1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Nga - Trung xưa và nay

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi dragonboy1080, 30/03/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tungsteng1

    tungsteng1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    1.253
    Cùng quăng cùng quẳng cùng quằng, hữu vi giả bò hoàng chi liếm diệp.
  2. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Nga: Không để Việt - Trung lâm chiến

    [​IMG]
    Ý kiến nói Nga sẽ không để Trung Quốc tấn công Việt Nam

    Nhà nghiên cứu Việt Nam từ Nga nói Moscow đang làm tất cả những gì có thể để ngăn xung đột có thể xảy ra giữa Việt Nam - Trung Quốc.

    Trả lời phỏng vấn Nguyễn Hùng của BBC Tiếng Việt nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, Giáo sư Vladimir Kolotov từ Đại học Quốc gia St Petersburg của Nga nói:

    "Tôi nghĩ bây giờ Nga rất coi trọng vấn đề Biển Đông và Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có thể nói là có vị trí ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga ở châu Á Thái Bình Dương, đây là hai đối tác chiến lược toàn diện.

    "Chính vì thế cuộc chiến giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể nói là khả năng xấu nhất có thể xảy ra được và theo ý kiến của Nga là không thể nào chấp nhận được điều đó.

    "Nga sẽ dùng toàn bộ quyền và có thể nói là trí tuệ của mình để không cho phép phương án này xảy ra."

    Giáo sư Kolotov nói trong cuộc khủng hoảng giàn khoan hồi năm ngoái, Nga cũng đã có "những cuộc đàm phán không công khai" nhằm tránh căng thẳng leo thang thành xung đột vũ lực.

    Ông Kolotov cũng cho rằng Việt Nam và Trung Quốc đủ "thông thái" để tránh xung đột vũ trang vì Biển Đông.

    'Bom nổ chậm'
    Nga và Trung Quốc có [sự] tin nhau rất cao, có thể nói chưa bao giờ trong quan hệ Nga Trung có thời điểm [mà niềm tin giữa hai nước cao] như thế. Và nếu xem tình hình xung quanh biên giới của Trung Quốc chỗ nào cũng căng thẳng, chỗ nào cũng có tiềm năng xung đột về một mặt nào đó [trừ] biên giới với Nga.
    Giáo sư Vladimir Kolotov
    Giáo sư từ Đại học Quốc gia St Petersburg cũng nói ngoài Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia và Philippines đều muốn "mở rộng và tăng cường sự hiện diện" ở Biển Đông.

    Ông cũng đổ lỗi cho Hoa Kỳ đã gài "bom nổ chậm" nhằm khiến quan hệ Việt Nam - Trung Quốc căng thẳng khi chỉ đứng nhìn Bắc Kinh chiếm toàn bộ đảo Hoàng Sa mà chính quyền nam Việt Nam chiếm giữ một phần cho tới 19/1/1974.

    Khi được hỏi liệu Nga có những lợi thế gì để đứng ra thuyết phục Trung Quốc không gây chiến với Việt Nam, ông Kolotov nói:

    "Nga và Trung Quốc có [sự] tin nhau rất cao, có thể nói chưa bao giờ trong quan hệ Nga Trung có thời điểm [mà niềm tin giữa hai nước cao] như thế.

    "Và nếu xem tình hình xung quanh biên giới của Trung Quốc chỗ nào cũng căng thẳng, chỗ nào cũng có tiềm năng xung đột về một mặt nào đó [trừ] biên giới với Nga."

    Vị giáo sư nói chính quan hệ tốt giữa Nga và Trung Quốc đã khiến tình hình an ninh ở Trung Á khá hơn và nó cũng có thể giúp cải thiện tình hình trên Biển Đông.

    Ông Kolotov cũng cho rằng Trung Quốc ý thức được rằng nếu họ gây sức ép quá lớn với các nước trong khu vực, các nước này sẽ ngả sang Hoa Kỳ và đây là điều Bắc Kinh không muốn.

    Trước câu hỏi Nga luôn bán cho Trung Quốc nhiều vũ khí hơn nhiều so với lượng vũ khí họ bán cho Việt Nam, ông Kolotov dẫn câu "quân tử trọng nghĩa, tiểu nhân trọng lợi" của Khổng Tử và cho rằng trong quan hệ với cả Hà Nội và Bắc Kinh, Trung Quốc "trọng nghĩa" hơn "trọng lợi" và chuyện Moscow bán sáu tàu ngầm cho Việt Nam cũng giúp làm giảm khả năng có xung đột.
    Last edited by a moderator: 07/04/2015
  3. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Lời kể của nhân chứng cuộc xung đột biên giới Liên Xô - Trung Quốc
    Hồ sơ - Tư liệu
    Đăng ngày Thứ tư, 08 Tháng 4 2015 09:44

    Hơn 40 năm trước, Trung Quốc đã cố gắng xâm chiếm đảo Damansky. 58 người lính biên phòng Xô viết đã ngã xuống để bảo vệ vùng đất nhỏ nhoi mà sau đó vào năm 1991, đã hoàn toàn thuộc về tay Trung Quốc.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]Báo "Tin tức" đã tìm được một chứng nhân ở thành phố nhỏ Novoaltaisk: Vladimir Grechukhin là người duy nhất không cầm súng trên hòn đảo Damanski mà trong tay ông là chiếc máy ảnh. Cách đây không lâu ông vừa tròn 64 tuổi. Các phóng viên báo Tin tức tặng ông cuốn sách ảnh đăng những bức ảnh xuất sắc nhất của Tin tức trong 90 năm lịch sử toà báo.
    Đáp lại, Grechukhin tặng các phóng viên tập thơ của mình và nói:"Tôi muốn tặng các anh cuốn album của tôi nhưng không thể. Phần lớn các bức ảnh hiện vẫn còn là bí mật". Được biết các bức ảnh của Grechukhin trong quá khứ được phục vụ cho công tác chính trị: Thủ tướng Liên xô Kosygin đã cho phía Trung quốc xem các bức ảnh để chứng minh rằng phía Liên xô không hề tấn công.

    Ngày 28/2, người ta mang đến cho chúng tôi mũ sắt-Vladimir Grechukhin nhớ lại-còn trước đó, lính biên phòng chỉ có mũ kê-pi. Nhưng dẫu sao thì chúng tôi vẫn không nghĩ rằng sẽ có chiến trận. Thời điểm đó, người Trung hoa đã 2 năm giở trò khiêu khích.

    Mùa xuân năm 1969, Vladimir Grechukhin là phóng viên ảnh của tờ "Biên phòng Thái bình dương" đã sửa soạn về nhà sau một thời gian dài công tác đầy nỗ lực. Nhưng có những sư kiện đã thay đổi cuộc đời anh.

    Sáng 2/3, cơ quan đã có những thông tin về sự tấn công. Tôi biết tướng Vasily Lobanov đã chuẩn bị sẵn sàng trực thăng. Nhận lệnh, tôi lên đường đến máy bay trực thăng. Sau 40 phút chúng tôi đã sẵn sàng. Tướng Lobanov ra lệnh"Bay thôi!". Các phi công nói"Vâng, xin tuân lệnh".

    Sáng đó, trên băng giá sông Ussury xuất hiện mấy người lính Tàu. Ba lính biên phòng Liên xô, trong đó có trưởng đồn biên phòng Nizhne Mikhailovk là Ivan Strelnikov tiến đến gặp họ và nói mấy câu tiếng Nga thân thiện.

    Trong thời điểm này, Nikolai Petrov-người phụ trách tuyên truyền của đồn bắt đầu tiến hành chụp ảnh và ghi hình. Anh chụp 3 bức ảnh bằng máy ảnh Zorky, xong lấy máy ra quay. Sau này khi Petrov đã bị bắn chết, quân Trung quốc đã đến lấy máy quay đem đi. Còn máy ảnh thì chúng không nhìn thấy nên vẫn còn.

    -Tôi vẫn dạy cho cậu ta là nên giữ máy ảnh dưới áo lông cộc để tránh băng tuyết-Grechukhin nói-Sau này tôi đã tìm thấy máy ảnh trong đó. Về đồn, tráng rửa phim thì thấy trong đó có 4 kiểu. Kiểu đầu là cuộc họp Komsomol, còn 3 kiểu tiếp theo chụp cảnh Strelnikov tiến đến gặp lính Trung quốc( xem ảnh duới). Và sau đó thì anh ấy đã bị bắn...

    Khoảng 300 lính Trung quốc đã tràn lên đảo. Sau khi Strelnikov bị bắn chết, hai bên đã giao tranh khoảng gần 1 tiếng đồng hồ. Một nhóm quân biên phòng do trung uý Vitaly Bubenin ở đồn gần đó đã đến tiếp viện.

    Xe thiết giáp bị trúng mìn của quân Trung quốc bị khựng lại và nhiều người đã hy sinh. Trung uý Bubenin dù bị thương chuyển ngay sang xe thiết giáp khác và tiếp tục đến điểm giao tranh. Quân Trung quốc sau đó đã phải rút chạy. Bubenin đúng là một người anh hùng. Sau khi tốt nghiệp Học viện, anh ấy lãnh đạo lực lượng đặc biệt ALFA và sau đó ít ai biết về công việc bí mật của anh ấy.


    Xem thêm:

    [​IMG]


    >> Hình ảnh tàn khốc về cuộc xung đột biên giới Liên Xô - Trung Quốc 1969


    >> Toàn cảnh cuộc xung đột biên giới Liên Xô - Trung Quốc năm 1969


    Grechukhin có mặt tại đảo khoảng nửa giờ sau khi kết thúc cuộc giao tranh. Khắp nơi bốc lên mùi máu, mùi thuốc súng, mùi tử khí...

    Ngày mùng 5 và 6/3, người ta tiến hành chôn cất những người lính biên phòng hy sinh. Trên các bức ảnh của Grechukhin là hàng dãy quan tài. Khuôn mặt những người lính hy sinh có nét gì đó rất khắc khổ. Một vài người được phủ khăn lên mặt...

    Ngày 15/3 lại tiếp tục nổ ra giao tranh. Khoảng 60 chiến sĩ biên phòng Xô viết chống trả sự tấn công của mấy trăm lính Trung quốc. Đến chiều thì đạn dược của quân biên phòng Xô viết bị hết và họ đành rút lui. Quân Trung quốc lại tràn lên đảo. Và khi đó thì "Grad"(một dạng Cachiusa cải tiến) bắt đầu lên tiếng.

    Về sự tham gia của Grad - vũ khí hoả lực không nằm trong danh mục vũ khí của lính biên phòng-trong cuộc giao tranh biên giới này người ta chỉ dám nói thì thầm với nhau. Nguyên nhân rất đơn giản: Nếu như lính biên phòng giao tranh thì đó chỉ là tranh chấp biên giới. Còn khi một trong hai bên sử dụng hoả lực của quân đội thì đó đã là chiến tranh. Nhưng vào thời điểm 15/3/1969, không còn một sự lựa chọn nào khác.

    Những cuốn phim chụp sự kiện giao tranh trên đảo Damanski sau này đã được người ta lấy đi và được coi là tối mật. Hiện chúng được lưu giữ tại Bảo tàng trung ương Biên phòng. Còn tác giả của những bức ảnh ngày xưa giờ chỉ còn lưu giữ các bức ảnh do bạn bè scan lại cho.

    Sau sự kiện đảo Damanski, Grechukhin ở lại mảnh đất nhỏ này để tiếp tục công việc.

    Phóng viên tờ Tin tức hỏi Grechukhin, rằng ông nghĩ gì về Damanski sau 40 năm. Người lính già trả lời:

    - Về mặt luật pháp thì người Trung quốc đúng - ông nói - Biên giới trên sông phân định dựa vào lòng lạch. Đầu tiên dòng chảy thiên về bên lòng sông sâu thì đảo là của chúng ta. Thời điểm ngày đó, dòng chảy đã ở hiện trạng khiến cho đảo trên thực tế đã thuộc về Trung quốc. Năm 1969, lãnh đạo Liên xô đã có những thoả thuận về mặt nguyên tắc. Tôi hiểu điều đó quá chứ. Nhưng năm 1991, khi đảo Damanski được trao trả cho phía Trung quốc thì thật là đáng tiếc. Cho đến bây giờ tôi vẫn không ăn đồ Trung quốc, không mua thứ gì đồ của họ cả. Tôi, thực lòng mà nói, không tha thứ cho người Trung quốc về đảo Damanski. Vì đó không phải là chiến tranh, mà là một điều hèn mạt...

    Theo NUOCNGA.NET
    xanh247hk111333 thích bài này.
  4. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Lúc đó LX ko muốn leo thang thôi, chứ thực ra tiềm lực TQ lúc đó kém xa LX, phải nói là kém xa toàn diện về lực lượng hạt nhân, tên lửa đạn đạo, chiến thuật, hành trình, nhất là không quân , phòng không thua toàn diện, chỉ so sánh được về bộ binh, lục quân, tank thiếp giáp là chủ yếu, mà LX lúc đó quân số thường trực đông đảo hơn TQ rất nhiều, khả năng chiến đấu cũng cao hơn, nên TQ cũng ko muốn tổng động viên vì mấy vùng băng giá làm gì, mặc cho lúc đó quan hệ với phương tây đang ấm lên, Mỹ cũng "tạm gọi" là hứa bảo vệ trước đòn hạt nhân của LX. PLA tới tận năm 1991 còn thua xa quân đội Ỉraq nhất là về KQ/PK kia mà, có thể đánh các nước có biên giới với TQ thì TQ có lợi thế áp đảo ban đầu về số lượng, nhưng đánh leo thang thì TQ chỉ có tổn thất lớn như CTTT hoặc CTBG 1979, ngay trong lần xung đột BG 1969 này biên phòng LX dùng vũ khí hạn chế như BM21 băm nát LQTQ, nghe đồn còn sử dụng cả vũ khí laze làm mù quân TQ nữa, ko sử dụng Su-7, TU-16 và Mi-24A nhằm chiếm thế thượng phong, thành ra chỉ vài ngày mà TQ tổn thất nặng mặc dù phản công bất ngờ trước
    Lần cập nhật cuối: 10/04/2015
  5. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Mình thấy LX khoe hay khoe giỏi, Vịt ngan cũng hùa theo bốc thơm v.v.. vấn đề là ai thắng (tức đạt được mục tiêu đề ra cho cuộc chiến)? <=== TQ đã thắng và "chiến thắng biện minh cho tất cả".
    MIHATOYAMA thích bài này.
  6. imagic2

    imagic2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/04/2015
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2.026
    Trong cuộc chiến đó, LX thắng, chứng tỏ LX mạnh hơn TQ. Sau đó, LX lại ký cho TQ cái đảo, như vậy đầu óc mấy lãnh đạo LX có vấn đề.
    dragonboy1080 thích bài này.
  7. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Thế mới thấy TQ nó khôn! Dù trong thời nào + thể chế chính trị là gì thì chiếm đất + đòi lại đất luôn là ưu tiên số 1
    MIHATOYAMA thích bài này.
  8. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Thắng cái gì đâu, nếu thắng thì chả phải 30 năm sau mới lấy lại được cái đảo vì LX khủng hoảng, mấy cái cụm từ "đồng ý trên nguyên tắc" hay "ủng hộ về chủ trương" nói thật nó sáo còn hơn cả sáo.

    Còn việc trả lại đảo Trân Bảo sau 30 năm thì LX cũng là chẳng đặng đừng, thí cái đảo để ôm trọn toàn bộ các vùng đất mà DQ Nga lẫn LX chiếm dc của Tàu xưa tới nay là 1 bước khôn ngoan. Trừ khi Tàu thay đổi chế độ 1 lần nữa rồi xé roẹt roẹt mấy cái Hiệp ước đã kí thì mới có cơ giành lại, mà Tàu như thế Nga nó càng khoái.
  9. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Vụ Damansky 1969 muốn suy xét nên đưa vào giai đoạn lịch sử Trung Quốc thì mới đánh giá chính xác lý do tại sao Tàu muốn động thủ
    Lúc này là giai đoạn Mao + 4 tứ nhân bang đang quyết liệt đối chọi với Lâm Bưu để giành vị trí chủ chốt trong Đảng , Lâm Bưu muốn thể hiện sức mạnh quân sự nhằm tìm kiếm 1 chiến quả để gây thanh thế với quân đội vì năm sau chính là đại hội 9 tại Lư Sơn , Lâm Bưu muốn toàn quân ngả về phía mình nhằm hạ bệ Mao
    Nói trắng ra thì giai đoạn những năm 1965 trở đi thì quan hệ giữa Tàu-Xô đã đi xuống trầm trọng , đám chóp bu Trung Nam Hải cũng không ngại gì nữa để đưa ra các thử nghiệm ngoại giao đầy mạo hiểm , thử nghiệm chứ không phải quyết tâm vì lúc đấy Tàu đang chìm trong khủng hoảng thì lấy sức đâu chống lại Liên Xô đang là siêu cường lúc này
    Nghe nói sau vụ Trân Bảo 1969 thì con trai của Lâm Bưu là Lâm Lập Qủa lên như diều gặp gió nhờ thành tích xây dựng đài radar cảnh báo sớm ở Trương Gia Khẩu , quảng cáo có thể phát hiện Liên Xô dùng đòn hạt nhân từ sớm
    Kể thêm là hồi 1949 thì có Cao Cương ( lão này phụ trách 3 tỉnh Đông Bắc ) muốn sát nhập 3 tỉnh này thành cộng hòa thứ 17 cho Liên Xô , tuy nhiên đề nghị này bị Bộ chính trị Tàu gạt ngang
    Last edited by a moderator: 26/04/2015
    dragonboy1080 thích bài này.
  10. thrall_d

    thrall_d Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2015
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    1.191
    Thế giới ngày nay chia làm 2 phe rõ rệt. Phe trung ương tập quyền (vua) là Mỹ và đàn em với chủ trương xóa quyền lực địa phương tập trung quyền về tay vua. Phe thứ 2 là phe phong kiến phân quyền ( lãnh chúa) là BRICS muốn tăng quyền địa phương làm đầu gấu một cõi. Trong 5 đứa này thì chỉ có R,C là triệt để đấu tranh. B,I thì gió chiều nào theo chiều đó. Nếu phe phân quyền thắng thì B,I được làm vua một cõi, nếu thua thì quay lại ôm chân vua. S thì có thể là thành phần do vua cài vào phe phân quyền.

    Với các nước nhỏ như VN thì chưa biết phe nào thắng sẽ có lợi. Nếu phe tập quyền thắng thì VN nộp thuế thẳng vào quốc khố của vua, được cái là yên lành sống hòa bình. Nếu phe phân quyền thắng thì phải cống nộp cho thằng lãnh chúa sát bên vì lúc đó nó là thằng làm luật.

    Về tổng quan thì chế độ trung ương tập quyền sẽ dễ thở cho các nước nhỏ hơn nhưng đi ngược quyền lợi của đầu gấu địa phương.
    pqhung2005dragonboy1080 thích bài này.

Chia sẻ trang này