1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Việt - Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi bravo0412, 16/03/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Dr_Hoang

    Dr_Hoang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    16
    Trích bài viết #3505 của mình:

    "VD mỗi cái áo sản xuất ra chi phí lao động chi phí tài chính trong nước là 1 đồng. Chi phí nhập NVL của TQ là 1 đồng. Thuế suất xuất nhập khẩu sang Mỹ cho hàng may mặt hiện khoảng 16-17%. Như vậy giá bán tại chợ của Mỹ 3 đồng thì ta sẽ lời khoản 66 xu. Cái lợi của con đường này là chi phí tài chính thấp, cho phép điều kiện đất nước nhanh chóng mở rộng nền tảng sản xuất vì có thể cho nhiều người vay hơn."


    Bạn đọc không hiểu, hay nói nhảm quen rồi ? Mình viết chi phí lao động và chi phí tài chính trong nước coi như 1 đồng. Chi phí nhập nguyên vật liệu là 1 đồng. bạn vẽ vời vòng vo qua lại chán chế rồi. Phán 1 câu mình nói: "Mới đầu bạn chỉ đơn giản là giá xuất bán (thậm chí không phải giá thành :cool:) - NVL = nhân công => nhân công chiếm tỷ trọng cao,"





    Trích bài biết #3516 của mình:

    "Giá trị nhập khẩu ngành dệt may liên tục tăng qua các năm với CAGR trong giai đoạn 2009-2013 là 20,5%/năm (CAGR giá trị xuất khẩu dệt may trong cùng giai đoạn là 18,4%/năm). Năm 2013, giá trị nhập khẩu dệt may đạt 13.547 triệu USD; tăng 19,2% so với cùng kỳ; chiếm 10,25% tổng kim ngạch nhập khẩu Việt Nam năm 2013. Giá trị nhập khẩu sử dụng cho xuất khẩu năm 2013 đạt 10.432 triệu USD; theo đó tỷ lệ giá trị gia tăng đạt 48,1%. Trong cơ cấu nhập khẩu, vải chiếm tỷ trọng chủ yếu. Năm 2013, giá trị nhập khẩu vải đạt 8,397 triệu USD; chiếm 62% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may Việt Nam."

    Mình nhận ra rằng tranh luận với hạng người chỉ biết bò lăn bò bò càng trên mạng như bạn không phải là chuyện thông mình gì. BẠn cứ tiếp tục tru tréo, chửi bới, khóc than tại sao VN lại vào TPP trong khi bạn không thích TPP. Mình đi làm chuyện khác đây.
    hoalongtrang thích bài này.
  2. VitKhung

    VitKhung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/04/2015
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    43
    Bác giai thân mến, bác có đảm bảo xuất nhập đó dùng cho chỉ 1 năm? Doanh nghiệp người ta không ăn đong như thế bác ạ. Còn tiêu dùng nội địa nữa và bác cũng chả biết nhập gồm những cái gì, giá máy khâu làm sao tính vào sản phẩm? Không tính được lại qui thành lãi vay vốn ngân hàng đầu tư.

    Vì thế mới ra NVL với 1+1 = 2. Sai căn bản bác ạ. Câu cửa miệng là ngành may mặc lờ lãi rất thấp! Câu này người ta nhắc đi nhắc lại N lần có lẻ. Chỉ là tạm thời giải quyết công ăn việc làm thôi. Đôn nó thành chiến lược quốc gia thì bỏ cmnr!
  3. Dr_Hoang

    Dr_Hoang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    16
    Báo cáo ngành dệt may thì nhập 10 tỷ là nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất cho các hợp đồng xuất khẩu. Nguyên liệu nhập năm nay dùng cho năm sau, năm tới năm kia thì cũng vậy. Ứớc lượng vẫn là ở mức VN nhập 1 tỷ NVL thì sẽ xuất 1.8 tỷ thành phẩm. Dùng tỷ lệ ước lượng ấy để làm VD là thể hiện được vận hành hiện nay của ngành dệt may, da giày.

    Nick Beta nhảy vào tru tréo số liệu khống, dùng số nào cũng được là tầm bậy, mình tranh biện với hắn để làm rõ chuyện này. Không định bàn về may mặc là quốc sách, chiến lược quốc gia cả nước làm thợ may thì sẽ giàu này kia.

    Mình từ đầu đã nói gia nhập TPP thì sản xuất NVL cho dệt may da giày trong nước sẽ có lợi thế lớn, dễ phát triển. Có triển vọng thay thế 14 tỷ NVL nhập từ nước ngoài. Lời lãi nhiều ít không nói, không quan trọng. Tạo công ăn việc làm là thấy tốt rồi.
    Lần cập nhật cuối: 16/05/2015
    yetkieu thích bài này.
  4. beta222

    beta222 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/08/2014
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    177
    1/ Ok, cái đầu tiên về việc mình thiếu "chi phí tài chính" trong câu trích của bạn, có lẽ do tối qua và đang làm việc khác nên mình đọc sót, cái này mình nhận sai và xin lỗi. Tiếp theo, mình xin bàn luận có công thêm "chi phí tài chính" thì câu nói của bạn cơ bản VẪN SAI. Bạn thậm chí không tìm hiểu từ bạn nói về "chi phí tài chính" nghĩa là gì, Định nghĩa này mình thấy thường dùng:
    Chi phí tài chính là những khoản phí mà người đi vay phải trả khi họ vay tiền từ ngân hàng hay một tổ chức tín dụng.

    Chi phí tài chính không chỉ bao gồm lãi suất khoản vay, mà còn bao gồm các khoản phí khác như phí giao dịch, phí hoa hồng, phí thanh toán chậm, phí hàng năm như phí thẻ tín dụng hàng năm, và phí tín dụng bảo hiểm hàng năm trong trường hợp người cho vay yêu cầu có bảo hiểm trước khi quyết định cho vay.

    Chi phí tài chính được kê khai trong báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là tổng chi phí tài chính, trong đó chi phí lãi vay là khoản chi phí tài chính quan trọng nhất. Nếu chỉ đọc báo cáo kết quả kinh doanh, thì rất khó biết chi phí tài chính bao gồm những khoản nào.

    Các thông số chi tiết về chi phí tài chính được báo cáo đầy đủ trong bản thuyết minh báo cáo tài chính được cung cấp kèm với báo cáo tài chính.
    Tức chi phí tài chính vẫn chỉ là lãi vay ngân hàng..., có liên quan gì đến sản xuất và khấu hao???=))
    http://learning.stockbiz.vn/knowledge/investopedia/terms/FINANCIALCHARGES.aspx
    Nhưng nó vẫn thiếu, vì theo kế toán tài khoản 635 thì chi phí tài chính nó còn những khoản mục khác nữa (tự tìm hiểu thêm nhé>:D:)
    Cái giá trị gia tăng có hàng trăm mục chi phí trong đó, bạn chỉ đơn giản nhân công + "chi phí tài chính" trong đó mà coi được à, và thậm chí theo cái mô hình của bạn, do là tay không bắt giặc nên làm ăn chẳng có lãi gì luôn =)) (mà theo cái dẫn chứng của chính bạn thì lãi sau khi trừ các chi phí cũng rất thấp khi mà một cái như NVL đã chiếm tỷ trọng cao như vậy)

    Và theo đó, cái TPP yêu cầu NVL nội địa phải chiếm tỷ lệ cao mới được giảm thuế chẳng phải cái bã thuốc độc để giảm giá cho hàng Mỹ (có thể tự cung tự cấp) được giảm giá trên chính thị trường Việt Nam còn Việt Nam qua Mỹ thì không hay sao?
    Hãy nói chuyện hiện tại, tình hình hiện tại chứ đừng nói đến việc rằng "tương lai" Việt Nam sẽ sử dụng NVL trong nước thế này thế nọ vì cái tương lai đó nếu xảy ra thì ông Ricardo từ thế kỷ 19 đã không trở thành nhà kinh tế học vĩ đại (nếu bạn dốt không biết ông ta nói gì thì tôi chịu, google chưa tốn tiền đâu), nếu muốn dùng cái gì cũng NVL trong nước trong khi điều kiện khách quan là nước Việt Nam và các nước TPP khác diện tích, tài nguyên quá nhỏ so với Mỹ thì là viễn vông, trước sau cũng dùng hàng Mỹ giá cao, trở thành phụ thuộc Mỹ và đó là cái mục đích mà TPP Mỹ muốn. Hãy dò xem các nước tham gia TPP, nước nào có diện tích và tài nguyên lớn để tự cung NVL???
    Tôi không thích TPP vì tôi thấy nó làm hại cho Việt Nam trong khi lại có một đám cứ hùa theo những tuyên truyền vớ vẩn, tôi phân tích các luận điểm ra đây và bạn phản bác được bao nhiêu luận điểm khi mà bạn chỉ thích dùng những từ ngữ cao siêu như "tài chính" này nọ mà lại dùng sai, tôi chỉ ra cái bạn sai thì bạn có ghét thì tôi cũng đành chịu ;))
  5. coollover991

    coollover991 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    236
    bạn quá rườm rà, lan man, tự nâng cao quan điểm tranh luận quanh với cái thuật ngữ "chi phí tài chính" đã quá tầm thường. Ở post trước bạn Dr minh họa là gọn gẽ, dễ hiểu rồi: CP nhân công, NVL, CP tài chính là những phí chính, tiêu biểu trong quá trình hạch toán sản xuất để tạo ra thành phẩm (cái CP tài chính có thể ko tính trong trường hợp DN quá mạnh ko cần dùng đòn bẩy tài chính, nhưng trên thực tế thì hiếm có lắm) . Vậy mà bạn cứ bày vẽ này nọ, phức tạp vấn đề nào là hàng trăm mục chi phí, đầu tư TS dài hạn gì ở đây.... mà tất cả những phí bạn muốn kể lể trong sx cũng chỉ qui ra 2 chữ định phí và biến phí; mà trong các công thức hạch toán cũng chỉ vẻn vẹn mấy chữ G,C,F,I; đấy, chỉ vậy thôi
  6. tungsteng1

    tungsteng1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    1.253
    Tôi cho rằng nguyên vật liệu cho ngành chế xuất, và nói rộng ra là tổ hợp ngành phụ trợ cung cấp cho các ngành chế xuất của Việt Nam đang bị TQ bóp nghẹt. Do vậy TPP là cơ hội mở lối ra để cụm ngành nội địa có đất sống và cạnh tranh trực tiếp. Với hầu hết các ngành chế xuất tạo GTGT thấp của Việt Nam, ăn đc trọn vẹn giá trị từ khâu đầu vào có nghĩa là tăng khoảng 40% thu nhập ngành đó cho đất nước. Còn việc khác bạn nói ko phải là mối quan tâm chính.

    Tất nhiên, chúng ta đang lo lắng cho ngành nông nghiệp, thuỷ sản và các ngành chế xuất xuất khẩu như da giày dệt may... tức là các ngành tạo lao động và có vai trò rường cột XH hiện nay, có đảm bảo đc lợi hay ko. Bạn cứ nghĩ lại mà xem, thị trường ko ổn định và thiếu ưu đãi hỗ trợ cho phát triển ngành liên hợp, cộng với hiệu ứng giải công nghiệp do TQ ảnh hưởng, nên ta ko đầu tư bài bản đc. Chiến lược sắp tới là xây dựng cả cụm ngành trọn vẹn để tự chủ tối đa ngành chế xuất và xuất khẩu chủ lực của Vjt, TPP là một chìa khoá khá quan trọng để làm mồi đốt ban đầu.
  7. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
    :rolleyes:, tôi không muốn đôi co làm gì, dành sức làm việc khác. Còn riêng về cntt thì tốt nhất bạn đừng múa rìu qua mắt thợ nữa, ở vị trí bạn nghe có vẻ kinh, chứ ở vị trí mình nghe nó buồn cười lắm. Stop đê.
  8. Dr_Hoang

    Dr_Hoang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    16
    Bây giờ nói qua 1 điều khoản khác, cũng rất quan trọng trong vấn đề tự do thương mại. Vấn đề bảo vệ bản quyền. Thực chất của TPP đối với Mỹ là áp đặt tiêu chuẩn bảo vệ bản quyền của Mỹ trên 1 khu vực rộng lớn. Nước Mỹ sản xuất khó cạnh tranh do nhân công đắt. Nghiên cứu, thiết kế sản xuất sản phẩm nhiều, giá trị cao. Giá trị kinh tế nước Mỹ mạnh ở chỗ sáng tạo và thiết kế ứng dụng, áp tiêu chuẩn này trên 1 khu vực rông lớn, bao gồm 12 nước sẽ kiếm lơi rất lớn cho Mỹ.

    Nguyên tắc thương mại là đôi bên có thế mạnh riêng, cùng hợp tác trao đổi để cùng kiếm lợi. Không nên nhìn theo kiểu ta vào TPP thì may mặc lợi 3 đồng, trong khi Mỹ dược, KHCN lời 300 đồng. Vậy thì ta không vào. Dòm túi người khác để quyết định làm ăn là chuyện nhỏ nhen, ngu xuẩn.

    Câu hỏi đặt ra nên là bảo vệ bản quyền theo tiêu chuẩn Mỹ gây thiệt hại cho ta như thế nào. Trên nguyên tắc thì làm ăn thì phải tôn trọng công sức nghiên cứu của người khác. Không nên thấy đang nghe nhạc miễn phí trên zing, giờ vào TPP thì phải mua nhạc trên Itunes của Mỹ, phải chống, không vào. Như vậy về đạo đức không tốt, là ăn trộm. Về kinh tế về lâu về dài không khuyến khích sáng tạo, đầu tư nghiên cứu trong nước vì bản quyền, bảo hộ trí tuệ không được nghiêm ngặt. Mình cho rằng định hướng tương lai thì các nguyên tắc bảo hộ trí tuệ của Mỹ là điều tốt cho 1 nền kinh tế phát triển.

    Tuy nhiên nhìn xa thì cũng cần nhìn gần. VN hiện là 1 nước đang phát triển. Rất nhiều công nghệ, thuốc men là phải mua từ bên ngoài. Huy động 1 lượng lớn sản xuất xã hội chi trả cho tiền bản quyền trí tuệ cho nước ngoài thời điểm hiện nay là gánh nặng rất lớn, có thể nói là chưa khả thi. Nhất là trong lĩnh vực y tế, thuốc men. 90 triệu dân cần rất nhiều thuốc, dệt may da giày có lợi thì cũng chỉ 3-4 triệu nhân công dệt may da giày có lợi. hơn 80 triệu còn lại è cổ trả tiền thuốc hiệu cho Mỹ sẽ là thiệt hại nặng hơn.

    Đảng và nhà nước hiểu rõ chuyện này nên nguyên tắc quan trọng trong đàm phán TPP là bản quyền cần phải linh hoạt, có cân nhắc đến trình độ kinh tế của 1 nước.

    _ Năm 2013, vòng đàm phán Salt Lake, VN bác bỏ, không chấp nhận hầu hết các điều khoản của Mỹ về vấn đề bảo hộ trí tuệ, bản quyền.
    _ Năm 2014, vòng đàm phán TP HCM, VN và 1 số nước có trình độ kinh tế tương đương đã thành công trong việc đưa cụm từ trình độ kinh tế, đặc trưng pháp luật vào TPP, Mỹ và nhật chỉ có thể phản đối bảo lưu ý kiến chờ vòng kế tiếp:

    (b) reduce impediments to trade and investment by promoting deeper economic
    integration through effective and adequate creation, utilization, protection and
    enforcement of intellectual property rights, taking into account the different

    levels of economic development and capacity as well as differences in national
    legal systems;


    _ Hiện tại năm 2015, phía Mỹ đã xuống nước, đồng ý việc bảo hộ bản quyền sẽ có hiệu lực từng bước, tùy vào trình độ sản xuất của 1 nước. Mỹ hiện đề nghị dùng tiêu chuẩn của WTO, nước đang phát triển GDP đầu người dưới $12000/người.năm làm mốc. Bảo hộ trí tuệ, bản quyền sẽ chỉ có hiệu lực toàn bộ khi nền kinh tế 1 nước đạt mức nước phát triển trên $12000/người.năm.


    Như vậy mình có thể nói rằng, VN không bị ép, không bị lợi ích nhóm thúc đẩy, che mắt gì trong công cuộc đàm phán TPP. Những chuyên viên tham gia đều là những cán bộ năng lực, tâm huyết. Chỉ đạo của cấp trên là sâu sát, thấu triệt thực trang kinh tế nước nhà. Không hời hợt, không gấp rút vội vàng. Có lợi thì làm, có hại thì đấu tranh thay đổi.

    VN là 1 quốc gia độc lập chủ quyền, đảng lãnh đạo là tập hợp trí tuệ của nhân dân cả nước. Có lợi cho đất nước thì mới làm.
    Lần cập nhật cuối: 16/05/2015
    hoalongtrang thích bài này.
  9. VitKhung

    VitKhung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/04/2015
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    43
    Lời 3 lỗ 300, Chỉ lời 1 lỗ 3 thôi thì được 1 hồi đã cụt vốn. Buôn thế nào?

    Tại sao thằng Phi, Thái, Indo không có ý định vào TPP mà ta cứ sống chết lao vào?

    Bọn lợi ích nhóm là động lực bán nước vào TPP. Chúng Dối đảng, Lừa dân, Che mắt Quốc hội để vào TPP.

    Trên truyền thông, chúng thuê những gã ngu xuẩn nhất liên tục sủa TPP làm dệt may lãi hàng tỷ. Chúng lờ đi cái bản quyền làm ta lỗ nặng kia.

    Để phù hợp với TPP sẽ phải sửa đổi gần như toàn bộ luật VN. Thí dụ, sẽ phải công nhận các tổ chức XHDS, công đoàn độc lập, đảng phái độc lập. Bán nước thì lấy đâu ra chủ quyền nữa.
    halosun thích bài này.
  10. subasa2015

    subasa2015 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/05/2015
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    101
    nếu đàm phán tốt vào TPP rất có lợi vitkhung là nick của TQ ah ha ha
    hoalongtrang thích bài này.

Chia sẻ trang này