1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm lý học môi trường - Cũ mà lại mới -(Tiếp)

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 14/05/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    V/đ nHÃY NGỰA & "Ngã NGỰA" khi đang "sung"
    Thượng MÃ Phong và Cao Máu

    Bác sĩ Nguyễn Xuân Quang

    Thượng MÃ phong là gì? Thượng MÃ phong có nghĩa là " bị phong trên lưng NGỰA". Theo dân gian Việt Nam thì có hai loại phong.

    Thứ nhất là bệnh gì xẩy ra bất thình lình, làm chết người bất thình lình (bất đắc kỳ tử) thì bảo là trúng gió. Ví dụ lên cơn đứng tim (heart attack), đứt gân máu não lăn đùng ra chết thì cho là bị trúng gió, bị tê liệt thần kinh mặt (Bell’s palsy) làm méo miệng cho là do trúng gió… Muốn rủa ai cho chết tươi thì bảo họ bị trúng gió, là « phải gió » (thằng phải gió, đồ phải gió mắc toi)…

    Loại thứ hai là các thứ bệnh « oái oăm » khó trị thì gọi là phong như phong cùi, phong tình, phong giật, phong ngứa, phong đòn gánh…

    Thượng MÃ phong thuộc loại phong thứ nhất. Thượng MÃ phong tạm dịch sang Anh ngữ là "Sudden death on the saddle back". Nói cho dễ hiểu là chết bất đắc kỳ tử trong khi làm ti`nh. Nếu tôi nhớ không lầm thì trước đây có một trường hợp nổi tiếng một dạo ở Việt Nam là có một vị tướng bị "trúng gió" kiểu này, không phải ở sa trường (da NGỰA bọc thây) mà ở một quân trường.

    Đông y có thể giải thích theo quan niệm là bị "phong" của y lý phương Đông. Có người bảo cách chữa trị cấp thời theo phong cách Đông Y hay nhất là người nữ nhổ ngay mấy sợi lông gần hậu môn của người "bị trúng gió ngã NGỰA" thì có thể cứu được.

    Tây Y dĩ nhiên giải thích và chữa trị theo một cách khác. Trong khi làm ti`nh, nhịp tim và áp huyết tăng cao. Huyết áp có trường hợp quá nhậy cảm có thể nhẩy vọt lên tới 50%. Một thí nghiệm làm ở Middle***, England cho thấy áp huyết tăng cao 48% ở phái nam và 57% ở phái nữ khi làm ti`nh (điểm này cho thấy phái nữ có nhiều người hào hứng hơn phái nam). Sự gia tăng áp huyết này khiến cho một số phụ nữ bị xây xẩm, ngất xỉu trong khi làm ti`nh, gây ra nhức đầu khủng khiếp ở một số phái nam và gây ra tai biến mạch máu não hay đứt gân máu não (stroke) ở cả hai phái. Vì thế bị đứng tim (heart attack) gây ra chứng thượng MÃ phong không phải là hiếm thấy trong lúc đạt tới đỉnh cao nhất của kích thích.

    Những người bị cao máu không ổn định hay dễ chao đảo lên xuống dễ dàng hay cao máu ác tính dĩ nhiên có nguy cơ cao hơn người có áp huyết bình thường.

    Ngoài ra cũng nên biết là những cuộc phiêu lưu tình ái cũng có thể phải trả một giá của chúng: chết bất đắc kỳ tử do thượng MÃ phong thấy xẩy ra nhiều trong các cuộc ngoại tình (những cuộc phiêu lưu tình ái dĩ nhiên làm… lên máu). Chắc chắn ông tướng nọ cũng đã chết trên một mình NGỰA…hoang.

    Hiển nhiên một con NGỰA hoang nữ mà "NGỰA" quá thì có nguy cơ cao bị thượng MÃ phong nhiều hơn. Còn những tay "phải gió" thích quất NGỰA truy phong hay thích chuyện gió trăng dĩ nhiên chơi dao có ngày bị đứt tay, gặp lúc trái gió trở trời cũng có nguy cơ cao bị trúng thượng MÃ phong (phải gió mà gặp trái gió thì bị trúng gió quay mòng mòng như trong cơn gió lốc bị chóng mặt lăn quay ra ngay).

    Phải hiểu bệnh mới khắc phục được bệnh dễ dàng.
    Lần cập nhật cuối: 15/03/2015
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Phụ nữ có nguy cơ Ngã NGỰA khi "yêu" k0?

    Hiện tượng đột tử khi đang "yêu" thường ghi xảy ra ở quý ông. Tuy nhiên nó không chỉ xảy ra ở quý ông mà ở cả quý bà, nhưng ít khi được nhắc đến.

    Theo nghiên cứu của giáo sư Muller vào năm 1984, trong 5.560 trường hợp đột tử thì có 34 ca chết khi đang sinh hoạt ti`nh dục (18 người mắc bệnh tim mạch từ trước), trong đó có 2 phụ nữ.

    Nguyên nhân gây đột tử thường do nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, trụy tim mạch, cao huyết áp. Điều nguy hiểm của bệnh cao huyết áp là người bệnh trông vẫn bình thường, thậm chí không biết rằng mình có bệnh nên dễ chết bất ngờ. Vì thế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi bệnh cao huyết áp là "tên sát nhân thầm lặng".

    Người cao tuổi thường có nhiều bệnh do tác động của MÔI TRƯỜNG sống như ô nhiễm, thuốc lá, rượu, stress... Ngoài ra, theo thời gian cơ thể còn chịu ảnh hưởng của cơ chế lão hóa tế bào. Trong các bệnh lão suy ở người cao tuổi thì bệnh tim mạch đứng hàng đầu, trong đó bệnh cao huyết áp vừa gây ra các bệnh tim mạch khác vừa làm trầm trọng các bệnh sẵn có. Như vậy trong 100 người bị cao huyết áp dễ bị "thượng MÃ phong" thì chỉ có 13 người được điều trị đúng cách.

    Khi đó, người bạn ti`nh nên biết qua biện pháp cấp cứu tại chỗ để "hồi dương sinh mạch" cho nạn nhân. Theo tài liệu của cố bác sĩ Trần Bồng Sơn thì: "Đối với người bị ngất xỉu, bất cứ trường hợp nào, nếu tạo ra một kích thích mạnh như bứt tóc mai, bứt lông ở hậu môn (nếu có)... cũng có thể làm cho đương sự đau quá mà tỉnh dậy".

    Có lẽ vì thế mà phụ nữ xưa hay cài trâm và các bà mẹ rành y lý thường dạy con gái dùng trâm đâm mạnh vào đốt xương cùng để làm người "ngã NGỰA" tỉnh dậy. Về xử trí ngất xỉu, nên nhẹ nhàng đưa chàng hoặc nàng nằm xuống, lấy dầu xoa, để nghỉ ngơi cho đến khi phục hồi. Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện.
    (ST)

    Lấy kim hoặc vật nhọn đâm vào xương cụt của adam, tuyệt đối không được hất chàng xuống, hất xuống là tử vong luôn đó !!!

    Nguồn từ yume.vn
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    "Ngã NGỰA" khi đang "sung" nHÃY NGỰA
    Hiện tượng ngã NGỰA hiểu đúng xử lý chuẩn để tránh tử vong cho các quý ông khi "lâm trận" là như thế nào ?
    .Có quá nhiều hiện tượng "ngã NGỰA" khắc cốt ghi tâm khiến các quý ông đôi khi cũng không khỏi rùng mình vì thế phải tìm hiểu để tránh vấp phải sự cố chết người này nhé!

    Tránh hiện tượng ngã NGỰA cho các chàng khi "yêu"

    "Yêu" đem lại cho người ta niềm khoái lạc lạ thường. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp "ân ái" gây ra cảm giác đau đớn cho người trong cuộc thậm chỉ sẽ bị tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Trong đông y gọi hiện tượng này là "ngã NGỰA". Những nguyên nhân sau đây bạn cùng tham khảo để tránh được hiện tượng "ngã NGỰA" cho các chàng khi "yêu".

    1. Dị ứng với MÔI TRƯỜNG các biện pháp an toàn

    Ở một số nam giới do "cậu ấm" quá "khó tính" nên thường bị dị ứng với MÔI TRƯỜNG các biện pháp an toàn như: bao cao su, màng ngăn âm đạo nữ hay bao cao su dành cho nữ...Khi đó, "cậu ấm" sẽ ngứa ngáy, nóng rát, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến bị viêm, rất nguy hiểm.

    Vì thế, khi "ân ái" mới có cảm giác đau. Ảnh hưởng bởi cơ quan sinh dục của nữ giới Nếu như phụ nữ bị mắc các bệnh viêm nhiễm đường ti`nh dục, thì MÔI TRƯỜNG axit trong âm đạo sẽ bị thay đổi, từ đó khiến đầu "cậu ấm" bị tác động mạnh kéo theo viêm. Điều này vô hình chung đã gây đau khi "ân ái".

    2. MÔI TRƯỜNG: "Yêu" ở những nơi nguy hiểm

    Vì lý do nào đó những người trong cuộc không kìm chế được đã làm chuyện nhạy cảm ngay tại những vị trí không an toàn. Ví dụ trong thang máy, trên mái nhà, trong xe ôtô, trong toa- lét ... và hậu quả khi "lên đỉnh" lại bị rơi vào thảm họa như trường hợp một cặp tình nhân người Mỹ ở South Carolina đã được người đi đường phát hiện chết trong trạng thái trần như nhộng trong khi quần áo còn ở trên mái nhà cao tới 15 mét.

    Mệt mỏi chớ nên làm chuyện ấy.

    3."Yêu" khi người quá mệt đi xa về

    Khi người mệt mỏi, đi đường xa về nếu cứ cố tình hoạt động ti`nh dục cũng có thể dẫn đến nguy cơ đột tử, nhất là nhóm người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp.

    4. Tinh thần căng thẳng

    "Yêu" trong trường hợp tinh thần căng thẳng, tâm trạng không ổn định, đặc biệt là khi ngoại tình dễ dẫn tới đột tử. Nguyên do là thần kinh căng thẳng, lo sợ bị người khác phát hiện khiến hệ tim mạch, não bộ hoạt động quá công suất...

    5. Uống nhiều rượu

    Không chỉ đàn ông, mà ngay cả phụ nữ, trước khi quan hệ, thường cố tình uống nhiều rượu để tăng thêm phần phấn khích.

    Tuy nhiên, với những người có thể chất yếu, ham muốn ti`nh dục không những không tăng, mà rượu có thể gây kích thích không tốt tới hệ đến tử vong.

    6. Lạm dụng thuốc kích thích.
    Một số người để tăng ham muốn đã lạm dụng các viên thuốc kích thích, hơn nữa khi quan hệ lại quá mạnh bạo, đã dẫn đến kết cục đau buồn.

    Ngoài ra các Nguyên nhân SH sau đây
    7. Khoảng cách tuổi tác

    Sự khác biệt tuổi tác giữa nam giới và nữ giới cũng là một trong những nguyên nhân gây ra cái chết đột ngột. Các chuyên gia về giới của Nhật qua nghiên cứu cho thấy, khả năng đột tử khi "yêu" càng dễ xảy ra với những đôi có độ chênh lệch từ 13 tuổi trở lên.

    8. Bao quy đầu quá dài

    Chất bẩn có trong đầu bao quy đầu bị đóng cặn lại, để lâu gây ra các viễm nhiễm cơ quan sinh dục: viêm tuyến tiền, viêm đầu duơng vật hay ung thư duơng vật. Điều này khiến cho nam giới thường bị đau trong khi "ân ái"

    9. Gãy "cậu bé"

    Có một số nam giới do quá hưng phấn nên đã liên tục thay đổi các tư thế làm ti`nh, các động tác quá nhanh và mạnh khiến cho duơng vật bị gãy. Nếu xảy ra hiện tượng này cần phải kịp thời đến bệnh viện để làm phẫu thuật.

    Mệt mỏi chớ nên làm chuyện ấy.
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Hiện tượng TẨU DƯƠNG "PHẠM PHÒNG" HAY ngã NGỰA theo ĐÔNG Y
    Khi cuộc mây mưa đang ở cao trào, đột nhiên người đàn ông thấy chân tay lạnh toát, hôn mê. Nếu không cấp cứu quyết đoán, kịp thời sẽ tử vong. Đông y gọi tình trạng này là "chứng tẩu dương".
    Chứng tẩu dương xuất hiện khi đang giao hợp được gọi là THƯỢNG MÃ PHONG, xuất hiện khi giao hợp xong gọi là HẠ MÃ PHONG.

    Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là khi giao hợp đến lúc cực hưng phấn hay khi giao hợp xong, người bỗng nhũn ra, mặt bệch, vã mồ hôi lạnh, chân tay lạnh toát, thở dốc bất tỉnh, không có tổn thương thực thể; hoặc khi giao hợp, tinh dịch liên tục chảy ra đến kiệt sức.

    Tẩu dương có thể xuất hiện ở người có rối loạn nhịp tim nặng, động kinh, rối loạn tuần hoàn não. Nó cũng có thể xuất hiện ở người vừa bị bệnh nặng, đang trong giai đoạn phục hồi đã giao hợp và hưng phấn quá độ làm sức tiêu tinh kiệt.

    Việc sinh hoạt ti`nh dục nhiều lần trong một thời gian ngắn cũng dẫn đến chứng này. Dù ở trường hợp nào, họ cũng cần được cấp cứu ngay.


    Sách Trung Quốc y học đại từ điển có ghi cách cấp cứu như sau: "Tinh liên tục chảy ra, tinh kiệt là do nguyên khí nhất thời bị thoát, vì vậy người đàn bà phải ôm chặt người đàn ông giữ không cho duơng vật ra khỏi âm đạo, hà hơi nóng của mình vào miệng nạn nhân, đồng thời lấy hai ngón tay véo mạnh vào vùng cùng cụt thì may ra cứu được.

    VẬY "PHẠM PHÒNG" LÀ GÌ

    Theo BS Nguyễn Xuân Hướng, nguyên chủ tịch Hội Đông y cho biết, "Phạm phòng" hay là hà MÃ - ngã NGỰA. Nguyên nhân là do tinh kiệt làm tổn thương đến tâm, tâm huyết không lưu thông khiến tim ngừng đập, chết ngay. Tinh kiệt thường xảy ra ở người già, có tuổi, người lao động quá sức, căng thẳng kéo dài, do đó, cổ nhân khuyên không nên xuât tinh, phải bế tinh để giữ sức khoẻ, việc xuât tinh gây tổn hại nguyên khí, tâm huyết. Ngoài ra, bệnh nhân bị cảm lạnh theo kiểu thoát dương, dương hư hoặc trong thời kỳ mắc bệnh dương thoát do khí kém và đặc biệt ăn uống no, say bia, rượu, khi sinh hoạt cũng sinh ra thoát dương. Khi cơ thể khí huyết kém, sự ngưng trệ trong cơ thể kém theo, nếu giao hợp cộng thêm xuât tinh nữa, sẽ kéo theo sự yếu đi rõ rệt và người đàn ông bị chết trên người vợ.

    Chàng rể qua mấy ngày đêm lo lắng, chạy ngược chạy xuôi, bận rộn, vất vả, đêm tân hôn là đêm xao xuyến, rạo rực nhất, lại thêm mấy chén rượu ngà ngà say, đến một thời điểm cảm xúc quá đà, nếu người có thể chất và tâm thần suy tổn nhiều thì lúc xuât tinh, thần kinh từ trạng thái hưng phấn quá độ chuyển thành ức chế quá độ, dễ bị phạm phòng, nếu người vợ không biết xử lý kịp thời có thể người chồng chết trên bụng vợ. Hầu như không có trường hợp người phụ nữ bị phạm phòng.

    Trong lúc giao hợp, cửa buồng đóng kín, thân thể loã lồ, lại thêm tâm lý e thẹn xấu hổ, sợ hãi, nếu người vợ thả người chồng ra, để duơng vật thoát ra ngoài, mất sự điều hoà khí âm khí dương thì khó lòng cứu chữa.
    Cơ chế ngã NGỰA cũng được lý giải theo cách khác: Đó là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể như chuyện ấy giải toả xung năng, làm giảm stress, bớt mệt mỏi... nhưng khi cơ thể già yếu mà hoạt động ti`nh dục mạnh, lúc cao trào càng mạnh thì tim đương nhiên phải hoạt động mạnh, thần kinh phải kích thích, vỏ não hưng phấn quá độ. Lúc đó, cơ thể sẽ tìm cách hãm lại bằng cách gây ra ức chế. Nhưng nếu sự ức chế đó quá mạnh, lan toả ra, nó sẽ làm dừng lại toàn bộ hoạt động của cơ thể, trong đó có tim, dẫn tới người đàn ông bị bất tỉnh. Do đó, người đàn ông mắc một số bệnh lý như cao huyết áp, bệnh tim... càng có nguy cơ bị ngã NGỰA.

    Bác sĩ Nguyễn Bá Hưng, Phòng khám Nam Khoa, Trung tâm phát triển ánh sáng và Cộng đồng cho biết, "phạm phòng" trong Tây y gọi là chứng mệt lả hay đột quỵ trong giao hợp. Bệnh thường gặp ở những người có sức khoẻ kém, người có bệnh mạn tính đặc biệt là tim mạch, tiểu đường, huyết áp... Nguyên nhân, là do trong khi làm ti`nh, nhịp tim và áp huyết tăng cao.

    Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, xông hơi, mát xa cũng dễ bị ngã NGỰA nếu "yêu". Bởi tắm hơi trong phòng kín và nóng gây thoát dương khí, kích thích đến tim mạch. Mát xa dương khí cũng tổn thất, kèm theo hành sự khí dương thoát ra nhiều, tim mạch bị kích thích mạnh gây loạn hơn và điều đó cực kỳ nguy hiểm, thậm chí chết ngay không kịp cứu.

    BS Nguyễn Xuân Hướng khuyên, nếu chẳng may gặp trường hợp này, nguyên tắc đầu tiên là không được đẩy chồng ra khỏi người vợ. Bởi khi chồng ngất là do dương khí thoát ra mạnh, nếu giữ nguyên, người chồng vẫn còn được sưởi ấm từ người vợ, giữ âm dương hài hoà từ phần dương của vợ, nên có thể cấp cứu cho chồng. Trong trường hợp người chồng có dấu hiệu ngưng thở, tim ngừng đập, người vợ cần làm đau để người chồng tỉnh lại. Sau đó, cần nhanh chóng cấp cứu, hô hấp nhân tạo cho chồng vì thời gian lúc đó là vàng ngọc. Càng chờ lâu sẽ càng khó cứu chồng mình vì chỉ cần 3 phút không có oxy lên não thì não chết

    Giáo sư Đỗ Trọng Hiếu, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương cho biết có một thực tế là các ca "phạm phòng" đều liên quan đến rượu. Nhiều người cho rằng rượu giúp tăng cường sức mạnh cho quý ông, nhưng theo Giáo sư Hiếu, nếu uống một lượng vừa phải thì rượu cung cấp năng lượng giúp đàn ông thấy "mạnh". Nhưng nếu đi quá giới hạn thì rượu có thể làm liệt dương, thậm chí quật ngã người đàn ông "đang cưỡi NGỰA".

    Giáo sư Hiếu cũng cho biết thêm, "thượng MÃ phong" không đáng sợ như mọi người đồn thổi và việc bị chết trên bụng vợ hiếm như "trúng xổ số", thậm chí mang tính hù dọa, giật gân, xưa kia đã ít và hiện nay càng hiếm hơn.

    Chuyện "phạm phòng" ngày nay chỉ xảy ra ở thể nhẹ, tức là sau giao hợp một lần hoặc nhiều lần, người đàn ông thấy mệt mỏi, kiệt sức nhưng sau giấc ngủ và đặc biệt được bồi dưỡng đầy đủ là lấy lại được "phong độ".


    Lần cập nhật cuối: 28/03/2015
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    [​IMG]
    Ảnh minh họa các huyệt cấp cứu khi "ngã NGỰA".
    Để cấp cứu kịp thời khi bị "phạm phòng" thì theo bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, người vợ cần ôm giữ lấy chồng trong tư thế nguyên trạng, hà hơi vào miệng rồi nhanh chóng dùng bất cứ vật nhọn gì như kim băng, cây trâm cài tóc, kim châm cứu... châm mạnh vào đầu xương cùng cụt (vị trí của huyệt Trường cường gần hậu môn) hay huyệt Hội âm (điểm giữa nối từ gốc duơng vật đến hậu môn).

    Ngoài ra, có thể kết hợp dùng móng tay cái bấm thật mạnh vào huyệt Nhân trung nằm ở điểm nối giữa 1/3 trên và 2/3 dưới của rãnh nhân trung. Dân gian còn dùng bột gừng trộn với bột bồ kết, lấy chút ít thổi vào mũi bệnh nhân hoặc lấy ngô thù du sao nóng cùng với muối ăn rồi chườm vào rốn.

    Không có một tài liệu thành văn nào nói về tục người mẹ tặng chín cây kim khi con gái ngày đầu về nhà chồng, có lẽ vì các cụ nhà nho ngày xưa đã cầm bút là phải viết những lời thanh nhã. Tục này chỉ là một thứ bí truyền do người mẹ thủ thỉ "tâm sự" ngầm với con gái vào buổi trước khi về nhà chồng. Thời trước, cô dâu quấn khăn nhiễu trên đầu, có đính chín chiếc kim trên khăn là đủ hiểu rồi. Vì không có tài liệu thành văn, vì có những trường hợp mẹ mất sớm hoặc đám cưới xa quê vắng mẹ, nên nhiều bà mẹ thời nay (vốn là cô dâu ngày trước) không biết để truyền tiếp cho con gái. Xuất sứ của tục này là đề phòng tai biến "Phạm phòng".

    Có lẽ vì thế mà phụ nữ xưa hay cài trâm và các bà mẹ rành y lý thường dạy con gái dùng trâm đâm mạnh vào đốt xương cùng để làm người "ngã NGỰA" tỉnh dậy. Về xử trí ngất xỉu, nên nhẹ nhàng đưa chàng hoặc nàng nằm xuống, lấy dầu xoa, để nghỉ ngơi cho đến khi phục hồi. Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện.

    5 cách phòng và chữa "ngã NGỰA"

    1. Tạo thói quen sinh hoạt ti`nh dục một cách khoa học và hợp lý. Chỉ nên quan hệ trong trạng thái tinh thần, thể lực tương đối tốt. Số lần giao hợp trong tuần cần phù hợp với tình hình sức khoẻ và thói quen của hai vợ chồng. Không giao hợp ngay sau khi vừa ăn no, vừa uống rượu say, vừa làm việc mệt nhọc.
    2. Người có bệnh cao huyết áp, bệnh động mạch vành tim thì lúc giao hợp không nên quá mãnh liệt, thời gian không kéo dài quá lâu, đồng thời nên chọn tư thế nữ ở trên.

    3. Khi đang phòng sự, nếu cảm thấy tức ngực, đau ngực, khó thở, cần lập tức đình chỉ, nghỉ ngơi thư giãn.

    4. Trường hợp xuất hiện phòng sự hôn quyết nặng, cần mời ngay thầy thuốc chuyên khoa, để tiến hành các biện pháp cấp cứu như hướng dẫn và đặt ngay người bệnh trong tư thế đầu thấp chân cao, gọi xe cấp cứu đưa tới bệnh viện.

    5. Điều cơ bản nhất là cần chú ý rèn luyện thể dục thể thao, tăng cường thể chất, để tăng cường sức chống bệnh của cơ thể.

    Theo kienthuc.net.vn
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Chúng ta tạm dừng các câu chuyện về NGỰA & lan man 1 tý về ~ câu chuyện về THáng 4

    Cá tháng tư dù không phải là ngày nghỉ lễ chính thức nhưng vẫn là phong tục truyền thống tại nhiều quốc gia kỷ niệm hàng năm vào đúng ngày 1 tháng 4, bằng cách tung nhiều tin đồn hoặc nói xạo, nói đùa vô hại về rất nhiều chủ đề khác nhau nhằm tạo niềm vui hay trêu chọc ai đó. Những tin giả như thế thường được tung ra trong cả ngày 1 tháng 4 ở hầu hết các quốc gia như Hoa Kỳ, Pháp, Ireland,... trong khi tại một số quốc gia khác, nó phải được chấm dứt vào giữa trưa như Anh, Canada, Úc, New Zealand.[1].

    Tại Ý, Pháp, Bỉ, và các khu vực nói tiếng Pháp của Thụy SĩCanada, 1 tháng 4 truyền thống thường được gọi là "Cá tháng Tư" (Poisson d'avril tiếng Pháp hoặc Pesce d'aprile trong tiếng Ý). Điều này bao gồm cả cố gắng để lén dán một con cá bằng giấy vào lưng của "nạn nhân" mà không bị phát hiện. Những cá giấy như vậy cũng nổi bật trên nhiều bưu thiếp tại Pháp ngày đầu tháng tư vào cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.

    Và Tháng 4 củng sắp sửa kết thúc với ngày 30/4 1 sự kiện LS đối với dân tộc VN.
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    & là ngày chấm dứt cuộc chiến ĐDươg lần 2.
    & củng là ngày Dân VN chứng kiến 1 cuộc di tản chưa hề có tiền lệ trong LS Dân tộc VN.
    và đả được các giới thông tin trong & ngoài nước đề cập hàng năm:

    Đả có rất nhiều nhận định thuận & trái chiều về sự kiện này ! ~ Ảnh hưởng XH & TL của nó vẫn còn đè nặng lên thế hệ ngày hôm nay.
    http://viet-studies.info/NguyenThiHau_VanMotThangTu.htm
    http://www.ijavn.org/2015/04/40-nam-van-mot-thang-4.html
    http://vietbao.vn/Xa-hoi/Bao-chi-nuoc-ngoai-viet-ve-khong-khi-ky-niem-30-4-o-VN/40076752/157/
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2015/04/150414_vietnam_war_bbc_report_1975
    http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/100-tua-sach-chao-mung-ngay-30-4-n20150417072621031.htm
    http://www.bqllang.gov.vn/index.php...t-bao-chi-th-gi-i&catid=99&Itemid=743&lang=vi

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2015/04/150417_nguyen_van_chau_304_suynghi
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    & Thag 4 củng là ngày lễ tết hay LỄ HỘI TÉ NƯỚC Ở MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á của các Dân tộc Kampuchea, Lào, Thái & Myamar

    Cứ vào độ trung tuần tháng 4 hàng năm, tết Té nước tại nhiều quốc gia Đông Nam Á lại diễn ra làm dịu đi cái nóng của miền nhiệt đới và làm rực lên cả không gian lễ hội đầy màu sắc của những cộng đồng cư dân có truyền thống nông nghiệp lâu đời.

    Dù người Thái Lan gọi là Songkran, người Lào gọi là Bunpimay, hay Thingyan ở Myanmar và Chol Chnam Thmay ở Campuchia, tết Té nước tại các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Tiểu thừa này hầu hết đều có nhiều điểm chung về hình thức và thường diễn ra từ ngày 13 – 15/4.

    Điểm nhấn của lễ hội độc đáo này chính là lúc mọi người té nước vào nhau như cách thể hiện thay lời cầu chúc năm mới nhiều may mắn, khỏe mạnh và hạnh phúc.



    Xem: http://huc.edu.vn/vi/spct/id100/LE-HOI-TE-NUOC-O-MOT-SO-QUOC-GIA-DONG-NAM-A/
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Tháng 4 với Nước Mỹ sau nội chiến và bài học hòa hợp dân tộc
    Nguyễn Hòa Bình (tổng hợp)
    25/04/2015
    Tháng 4 của Hoa Kỳ là một ngày tháng đáng lưu ý của lịch sử. Cuộc nội chiến Nam Bắc Hoa Kỳ bắt đầu vào ngày 12 tháng 4-1861. Bốn năm sau vào ngày 9 tháng 4-1865, tướng Lee của miền Nam đầu hàng tướng Grant của miền Bắc...

    Cuộc chiến tranh với hàng trăm trận đánh tại miền Ðông Hoa Kỳ trong trọn vẹn 4 năm đã làm cho quân hai bên chết 620 ngàn và hàng triệu người bị thương tích. Miền Bắc thắng trận, thống nhất đất nước, giải phóng nô lệ và hy sinh thêm vị anh hùng Mỹ quốc. Ðó là Tổng Thống Lincoln.

    Trong trận đánh cuối cùng, quân miền Bắc chiếm được Richmond là thủ đô của miền Nam vào ngày 2 tháng 4-1865. Hai ngày sau Tổng Thống Lincoln của Hoa Thịnh Ðốn đến thị sát Richmond, bước vào dinh tổng thống miền Nam đã bỏ chạy. Tiếp theo là Tướng Lee đầu hàng ngày 9 tháng 4 và vào ngày 15 tháng 4-1865, Tổng Thống Lincoln bị ám sát chết.

    Vị tổng thống thứ 16 trở thành vĩ nhân thống nhất đất nước và giải phóng nô lệ nhưng chỉ vui với chiến thắng chưa được một tuần lễ.

    Sau chiến tranh dành độc lập, mười ba xứ thuộc địa Bắc Mỹ thắng Anh quốc trở thành Hoa Kỳ với tổng thống Washington thì tiếp theo đến trận nội chiến chia đôi Nam Bắc là một vết thương đau đớn nhất.

    Vào thời kỳ đó, nước Mỹ gồm các tiểu bang Ðông Bắc có thủ đô Hoa Thịnh Ðốn chủ trương giải phóng nô lệ. Tổng thống Hoa Kỳ là Luật Sư Lincoln tuyên bố quốc gia không thể có hai luật, một nửa có nô lệ, một nửa không.

    Quân chính phủ miền Bắc gọi là quân đội Potomac, lấy tên của dòng sông diễm lệ chạy qua thủ đô. Các tiểu bang miền Nam sống về canh nông quyết đòi giữ lại chế độ nô lệ để khai thác cho nông nghiệp. Tổng thống miền Nam là ông Davis. Thủ đô là Richmond và quân đội do tướng Lee chỉ huy được gọi là quân đội Virginia.

    Nội chiến xảy ra trong hai nhiệm kỳ của ông Lincoln từ 1861 đến 1865 với hai vị tướng chỉ huy sau cùng là Tướng Ulysses S. Grant của miền Bắc và Tướng Robert E. Lee của miền Nam. Tuy miền Nam với các tiểu bang ly khai bầu ra một Tổng Thống Jefferson Davis nhưng nhân vật anh hùng miền Nam chính là Tướng Lee.

    Khi cuộc chiến Nam Bắc bùng nổ, nước Mỹ chia đôi. 11 tiểu bang miền Nam ly khai với 9 triệu dân và thêm 4 triệu dân nô lệ da đen. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ còn lại 21 tiểu bang miền Bắc với 20 triệu dân.
    Nội chiến Hoa Kỳ

    Ông Robert Lee nguyên là tướng lãnh của quân đội liên bang Hoa Kỳ nhưng gốc người miền Nam. Ông đã từng là chỉ huy trưởng trường West Point.

    Tháng 4-1861 khởi chiến Nam Bắc, Tướng Lee được đề nghị chỉ huy quân đội miền Bắc nhưng ông không nhận và xin từ nhiệm để về đầu quân miền Nam tại Richmond, tiểu bang Virginia. Ông nói là không thể quay lưng với nơi ông đã sinh ra và trưởng thành.

    Trong chiến tranh, ông lập được nhiều chiến công và là vị tư lệnh sau cùng của miền Nam nhưng sau khi thủ đô Richmond của miền Nam bị thất thủ, ông đã quyết định đầu hàng.

    Cuộc chiến tranh tương tàn đẫm máu làm tổn hại hàng triệu sinh linh Hoa Kỳ, tan nát các đô thị miền Ðông và vùng Virginia. Tất cả đã thể hiện trong tác phẩm và cuốn phim bất hủ Cuốn Theo Chiều Gió mà chúng ta đã đọc cũng như coi nhiều lần suốt thời niên thiếu.

    Ngay cho đến bây giờ, tác phẩm này vẫn còn là tài liệu được đem dạy ở trường học với sự say mê và hãnh diện của nhiều thế hệ Hoa Kỳ.
    Lincoln và tướng McClellan (1862)

    Trước tiên bắt đầu về câu chuyện đầu hàng. Sau chiến tranh, nước Mỹ sưu tầm và dựng lên khắp miền Ðông hàng trăm viện bảo tàng. Mỗi tiểu bang ít nhất là một viện bảo tàng. Mỗi trận đánh trên chiến trường xưa cũ với các di tích đều có một viện bảo tàng.

    Bằng hội họa, nhiếp ảnh, dữ kiện, thêm vào âm thanh ánh sáng người ta dựng lại lịch sử các cuộc thương thuyết, các cuộc điều binh và các trận liệt. Quân đội hai bên Nam Bắc, quân phục màu xanh, quân phục màu xám, các tướng lãnh, sĩ quan, binh sĩ và dân chúng. Những cái chết đau thương và anh hùng của cả hai bên, những mối tình bất hủ, tràn đầy hình ảnh em hậu phương, anh tiền tuyến.
    Nội chiến Hoa Kỳ với 2 màu cờ

    Không phải hàng trăm mà có đến hàng ngàn tác phẩm điện ảnh về chiến tranh Nam Bắc. Cả những phim vĩ đại mới ra đời trong vài năm gần đây vẫn còn hình ảnh của cuộc nội chiến ngày xưa.

    Cuộc nội chiến đau thương xưa cũ đã là niềm cảm hứng cho tinh thần nhân bản xây dựng trên tro tàn của một thời nội chiến Hoa Kỳ.

    Bài học phải bắt đầu từ câu chuyện đầu hàng.

    Ðúng như vậy, trong hàng trăm bảo tàng viện về Civil War của Hoa Kỳ, thì viện bảo tàng Appomattox Court House ở Virginia là nơi nổi tiếng nhất vì dựng lên ngay tại một ngôi nhà mà Tướng Lee đã đến ký văn bản đầu hàng ngày 9 tháng 4-1865.

    Tại đây, câu chuyện về vị tướng phe bại trận miền Nam lại được viết ra và hình ảnh của ông lại được chiêm ngưỡng nhiều hơn cả phe thắng trận.
    Tượng vị tướng Robert E Lee

    Lịch sử ghi lại rằng vào sáng ngày 9 tháng 4 cách đây 140 năm, thủ đô miền Nam là Richmond thất thủ, kỵ binh của miền Bắc cùng với 3 quân đoàn bộ binh vây hãm quân miền Nam hết đường tháo lui.

    Bộ tham mưu của Tướng Lee đề nghị phân tán để giữ lực lượng đánh du kích, nhưng Tướng Lee quyết định đầu hàng. Vị danh tướng của Hoa Kỳ trải qua bao nhiêu chiến thắng nhưng sau cùng vì quân số và tiếp vận bị giới hạn nên đành bất lực chấp nhận thua cuộc. Với lá thư riêng ông gửi cho Tướng Grant của miền Bắc yêu cầu thu xếp buổi họp mặt.

    Ông Grant nhận được thư hết sức vui mừng và bỗng nhiên thấy hết ngay cơn bệnh nhức đầu ghê gớm hành hạ ông từ nhiều ngày qua.

    Vị tư lệnh miền Bắc ra lệnh nghiêm cấm các sĩ quan và binh sĩ trực thuộc không được tỏ ra bất cứ hành động nào vô lễ với ông tướng tư lệnh miền Nam bại trận.

    Trưa ngày lịch sử 9 tháng 4-1865, Tướng Lee và một đại tá tùy tùng cưỡi ngựa vượt qua phòng tuyến đến nơi hẹn ước. Hình ảnh ghi lại hai người đi qua đoàn quân nhạc của lính miền Bắc thổi kèn chào đón. Các sĩ quan miền Bắc đưa vị tư lệnh miền Nam vào phòng họp. Nửa giờ sau Tướng Grant và đoàn tùy tùng miền Bắc đến.

    Cả hai vị tư lệnh đã biết nhau trong cuộc chiến tranh với Mễ Tây Cơ. Họ đã nhắc lại một thời bên nhau trong quá khứ. Tướng Grant sau này thú nhận là ông rất ngần ngại và thực sự hổ thẹn khi phải hỏi Tướng Lee nói về quyết định đầu hàng.

    Theo quy luật chiến tranh thời đó, quân miền Nam phải giải giới, tước bỏ khí giới và quân dụng. Tự do trở về quê cũ như các dân thường. Tướng Lee đồng ý nhưng chỉ đòi hỏi một điều sau cùng là yêu cầu cho binh sĩ của ông được giữ lại lừa ngựa, vì lính miền Nam đem ngựa từ các nông trại của họ đi chiến đấu. Không phải ngựa của chính phủ cấp như lính miền Bắc.

    Tướng Grant thỏa hiệp là sẽ không sửa chữa chính thức trên văn bản nhưng thực tế sẽ cho lệnh để lính miền Nam đem lừa ngựa về nhà mà xây dựng lại nông trại.
    Phe bại trận có cờ hình gạch chéo

    Sau này khi viết về văn bản đầu hàng, lịch sử ghi rằng đây là thỏa hiệp của những người quân tử (The Gentlemen’s Agreement). Trên các bảo tàng viện và đặc biệt là bảo tàng viện ở Appomattox Virginia có tranh sơn dầu hình Tướng Lee hiên ngang quắc thước trong bộ quân phục xanh dương, tóc và râu bạc, thể hiện hình ảnh người Mỹ anh hùng không bị khuất phục dù thua trận. Toàn thể nước Mỹ hiểu rằng khi một người Mỹ bị nhục, thì dù là Mỹ miền Nam hay Mỹ miền Bắc cũng vẫn là một người Mỹ bị sỉ nhục.

    Thực vậy, 140 năm sau, cô Mary quản thủ viện bảo tàng đầu hàng đã nói rằng dù hình ảnh của miền Nam hay miền Bắc, lịch sử không muốn ghi lại các hình ảnh xấu xa của bất cứ phe nào.

    Ở đây là nơi lưu giữ hình ảnh của các anh hùng miền Nam lẫn miền Bắc. Ðặc biệt là hình ảnh của phe bại trận lại được lưu ý hơn cả phe chiến thắng. Lá cờ rách của miền Nam thua trận treo tại thủ đô Richmond bây giờ lại là bảo vật hào hùng của bảo tàng viện đầu hàng.

    Và hình Tướng Lee cưỡi ngựa đi đến nơi họp mặt với đoàn quân nhạc miền Bắc chào đón. Hình Tướng Lee ký tên xong ra đi được sĩ quan và binh sĩ miền Bắc tiễn đưa và vẫy tay chào.

    Bây giờ hình tượng của tướng Lee tràn ngập ở miền Nam Virginia. Câu lạc bộ Lee, bảo tàng viện Lee, Lee High Way, Fort Lee và các đồn trại của quân đội liên bang mang tên vị tướng thua trận như là một biểu tượng anh hùng. Bởi vì người Mỹ đã thấm nhuần bài học rất Hoa Kỳ. Bài học của người lính dũng cảm cả hai phe trong chiến tranh và người quân tử của thời hậu chiến.

    Trong cuộc nội chiến tại nước Mỹ vào thế kỷ 19, sau cùng được thua thì cũng vẫn là nước Mỹ và người Mỹ.

    Chiến thắng của miền Bắc đặt dấu chấm hết cho Liên minh miền Nam cũng như chế độ nô lệ Hoa Kỳ, và làm tăng cường vai trò của chính phủ liên bang. Các vấn đề xã hội, chính trị, kinh tế và chủng tộc của cuộc Nội chiến đã có vai trò quyết định trong việc định hình Thời kỳ Tái thiết, kéo dài đến năm 1877.

    Sau bản tuyên ngôn giải phóng nô lệ của Lincoln, khoảng 190 nghìn dân nô lệ tình nguyện tòng quân, quân số của miền Bắc lên gấp bội. Trong khi đó miền nam không dám cho nô lệ nhập ngũ vì sợ đi ngược lại chính sách nô lệ của mình. Quân da đen miền Bắc chiến đấu anh dũng trong nhiều trận then chốt của cuộc nội chiến. Ngoài ra còn có dân di cư từ châu Âu cũng gia nhập quân miền Bắc. Khoảng 23.4% quân miền Bắc có gốc Đức, với gần 216 nghìn sanh tại Đức.

    Bài học nghĩa trang và mộ phần của các liệt sĩ phe chiến bại tại Hoa Kỳ.

    Tại nước Mỹ có một nghĩa trang quốc gia nổi tiếng khắp thế giới. Ðó là nghĩa trang Arlington. Ðây là nghĩa trang chính thức của liên bang Hoa Kỳ, của người miền Bắc trong trận chiến Bắc Nam.

    Sau cuộc nội chiến, các tiểu bang miền Nam có hàng ngàn nghĩa trang lớn nhỏ chôn cất tử sĩ của phe bại trận và trên đó luôn luôn có lá cờ gạch chéo đã một thời tung hoành trên chiến trường
    Nghĩa trang và mộ phần của các liệt sĩ phe chiến bại tại Hoa Kỳ.

    Ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, hoàn toàn không có tù binh, ai về nhà đó, cùng xây dựng lại quê hương.

    Nghĩa trang bên nào bên đó tự lo lấy, xấu đẹp tùy sức. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là ngay tại nghĩa trang quốc gia của phe miền Bắc ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn có một khu chôn cất tử sĩ miền Nam với tượng đài gọi là Confederate Memorial.

    Cũng phải nói rằng, thực sự sau nội chiến, dư vị cay đắng giữa Nam Bắc Hoa Kỳ vẫn còn nhiều. Dễ gì mà trút bỏ hận thù ngay sau khi hai bên chết cả gần một triệu người mà một số lớn đã giết nhau khi giáp mặt bằng gươm dao. Hai phe cùng đốt nhà của nhau và cùng tàn phá đô thị và nông trại, đôi khi có cả những hành động dã man như hãm hiếp phụ nữ và tàn sát trẻ em. Cuộc chiến nào mà không có những lần quá độ.

    Năm 1900 tức là gần 40 năm sau cuộc chiến, mở đầu cho giai đoạn hòa giải dân tộc và năm 1991 thì các liệt sĩ miền Nam được cải táng đưa vào một khu đặc biệt trong nghĩa trang Arlington gọi là Confederate Section. Tổng cộng gần 500 mộ phần quây tròn chung quanh một tượng đài do nhà tạc tượng danh tiếng là điêu khắc gia Moses Ezekiel thực hiện.
    The Confederate Memorial, Arlington

    Trên đỉnh của chân bệ hình vòng cung như nóc Tòa Quốc Hội là hình tượng cao 32 feet của một thiếu phụ tượng trưng cho miền Nam. Ðây là hình ảnh bà mẹ của phe bại trận đã có con trai hy sinh cho cuộc chiến. Phía dưới là bài thơ đại ý như sau:

    “Ở đây chẳng có vinh quang hay tưởng lệ.
    Ở đây chẳng phải binh đoàn hay cấp bậc.
    Ở đây chẳng có tham vọng hay mưu cầu.
    Ở đây chỉ đơn thuần là nhiệm vụ.
    Những người nằm ở đây đã hiểu rõ
    là họ trải qua gian khổ, đã hy sinh
    đã liều thân và sau cùng đã chết.”


    Ðó là câu chuyện về các tử sĩ của phe thua trận tại Hoa Kỳ.

    Bảo tàng viện “Ðầu hàng” và nghĩa trang phe thua trận ở Arlington. Nơi đó thường dạy chúng ta bài học làm người văn minh.

    Xem lại lịch sử, chiến cuộc Nam Bắc Hoa Kỳ trong 4 năm rất khốc liệt, máu lửa và ghê gớm vô cùng.

    Trong một thời gian ngắn các trận đánh dồn dập, các đô thị bốc cháy lửa cao ngút trời. Cũng tản cư, cũng loạn lạc và chiến tranh để lại các cánh đồng toàn xác chết trong các trận giáp lá cà, đâm chém nhau mặt đối mặt.

    Nhưng rồi vết thương nào cũng phải được hàn gắn. Nước Mỹ đã có những bước ngoạn mục đầy màu sắc văn minh ngay từ khi chiến tranh chấm dứt để chấp nhận và tôn trọng người bại trận như những anh hùng
    Tổng thống Obama đến viếng nghĩa trang chung cả thắng và thua

    Trong chiến tranh và hậu chiến luôn luôn cần có các nhà lãnh đạo, các tướng lãnh quân tử. Và nhà lãnh đạo quân tử là phải biết xưng tụng các bậc anh hùng trong hàng ngũ kẻ thù, biết nâng người xuống ngựa và biết tôn trọng các tử sĩ của hàng ngũ đối nghịch. Nước Mỹ ngày nay còn hùng mạnh bởi vì biết tôn trọng giá trị của phe đối nghịch.

    Trước khi chết, Tổng Thống Lincoln đã nói: “Người ta có thể từ bỏ mọi thứ, nhưng không ai từ bỏ được lịch sử. Trước sau gì, lịch sử của bậc anh hùng sẽ phải được dựng lại ở chính nơi mà những con người vĩ đại đã ngã xuống.”

    Ðó là những bài học mà chiến tranh, giết người, đốt nhà, nồi da nấu thịt và sau đó là hành sử của người chiến thắng biết tôn trọng giá trị của kẻ thù đã đem lại cho thế hệ nối tiếp.
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Trong ~ Ngày tháng Tư… TS Nguyễn Thị Hậu, từ TP. HCM có 1 bài viết về câu chuyện TẠI SAO TẤM CÁM? & sao tôi cứ nghĩ về những gì như là "định mệnh"!

    TẠI SAO TẤM CÁM?
    [18.04.2015 22:23 - Theo Nhịp Cầu Thế Giới Online]

    Tôi vốn thích xem phim cổ tích thần tiên và phim hoạt hình. Đến giờ vẫn vậy. Khi buồn chỉ tìm phim hoạt hình xem, "Tom và Jerry" chẳng hạn. Không khéo mai mốt có cháu ngoại lại tranh nhau xem phim với cháu, như hồi xưa từng tranh nhau đọc "Doremon" với con.

    Truyện "Tấm Cám" thì tôi đọc từ nhỏ, sau này có truyện tranh và phim hoạt hình thì tôi không xem, vì thấy nó cứ giả tạo thế nào ấy. Nhưng xem kịch "Tấm Cám" của Idecaf hay truyện tranh của bọn trẻ vẽ lại rất hài hước thì tôi lại cực thích. Hình như những chuyện đau khổ phim VN làm không tới thành ra xem bực mình, thà làm quách phim hài có khi lại thành công - (đúng thôi, bi kịch và hài kịch chỉ cách nhau có một sợi tóc thôi mà).


    Nhưng phim "Ba hạt dẻ dành cho Lọ Lem" của Tiệp Khắc (trước đây) khoảng 1977-78 gì đó thì làm tôi say mê. Hồi đó đi xem bao lần ở rạp, rồi sau này chiếu ở TV (thành phim đen trắng) cũng xem đi xem lại… Diễn viên xinh ơi là xinh, cảnh thì đẹp ơi là đẹp… Các nhân vật như mẹ ghẻ, hai cô em thì có ác đấy nhưng hành vi của họ lại hài hước nên chỉ thấy tội nghiệp, buồn cười chứ không thấy ghét. Và cái kết cũng chỉ như mơ ước ngàn đời của bao nhiêu nàng Lọ Lem trên thế giới này là được lấy Hoàng tử và sống cả đời hạnh phúc giàu sang. Ba mẹ con dì ghẻ xấu hổ bỏ đi. Sự may mắn – như là một Bà Tiên – là nguyên nhân chính cho nàng Lọ Lem đổi đời.
    Gần đây xem "Cinderella" (phim Mỹ, 2015). Nội dung không có gì mới hơn ngoài một vài chi tiết. Nhưng tôi thích cái kết. Lọ Lem đã dũng cảm giành lấy cơ hội hạnh phúc của mình, giành lấy tình yêu của mình. Khi đạt được những gì thuộc về mình, nàng không trả thù mà tha thứ cho mẹ ghẻ, dù trước đó nàng đã nói "bà chưa bao giờ là mẹ tôi".

    Ừ thì muôn đời chuyện mẹ ghẻ con chồng, chuyện con anh con tôi… Người Mỹ dạy về chuyện Lọ Lem thì họ coi cách cư xử của bà mẹ ghẻ là có thể hiểu và thông cảm được. Nhưng tôi chợt nghĩ, nếu ngược lại, mẹ ghẻ có con trai thì sao nhỉ? Chắc nàng Lọ Lem không bị khổ sở như vậy vì anh em trai thì không cần phải giành lấy chàng Hoàng tử của nàng.

    Hóa ra lại là đàn bà làm khổ lẫn nhau à?

    Những ước mơ của chúng ta có lẽ luôn là những điều tốt đẹp… Vậy thì vì sao truyện "Tấm Cám" lại có cái kết kinh hoàng như vậy? Lại còn được giải thích rằng "ác giả ác báo", là "công lý" của nhân dân ta. Trẻ em từ nhỏ đã được học cách cầu xin trông đợi sự may mắn. Nếu bị tước đoạt thì hãy nhẫn nhịn, chịu đựng … Rồi cuối cùng thì phải trả thù dù đã có được điều mình muốn có.

    Vậy hóa ra, qua truyện "Tấm Cám" mới thấy người ta mong muốn trả thù (đàn bà) ghê gớm đến thế! "Người ta" chứ không phải cô Tấm. Người ta đã đặt vào miệng cô Tấm những lời ngon ngọt với cô Cám, đặt vào tay cô Tấm nồi nước sôi, người ta đã chuẩn bị sẵn hũ muối để làm mắm. Và người ta hả hê khi cô Tấm trả thù.

    Hả hê, cho nên người ta mới lưu truyền câu chuyện này lâu đến thế!

    Hình như rất hiếm có sự tha thứ nào được truyền lại, chỉ có sự trả thù: An Dương Vương giết con gái, Tấm giết em và gián tiếp giết mẹ ghẻ, Lý Thông bị trời đánh chết, người anh giành cây khế và túi vàng ba gang cũng rơi xuống biển mà chết…

    NCTG) "Qua truyện "Tấm Cám" mới thấy người ta mong muốn trả thù ghê gớm đến thế! "Người ta" chứ không phải cô Tấm. Người ta đã đặt vào miệng cô Tấm những lời ngon ngọt với cô Cám, đặt vào tay cô Tấm nồi nước sôi, người ta đã chuẩn bị sẵn hũ muối để làm mắm. Và người ta hả hê khi cô Tấm trả thù".


    Câu chuyện cổ tích truyền thống lại hàm chứa nhiều yếu tố bạo lực - Minh họa: Internet


    Nguyễn Thị Hậu, từ TP. HCM
    Lần cập nhật cuối: 09/05/2015

Chia sẻ trang này