1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Việt - Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi bravo0412, 16/03/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. VitCoi123

    VitCoi123 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2015
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    331
    1. Cậu tính làm thế nào chiếm 28% mà không phải 56%?

    2. Đàm phán bản quyền, sở hữu trí tuệ là khó nhất trong TPP chứ không phải thương mại hay thuế.

    Giờ VN sản xuất ra 90 triệu nhà văn, thu trăm tỷ bản quyền cụ Gúc mà sống nhể! Thậm chí được Mỹ thương mến miễn phí bản quyền kính lão để viết tiểu thuyết cơ đây.
    suhomang, hiralydragonboy1080 thích bài này.
  2. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
    1, chém theo trí nhớ thôi, còn chính xác vừa google thì năm 2014 thị phấn dệt may của Việt Nam tại Mỹ là 10%, của tq là 37%. Chiếm được hết thị phần của tq cũng mệt đấy chứ chẳng chơi.
    2. Đàm phán khó là khó với Mỹ-Nhật, chứ Việt Nam chỉ khó cải khoản làm sao không phải mở công đoàn đoàn kết với công đoàn độc lập thôi. Còn vụ Google trả phí bản quyền chỉ là ví dụ về việc có đi có lại thôi, ông đừng lôi ra làm điển hình.
    OnlySilverMoondragonboy1080 thích bài này.
  3. VitCoi123

    VitCoi123 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2015
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    331
    Không có nhớ hay quên gì cả, mở mắt ra nhìn cho rõ: VN đang chiếm phân khúc dệt may rẻ mạt bình dân ở thị trường Mỹ. Thằng Tầu cũng bán sơ mi, giá nó cao gấp đôi. Nó bán comple 2000 đô mình bán 500 đô. Chính TQ nhường cái thị phần giá rẻ đó cho mình, nó làm hàng cao cấp và chuyển sang mặt hàng khác lợi nhuận cao hơn.

    Bản chất TPP là anh thực dân đời mới đưa ra 1 cái chuồng, kính mời ông chui vào đấy, tôi có món cám cò cho ông, ông làm con 2 chân 4 chân tùy ông gọi, bị vắt sữa vặt lông thì tự chịu, ai bảo thích cám cò. Vậy thì mơ 3 tỷ 30 tỷ, 7% 28% là vô nghĩa.
    Lần cập nhật cuối: 14/05/2015
  4. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
    Dở người à, tq nhường cái éo gì, ko làm dệt may được thì nhường nước nhân công rẻ hơn, nước nào chả thế. Ông nghỉ mấy năm nữa Việt Nam không phải nhường các nước khác chắc.

    Ông kết luận cái bụp mà tôi nhìn éo hiểu gì cả. Tại sao TPP nó là thực dân vậy?
    OnlySilverMoondragonboy1080 thích bài này.
  5. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Các đồng chí VN cứ yên tâm! Trung Hoa anh hùng, người anh cả mới của phe CNXH, đã có kế sách để đối phó với bọn 4 bản định dùng TPP để cô lập, chia rẽ khối + sản chúng ta.

    Dệt may hưởng lợi từ TPP: Trung Quốc hay Việt Nam?

    Trong khi các doanh nghiệp Trung Quốc đã chuẩn bị để đón nhận những lợi ích từ TPP từ lâu, thì chính các doanh nghiệp Việt vẫn còn đang loay hoay tìm hướng đi.

    Những "mưu tính" đã được báo trước

    Theo báo cáo từ Bộ Công thương, năm 2014, toàn ngành dệt may đã đạt kim ngạch xuất khẩu 24,5 tỷ USD, tăng trên 19% so với năm 2013, là mức tăng lớn nhất trong 3 năm qua. Trong khối các nước xuất khẩu dệt may, Việt Nam cũng là quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lớn nhất.

    Với kết quả như vậy, ngành dệt Việt Nam được coi là "miền đất hứa" với các doanh nghiệp FDI. Theo thống kê, năm 2014 đã có gần 20 dự án FDI mới đầu tư vào lĩnh vực dệt may, trong đó, phần lớn là các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kong. Quyết định chuyển hướng đầu tư vào dệt may Việt Nam được coi là một bước đi khôn ngoan của các doanh nghiệp Trung Quốc.

    Trong bối cảnh chi phí lao động tăng tại nước nhà, chính quyền xiết chặt quản lý quy định về môi trường, công nghệ khiến chi phí đầu tư tăng cao, điều đương nhiên là các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ phải tính đến chuyển sản xuất về những nơi có chi phí lao động thấp hơn và các điều kiện môi trường ít khắt khe hơn.

    Trong khi đó, Việt Nam lại đang "giang rộng vòng tay" đón doanh nghiệp FDI với hàng loạt các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, trong khi giá nhân công của Việt Nam còn rẻ hơn rất nhiều so với Trung Quốc.

    Đặc biệt, quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang đi đến những vòng cuối cùng. Một khi hoàn tất việc thương thảo với Mỹ và 9 quốc gia thành viên khác, Việt nam sẽ được hưởng mức thuế suất chỉ bằng một nửa, thậm chí bằng 0% so với mức 17% mà Mỹ đang áp đối với các sản phẩm may mặc xuất khẩu của Việt Nam.

    Theo đó, việc đầu tư vào Việt Nam sẽ giúp các doanh nghiệp Trung Quốc có được giấy chứng nhận hàng "Made in Vietnam", từ đó, giúp các doanh nghiệp này hưởng mức thuế suất cực kỳ ưu đãi, thay vì mức thuế suất lên đến 37% khi vào thị trường Mỹ mà hàng "Made in China" hiện đang phải gánh chịu.

    Doanh nghiệp nội có nguy cơ thua ngay trên sân nhà

    Mặc dù nằm trong top 5 các nước xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới, nhưng khối doanh nghiệp FDI lại chiếm đến 60% kim ngạch xuất khẩu. Đây là điều đáng buồn nhiều hơn là đáng vui bởi nó chứng tỏ một điều, dường như các doanh nghiệp nội đang bị lấn át ngay trên sân nhà.

    Các doanh nghiệp FDI đến từ Trung Quốc hầu hết đều là các doanh nghiệp lớn với vốn đầu tư cực khủng. Đơn cử như hồi cuối năm 2014, Tập đoàn TAL (Hong Kong) đã được Hải Dương chấp nhận đầu tư 200 triệu USD giai đoạn 1 Nhà máy sản xuất sợi, dệt nhuộm và may mặc.


    Một liên doanh khác của Tập đoàn Haputex Development Limited (Hồng Kông) và Cổ phần Đầu tư phát triển Việt Hương đã đầu tư 120 triệu USD xây dựng Công ty TNHH liên doanh Nam Phương Textile Limited. Dự án rộng 12ha tập trung vào lĩnh vực dệt vải, sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2015.


    Theo đó, các doanh nghiệp trong nước sẽ đối mặt với cạnh tranh khốc liệt, nguy cơ mất dần nguồn nhân lực, đặc biệt lĩnh vực dệt-nhuộm. Bởi lẽ, doanh nghiệp Việt đang nằm trong thế xuất phát điểm thấp, vốn nhỏ, chính sách ưu đãi cho người lao động còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI này vào Việt Nam mang theo một nguồn vốn rất lớn, được đầu tư công nghệ tiên tiến cùng nhiều ưu đãi từ phía Chính phủ.

    Trong khi các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc đã có kế hoạch đầu tư hoặc mở rộng đầu tư từ vài năm trước để đón đầu TPP, thì các doanh nghiệp trong nước còn đang lúng túng chưa tìm được hướng đi cho mình.

    Theo nguyên tắc, để được hưởng các ưu đãi thuế từ TPP, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam phải tuân thủ xuất xứ “từ sợi trở đi”, tức là từ sợi, vải, cắt - may tại các nước TPP. Tuy nhiên, tới gần 90% nguyên liệu ngành dệt may Việt Nam là nhập từ Trung Quốc, nước không thuộc TPP, do vậy, dù thuế nhập khẩu vào các nước TPP giảm xuống còn 0% thì Việt Nam cũng không được hưởng lợi gì.

    Đây sẽ là sự nguy hại rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam bởi các sản phẩm có thương hiệu từ Việt Nam “thật” sẽ không thể cạnh tranh xuất khẩu về giá so với các doanh nghiệp Trung Quốc.

    Các đồng chí đọc xong yên tâm rồi nhé! Không có thế lực nào có thể phá hoại tình đoàn kết hữu nghị gắn bó keo sơn Việt-Trung!
  6. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    bọn tàu nó giỏi phết, đánh hơi và tìm thị trường rất nhạy bén, hòan toàn không như mấy ông việt nam kinh doanh dở ẹc xong ngồi than thở do cơ chế :D
  7. VitCoi123

    VitCoi123 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2015
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    331
    Đúng là dở người nếu tin vào bánh vẽ TPP, TQ sẽ không nhường, mà là ta chen chỗ. Lý thuyết kinh tế nói trong điều kiện mọi thứ ko thay đổi, anh muốn tăng thị phần thì phải giảm giá. Nghĩa là các doanh nghiệp sẽ lấy phần thuế lẽ ra được hưởng giảm giá xuống để giành thị phần, họ hưởng lợi ở sản lượng lớn hơn. Nói cách khác sẽ xảy ra 1 hoặc cả 2 tình cảnh như sau:

    1. Công nhân đạp máy khâu 16 tiếng thay vì 12 tiếng như trước.
    2. Tăng thêm số công nhân đạp máy khâu.

    Như vậy, VN tăng GDP không bằng lợi thế vào TPP mà bằng mồ hôi lao công. Những dẫn dắt đó là để đi đến kết luận: ráo sư Mỹ đã lừa đảo bịp bợm VN tăng $30 tỷ GDP nhờ dệt may TPP.

    Bài viết này rất đúng khi nhận định tương tự:
    Lần cập nhật cuối: 14/05/2015
    suhomang, hiraly, beta2221 người khác thích bài này.
  8. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
    Không có TPP thì bọn nó mở công xưởng ở Pakistan chứ ko phải ở Việt Nam đâu. Muốn giật miếng bánh của nó cũng phải từ từ chứ ko là chết sặc đấy. Đã bảo Việt Nam còn phải mất 1, 2 thế hệ đi làm thuê cho cty FDI nữa mà.


    Bác đọc bài báo 30 tỷ $ tăng thêm ở đâu đấy? Đọc có hết không ạ?
    Em ko nghiên cứu kinh tế nên chỉ nhớ gần đúng các con số thôi. Ý của cái vụ 30tỷ$ tăng thêm là nếu VN gia nhập TPP thì GDP mỗi năm sẽ được cộng thêm khoảng 0.3% gì đấy (cụ thể là em ko nhớ), nên đến năm 2020 thì tổng GDP sẽ tăng thêm 30 tỷ $ so với nếu không gia nhập TPP, tính về tỷ lệ thì là nước hưởng lợi nhiều nhất từ TPP. Nhận định này có gì sai sót lắm đâu mà bác cứ đá xoáy vào đấy.
    OnlySilverMoon thích bài này.
  9. tungsteng1

    tungsteng1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    1.253
    Tạo công ăn việc làm trước rồi tính chuyện nâng cao chất lượng cuộc sống sau.
    Phải đánh đổi một chút. Khi thị trường và ngành nghề ổn định, công ăn việc làm và thu nhập ổn định, lúc đó mới nên tính đến chuyện nâng cao. Còn chưa có thấp đã đòi nâng cao thì khó.
    Ngành dệt may nên thành một tổ hợp đầy đủ cả ngành may mặc và ngành dệt đi cùng. Phải có thị trường và quy mô mới đầu tư trọn gói được. Hiện dệt và may vẫn chưa nội địa 100%, vẫn nhập nguyên liệu và gia công giá rẻ. Không tăng quy mô mà đòi nâng cao giá trị và chất lượng các kiểu thì có bằng mắt.

    Ngành dệt may là ngành cần nhu cầu lao động nữ nhiều, hút lao động từ đống hơn 60% người từ nông thôn, thay đổi XH nông nghiệp lỗi thời của ta, bước vào XH công nghiệp, dù rằng cũng khổ sở vất vả lắm chứ chẳng sung sướng gì, nhưng ko thể ko làm. Vài thế hệ làm công nhân mới thay đổi được tư tưởng lao động của người mình.

    Quyền lợi công nhân ư, đó là vấn đề về chính sách phúc lợi nhất quán và xây dựng ngành bền vững. Mà vấn đề đó dựa trên giả định là ta sẽ làm, làm rất mạnh. Vậy vào cuộc làm đi đã rồi tính.
    live_love_vnOnlySilverMoon thích bài này.
  10. VitCoi123

    VitCoi123 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2015
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    331

    "Gia nhập TPP, GDP Việt Nam tăng 35,7%"

    http://www.fpts.com.vn/VN/Tin-tuc/T.../3BA0C9CD_gia-nhap-tpp-gdp-viet-nam-tang-357/

    Nhận định về lợi thế của Việt Nam khi tham gia TPP, ông Herb Cochran, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (Amcham) cho rằng, khi TPP có hiệu lực, GDP của Việt Nam ước tăng 35,7% năm 2025 so với mức cơ sở không có TPP.

    Xuất khẩu, GDP, đầu tư nước ngoài tăng mạnh
    Cụ thể, ông Herb Cochran cho biết, khi gia nhập Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), xuất khẩu của Việt Nam ước tăng 28,4% trong năm 2025 so với mức cơ sở không có TPP.

    Dự kiến xuất khẩu sẽ chỉ đạt 239 tỷ USD nếu không có TPP nhưng có TPP sẽ tăng lên 307 tỷ USD. Về ngành dệt may, giày dép có TPP sẽ tăng từ 113 tỉ USD lên 165 tỷ USD.

    Theo đó, GDP ước tăng 35,7% năm 2025 so với mức cơ sở không có TPP.

Chia sẻ trang này