1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng đổ bộ đường không và chống đổ bộ đường không trong tương lai

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi duyvu1920, 29/12/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    bác chuyển sang anh chú thì e cũng không khách sáo nửa đâu đấy, đừng lên mặt với e như vại :D
    Trang bị cho lực lượng không kị của e e post ở trên rồi, nó đơn thuần là trang bị của lục quân thôi, cái đám lính dù của bác trang bị mới đắt lòi kèn, còn bác bẩu là biết đắt vẩn cố thì bác trở nên duy í chí rồi, e cũng chả ép ai phải công nhận điều j cả thế nhá :))
    methangsucsinhmacay3anlon thích bài này.
  2. longmuonhieu

    longmuonhieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2013
    Bài viết:
    1.081
    Đã được thích:
    232
    chơi ở diễn đàn quốc tế nhiều rồi vào đây giống như vừa xem bóng đá Ý chuyển qua coi U mười chín Hoàng Anh Gia Lai vậy. Đọc chả gặp bài viết nào hay cả. Gọi bóc này là giáo dục quốc phòng cũng đúng. Hãy dành quan tâm cho những loại vũ khí chiến lược để phòng thủ và tấn công vì chiến tranh trong tương lai rất ác liệt các bạn ạ. Nhu cầu đổ bộ qua biên giới địch không nhiều, để khả năng đó cho tên lửa và máy bay ném bom, còn việc đổ bộ trong nước vẫn chưa thật cần thiết vì có thể áp dụng phương châm bốn tại chỗ để đánh địch, chú ý phát triển đơn vị biệt kích có khả năng chiến đấu một cách độc lập để trong những tình huống cần phản ứng nhanh thì có thể cơ động vào trận địa bằng cách đổ bộ đường không, phải lấy ít địch nhiều.[​IMG][​IMG][​IMG]
    methangsucsinhmacay3anlon thích bài này.
  3. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Lính không kỵ mà không biết nhảy dù thì bảo thằng cu nhà em đi máy bay vác hộ súng cho các chú lính cũng được;-)

    Ta tạm thời không bàn vấn đề yểm trợ đường không cho lính dù tác chiến và các tổn thất khi bị không quân địch móc lốp trong quá trình triển khai và yểm trợ chiến đấu. Mặc dù cái giá đó so với trang bị nhà ta chỉ đếm trên đầu ngón tay và vác gạo đi mua là không hề nhỏ.

    Ta đang bàn là với trang bị nhẹ của lính dù nhà ta (thêm vài khẩu lựu pháo cỡ 105mm là kịch đi. Mẽo nó cũng chỉ trang bị pháo từ thời ơ kìa 105 và 155 nòng ngắn như ta thôi. Chỉ có Nga là hoành tráng). Hỏa lực không hơn lính bộ binh địch. Vậy tấn công phản kích làm sao đây. Còn chờ đến khi tăng pháo tuyến sau lên đủ thì cần lính dù làm gì. Lính bộ binh về nhà vác Wave Tầu chạy cũng lên đến nơi.

    Thực tế lính dù chỉ dùng cho tấn công móc lốp. Cả Nga hay Mẽo cũng vậy. Nga trang bị kiểu thế chiến 2 chiếm đầu cầu chờ chủ lực tiếp ứng. Mẽo thì bài tủ là lính dù chiến đầu cầu là một sân bay nào đó rồi nhở sức mạnh không quân áp đảo để lập cầu hàng không cho lính "không kỵ ;-)" đi máy bay chở khách đến mở rộng địa bàn. Đó là oánh nhau với đám du kích thôi chứ gặp quân chính quy thời nay mua tên lửa phóng loạt của TQ bắn xa tới 100km thì sân bay nào mà chẳng nát.

    Nghĩa là các đại ca to nhất trên Trái đất này cũng không tự tin dám cho lính dù đi solo với lính bộ binh chính quy địch ở chính diện. Chỉ sử dụng ưu thế cơ động cao của lính dù để nhảy vào nơi đối phương không phòng thủ thôi. Mà đặc điểm nghệ thuật tác chiến hiện đại là tới được những nơi đối phương không thể tới.
    Ví dụ: Để chặn một tuyến đường nhựa ở hậu phương quân địch. Xe tăng thiết giáp, trực thăng, lính dù sẽ đi vòng ở nơi không có đường để tới chỗ đó. Hậu cần cho đội hình bao vây kiểu đó cũng do những phương tiện cơ động cao như vậy.

    Chuyện dùng lính dù để phản kích hay đánh chiếm chỉ hiệu quả khi lùa du kích nổi dậy thôi. Cách tác chiến của lính dù VNCH hay lính dù nhà ta tiểu phỉ Furo đều vậy. Nhưng năm 75 khi lính dù VNCH phải chiến với lính chính quy miền Bắc thì thất bại thảm hại.
    methangsucsinhmacay3anloncongtubl thích bài này.
  4. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    đây tặng cụ công tử bạc liêu @congtubl giàu có nhá
  5. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.086
    Đã được thích:
    2.555
    Ây da đừng nóng, xưng hô cho vui thôi, vui là 9 mà, cuối năm rồi để cái bụng làm gì.Như bác @meo-u thế hay không.
    Về trang bị cho lính dù có 2 loại ngày và đêm. Ngày thì trang bị cần có của 1 ng lính và thêm các loại súng chống tăng, cối, tl vác vai....(cái này cũng như lính không kị), đêm thì trang bị thêm 1 số kính hồng ngoại..Còn mấy cái tăng, jeap thì chưa bàn tới vị hiện nay phương tiện vận chuyển đc mấy chiếc cỡ đó. May có con jeap OR Hummer là con C-295 nuốt trôi,
    Mục tiêu của lính ĐBĐK ta đã bàn rồi, đánh nhưng nơi hiểm trở mà địch không lường, cắt đức chi viện của địch, ỏ sau này chơi màng tái chiếm đảo cũng đc.
    Bác mèo nói sao lằn ngoằn thế, em chưa hiểu ý bác.
    methangsucsinhmacay3anlonhalosun thích bài này.
  6. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Bác cho lính dù nhảy xuống biển để tái chiếm đảo à;-)
    Một Mi8 có thể chở một trung đội lính. Cứ thê nhân lên thì một tiểu đoàn chở vài lượt là hết chứ mấy. Ngày trước Mi8 giá rẻ như bèo không mua dự trữ, giờ nó hot hàng lại kêu.
    Trực thăng đổ quân không cần trang bị xì tin hiện đại nhìn đêm ra đa xuyên sương mù làm giề. Cứ Mi8 mà mua cho rẻ. Khi cần đổ quân ban đêm hay bay núi nhiều sương thì làm vài chiếc trực thăng tấn công xịn cỡ Mi28 hay Apachi dẫn đường. Chỉ có nhà ta là buồn cười. Năm 2000 bão lụt mưa trắng trời ở Huế mà không có lấy một máy bay nào đủ trang bị bay trong thời tiết xấu. Toàn dựa vào sông để bay để tránh va vào núi. Giờ nếu đổ bộ thì cũng thế. Một đàn máy bay rẻ tiền Mi8 bay theo em A pa chi của Mẽo đến nơi cần đổ bộ là an toàn. Cần giề phải trang bị nhìn đêm ra đa cho từng con cho nó tốn kém.
    methangsucsinhmacay3anlon thích bài này.
  7. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    đây cụ mèo xem bọn không kị số 1 của Mèo hoạt động tại việt nam đi, e có thấy chúng nó chơi dù đâu.
    --- Gộp bài viết: 30/12/2014, Bài cũ từ: 30/12/2014 ---
    e cho là các bác bị ngộ nhận do nhìn vào sư đoàn dù của VNCH, họ mang tiếng là sư dù nhưng không có nhảy dù bao giờ, chỉ có nhảy dù lúc tập thôi, còn chiến thật toàn là đi trực thăng hoặc xe tải thôi
    methangsucsinhmacay3anlon thích bài này.
  8. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Sư đoàn anh cả đỏ Mẽo nguyên bản ...cưỡi ngựa. Sau nhảy dù. Đến đời sang VN thì đã ngồi trực thăng đổ quân rồi chứ cần giề nhảy dù như người Pháp. Thế mới có từ "không kỵ" tiếng Việt lai lung tung.

    Cụ mà nghĩ thế thì hóa ra đám "Lính nước đánh cạn" tác chiến mà chẳng có thấy cái tầu nào à. Toàn thấy nằm rừng không;-)

    Nó nhảy dù hay ngồi trực thăng không quan trọng. Quan trọng là biên chế và cách sử dụng lực lượng này. Nếu nhà ta không có đủ tiền để chơi kiểu Nga Mẽo thì tốt nhất đừng bầy vẽ sư dù này nọ làm gì. Cứ tiểu đoàn mà chơi. Thời bình đi dẹp loạn. Thời chiến thì lúc đầu làm nhiệm vụ chữa cháy khẩn cấp cho những nơi có nguy cơ bị móc lốp. Đến khi tấn công thì móc lốp lại đối phương. Lại phù hợp với thực tế trang bị vài chục em trực thăng nhà ta. Thế là ổn.
    methangsucsinhmacay3anloncongtubl thích bài này.
  9. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Bài 1:

    Mấy vấn đề về sử dụng pháo binh chi viện trận then chốt đánh địch đổ bộ đường không trong chiến dịch phản công

    Thượng tá, ThS. NGUYỄN ĐỨC THANH

    Đánh địch đổ bộ đường không thường là trận then chốt trong chiến dịch phản công. Trong điều kiện chiến đấu ác liệt, tính biến động cao, việc sử dụng pháo binh hợp lý, phát huy cao nhất uy lực, hiệu quả các loại pháo, chi viện kịp thời cho chiến đấu là một trong những nội dung có ý nghĩa quan trọng, quyết định thắng lợi của trận đánh và cục diện chiến dịch.

    Trận then chốt đánh địch đổ bộ đường không (ĐBĐK) trong chiến dịch phản công (CDPC) có thể tiến hành khi địch đang đổ quân, đứng chân chưa vững hoặc đã đổ quân xong, đang cơ động tiến công mục tiêu. Đây là giai đoạn mà ta và địch đối đầu trực tiếp, quyết liệt nhất. Bởi lẽ, chiến dịch vừa tập trung cho trận then chốt đánh địch ĐBĐK, vừa ngăn chặn, phản công tiêu diệt địch. Điều đó cho thấy, vấn đề sử dụng pháo binh chi viện trận then chốt đánh địch ĐBĐK trong CDPC sẽ xảy ra nhiều trường hợp, phụ thuộc vào trạng thái của địch và khả năng tận dụng thời cơ của người chỉ huy và đơn vị. Theo đó, người chỉ huy pháo binh sẽ vận dụng những hình thức chiến thuật khác nhau và đương nhiên mỗi trường hợp lại cần nghệ thuật bố trí, sử dụng pháo binh tương ứng. Để phát huy cao nhất sức mạnh hỏa lực pháo binh chi viện trận then chốt đánh địch ĐBĐK trong CDPC, người chỉ huy, cơ quan chủ nhiệm pháo binh chiến dịch cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau:

    1. Kết hợp chặt chẽ pháo tại chỗ với pháo cơ động, kịp thời chi viện hỏa lực cho các lực lượng đánh địch ĐBĐK ở thời cơ có lợi. Tham gia trận then chốt đánh địch ĐBĐK trong CDPC có lực lượng cơ động tiến công của chiến dịch và lực lượng tại chỗ (cấp trên, đơn vị bạn, lực lượng vũ trang địa phương,… trên địa bàn). Đối tượng địch ĐBĐK luôn chủ động về không gian, thời gian, có ưu thế về khả năng trinh sát, sức cơ động, hỏa lực; tình huống diễn ra nhanh, khó dự đoán chính xác khu vực, bãi đổ bộ. Trong khi đó, phần lớn pháo binh của lực lượng cơ động (đơn vị đảm nhiệm trận then chốt đánh địch ĐBĐK) chưa bố trí trước. Vì vậy, để bảo đảm hỏa lực chi viện kịp thời cho các lực lượng đánh địch ở thời cơ có lợi, người chỉ huy, cơ quan pháo binh chiến dịch cần có biện pháp, kế hoạch hiệp đồng chặt chẽ lực lượng pháo binh tại chỗ với pháo binh cơ động, tạo sức mạnh tổng hợp để nâng cao hiệu quả tác chiến pháo binh.

    Kết hợp pháo cơ động với pháo tại chỗ vừa là yêu cầu, vừa là nội dung quan trọng trong nghệ thuật sử dụng pháo binh, được vận dụng phổ biến trong tác chiến. Song, trong điều kiện tác chiến mới, cùng với kết hợp chặt chẽ pháo binh cơ động với pháo binh tại chỗ theo từng giai đoạn, nhiệm vụ trận đánh, thì cơ quan, chủ nhiệm pháo binh chiến dịch cần đề đạt tổ chức kết hợp hỏa lực pháo binh chiến dịch với pháo binh cấp trên, đơn vị bạn và lực lượng vũ trang địa phương, kết hợp hỏa lực pháo binh với hỏa lực của bộ binh, xe tăng, phòng không, đặc công để đánh địch ngay từ khu vực căn cứ xuất phát, trên đường bay đến thực hành đánh địch tại khu vực bãi đổ bộ.

    Để thực hiện nội dung, yêu cầu trên, người chỉ huy, trực tiếp là cơ quan và chủ nhiệm pháo binh chiến dịch phải xây dựng kế hoạch hỏa lực khoa học, tổ chức hiệp đồng, phối hợp chiến đấu một cách chặt chẽ, cụ thể, tỉ mỉ, triển khai đến từng thành phần, lực lượng ngay từ đầu và liên tục điều chỉnh, bổ sung kịp thời trong quá trình tác chiến. Khi phát hiện địch tập kết lực lượng, phương tiện chuẩn bị cho ĐBĐK, chiến dịch có thể hiệp đồng, phối hợp với các đơn vị bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, các đội chuyên trách,… của các huyện, xã sử dụng xung lực, hỏa lực pháo binh, súng cối tập kích vào nơi địch tập trung quân, trại lính, kho tàng, tiêu diệt, phá hủy lực lượng, phương tiện vật chất hậu cần, kỹ thuật khi chúng đang tập kết, chuẩn bị bốc xếp lên máy bay. Đây là đòn đánh hiểm, phù hợp với điều kiện mới khi CDPC tiến hành trong thế trận chiến tranh nhân dân phát triển, lấy khu vực phòng thủ địa phương làm nền tảng. Trong thực hành đánh địch tại khu vực, bãi đổ bộ, chiến dịch có thể sử dụng một phần pháo cơ động, bố trí tại trận địa lâm thời, pháo binh chuyên trách, kết hợp với pháo binh tại chỗ của các lực lượng bố trí gần khu vực, bãi đổ bộ để tập kích hỏa lực, chế áp sinh lực, kiềm chế, chế áp các trận địa pháo binh, súng cối nguy hại, sở chỉ huy địch có liên quan trực tiếp đến trận đánh; pháo binh tại chỗ chi viện cho đánh địch rộng khắp, kiềm chế, chế áp các mục tiêu, bãi đổ bộ mà ta chưa có điều kiện tiến công, tạo điều kiện cho các lực lượng vây ép, kiềm chế, ngăn chặn địch ĐBĐK. Như vậy, vừa phát huy được hết ưu thế, sở trường của từng lực lượng, tránh bộc lộ sớm lực lượng, ý định tác chiến, hạn chế thương vong do hỏa lực địch gây ra, vừa sẵn sàng tập trung hỏa lực tạo ưu thế hơn địch.

    Để tạo lập và phát huy sức mạnh tổng hợp của các loại hỏa lực, nâng cao hiệu quả, khả năng hỏa lực, người chỉ huy, cơ quan pháo binh các cấp cần phải nghiên cứu, bố trí đội hình chiến đấu phù hợp, trong tầm bắn hiệu quả, có thể nhanh chóng cơ động hỏa lực, cơ động pháo, chuyển hóa thế trận, tạo mật độ hỏa lực cao khi cần. Đồng thời, làm tốt công tác chuẩn bị chiến trường, trinh sát nắm địch, chuẩn bị phần tử bắn, chỉ huy bắn.

    2. Sử dụng lực lượng pháo binh tập trung, tạo ưu thế cần thiết trên hướng, mục tiêu tiến công chủ yếu, thời điểm quan trọng, quyết định. Đây vừa là yêu cầu, vừa là nguyên tắc, nghệ thuật sử dụng pháo binh, nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa số lượng, chất lượng pháo binh còn hạn chế, khả năng hỏa lực pháo binh còn thấp so với yêu cầu, nhiệm vụ hỏa lực. Để thực hiện tốt yêu cầu đó, cơ quan, chủ nhiệm pháo binh chiến dịch phải căn cứ vào thực tiễn tình hình địch, ta, sử dụng lực lượng tập trung có lựa chọn trên hướng, khu vực, mục tiêu chủ yếu và thời điểm quan trọng, quyết định.

    Mục tiêu quan trọng trong đánh địch ĐBĐK của pháo binh là sở chỉ huy, trận địa pháo binh, súng cối và sinh lực địch. Thời cơ có lợi nhất để pháo binh phát huy hiệu quả uy lực, sức mạnh hỏa lực là lúc địch bộc lộ ngoài công sự, khi địch đổ bộ vừa tiếp đất, chưa kịp triển khai đội hình. Trong các trường hợp này, pháo binh cần tập trung ở mức cao nhất có thể để đảm bảo hỏa lực chi viện cho các lực lượng đánh địch.

    Sử dụng pháo binh tập trung trong thời cơ có lợi, thời điểm quan trọng quyết định, nhưng cần coi trọng bảo đảm các cấp đều có hỏa lực để chủ động trong mọi tình huống. Tập trung pháo binh phải toàn diện cả lực lượng, phương tiện, chỉ huy, hiệp đồng và công tác bảo đảm. Tập trung pháo binh đến mức nào phải tùy thuộc vào tình hình địch, khả năng huy động và yêu cầu, nhiệm vụ, diễn biến của chiến dịch. Nếu tập trung không đủ mạnh sẽ không tạo được ưu thế để đánh địch, nhưng nếu tập trung hỏa khí quá lớn sẽ dễ bị địch phát hiện, sử dụng vũ khí công nghệ cao đánh phá gây thiệt hại. Vì vậy, trong tập trung pháo binh, người chỉ huy và cơ quan pháo binh chiến dịch cần tuân thủ nguyên tắc “hỏa khí phân tán, hỏa lực tập trung”, lấy tập trung hỏa lực là chính, hỏa khí phân tán để bảo toàn lực lượng và tập trung tạo ưu thế ở thời điểm quyết định. Nếu tập trung quá mức vào một số mục tiêu, nhiệm vụ, có thể sẽ gây lãng phí, hoặc không còn lực lượng để xử trí các tình huống nảy sinh. Việc phân tán hỏa khí phải không để ảnh hưởng lớn đến yêu cầu tập trung hỏa lực chi viện đánh địch ở thời cơ có lợi. Đánh địch ĐBĐK tại bãi đổ bộ có thể là một trận đánh hoặc một số trận đánh kế tiếp nhau. Vì vậy, sử dụng pháo binh ở mỗi trận đều phải được đặt trong mối liên hệ tổng thể giữa trận đầu, các trận tiếp theo và hỏa lực chi viện cho các lực lượng khác, thực hiện đánh địch rộng khắp, nhằm tạo điều kiện cho trận then chốt đánh địch ĐBĐK theo đúng ý định của Tư lệnh chiến dịch.

    3. Chỉ huy hỏa lực pháo binh kiên quyết, linh hoạt, hiệp đồng chặt chẽ, bảo đảm chu đáo, toàn diện. Đây là yêu cầu cao nhất về lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của tư lệnh, cơ quan và chủ nhiệm pháo binh trong chuẩn bị, thực hành trận then chốt đánh địch ĐBĐK trong CDPC. Thực hành đánh địch ĐBĐK, thời cơ xuất hiện nhanh và qua đi cũng rất nhanh, tình huống biến động mau lẹ, có thể trong dự kiến, được chuẩn bị trước, có thể xuất hiện ngoài dự kiến, cho nên công tác chỉ huy, hiệp đồng, bảo đảm của pháo binh phải chặt chẽ. Người chỉ huy, cơ quan, chủ nhiệm pháo binh các cấp cần nghiên cứu nắm chắc tình hình, đánh giá đúng thực tế, dự kiến nhiều tình huống, có kế hoạch sẵn sàng huy động vật chất hậu cần - kỹ thuật, bảo đảm cho các lực lượng chiến đấu liên tục, đáp ứng nhiều tình huống khác nhau. Trên cơ sở đó, người chỉ huy, cơ quan và chủ nhiệm pháo binh tổ chức hệ thống hỏa lực chặt chẽ ở các cấp, phù hợp với cách đánh của binh chủng hợp thành; hạ quyết tâm sử dụng hỏa lực nhanh, chính xác, làm cơ sở để giao nhiệm vụ (bổ sung nhiệm vụ), hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, chỉ huy điều hành các đơn vị pháo binh thực hành hỏa lực chi viện cho các lực lượng tiến công đạt hiệu quả cao nhất. Trong các tình huống phức tạp, hoặc khi thời cơ đánh địch xuất hiện, để tạo mật độ hỏa lực cao, nhanh chóng sát thương lớn quân địch, chi viện cho bộ binh, xe tăng cơ động triển khai đội hình, phát triển chiến đấu, Tư lệnh chiến dịch cần chỉ huy tập trung, thống nhất các lực lượng pháo binh, tiến hành hỏa lực đánh đòn phủ đầu và hỏa lực chuẩn bị ngắn. Chủ nhiệm pháo binh chỉ huy các đơn vị pháo binh chiến dịch thực hiện nhiệm vụ hỏa lực theo quyết tâm của tư lệnh; đồng thời, tổ chức hiệp đồng với các thành phần, lực lượng pháo binh khác nâng cao khả năng hỏa lực tiêu diệt địch. Trong chỉ huy hỏa lực có thể vận dụng phương pháp phân cấp hoặc chỉ huy vượt cấp để đánh địch đúng thời cơ, thời điểm có lợi. Như vậy, đảm bảo vừa tập trung, thống nhất về hỏa lực, chi viện cho bộ binh xe tăng kịp thời, có hiệu quả, vừa phát huy được hiệu quả hỏa lực pháo binh đánh địch độc lập khi có thời cơ.

    Mặt khác, để nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ huy hỏa lực pháo binh, cần nghiên cứu, tổ chức cơ quan chỉ huy pháo binh phù hợp; có thể tổ chức cơ quan chỉ huy pháo binh lâm thời trong trận then chốt đánh địch ĐBĐK, để phục vụ cho nhiệm vụ chỉ huy hỏa lực theo ý định, kế hoạch thống nhất của Tư lệnh chiến dịch. Các đơn vị pháo binh phải tiến hành công tác bảo đảm đầy đủ, chu đáo, toàn diện và bí mật. Công tác bảo đảm phải triển khai theo phương án đánh địch ĐBĐK, cả trong và ngoài dự kiến. Đặc biệt, trong điều kiện địch ĐBĐK có ưu thế, khả năng vượt trội về sức cơ động, trinh sát phát hiện sớm từ trên không và tiến hành hỏa lực sát thương nhanh bằng vũ khí công nghệ cao,… cơ quan và người chỉ huy pháo binh cần chú trọng triển khai đồng bộ các biện pháp ngụy trang, nghi binh và cơ động để hạn chế hỏa lực của địch, nâng cao hiệu quả hỏa lực pháo binh.

    Từ các bài học kinh nghiệm trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, các đơn vị pháo binh cần quán triệt và vận dụng tốt tư tưởng đánh gần (đưa pháo lên cao, vào gần, bắn thẳng) và đánh cài xen với địch, nâng cao hiệu quả hỏa lực pháo binh; bảo đảm trong bất kỳ tình huống nào, pháo binh cũng chi viện kịp thời, hiệu quả cho các lực lượng chiến đấu, góp phần giành thắng lợi trận then chốt đánh địch ĐBĐK và cả chiến dịch.

    Thượng tá, ThS. NGUYỄN ĐỨC THANH
  10. skyhp

    skyhp Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/12/2010
    Bài viết:
    873
    Đã được thích:
    267
    Mình nghĩ là các bạn nên phân biệt thành không kỵ và nhảy dù như bác cùi nói.

    Lính không kỵ thì mình nghĩ là lính bộ sử dụng trực thăng làm phương tiện vận tải, cơ động trong phạm vi ngắn tầm 200-300 km. Nó có thể sử dụng để đột kích hoặc cơ động di chuyển quân, tăng viện cho điểm nóng phòng thủ. Trang bị thì chắc mạnh nhất được mấy khẩu 105 mm cẩu bằng trực thăng. Nhiệm vụ cơ động quân và tăng viện phòng thủ hơn là đánh chiếm cứ điểm. Tăng viện thì cần gì phương tiện di chuyển nhiều, chủ yếu là lính và pháo binh. Mấy con như fh 70 nặng có 8-9 tấn ch47 nó cẩu thừa, vác theo 1 tiểu đoàn thì yểm trợ hỏa lực mạnh chứ đùa.

    Lính dù để đột kích ở khoảng cách xa, trang bị mang nhiều hơn với máy bay vận tải cỡ trung, lớn. Đám này mình nghĩ chủ yếu để đột kích chiếm điểm. Mà thực ra mẽo nó thiếu gì hàng có thể air drop đâu, chẳng qua phương châm tác chiến nên bọn nó không sử dụng ấy chứ. Chứ tầm 1-2 lữ trang bị với thiết giáp bánh lốp, tăng bánh lốp, cối tự hành, pháo nhẹ air drop ngon lành.
    methangsucsinhmacay3anloncongtubl thích bài này.

Chia sẻ trang này