1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    [​IMG]
    Z-9 Cameroon
  2. tiemkich

    tiemkich Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2015
    Bài viết:
    4.409
    Đã được thích:
    5.486
    Không ra toàn AQ với Tam mao thôi vì đó là truyền thống của khựa mà
  3. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.348
    Đã được thích:
    26.685
    TQ nay khôn rồi. Cứ làm mẫu bay trước để mai mốt khỏi mang tiếng sao chép Su-35 thôi.

    Chú có biết thành quả sao chép công nghệ then chốt trên J-16 là gì so với J-11B hem? Và nó đem ứng dụng vào J-11D là gì? Đâu là sự khác biệt căn bản giữa J-11D và J-11B nà?

    Rồ khựa phát biểu về hàng khựa, thành quả người khựa xem nào. Không xong là nợ 2 lần rúc mặt xí bệt chụp ảnh post lên nhoé. Lần trước bên topic Ukraine
    vietduc_81 thích bài này.
  4. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
  5. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Vì sao UAV Trung Quốc ngày càng hút khách?
    (Vũ khí) - Theo hãng nghiên cứu thị trường Forecast International (Mỹ), Tập đoàn Công nghiệp Hàng không (Avic) sẽ trở thành nhà sản xuất UAV quân sự lớn nhất thế giới vào năm 2023.
    Chiến lược của Mỹ giúp Trung Quốc bán hàng

    Theo nhận định của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), sự thành công của Trung Quốc có sự "đóng góp" rất lớn của Mỹ - đối thủ nặng ký của Trung Quốc trên lĩnh vực xuất khẩu UAV.

    Theo SIPRI, Trung Quốc có thể bán cho bất kỳ khách hàng nào có nhu cầu và đủ khả năng chi trả, trong khi đó, Mỹ chỉ xuất khẩu UAV vũ trang cho Anh, Nhật và một số đồng minh thân cận do nước này cân nhắc nhiều yếu tố như nhân quyền và cán cân quyền lực khu vực nếu bán hay cung cấp UAV cho khách hàng.

    Căn cứ vào thông tin được truyền thông Trung Quốc đăng tải, SIPRI cho biết, Trung Quốc đã bán được 5 UAV cho Nigeria vào năm 2014, và Nigeria đã dùng UAV giá rẻ này để chống lại nhóm Hồi giáo vũ trang Boko Haram. Cũng trong năm 2014, Ả Rập Saudi đã ký hợp đồng lớn để mua UAV Wing Loong do Trung Quốc sản xuất.

    Việc xuất khẩu vũ khí hiện vẫn được Trung Quốc bảo mật, nhưng theo hãng Reuters, Bắc Kinh được cho đã bán nhiều loại UAV quân sự cho ít nhất 9 quốc gia, trong đó có Pakistan, Ai Cập (đồng minh của Mỹ) và Nigeria.

    [​IMG]
    UAV Wing Loong.
    Các UAV quân sự sẽ tạo ra cơ hội cho Trung Quốc giành được nhiều thị phần, vì chính phủ nhiều nước đang cố tiếp cận công nghệ UAV trong khi Mỹ giới hạn xuất khẩu UAV.

    Theo nhận định của Reuters, dù Trung Quốc không quá thành công khi xuất khẩu máy bay quân sự có người lái, tuy nhiên nước này đang "khấm khá" nhờ xuất khẩu các loại UAV.

    Thành công của Trung Quốc đã được ông Xu Guangyu, Thiếu tướng của quân đội Trung Quốc đầy tự tin khi tuyên bố: “Việc nghiên cứu và phát triển UAV ở đất nước chúng tôi đã bước vào giai đoạn mới. Chúng tôi đang rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển trong công nghệ UAV”.

    Trong khi đó, hãng nghiên cứu thị trường Forecast International (Mỹ) ước tính Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (Avic) sẽ trở thành nhà sản xuất UAV quân sự lớn nhất thế giới vào năm 2023.

    Chinh phục khác hàng bằng giá thành

    Theo Forecast International, ngoài việc kiếm lời từ chính sách xuất khẩu vũ khí rất "thoáng", Trung Quốc làm ăn phát đạt còn nhờ giá thành sản phẩm thấp đến không ngờ khi so với đối thủ.

    Hiện nay, UAV Wing Loong của Avic được bán với giá 1 triệu USD/chiếc, trong khi sản phẩm tương đương là chiếc MQ-9 Reaper do Mỹ sản xuất có giá đến 30 triệu USD, Forecast International cho biết thêm.

    [​IMG]
    UAV MQ-9 Reaper
    Wing Loong (còn được biết đến với tên Yi Long-1 hay Pterodactyl 1) là máy bay không người lái tầm xa, độ cao trung bình do Tổ hợp Công nghiệp Máy bay Thành Đô, Trung Quốc nghiên cứu phát triển, bay thử lần đầu năm 2009. Một số chuyên gia Trung Quốc tin rằng tính năng của Wing Loong giống với mẫu MQ-1 Predator của Mỹ.

    Mẫu Wing Loong được sử dụng chủ yếu cho hoạt động trinh sát, giám sát và có thể khả năng tấn công mặt đất với việc mang theo vũ khí không đối đất có điều khiển (tối đa 100kg).

    Wing Loong có chiều dài 9,34m, sải cánh rộng 14m, trần bay 5.300m, bán kính hoạt động tối đa 4.000km, thời gian hoạt động trên không tối đa 20 giờ. Theo truyền thông Trung Quốc, Wing Loong có thể thực hiện cả nhiệm vụ dân sự và quân sự.

    Dù tính năng của Wing Loong được đánh giá tương đương với UAV MQ-9 Reaper do Mỹ sản xuất, tuy nhiên giá thành của Wing Loong chỉ bằng 1/30 UAV này của Mỹ. Đây chính là điều làm nên thành công của Trung Quốc trong chiến lược xuất khẩu UAV.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/vi-sao-uav-trung-quoc-ngay-cang-hut-khach-3266356/
    --- Gộp bài viết: 05/05/2015, Bài cũ từ: 05/05/2015 ---
    Vì giá rẻ và chất lượng tốt. Thây vì mua một chiếc UAV Mỹ với giá 30 triệu đôla chỉ được trang bị 2 quả tên lửa. Với số tiền đó có thể mua được 30 chiếc UAV TQ với tổng số tên lửa là 60 quả cho một lượt tấn công, hỏa lực gấp 30 lần. Chỉ có thằng ngu mới chọn UAV Mỹ mà thôi. UAV TQ như loại Wing Long có thể mang được 1 rổ đạn gồm TY-90, HJ-10, LS-6, YZ-200, so với Predator chỉ mang được đúng 2 quả Hellfire. HJ-10 có tham số tốt hơn Hellfire về mọi mặt, tầm bắn 10km xa hơn 2km so với Hellfire, hệ thống dẫn đường đa dạng 4mode tha hồ lựa chọn (ImIR, semi-active laser homing, TV và MMW ARH), trong khi Hellfire chỉ có 2 hệ dẫn là laser guide hoặc ARH. AGM-114L phiên bản mới nhất dù fire-forget nhưng khi sử dụng hệ dẫn ARH thì rất dễ bị chaff đánh lừa, các MBT hiện đại đều sử dụng chaff và flares, trong khi đó HJ-10 với hệ dẫn ImIR hoàn toàn có thể vượt qua được hệ thống mồi bẫy như vậy, ngoài ra các MBT hiện đại khác như
    K2 Black Panther, Arjun còn có hệ thống RW hiện đại, cảnh báo đang bị FCR (AH-64D/E) và loại hỏa tiễn đang nhắm bắn AGM-114L, trong khi đó với quang học và hỏa tiễn HJ-10 mode ImIR các loại MBT kia hoàn toàn bị bất ngờ và bất lực vì ko cần dùng tới hệ thống laser hoặc radar soi mục tiêu như AGM-114F/K/L cũng như mode của nó như đã nói hoàn toàn vượt qua được hệ thống mồi nhả, thậm HJ-10 chí có thể dùng để bắn hạ mục tiêu bay thấp như trực thăng đối phương (HJ-10 dự án ở TQ gọi là 反 直升机 / 反坦克 多用途 导弹 chống trực thăng/chống bọc thép đa năng)

    [​IMG]
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 05/05/2015
    beta222 thích bài này.
  6. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Tàu ngầm, Tàu chiến TQ ào ạt kéo vào Biển Đen

    Giải mã việc Trung Quốc đưa chiến hạm vào Biển Đen
    (Vũ khí) - Theo Sputnik, ngày 4/5, khu trục hạm tên lửa Type 054A và tàu tiếp tế Type 903 của Hải quân Trung Quốc đã âm thầm tiến vào Biển Đen.
    Nguồn tin cho biết thêm, hai chiếc tàu này đề thuộc biên đội tàu hộ tống số 19, thuộc Hạm đội Bắc Hải của Hải quân Trung Quốc. Theo đó, trước khi tiến vào Biển Đen, hai chiếc tàu này đã thực hiện "sứ mệnh" tuần tra tại vịnh Aden.

    Dù Sputnik vẫn chưa xác định được mục đích 2 chiếc tàu này tiến vào Biển Đen để làm gì, tuy nhiên theo nhận định của một số nhà quan sát, nhiều khả năng cặp tàu Trung Quốc đang hướng đến thành phố Novorossiysk để tham dự một số hoạt động liên quan đến lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II.

    Cùng chung nhận định này, tờ Want China Times (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết thêm, sau khi dự kỷ niệm Ngày chiến thắng tại thành phố Novorossiysk, cặp tàu này sẽ tham gia tập trận chung với Hải quân Nga mang tên Joint Sea 2015 trên Địa Trung Hải.

    Thông tin về cuộc tập trận này đã được Geng Yansheng, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận, theo đó biên đội tàu hộ tống số 19 của Trung Quốc đang tuần tra vịnh Aden, bao gồm 1 tàu tiếp tế Type 903 và 2 tàu Type 054A sẽ tham gia tập trận chung với Hải quân Nga.

    [​IMG]
    Hộ vệ hạm Type 054A.
    Theo Want China Times, tàu hộ vệ Type 054A thuộc lớp chiến hạm có sức mạnh hàng đầu Trung Quốc hiện nay được phát triển dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Nga. Tàu có chiều dài 134,1m, rộng 16m, lượng giãn nước thông thường 3.600 tấn, tối đa 4.053 tấn, tốc độ cao nhất là 29 hải lý/h, hành trình liên tục 15 ngày trong phạm vi 4.000 hải lý với tốc độ tuần tra 18 hải lý/h, thủy thủ đoàn 190 người. Nó có thể mang theo 1 trực thăng Z-9 hoặc Ka-28.

    Theo thiết kế, tàu hộ vệ Type 054A có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên biển, trên không và dưới mặt nước bằng hệ thống tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không và hệ thống ngư lôi chống ngầm và hệ thống pháo tự động, đánh chặn tên lửa chống hạm tầm gần.

    Hệ thống trang bị, vũ khí chính trên tàu bao gồm: 1 bệ pháo 100 mm, 4 hệ thống pháo bắn nhanh tầm gần AK-630, 2 hệ thống tên lửa chống hạm YJ-83 (C-802), 1 máy bay trực thăng chống ngầm Z-9C, 1 hệ thống sonar MGK-335…

    Khả năng chống hạm của Type 054A không quá mạnh với hệ thống tên lửa hạm đối hạm YJ-83 (Ưng Kích-83), được chế tạo trên cơ sở công nghệ thập niên 70, thế kỷ trước của Nga. Loại tên lửa này có chiều dài 6,392m, đường kính 0,36m, trọng lượng 715 kg, tầm bắn tối đa chỉ đạt 120km.

    Mặc dù YJ-83 có trọng lượng không phải là nhẹ nhưng riêng tầng đẩy đã nặng tới 530kg, đầu nổ vẻn vẹn 165kg, sức công phá rất thấp, trong khi các loại tên lửa chống hạm hiện đại có đầu nổ thông thường ít nhất là 200kg, thậm chí có loại đầu nổ tới 450kg.

    Hơn nữa, tên lửa chỉ có khả năng bay với vận tốc hành trình hạ âm, 30 km cuối bay với vận tốc siêu âm 1,3 - 1,5Mach. Kích thước lớn, tốc độ chậm, khả năng điều khiển, dẫn đường kém khiến YJ-83 rất dễ bị các hệ thống phòng thủ tên lửa trên hạm bắn hạ.

    Điểm đặc biệt nhất là thiết kế hệ thống phóng tên lửa phòng không thẳng đứng với 32 ống phóng loại HHQ-16, là phiên bản của hệ thống tên lửa đất đối không tầm thấp, cận trung HQ-16, có tầm phóng 45km, độ cao tối đa 25km.

    Phiên bản trên hạm có chiều dài 2,9m, đường kính thân 0,232m, trọng lượng 165kg, đầu nổ 17kg, vận tốc 2,8Mach (khoảng trên 3000km/h). Thực tế, nhiều chuyên gia quân sự đánh giá, độ cao đánh chặn của HHQ-16 chỉ có hiệu quả từ 16km trở xuống, tầm bắn hiệu quả 30km.

    Want China Times kết luận, không giống như chiến hạm Type 052C nhiều tai tiếng, Type 054A sở hữu khả năng công – thủ ‘toàn diện’ khiến các đối thủ của nó khi đối đầu phải khiếp sợ.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/giai-ma-viec-trung-quoc-dua-chien-ham-vao-bien-den-3266719/

    Như vậy là HQTQ lần đầu tiên đã có khả năng hải trình tới tận Âu Châu, đã đạt đẳng cấp của 1 nước Blue Water rồi
  7. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    có gì đâu mà ghê :eek: bon singapore cũng từng phi tàu đổ bộ qua mẽo chơi còn được nói gì tới châu âu :rolleyes:
    tiemkich thích bài này.
  8. thaihung2303

    thaihung2303 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/04/2015
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    158
    Tifavn thích bài này.
  9. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Tàu chiến Trung Quốc lần đầu vào cảng Novorossiysk Nga

    (Kiến Thức) - Một đội tàu chiến Trung Quốc sẽ cập cảng Novorossiysk lần đầu tiên vào ngày 8/5 để tham gia lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến Thắng Phát xít của Nga.
    “Một nhóm tàu chiến Trung Quốc, gồm các tàu hộ vệ tên lửa Lâm Nghi và Duy Phường, sẽ cập cảng căn cứ hải quân Novorossiysk Nga vào ngày 8/5”, phát ngôn viên Hải quân Nga Đại úy Igor Dygato phát biểu trên Itar-tass ngày 7/5.
    Trong khi đó phía Nga sẽ cử tàu hộ vệ Pytlivy và thủy phi cơ mang tên lửa Samum thuộc Hạm đội Biển Đen Nga cùng tham gia diễu hành ở Novorssiysk.
    [​IMG]
    Cảng hải quân Novorossiysk của Nga.
    Các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đã vượt qua eo biển và tiến vào Biển Đen từ ngày 4/5. Hiện các tàu đang di chuyển về phía đông nam của bán đảo Crimea. Sau khi diễu hành xong, các tàu chiến Trung Quốc sẽ rời Novorossiysk vào ngày 12/5 để tới vùng Biển Địa Trung Hải cùng tham gia cuộc tập trận hải quân Joint Sea 2015 do Nga tổ chức trong hai ngày 11-12/5.
    “Giai đoạn chính của cuộc tập trận sẽ diễn ra ở Biển Địa Trung Hải. Chủ đề chính của cuộc tập trận là bảo vệ an toàn hàng hải trong những vùng xa xôi của đại dương. Mục đích chính của các bài tập nhằm phát triển sâu sắc thêm tình bạn và sự tương tác hành động giữa hai quốc gia cũng như tăng cường các nỗ lực phối hợp để đối phó các mối đe dọa an ninh hàng hải tại biển”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
    Bộ Quốc phòng Nga cũng lưu ý, cuộc tập trận hải quân giữa Nga và Trung Quốc không nhằm chống lại bất kỳ nước thứ ba nào và cũng không có bất cứ liên quan nào đến tình hình chính trị trong khu vực.
    Tổng số chiến hạm tham gia Joint Sea 2015 bao gồm khoảng 10 chiếc. Trước đó Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết sẽ có 9 tàu chiến tham gia cuộc tập trận hải quân chung, bao gồm tàu hộ vệ tên lửa Lâm Nghi, Duy Phường và tàu hậu cần Weishanhu.
    Ngoài các kỹ năng phòng thủ, bảo trì hàng hải, các hoạt động hộ tống, đảm bảo an toàn hàng hải, các thủy thủ cũng được luyện tập luôn cả các cuộc tập trận bắn đạn thật.

    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan...lan-dau-vao-cang-novorossiysk-nga-488223.html
    --- Gộp bài viết: 08/05/2015, Bài cũ từ: 08/05/2015 ---
    Nhưng TQ đem cả tàu nổi và tàu ngầm đi cùng một lúc, đẳng cấp ở chỗ đó. Thậm chí tàu ngầm TQ còn tới tận vịnh Aden mà mãi sau máy bay săn ngầm P3 mới phát hiện được, khi cố tình nổi lên mặt nước
  10. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Tiêm kích J-11D Trung Quốc mang radar mạnh hơn Su-27/30
    Cập nhật lúc: 19:00 07/05/2015 (GMT+7)
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    J-11: tiêm kích “nhái” Su-27 có thể tàng hình

    Trung Quốc cần Su-35 vì sợ J-11D yếu thế trước Su-30MKI, F-35?
    (Kiến Thức) - Tiêm kích đa năng J-11D của Không quân Trung Quốc được cho là trang bị radar quét mạng pha điện tử tối tân vượt trội so với radar của Su-27/Su-30.
    Theo Jane’s, tiêm kích đa năng J-11D số hiệu D1101 mới thử nghiệm bay lần đầu vào hôm 30/4 cho thấy, đây là một trong những biến thể chiến đấu cơ của Trung Quốc được thiết kế khác nhiều so với "gia đình" Sukhoi Su-27/Su-30 Flanker - nguyên mẫu J-11 Trung Quốc.
    Điểm khác biệt đáng chú ý nhất của J-11D so với các máy bay dựa trên loại tiêm kích Su-27/30 trước đó chính là ở bộ phận radar mới. Đó là một loại radar quét mạng pha điện tử (AESA). Loại radar này cũng được Tập đoàn Máy bay Thành Đô Trung Quốc trang bị cho tiêm kích J-10B được tiết lộ lần đầu vào tháng 8/2013.
    [​IMG]
    Hình ảnh J-11D bay thử nghiệm lần đầu vào ngày 30/4.
    Trong khi theo Chinadailymail, loại radar trên J-11D cũng được sử dụng cho J-16. Với hệ thống radar mới này sẽ cho phép các máy bay mới của Trung Quốc mở rộng phạm vi phát hiện để chủ động đánh chặn các chiến đấu cơ của đối phương ở khoảng cách xa hơn.
    Hơn nữa cơ sở dữ liệu của radar AESA trên J-11D có thể chia sẻ thông tin với các phương tiện bay không người lái, các máy bay khác và thậm chí cả các chiến hạm của Trung Quốc để nâng cao hiểu biết về tình huống tác chiến.
    [​IMG]
    Radar AESA có khả năng chia sẻ thông tin với nhiều phương tiện tác chiến khác nhau cùng một lúc.
    Ngoài ra, tiêm kích J-11D được thiết kế bằng các vật liệu tổng hợp có khả năng tàng hình tốt. Không những thế, các cánh máy bay có thể kèm theo ba giá treo vũ khí, nhiều hơn so với J-11B. Đồng thời, phía trước bên phải kính chắn gió buồng lái còn được gắn hệ thống dò tìm hồng ngoại (IRST) giống như các tiêm kích hạm J-15.
    Thậm một số nguồn tin còn cho rằng, J-11D sở hữu cả cần tiếp nhiên liệu trên không (IFR) cho phép nó nhận nhiên liệu từ các máy bay tiếp dầu Il-78. Từ đó sẽ giúp cho J-11D kéo dài thời gian tuần tra và phạm vi tác chiến.
    Bên cạnh đó, các nguồn tin Trung Quốc suy đoán tiêm kích J-11D sử dụng hệ thống điều khiển bay fly-by-wire, kính buồng lái và tích hợp các hệ thống tác chiến điện tử mới. Trong khi hệ thống động cơ là loại WS-10A được cải thiện công suất, có độ tin cậy hơn và được trang bị cả hệ thống điều khiển động cơ kỹ thuật số tối tân.

    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan...-quoc-mang-radar-manh-hon-su-2730-487839.html
    --- Gộp bài viết: 08/05/2015, Bài cũ từ: 08/05/2015 ---
    Radar Irbis-E có thể xa hơn radar AESA J-11D, nhưng radar AESA lại có khả năng nhảy tầng số nhanh, nên RWR ko thể cảnh báo, mục tiêu hoàn toàn ko biết mình đang bị khóa và bắn hạ bất cứ lúc nào
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này