1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tăng thiết giáp Việt Nam Phần 2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Su35Fk, 11/11/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. shinplumber

    shinplumber Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    149
    Bây giờ bác có nói thì @Mr_Hoang cũng có trả lời bác được đâu. Bác ấy đang đeo khẩu trang sửa đường dây 500KV ở trên miền ngược.
    hk111333hiraly thích bài này.
  2. mokurapov

    mokurapov Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2011
    Bài viết:
    1.209
    Đã được thích:
    596
    Nếu 1 bộ quân phục kín hoàn toàn để chịu được lửa hàng nghìn độ táp toàn thân trong mấy giây mà không gây phỏng cho binh lính thì bộ đồ đó không thể mặc lâu trong lúc không có lửa. Đó là chưa xét đến việc nơi nào lửa nhiệt áp táp đến được thì binh lính nơi ấy bị sóng xung kích giết chết rồi mà không cần đến lửa. Hiện tượng chiếc xe tăng còn nguyên nhưng vì chịu 1 vụ nổ quá mạnh mà kíp lái chết hết vì sóng xung kích là chuyện bình thường với những ai đã đi qua chiến tranh. Ấy thế mà vẫn tồn tại ý tưởng bao bọc người lính lại bằng mấy mảnh vải chịu nhiệt thì đã bảo vệ được họ trước nhiệt lượng và sức ép kinh hoàng từ vụ nổ. Thế mà các bạn trẻ này lại tranh luận đến mấy trang mình đọc rất mệt.

    Theo mình, để chống lại các tổ chống tăng thì cái quan trọng nhất là bắn trúng vào nơi họ nấp khi xe ta vẫn ở ngoài tầm vũ khí vác vai của họ. Đó mới là điều quan trọng. Chứ tổ chống tăng ấy mà bị bắn trúng vị trí bằng đạn công phá thì đạn gì cũng làm họ chết hết. Không cần đạn nhiệt áp mà chỉ cần 1 quả B-41 bắn vào căn hộ họ đang nấp thì họ có còn sống cũng chỉ tốn thêm cứu thương thôi.
  3. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Lâu lắm mới thấy lại cái nick này. :D :D
  4. shinplumber

    shinplumber Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    149
    Ko có viên ân huệ nào đâu. Nó thông báo cho đối phương đến vác thương binh về. Trong lúc lúi húi cõng thương binh thì nó táng cả thương binh lẫn thằng cõng. Hix.
  5. Dr_Hoang

    Dr_Hoang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    16
    Đạn nhiệt áp sức công phá lớn như thế nào ?

    Bọn Nga viết thế này:

    The blast effect of the thermobaric / FAE RPO-A warhead,which contains about 2.2 kg of Fuel-Air Explosive is roughly equivalent to the blast effect of the 107mm / 4" HE artillery shell.

    Ảnh hưởng của vụ nổ nhiệt áp do đầu đạn RPO-A mang liều nổ nặng 2.2kg là tương đương với ảnh hưởng của sức nổ của 1 viên đạn HE pháo 107mm. Theo sách điều lệnh của pháo binh bọn Mỹ, pháo 105mm bán kín sát thương của 1 viên 105mm là 30m. Như vậy bán kính sát thương của đạn RPO-A trong không gian kín là khoảng 30m.

    Bọn Nga sau đó cụ thể hơn về cơ chế sát thương của đạn nhiệt áp:

    Upon explosion, RPO-A warhead generates the cloud of high-temperature flame (blast) which is about 6-7 meters in diameter(blast radius 3 meters or more). The blast cloud lasts as long as 0.4seconds, thus allowing for significant incendiary effect in ad***ion to the massive pressure wave (typical HE explosion lasts much shorter).

    Như vậy khi nổ, quả cầu lửa có bán kính 3 mét, cháy kéo dài 0.4 giây. Như vậy đạn nhiệt áp tiêu diệt sinh lực bằng cái gì trong khoảng cách từ 3-30m ?
    --- Gộp bài viết: 14/05/2015, Bài cũ từ: 14/05/2015 ---
    Người Mỹ làm thực nghiệm để xác định cơ chế sát thương của đạn nhiệt áp. Hãng vũ khí Talley Mỹ so sánh giữa 1lb (0.5kg) thuốc nổ C-4 và 1.6 lb (0.8kg) thuốc nổ TB bột.

    Không gian thí nghiệm 8'x12'x10', khoảng 3mx5mx4m:

    [​IMG]
    Thay đổi nhiệt ở các vị trí khác nhau theo thời gian:

    [​IMG]
    Thay đổi áp suất ở các vị trí khác nhau theo thời gian:

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 14/05/2015 ---
    Qua các biểu đồ trên chúng ta thấy về áp suất nổ ở khoảng cách 1 feet ~ 0.3m (P1), sóng xung kích đạt được áp suất giết người P > 60 PSI. Sau đó áp suất dao động liên tục trong khoảng 20 cho đến -20 PSI. Đây là mức có thể làm chấn thương màng nhĩ, khoang mũi.
    Áp suất toàn phòng (P2, P3,P4) cũng dao động trong khoảng 20 cho đến -20 PSI, mức chấn thương mềm.

    Như vậy khẳng định sóng xung kích của đạn nhiệt áp chỉ đủ mạnh để giết người trong khoảng cách ~10% bán kính sát thương. Phần không gian còn lại áp suất thay đổi liên tục, đột ngột làm chấn thương màng nhĩ, khoang mũi, mắt. Đạt hiệu quả sát thương mềm, vô hiệu hóa sinh lực, không giết người ngay lập tức.

    Các bạn có đồng ý nếu có trang bị mặt nạ phòng hóa bọc kín mắt, mũi, tai thì phần chấn thương do áp suất dao động sẽ không xảy ra. Bán kính sát thương do áp suất chỉ giới hạn trong khoảng vụ nổ tức 0.3m cho 1 liều TB nặng 0.8kg. Và theo bọn Nga thì khoảng 3m cho 1 liều TB nặng 2.2kg.
    --- Gộp bài viết: 14/05/2015 ---
    Bây giờ nhìn sang biểu đồ nhiệt. Khoảng cách tâm vụ nổ (TF1, 0.7m) nhiệt độ đột ngột tăng nhưng thời gian rất ngắn. sau 0.04 giây nhiệt độ chỉ xấp xỉ 400 độ C. Đến khoảng 2 giây nhiệt độ toàn phòng bão hòa về mức trên dưới 100 độ C, tâm vụ nổ (TF1, 0.7m) nhiệt độ ở mức 200 độ C.

    Như vậy có thể khẳng định sau khi bùng cháy, trong vòng 2 giây không khí của 1 không gian kín bị trúng đạn nhiệt áp sẽ cực kỳ nóng, có thể gây phỏng da, phỏng đường hô hấp. làm vô hiệu hóa sinh lực.

    Các bạn có đồng ý bộ áo cách nhiệt chống cháy của Mỹ, thực nghiệm chịu được lửa phun trực tiếp, bảo vệ người lính không bị phỏng khi lửa phun trực tiếp có thể bảo vệ người lính an toàn trong nhiều giây sau vụ nổ nhiệt áp ? Không bị không khí nóng do cháy lan tỏa gây phỏng, làm mất khả năng chiến đấu ?


    Các bạn có đồng ý mặt nạ phòng hóa nếu có thể cảm ứng nhiệt độ, đóng mở van hut khí theo nhiệt có thể bảo vệ đường hô hấp, không để không khí nóng hơn 100 độ làm phỏng đường hô hấp, mất khả năng chiến đấu ?
    --- Gộp bài viết: 14/05/2015 ---
    Như vậy các bạn có đồng ý nếu trang bị bảo hộ tốt thì có thể bảo vệ sinh lực, duy trì khả năng chiến đấu cho người lính trong công sự trong điều kiện bị trúng đạn nhiệt áp ?

    Trúng trực tiếp đạn gì cũng giết người, nhưng đạn TB còn tiêu diệt sinh bằng áp suất, bằng nhiệt sau vụ nổ. Trang bị phòng hộ tốt thì khi trúng đạn nhiệt áp như RPO-A thay vì toàn bộ căn phòng 10m x 10m bị vô hiệu hóa thì bây giờ anh nào may mắn đừng ngoài khoảng cách 3 m sẽ có thể sống sót, có thể cơ động sang phòng kế bên để tiếp tục chiến đấu, bảo vệ đất nước.


    Các bạn có đồng ý đến đây hay chưa ?
    Lần cập nhật cuối: 14/05/2015
    sinbadvking thích bài này.
  6. Dr_Hoang

    Dr_Hoang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    16
    Câu hỏi bây giờ là chúng ta cãi nhau cái gì ? Tay kuy chém gió lập lờ, ỡm ờ cứ lấy nhiệt với áp suất ở tâm vụ nổ lòe thiên hạ cho rằng không gì có thể bảo hộ người lính được trước sức công phá của đạn nhiệt áp. Mình chém với hắn không sao, nhân tranh luận làm rõ vấn đề, tăng cường kiến thức cũng là điều tốt.

    Mình liên tục khẳng định trúng đạn cự ly gần thì chết chắc, nhưng trang bị phòng hộ tốt sẽ hạn chế thương vong do nhiệt cháy lan tỏa và áp suất lan tỏa, thu hẹp bán kinh sát thương. Các bạn nhảy vào cãi với mình để làm gì ? Không đọc cái VD phát xẻng cho lính đào hố cá nhân thì đạn cối bán kính sát thương từ 17m xuống còn dưới 5m à ? Không hiểu ý nghĩa của việc trang bị hạn chế thương vong à ?

    Mũ sắt, giáp cái nào cũng chống được đạn, mảnh pháo nhưng chỉ ở 1 khoảng cách nhất định, góc nhất định. Được trang bị đại trà toàn quân. Lý luận trúng pháo 105 ly trong khoảng cách 10m chết chắc, áo mũ gì cũng không cứu được nên ngừng trang bị mũ giáp cho anh em, cứ mũ cối với áo 82 là đủ. Các bạn thấy sao ?
    Lần cập nhật cuối: 14/05/2015
  7. shinplumber

    shinplumber Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    149
    Xin cho hỏi sau khi hãng Talley defense systems làm xong thí nghiệm này, nghiên cứu này và trên cơ sở đó thì nó đã phát minh hoặc sản xuất ra cái gì? Quần áo giáp cho lính, mặt nạ,... hay đơn thuần chỉ là thí nghiệm.
  8. Dr_Hoang

    Dr_Hoang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    16
    Nói thêm về đạn nhiệt áp. Hiện trong điều lệnh tác chiến của nước Nga cũng không có chuyện vác RPO-A thi kèm tăng để diệt các tổ săn tăng trong đô thị. Schmel, ToS-1 đều chỉ biên chế cho binh chủng phòng hóa- hạt nhân. Là lực lượng cơ động độc lập của cấp sư/quân đoàn/cụm quân. Dùng để đột kích các cứ điểm phòng thủ cứng của địch, chuyên trị công sự phòng thủ.

    Schmel không có trong trang bị trong các đơn vị tăng thiết giáp, bộ binh của Nga.
    --- Gộp bài viết: 14/05/2015, Bài cũ từ: 14/05/2015 ---
    Nó trúng thầu sản suất thuốc nổ cho đạn nhiệt áp, làm thí nghiệm cho quân đội Mỹ. Nó chỉ là công ty nghiên cứu, làm tư vấn cho chính quyền cũng như cung cấp thông số thí nghiệm cho các công ty sản xuất. Bản thân chúng nó không trực tiếp làm sản phẩm.

    Đánh giá của quân đội Mỹ là thuốc súng của đạn nhiệt áp đắt, hiệu quả tác chiến không nhất định là vượt trội nên không trang bị đại trà trong tương lai gần. Chỉ chủ yếu nghiên cứu nắm bắt công nghệ sản xuất, tìm kiếm các phương án đối phó trong tình huống Nga tuồn RPO ra thị trường chợ đen cho khủng bố.

    Mấy thông tin ấy mình chỉ nghe hóng, đừng hỏi nguồn.
  9. shinplumber

    shinplumber Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    149
    Thực tiễn của Shmel M
  10. Dr_Hoang

    Dr_Hoang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    16
    Nhìn video thì cũng không gì đặc sắc:
    _ 1:43-1:46 Bắn công sự nổi nhìn thì có vẻ là 3m x 4m x 2m, xây bằng gạch chứ không phải bê tông đổ nguyên khối. Trừ cái nóc, cái nóc nhìn giống bê tông nguyên tấm. Tường dày ước lượng khỏang 0.15m -0.25m. Viên đạn chui vào trong lô cốt mới đạt hiệu quả hủy diệt như vậy.
    _ 2:48-2:51 bắn lô cốt chìm, nhắm đúng lỗ châu mai, nhưng khói chưa tan hết thì đã cắt, không nhìn thấy thiệt hại của công sự. Đoán rắng chắc không thiệt hại nặng nên bộ phận quảng cáo cắt đi. Tuy nhiêu có thể khẳng định không có chuyện bay nóc lô cốt chìm. Mình cho rằng khó bắn lọt qua lỗ châu mai, đạn không chui vào công sự được không gây ra hiệu ứng hoàng tráng như vụ bắn lô cốt nổi ở trên.

    Như vậy có thể khẳng định những lập luận ban đầu của mình, đạn nhiệt áp trực xạ của bộ binh phải chui vào trong lô cốt, công sự mới có hiệu quả tối ưu. Bắn ngoài cửa hầm bọn quảng cáo súng không dám quay cho hết, vôi vã cắt chuyển sang cảnh khác khi khói còn chưa tan hết.

    Còn giọng bình luận thì khẳng định 100% là dân quảng cáo buôn vũ khí. Không đáng tin cậy.

    Mình xin đáp lễ 1 đoạn quảng cáo bazooka của Mỹ:



    1:19-1:21 cũng có cảnh thổi bay nóc công sự nổi xây bằng gạch. Không cần dùng đến RPO àm gì
    Lần cập nhật cuối: 14/05/2015

Chia sẻ trang này