1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng đổ bộ đường không và chống đổ bộ đường không trong tương lai

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi duyvu1920, 29/12/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.086
    Đã được thích:
    2.555
    Gỉa sử ĐBP nó động đất không còn sb, đg xá thì không kị có đảm bảo đc không hay phải nhờ lính dù, đó là yêu cầu cơ bản của thời bình.
    Bác @Triumf khoang đề cập tới đánh địch ĐBĐK đã, mới có Phần 1, chương 1 ah.
  2. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    Cụ mèo nhầm 1 chút, anh cả đỏ là sư đoàn bộ binh số 1 của Mỹ đánh nhau từ ww2, biệt danh của nó là big red one, nó khác với bọn 1st air cavalry này :D
  3. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Trên thì bảo ĐBĐK có ưu thế cơ động bất ngờ ở nơi ta không phòng bị. Dưới thì tác chiến như hiệp đồng quân binh chủng chính quy như diễn tập. Không biết các cụ điều quân ở đâu ra mà nhanh thế;-)

    Chắc là để đánh hiệp đồng kiểu này phải mất vài ngày. Theo em ta cứ sang mua mấy khẩu phóng loạt 300mm của TQ cho rẻ. Xịn tí nữa thì lôi Extra ra giã. Rồi mua thêm đám Hermet diệt tăng tầm bắn 20-100km của Nga nữa là ổn. Cứ tầm xa giã phủ đầu vào nơi nó đổ bộ để câu giờ chờ lính chính quy nhà ta bắt xe ôm tới phản kích.
  4. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.086
    Đã được thích:
    2.555
    Xóa nhầm.
    Nếu lính không kỵ thì trang bị như bác này nói thì tốn kém đâu có ít để vận chuyển hết số lính và các thứ đi kèm, trong khi lính nhà trời thì chỉ có dù và trang bị hạn nhẹ, chỉ có lúc đào tạo thì tốn tiền hơi nhiều.
    methangsucsinhmacay3anlon thích bài này.
  5. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Bài 2

    Nâng cao hiệu quả hỏa lực pháo binh của sư đoàn bộ binh đánh địch đổ bộ đường không trong chiến dịch phòng ngự

    Đánh địch đổ bộ đường không do sư đoàn bộ binh đảm nhiệm trong chiến dịch phòng ngự thường là trận then chốt, then chốt quyết định. Trong đó, vai trò của hỏa lực pháo binh hết sức quan trọng, tác động trực tiếp đến kết quả trận đánh. Vì thế, nâng cao hiệu quả hỏa lực pháo binh là vấn đề cần nghiên cứu.

    Hiệu quả hỏa lực (HQHL) pháo binh được đánh giá bởi kết quả tiêu hao, tiêu diệt sinh lực, phương tiện chiến tranh của địch trong thời gian nhanh nhất, với lượng pháo đạn tiêu hao ít nhất, chi viện kịp thời cho các lực lượng chiến đấu. Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, đối tượng tác chiến của sư đoàn bộ binh đánh địch đổ bộ đường không (ĐBĐK) rất mạnh, có ưu thế về sức cơ động, khả năng trinh sát, hỏa lực,… Vì thế, nâng cao sức mạnh chiến đấu của sư đoàn, trong đó có HQHL là rất cần thiết, quan trọng. Để nâng cao HQHL pháo binh cần tiến hành đồng bộ nhiều nội dung, giải pháp, cả về tổ chức, biên chế, trang bị; nghệ thuật sử dụng lực lượng pháo binh; xây dựng ý chí chiến đấu của bộ đội, cũng như các mặt công tác bảo đảm,… Bài viết này, đề cập một số nội dung, giải pháp nâng cao HQHL pháo binh đánh địch ĐBĐK của sư đoàn bộ binh (gọi tắt là sư đoàn) trong chiến dịch phòng ngự.

    1. Tạo lập thế trận pháo binh liên hoàn, hiểm hóc, linh hoạt, vững chắc. Sư đoàn đánh địch ĐBĐK có thể là một trận đánh, cũng có thể là một số trận đánh diễn ra đồng thời hoặc kế tiếp nhau, với nhiều hình thức chiến thuật; chiến đấu diễn ra khẩn trương, tính biến động rất cao, địch chủ động về thời gian, không gian, địa điểm đổ bộ,... Vì vậy, để đảm bảo hỏa lực pháo binh cho sư đoàn nổ súng đánh địch ở thời cơ có lợi, đòi hỏi người chỉ huy, cơ quan, chủ nhiệm pháo binh sư đoàn phải nghiên cứu nắm chắc tình hình, tạo lập thế trận pháo binh liên hoàn, hiểm hóc, vững chắc; đồng thời, có khả năng chuyển hóa linh hoạt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đánh địch ĐBĐK.

    Để đạt được mục tiêu đó, trước hết, chủ nhiệm pháo binh sư đoàn phải nghiên cứu, nắm chắc tình hình, nhất là ý định chiến đấu của sư đoàn, thủ đoạn hoạt động của địch, dự kiến khu vực, quy mô địch ĐBĐK, khả năng lực lượng pháo binh sư đoàn, để phân chia, tổ chức, bố trí lực lượng pháo binh hợp lý. Khác với tiến công địch phòng ngự, sư đoàn bộ binh đánh địch ĐBĐK thường phải chuẩn bị nhiều phương án, trong đó tập trung vào phương án chính. Bởi vậy, việc tạo lập thế trận pháo binh phải đảm bảo toàn diện, nhưng có trọng tâm, tập trung cho phương án đánh địch chủ yếu, nhưng không xem nhẹ các phương án khác. Pháo binh sư đoàn cần được tổ chức linh hoạt ở từng cấp, bao gồm: pháo binh chi viện chung của sư đoàn, pháo binh của các lực lượng tiến công (các trung đoàn, tiểu đoàn bộ binh) và pháo binh của các lực lượng làm nhiệm vụ khác. Trong đó, chú trọng tổ chức, bố trí, triển khai các đội pháo binh chuyên trách đánh địch ĐBĐK, đảm nhiệm sát thương, tiêu hao một phần lực lượng, phương tiện khi địch đang đổ bộ, khống chế các khu vực địa hình có giá trị chiến thuật, buộc địch phải đổ bộ ở khu vực ta đã chuẩn bị.

    Trên cơ sở tổ chức lực lượng phù hợp, cơ quan chủ nhiệm, chỉ huy các đơn vị pháo binh cần phải triệt để tận dụng thế có lợi của địa hình, các làng, xã chiến đấu, căn cứ chiến đấu, nơi ít bị ảnh hưởng của hỏa lực địch và thuận tiện cho việc cơ động, chiếm lĩnh, di chuyển và thiết bị chiến trường để bố trí hệ thống đài quan sát, sở chỉ huy, trận địa bắn pháo binh. Trong từng phương án đánh địch, bố trí các trận địa bắn của pháo binh sư đoàn phải phù hợp với thế bố trí của pháo binh chiến dịch và pháo binh của khu vực phòng thủ (KVPT), tạo nên thế trận liên hoàn, vững chắc, không bị chồng chéo hỏa lực, sẵn sàng chi viện, hỗ trợ nhau trong quá trình chiến đấu. Tại mỗi khu vực trận địa, phải chuẩn bị từ 02 đến 03 vị trí đặt bắn phụ, sẵn sàng cơ động dịch chuyển pháo, tránh hỏa lực của địch. Để có thể nổ súng đánh địch ở nhiều phương án, chủ nhiệm pháo binh sư đoàn phải nghiên cứu, lựa chọn các trận địa lâm thời, trận địa chính thức phù hợp với từng loại pháo, súng cối, bảo đảm đánh địch rộng khắp và tập trung hỏa lực khi cần. Ngoài ra, chủ nhiệm, người chỉ huy đơn vị pháo binh phải chuẩn bị tốt các biện pháp bảo đảm cơ động pháo, cơ động hỏa lực; trong đó, chú trọng thiết bị công sự trận địa bắn được nhiều hướng, từ một vị trí có thể chi viện, khống chế được nhiều mục tiêu. Quá trình chiến đấu, cần linh hoạt trong chuyển thuộc, phối thuộc và chi viện hỏa lực khi sư đoàn có sự điều chỉnh ý định, quyết tâm chiến đấu, kể cả đánh địch ĐBĐK ở khu vực ngoài dự kiến; trong đó, chú trọng ưu tiên cho khu vực, hướng tiến công chủ yếu, mục tiêu quan trọng, tạo ưu thế hỏa lực.

    2. Kết hợp chặt chẽ hỏa lực pháo binh của sư đoàn với pháo binh cấp trên, pháo binh địa phương và các loại hỏa lực khác tạo ưu thế về hỏa lực trong từng hướng, khu vực, trận đánh. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc trong nghệ thuật sử dụng pháo binh nhằm giành ưu thế, nâng cao HQHL pháo binh. Sư đoàn bộ binh đánh địch ĐBĐK trong thế trận của chiến dịch và KVPT địa phương đã được chuẩn bị trước từ thời bình. Vì vậy, người chỉ huy, cơ quan pháo binh cần có biện pháp tổ chức, sử dụng, kết hợp chặt chẽ pháo binh sư đoàn với pháo binh chiến dịch, pháo binh địa phương, pháo binh của lực lượng tại chỗ,… hình thành hệ thống hỏa lực nhiều tầng, nhiều lớp, hỗ trợ, chi viện lẫn nhau phát huy tối đa uy lực của từng loại hỏa lực trong các giai đoạn, nhiệm vụ chiến đấu của sư đoàn. Để thực hiện tốt vấn đề này, cần chú trọng làm tốt công tác hiệp đồng, thống nhất kế hoạch phối hợp, chi viện trong từng giai đoạn, nhiệm vụ chiến đấu. Trong giai đoạn chiến đấu tạo thế, cơ động triển khai lực lượng tiến công, sư đoàn sử dụng pháo binh của lực lượng chiến đấu tạo thế, lực lượng vũ trang địa phương và lực lượng tại chỗ để kiềm chế, khống chế bãi đổ bộ, buộc địch phải đổ quân vào đúng khu vực ta đã dự kiến. Khi thực hành xung phong đánh địch tại bãi đổ bộ, sư đoàn cần huy động tối đa hỏa lực pháo binh với hỏa lực bộ binh, xe tăng, phòng không, kết hợp với sự chi viện của lực lượng pháo binh chiến dịch, pháo binh lực lượng vũ trang địa phương tiến hành hỏa lực chuẩn bị ngắn, thời gian từ 05 đến 07 phút. Sử dụng một phần pháo binh chiến dịch kiềm chế, chế áp các trận địa pháo binh nguy hại, sở chỉ huy địch có liên quan trực tiếp đến trận đánh; pháo binh địa phương chi viện cho đánh địch rộng khắp, kiềm chế, chế áp các mục tiêu, bãi đổ bộ mà ta chưa có điều kiện tiến công, tạo điều kiện cho các lực lượng vây ép, kiềm chế, ngăn chặn địch. Như vậy, vừa tránh bị bộc lộ lực lượng sớm, giữ bí mật ý định chiến đấu của sư đoàn, vừa hạn chế bị sát thương do hỏa lực địch; đồng thời, sẵn sàng tạo được ưu thế về hỏa lực khi cần thiết. Để kết hợp chặt chẽ các loại hỏa lực, người chỉ huy, cơ quan, chủ nhiệm pháo binh sư đoàn cần nắm vững tính năng kỹ thuật, chiến thuật của từng lực lượng, xây dựng kế hoạch hỏa lực, chỉ huy - hiệp đồng cụ thể, khoa học; đồng thời, có sự điều chỉnh kịp thời khi người chỉ huy binh chủng hợp thành thay đổi ý định, phương án chiến đấu. Đánh địch ĐBĐK, mục tiêu bắn của pháo binh chủ yếu là mục tiêu lộ, kích thước lớn, do đó, người chỉ huy đơn vị pháo binh cần tập trung hỏa lực vào đoạn, khu vực trọng yếu của mục tiêu, như: khu tập trung sinh lực, vị trí đặt bắn của pháo binh, xe tăng, sở chỉ huy địch,… bảo đảm sát thương, tiêu diệt lớn quân địch trong thời gian ngắn, với số pháo đạn ít, nâng cao HQHL.

    3. Nắm chắc thời cơ, tiến hành hỏa lực đánh đòn phủ đầu. Đặc điểm nổi bật của địch ĐBĐK là linh hoạt về địa điểm đổ bộ, thời gian đổ bộ nhanh, hỏa lực chi viện mạnh,… nên thời cơ đánh địch ĐBĐK thường xuất hiện trong thời gian ngắn. Trong khi đó, các lực lượng tiến công của sư đoàn thường bố trí xa khu vực, bãi đổ bộ của địch, lại bị hỏa lực địch ngăn chặn ác liệt, nên việc cơ động triển khai tiến công đúng thời cơ rất khó khăn. Vì vậy, người chỉ huy, cơ quan tham mưu phải thường xuyên nắm chắc tình hình, nhạy bén, linh hoạt trong xử trí tình huống, tiến hành hỏa lực đánh đòn phủ đầu đúng thời cơ, nâng cao HQHL.

    Hỏa lực đánh đòn phủ đầu là đặc trưng của chiến đấu pháo binh, phát huy lợi thế về khả năng cơ động hỏa lực của pháo binh, Sư đoàn có thể tổ chức một số đợt hỏa lực bất ngờ, mãnh liệt vào khu vực, bãi đổ bộ, sát thương lớn lực lượng, phương tiện của địch, gây tác động tâm lý, không cho chúng ổn định, liên kết đội hình, để thực hiện ý đồ chiến thuật, chiến dịch. Để tổ chức hỏa lực đánh phủ đầu đúng thời cơ, chính xác, đạt hiệu quả cao, người chỉ huy, cơ quan và các đơn vị pháo binh phải nắm chắc tình hình mọi mặt, nhất là về địch, trên cơ sở đó, sáng tạo, quyết đoán, chỉ huy các lực lượng pháo binh cơ động nhanh chóng, triển khai chiến đấu. Mục tiêu dự kiến bắn của pháo binh phải được chuẩn bị sẵn phần tử theo từng phương án; sư đoàn cần hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng để huy động tối đa lực lượng có thể tham gia bắn khi thời cơ đến.

    Sau khi kết thúc hỏa lực đánh phủ đầu, chỉ huy sư đoàn và chủ nhiệm pháo binh cần có biện pháp chỉ huy, chỉ đạo các đơn vị pháo binh duy trì hỏa lực liên tục, không cho địch ổn định đội hình, kìm giữ địch trong các bãi đổ bộ, tạo điều kiện cho bộ binh, xe tăng cơ động áp sát, triển khai đội hình tiến công.

    4. Làm tốt công tác bảo đảm công sự, ngụy trang, nghi binh, phòng tránh VKCNC của địch. Trong chiến đấu, các trận địa pháo luôn là mục tiêu địch tập trung trinh sát phát hiện, đánh phá. Vì vậy, dù thời gian chuẩn bị dài hay ngắn, thì công tác bảo đảm công sự, ngụy trang, nghi binh vẫn phải tiến hành đầy đủ, chu đáo và bổ sung, hoàn thiện trong suốt quá trình chiến đấu. Vấn đề này càng đòi hỏi bức thiết khi địch có ưu thế khả năng trinh sát phát hiện hiện đại, chế áp nhanh bằng VKCNC.

    Tuy nhiên, sư đoàn đánh địch ĐBĐK thời gian chuẩn bị trực tiếp và thời gian chiến đấu ngắn, nên nội dung này chủ yếu tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị trước. Với khối lượng công việc lớn, yêu cầu khẩn trương, nên người chỉ huy, cơ quan, đơn vị pháo binh cần có kế hoạch cụ thể; trong đó, chú trọng tận dụng triệt để hệ thống công sự, trận địa trong KVPT, cải tạo địa hình và làm mới bằng các vật liệu tại chỗ. Quá trình thực hiện, ưu tiên công sự xe, pháo trước, người và khí tài sau. Cùng với đó, sư đoàn cần làm tốt việc ngụy trang, nghi binh, nhằm hạn chế khả năng trinh sát và lừa địch. Ngụy trang phải được tiến hành ở tất cả các lực lượng và trong suốt quá trình tác chiến; kết hợp ngụy trang bằng các vật liệu tự nhiên với nhân tạo, bằng biện pháp truyền thống và hiện đại, phù hợp với khu vực chiến đấu.

    Cùng với đó, người chỉ huy, cơ quan, chủ nhiệm pháo binh sư đoàn cần phối hợp với các lực lượng công binh, phòng không, hóa học, lực lượng vũ trang tại chỗ để tổ chức trận địa giả. Sư đoàn cần tổ chức nhiều trận địa giả, bố trí trên diện rộng; trận địa giả có các đặc điểm lý, hóa, hình dạng, hoạt động giống như thật, theo kế hoạch thống nhất của chiến dịch để nghi binh lừa địch, phân tán sự đối phó và làm giảm áp lực đánh phá của địch đối với trận địa chính.

    Ngoài các biện pháp phòng vệ thụ động, pháo binh sư đoàn còn phải chú trọng các yếu tố chủ động. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm đến biện pháp nâng cao khả năng cơ động, triển khai, thu hồi trận địa nhanh, di chuyển, dịch chuyển linh hoạt, kịp thời. Mặt khác, sư đoàn cần hiệp đồng với các lực lượng chiến đấu trong khu vực, nhất là lực lượng vũ trang địa phương, các đơn vị phòng không tổ chức bắn máy bay tầm thấp, tên lửa hành trình, bảo vệ các trận địa, sở chỉ huy, góp phần bảo đảm an toàn cho người, vũ khí, trang bị, nâng cao HQHL pháo binh đánh địch ĐBĐK.
  6. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Pháp nó cần gì đường băng mà vẫn chiếm được ĐBP đấy thôi. "Nếu em lên biên giới sẽ thấy bạt ngàn hoa sim". Trên các sườn đồi sườn núi thỉnh thoảng có những bãi trống. Đó gọi là các điểm đổ bộ "Zone...". Các điểm này được 2 bên đánh số cả rồi. Nghệ thuật là bên nào cũng muốn lừa để đạt mục đích. Bên đổ bộ thì cố bất ngờ để đổ bộ an toàn. Bên phỏng thủ thì cố bắt bài các điẻm đổ bộ đối phương để dập pháo hiệp đồng như cụ Thượng tá trên có viết. Hay gài mấy quả mìn chống trực thăng cũng tốt...Em thì cứ mua phóng loạt cỡ to thủ thế. Chú nào đến là giã cho một loạt là ổn.
  7. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Cái gì cũng bánh lốp thì đánh nhau với ai hả cụ. Hỏa lực không hơn T54 nhà ta đang chuẩn bị vứt đi thì đánh đám châu Phi cũng thua chứ đừng nói đánh các đại ca.
    methangsucsinhmacay3anlon thích bài này.
  8. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    mi171 cũng ham nhưng nhìn vụ rơi vừa rồi thấy hơi ớn về chất lượng bác àh :( VN vừa rơi 1 chiếc là tháng sau TQ cũng hưởng ứng rơi theo :( hơn nữa 1 chiếc mi171 chỉ mang có 30 quân mà bác đòi 3 sư đoàn không kị thì hơi quá tải :D khi cần tới cả ngàn máy bay mi171 :D
    theo em nghĩ về biên chế lực lượng nên thế này
    ta cần khoảng 3 lữ đoàn dù biên chế ở 3 miền,mỗi lữ đoàn có khoảng 2000 quân với 3 tiểu đoàn dù cơ giới và 1 tiểu đoàn đặc nhiệm dù :D trong đó các tiểu đoàn dù cơ giới dùng trong nhiệm vụ thả quân tấn công bất ngờ sau lưng địch,tái chiếm khu vực lớn :D được cơ giới bằng máy bay vận tải,trực thăng hạng trung ,được yểm trợ hỏa lực bằng máy bay tiêm kích bom hoặc trực thăng vũ trang,được trang bị các vũ khí đổ bộ đường không như xe bmd,cối tự hành 2s9 đảm bảo hỏa lực mạnh
    tiểu đoàn đặc công dù có nhiệm vụ tái chiếm các điểm cao bị mất luồn sâu vào đất địch để phá rối,vũ trang mang vác có hỏa lực mạnh được cơ giới bằng trực thăng hạng trung hoặc hạng nhẹ hiện đại,ngoài ra với các lực lượng tác chiến sâu vào đất địch còn trang bị xe chở quân hạng nhẹ ATV vượt địa hình có khả năng chuyên chở bằng trực thăng mi17 như con này chẳng hạn
    [​IMG]
    ngoài ra các quân đoàn,quân khu đều trang bị ít nhất 1 tiểu đoàn không kị,đám này chả cần huấn luyện gì cho nhiều,chỉ cần huấn luyện nhảy từ trực thăng bay treo ở độ cao thấp hoặc đu dây là được :D nhiệm vụ của lực lượng này là cơ động nhanh triển khai quân phòng thủ ở các điểm cao,vị trí mà bộ binh khó tới,hoặc ngay lập tức tiếp quản các điểm cao từ các lực lượng đặc công dù,đám này cơ động bằng trực thăng,có mang pháo hạng nhẹ cỡ 105mm,122mm,cối có hỏa lực mạnh 120mm....v...v
    về việc cơ động 1 lực lượng lớn quân thì em vẫn bảo lưu quan điểm dùng máy bay thương mại với ưu điểm có thể cơ động số lượng lớn không quá tốn kém vào thời bình,khi cần thiết có thể cơ động lính của 1 quân đoàn đến vùng chiến sự trong vòng 12h giúp nhanh chóng tăng cường năng lực phòng thủ cũng như tấn công về cơ giới hạng nặng của quân đoàn thì chắc phải sau 24-48h mới có mặt được :D còn cơ giới nhẹ như xe bọc thép thì có thể không vận bằng máy bay thương mại bỏ hết ghế(tụi TQ cũng vận chuyển xe bọc thép bằng cách này) :)
    nếu cho lính nhảy dù xuống biển thì em đáng bị cạo đầu,bôi vôi bỏ rọ heo quăng xuống biển bác àh :((
    về tái chiếm đảo thì em dùng máy bay cánh bằng như C295,il-78(nếu có) bay thấp thả xe bmd xuống biển cho nó tự bơi vào bờ,còn lính thì trên mỗi trực thăng mang 1-2 xuồng cao su bay thấp hạ xuống sát mặt biển cách mục tiêu khoảng 3-4km thì cho lính đẩy xuồng cao su xuống rồi phóng vào bờ :) ngoài ra còn có loại xuồng cao su có thể thả dù nữa :D
    methangsucsinhmacay3anlonhalosun thích bài này.
  9. skyhp

    skyhp Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/12/2010
    Bài viết:
    873
    Đã được thích:
    267
    Bác ơi lính không kỵ em viết là chỉ là lính bộ binh kèm pháo chủ yếu để cơ động lực lượng và tăng viện cho điểm nóng thì có trang bị gì nhiều mà tốn kém. Tốn tiền cho trực thăng thôi. Lính dù mới trang bị nhiều loại và tốn kém. Dạng lính dù mà chỉ mỗi anh lính ôm vũ khí nhảy dù thì hàng của thế kỷ trước mấy nước lớn nó cũng chê rồi. Anh tàu bẩn lính dù trước cũng thế, sau đi xem mấy anh lớn tập trận họ đổ quân ghê quá nên về bọn nó cải tiến đưa vào trang bị đua đòi theo luôn đấy.

    Hỏa lực thì không hề yếu đâu bác mèo nhé. Pháo 105mm bọn tây nó làm cái đạn xuyên cũng kha khá đấy, xuyên xấp xỉ 500mm chứ chẳng đùa. T72 đời đầu gặp cũng chết được. Yểm trợ với cối 120mm hỏa lực cũng ác, chưa kể có thể air drop cả pháo 155mm thì ngang hỏa lực sư đoàn luôn. Đánh lớn cỡ sư đoàn với trang bị nặng thì không nói làm gì, chứ để đột kích là rất ghê gớm đấy.

    Bọn đó chỉ phải cái giáp mỏng máu yếu. Nhưng giờ giáp hộp bọn nó nâng cấp cũng ghê lắm nên gặp tăng thì còn dễ chết chứ súng chống tăng cá nhân đời cũ thì khả năng đề kháng giờ cao rồi.
  10. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    lực lượng không kị của bác tuy ít tốn kém nhưng chả có ưu điểm gì nhiều lắm :D cùng lắm là cơ động tăng cường quân,pháo cho các chốt chứ không làm lực lượng đột kích được :( còn lực lượng dù có thể nhanh chóng làm lực lượng đột kích thả vào sau lưng địch để gây rối,chặn đường tiến công của địch :D bác cứ tưởng tượng lực lượng địch đang tiến công như vũ bão các đơn vị phòng thủ có khả năng thất thủ thì đột nhiên phía sau địch có vài ngàn quân ta đánh vào sau lưng thì sẽ làm chậm bước tiến của địch do địch phải lo đối phó :))
    Pháo 105mm của cụ là hàng chống tăng bánh lốp ấy àh @-) loại đó mà thả ở địa hình phía bắc đồi núi thì khó hoạt động lắm :D loại đó trang bị ở quân khu thủ đô làm tác chiến đô thị là ngon thôi :) còn xe tăng cho dù thì mua hẳn sprut-sd cho nó máu >:) >:)

Chia sẻ trang này