz
    [​IMG]

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    [​IMG] [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    skyhp, hoalongtrang, okngrdx2 người khác thích bài này.
  2. namtuocbmw1984

    namtuocbmw1984 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/10/2014
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    297
    http://kienthuc.net.vn/quan-su/my-nang-cap-hang-nghin-ten-lua-vac-vai-stinger-409716.html
    Stinger của Mỹ sát thủ diệt máy bay trực thăng và cường kích như Su-25
  3. Terence_Tao

    Terence_Tao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2014
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    118
    F-16 tiếp tục gặp nạn, chưa rõ số phận phi công
    (Vũ khí) - Trong một cuộc bay huấn luyện, chiếc F-16 đã mất liên lạc với căn cứ không quân Tyndall, tây bắc Florida. Washington cho rằng F-16 đã gặp nạn
    Washington Post ngày 6/11 cho biết trong một nhiệm vụ bay huấn luyện thường kỳ, một chiến đấu cơ F-16 đã hoàn toàn biến mất sau khi căn cứ không quân Tyndall, tây bắc Florida không thể liên lạc được với chiến đấu cơ này.

    Chia sẻ về khả năng sống sót của phi công, Phó chỉ huy phi đội máy bay chiến đấu 325 thuộc căn cứ không quân Tyndall, Đại tá Mark O'Laughlin cho biết chưa thể khẳng định gì về sinh mạng của phi công hay nguyên nhân của vụ tai nạn này, họ chỉ có thể xác định được chiếc máy bay có thể rơi ở Vịnh Mexico, cách thành phố Panama khoảng 100km.

    "Hiện tại chúng tôi đang khẩn trương tìm kiếm phi công, đây là một nhiệm vụ bay huấn luyện đơn giản và phi công là người có kinh nghiệm, đã được hướng dẫn rất kỹ về các biện pháp thoát hiểm khẩn cấp." - Đại tá O'Laughlin cho biết.

    [​IMG]
    Chiến đấu cơ F-16 của Mỹ
    Các đội tìm kiếm cứu nạn đang tích cực tìm kiếm phi công này. Hiện tại trên người của phi công được trang bị bộ cứu sinh và máy phát tín hiệu, giới chức quốc phòng Mỹ tin rằng có thể tìm kiếm được phi công.

    "Chúng tôi cam kết với gia đình, người thân và bạn bè của phi công này rằng mọi phương tiện, phương pháp đang được áp dụng để tìm thấy phi công này sớm nhất." - Đại tá O'Laughlin cho biết.

    Cùng tham gia trong cuộc huấn luyện này, một phi công khác lái chiếc QF4 đã trở về căn cứ an toàn.

    F-16 là một máy bay nổi tiếng với việc tự tai nạn. Theo số liệu của trang mạng Rob.com, trong giai đoạn 2006-2007, Không quân Mỹ đã có 10 vụ tai nạn được xếp loại A-loại nghiêm trọng nhất, có liên quan đến F-16 (hậu quả là phi công tử nạn, máy bay bị phá hủy hoặc bị hỏng hóc với trị giá thiệt hại là trên 1 triệu USD). Trong đó, chỉ có 1 vụ do bị đối phương hạ gục.

    [​IMG]
    Một vụ tai nạn của F-16
    Thậm chí, hồi tháng 7/2012, một chiến đấu cơ F-16 đã gặp nạn ở Thái Bình Dương, thuộc hải phận của Nhật Bản. Vụ tai nạn này khiến một loạt chiến đấu cơ F-16 của Mỹ tại các căn cứ Nhật Bản và tàu sân bay đã bị đình chỉ bay, đưa về căn cứ để kiểm tra an toàn.

    Ngày 4/4/2013, một chiếc F-16 đã gặp nạn ở vùng núi tại Afghanishtan khiến phi công thiệt mạng. Nhà Trắng cho biết chiếc máy bay này đã tự rơi bởi các tín hiệu vệ tinh cho thấy không có dấu hiệu của sự tấn công.

    F-16 là máy bay chiến đấu đa năng do hãng General Dynamics chế tạo cho Không quân Mỹ. Theo số liệu hồi tháng 2/2012, đã có hơn 4.500 tiêm kích F-16 được sản xuất và sử dụng trong lực lượng Không quân của 25 quốc gia trên thế giới.

    Được biết F-16 bán chạy nhất ở Trung Đông, riêng một đơn hàng của Oman đã trị giá tới 3.5 tỷ USD. Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục sản xuất F-16 đến năm 2015. Những chiến đấu cơ này sẽ phục vụ trong biên chế không lực Hoa Kỳ đến năm 2025.
  4. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Số lượng và tuổi đời của các máy bay phục vụ cho không quân Hoa Kỳ

    [​IMG]
  5. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.881
    Đã được thích:
    17.404
  6. Terence_Tao

    Terence_Tao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2014
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    118
    Mỹ không còn là cường quốc hạt nhân?

    Chương trình vũ khí hạt nhân của Mỹ đã tiêu tốn quá nhiều ngân sách để duy trì, còn Washington không có kế hoạch cụ thể để bảo dưỡng vũ khí hay thay thế những khí tài đã "lỗi thời".

    Khả năng tấn công hạt nhân tiềm tàng của mỹ đã giảm 15 lần so với thời Chiến tranh Lạnh, tuy vậy, việc phải duy trì kho vũ khí hiện có cũng đang khiến người dân Mỹ phải đóng thuế nhiều hơn vào thời đỉnh điểm cuộc đối đầu với Liên Xô.
    Phát biểu trên tờ Los Angeles Times, các cựu quan chức của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, chuyên gia ngoài ngành và nghị sỹ đều nhấn mạnh rằng, tầm quan trọng của chương trình vũ khi hạt nhân đã bị thổi phồng và chương trình đã bị quản lý kém.
    [​IMG]
    Tên lửa xuyên lục địa Minuteman là một trong số những tên lửa phóng silo của Mỹ hiện tại.
    Bộ Năng lượng Hoa Kỳ chịu trách nhiệm phát triển, chế tạo và bảo trì vũ khí hạt nhân cũng như tháo dỡ và tiêu hủy những vũ khí lỗi thời hiện có 40.000 nhân viên nhưng luôn luôn trong tình trạng "làm không hết việc".
    BÀI LIÊN QUAN
    Vào năm 1967, bộ ba hạt nhân (gồm máy bay ném bom hạt nhân, tàu ngầm mang tên lửa đầu đạn hạt nhân và hệ thống tên lửa tấn công hạt nhân từ mặt đất) từng có 31.225 đầu đạn và bom, khiến Washington mất 7 tỷ USD mỗi năm (theo tỉ giá hiện tại).
    Chi phí này bao gồm số tiền để duy trì hoạt động 7 lò phản ứng plutonium, chế tạo lò phản ứng cho tàu ngầm, thiết kế và sản xuất đầu đạn mới, bảo dưỡng số lượng vũ khí hiện có và thử nghiệm hạt nhân liên tục dưới lòng đất Nevada với tần suất hàng chục lần trong một năm.
    Ngày nay, mặc dù Mỹ chỉ còn 4.808 đầu đạn hạt nhân, toàn bộ hệ thống sản xuất plutonium đã dừng lại, không còn thử nghiệm hạt nhân nữa và giá thành bảo dưỡng bộ ba hệ thống hạt nhân là 8.3 tỷ USD. Con số này không bao gồm chi phí sản xuất lò phản ứng hạt nhân cho Hải quân Mỹ.
    Trong vòng một thập kỷ qua, kể từ nhiệm kỳ thứ hai của cựu Tổng thống George W.Bush và Obama, giá thành bảo dưỡng những vũ khí hạt nhân đã sản xuất, tăng hơn 30%.
    Bộ Năng lượng Mỹ đã nêu ra ba lý do leo thang về chi phí: thứ nhất, lợi nhuận của các nhà thầu tăng cao, thứ hai, giá thành bảo dưỡng cao của những vũ khí nhạy cảm và thứ ba, số lượng lớn dự án được đầu tư nhiều vốn bị hủy bỏ.
    Đô đốc Richard Mies, cựu chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến lược Hoa Kỳ, quản lý toàn lực lượng hạt nhân của Mỹ và Norman Augustine, chủ tịch đã nghỉ hưu của Lockheed Martin đã cùng nhau lập ra bản báo cáo có tên “Giám sát An ninh Hạt nhân”, lần đầu được cống bố vào tháng Tư năm nay.
    Báo cáo cho biết: “Sự thiếu quan tâm của chính phủ khiến quần chúng hoang mang, lòng tin trong quốc hội mất đi và ý kiến ủng hộ, chuyên môn và năng lực bảo dưỡng thiết bị hạt nhân cũng giảm đi”.
    Hai người cũng thừa nhận rằng mặc dù các đầu đạn hạt nhân của Mỹ về mặt công nghệ vẫn còn sử dụng được, Washington đã “bỏ rơi” ngành công nghiệp vũ khí hạt nhân.
    Một bài báo của Los Angeles Times đã viết, mặc dù chương trình vũ khí hạt nhân đang ngày một đắt đỏ, trang thiết bị quân sự của vũ khí hạt nhân Mỹ đã lỗi thời, thiết bị đã không được nâng cấp trong nhiều thập kỷ và một số thành phần của bộ ba hạt nhân đã không thể sử dụng được.
    Ví dụ, máy bay B-52 có thể mang đầu đạn hạt nhân đã được sản xuất hơn một nửa thế kỷ trước (năm 1962) và hiện không có phương án thay thế trong tương lai gần. Máy bay B-52 dự kiến còn tiếp tục hoạt động thêm 26 năm nữa, sẽ có 80 năm phục vụ và có thể trở thành loại máy bay chiến đấu hoạt động quân đội lâu năm nhất.
    Tên lửa Minuteman III sử dụng silo của Mỹ, hiện vẫn còn 450 quả còn hoạt động ở Montana, Nebraska và Wyoming, được chế tạo vào những năm 1970 (quả cuối cùng được sản xuất vào năm 1978).
    [​IMG]
    Tên lửa Minuteman được phóng đi.
    14 tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Ohio cũng được thiết kế vào năm 1970, tuy nhiên việc thiết kế mẫu tầu ngầm hạt nhân mang tên lửa mới hiện đang được tiến hành.
    Ngoài việc nền công nghiệp hạt nhân quân sự có nhiều sai sót và hệ thống mang tên lửa đã cũ, trong vòng hai năm qua đã có những vụ bê bối lên quan đến bộ ba hạt nhân của Mỹ.
    Trong một số vụ, các sĩ quan đã bị giải ngũ và bị kỷ luật. Thế nhưng, nhiều người vẫn không biết về thông tin về sự giảm sút về chất lượng của vũ khí hạt nhân do tấm màn giữ bí mật của chính phủ Mỹ.
    Vấn đề của vũ khí hạt nhân cũng có trách nhiệm của Cục Quản lý An ninh Hạt nhân Quốc gia Mỹ (NNSA), một bộ phận của Bộ Năng lượng chuyên quản lý các nhà máy vũ khí hạt nhân của Mỹ và các phòng thí nghiệm hạt nhân, cũng như đảm bảo khả năng chiến đấu của đầu đạn và lưu kho vũ khí.
    Ông Norman Augustine nói thêm với Quốc hội rằng, NNSA “đang hướng dần đến khủng hoảng” và rằng cục quản lý “làm mất tín nhiệm và lòng tin của các lãnh đạo quốc gia (cũng như của Lầu Năm Góc) khi không có những vũ khí cần thiết và các cơ sở hạt nhân đúng hẹn và đúng ngân sách”.
    Ông Frank Klotz, giám đốc của NNSA và cựu chỉ huy Không lực hạt nhân, thừa nhận rằng thế hệ của ông “đều lớn lên trong Chiến tranh Lạnh, khi vũ khí hạt nhân là một trong những chủ đề nóng hổi của thế giới”.
    Nhưng khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, ông nói “chúng tôi đều thở dài giải tỏa và nói “Ơn trời, chúng ta không phải lo về chuyện đó nữa”. Thành thật mà nói, chúng tôi đã mất phương hướng”.

    Trong khi H-6, Tu-160 của Nga Trung dùng DH-10, Kh-55SM mang đầu đạn hạt nhân phóng từ hàng ngàn km thì B-52/B-1B của siêu cường quân sự Mỹ chỉ mang bom thả B-61, tất cả các phiên bản AGM như JSOW, JASSM, LRASM đều ko thể mang được đầu đạn hạt nhân và đạt tầm bắn tương đương Nga Trung
  7. skyhp

    skyhp Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/12/2010
    Bài viết:
    868
    Đã được thích:
    262
    Các bác cho hỏi cái ô kính nằm dưới mũi máy bay f35 là thiết bị gì vậy
  8. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.351
    Đã được thích:
    26.691
  9. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Cái bộ phận nằm trong ô kính là AN/AAQ-40 Electro-Optical Targeting System ( EOTS )
    Hệ thống quang điện trinh sát mục tiêu trang bị cho F-35 thay thế các loại cũ như LANTIRN pod hoặc Sniper pod
    EOTS là thiết bị đầu tiên kết hợp cả thiết bị spot laser FLIR và thiết bị tìm kiếm - theo dõi hồng ngoại IRST , kiểu như EOTS là sự kết hợp giữa LANTIRN pod trên F-16 và AN/AAS-42 IRST của F-14 vậy
    EOTS nặng 91kg và làm mát bằng dung dịch chất lỏng PAO ( polyalphaolefin )
    Cái cụ cùi nói không chính xác lắm
    AN/AAQ-37 Distributed Aperture System (DAS) và AN/AAQ-40 EOTS nó không nằm cạnh nhau , tuy 2 thằng này có hoạt động bổ trợ cùng hiển thị lên màn hình cho pilot thấy toàn cảnh chung
    Chỉ có EOTS nằm trong ô kính , còn DAS là mấy cái cảm biến cắm xung quanh máy bay ấy
    DAS có 6 cái
    beta22 thích bài này.
  10. alo_cho_anh

    alo_cho_anh Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/02/2011
    Bài viết:
    354
    Đã được thích:
    268
    Mạn phép hỏi các cụ su30 nhà mình có cái đấy không. Cái đấy mục đích chính là để làm gì thế:-p
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này