1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Việt - Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi bravo0412, 16/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 1, Khách: 0):
  2. vietairplane
  1. subasa2015

    subasa2015 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/05/2015
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    101
    GMO thì nên cấm nhưng không nên suy ra từ 1 công ty ra cả 1 cái hiệp định châu âu và nhật cũng không thích GMO chả hiểu sao VN lại sử dụng GMO châu âu quan niệm không nên sx nhiều mà sx thứ gì mà nước khác không có như trồng lúa hữu cơ 6 tháng là ok
  2. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    20 năm chứ bác Vịt Cồ ... :-D
  3. Dr_Hoang

    Dr_Hoang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    16
    Nói chung thời nào cũng vậy, lúc nào cũng thế. Khi làm 1 việc gì đó thì sẽ có cái lợi, có cái hại. Cân nhắc lợi hại thì quyết định mà làm. TPP có lợi cho đại đa số nhân dân VN, có lợi cho kinh tế VN thì chắc chắn VN sẽ tham gia. 1 bộ phận nhỏ có lợi ích gắn liền với những mối quan hệ làm ăn với TQ sẽ chịu thiệt tất nhiên sẽ giãy nãy phản đối, chống cự kịch liệt để bảo vệ miếng ăn, bảo vệ lợi thế kinh tế của bọn chúng. Nhưng bọn này chỉ là số nhỏ, 1 lũ không hợp thời, không có thể nào xoay chuyển cục diện.

    Tại sao nói bọn này số nhỏ, không hợp thời ? Cứ nhìn phong cách tuyên truyền của bọn chúng thì biết. Viết nhảm, viết bậy, nói cho có. Tung thông tin sai sự thật, tuyên truyền láo để hù dọa thiên hạ. Tuyệt không dám nói sâu cụ thể vào vấn đề, phản biện 1 cách khoa học, thực tế.

    Đơn cử chuyện nguyên vật liệu cho ngành dệt. Bọn nó nói láo rằng phải mua bông của Mỹ thì mới hưởng lợi từ việc TPP miễn thuế. Đó là nói láo, nói sai sự thật để hù dọa quần chúng. Không hề có chuyện đó. Nguyên tắc tính xuất xứ sản phẩm là tính từ sợi trở đi, tiếng mỹ là "Yarn Forward" không có chuyện là tính từ nguồn nguyên liệu bông để mà hô rằng phải mua bông của Mỹ.

    hoalongtrang thích bài này.
  4. ChanVitCo

    ChanVitCo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/03/2015
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    370
    Nó đập vào mặt đây này, Dr_Hoang không biết thì đừng lừa!

    QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG TPP

    Nếu tận dụng được những ưu đãi mà TPP mang lại, các DN cần nắm rõ mọi quy tắc trong TPP, và đặc biệt là quy tắc xuất xứ được các chuyên gia kinh tế xem là chìa khóa vàng của TPP.

    Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong TPP được hiểu là: các sản phẩm xuất khẩu từ một thành viên của TPP sang các thành viên khác đều phải có xuất xứ “nội khối”. Như vậy, những ngành nào, sản phẩm nào, sử dụng các nguyên liệu của các nước thứ ba, ngoài thành viên TPP đều không được hưởng các ưu đãi thuế suất 0%. Thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định thương mại tự do khác, chúng ta chỉ phải đáp ứng quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa. Chẳng hạn, để sản xuất được mũ giày thì chúng ta được phép nhập khẩu tất cả các nguyên phụ liệu mà không trùng với mã HS của mũ giày đó, từ bên ngoài khu vực mậu dịch tự do. Hơn 50% DNVN hiện đã đáp ứng được nguyên tắc này. Tuy nhiên, trong hiệp định TPP này lại có thêm quy định về hàm lượng giá trị khu vực; nghĩa là sản phẩm phải đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 55% tổng giá trị trở lên. DN chỉ được phép nhập tối đa 45% nguyên vật liệu từ các nước ngoài khối để sản xuất ra một sản phẩm, kể cả chi phí gia công.

    Như vậy, theo những đề xuất về xuất xứ hàng hóa trong TPP, thì chúng ta có thể hiểu là các sản phẩm xuất khẩu từ một thành viên của TPP sang các thành viên TPP khác đều phải có xuất xứ “nội khối TPP”. Ví dụ, vải từ VN xuất khẩu vào các thành viên TPP khác, phải có xuất xứ của VN hoặc có xuất xứ từ các thành viên khác TPP. Khi đó các sản phẩm này mới được hưởng các ưu đãi mà các thành viên TPP dành cho nhau. Như vậy, những ngành nào, sản phẩm nào, sử dụng các nguyên liệu của các nước thứ ba, ngoài thành viên TPP đều không được hưởng các ưu đãi nói trên.

    http://interserco.com.vn/quy-tac-xuat-xu-trong-tpp-co-hoi-va-thach-thuc-cho-hang-xuat-khau-viet/
    -----------------
    Điều này rất rõ ràng, trong nhiều Hiệp định thương mại khác nhau đều có điều khoản tương tự như vậy để tránh tình trạng người ta gọi là "dán bùa" vào hàng hóa. Kiểu như nhiều doanh nghiệp dệt may VN đang làm: mua sản phẩm hoàn thiện/bán hoàn thiện TQ, thay nhãn mác và bán ra với nhãn mác của họ.
    -----------------

    Một chuyện bi hài khác, các rồ Mẽo gáo rú lên nhưng như bài #3540 không có kẻ nào dám mở miệng hỏi han tại sao bông Mỹ đắt gấp đôi bông Ấn Độ!

    Xin thưa các ôm chân thầy Mẽo, bông Mỹ đắt không phải vì bị Mỹ ép giá, mà các rồ Mỹ đã bị trói vào FTA, NAFTA hoặc TPP với điều khoản tương tự. Họ buộc phải đặt mua bông Mỹ dài hạn để xuất hàng vào Mỹ, do đó bông Mỹ vẫn giữ giá cao.
    -------------------

    Trong bài tiếp, tôi tiếp tục CM Dr_Hoang đã ngây thơ như thế nào!
    Lần cập nhật cuối: 17/05/2015
  5. subasa2015

    subasa2015 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/05/2015
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    101
    chanvitco chắc TNH đặc phái qua ah ha ha
  6. Dr_Hoang

    Dr_Hoang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    16
    Và khi bị vạch mặt, chỉ ra cái sai, những kẻ không hợp thời hiện đang nhận lợi ích từ TQ sẽ quăng vứt đủ thứ thông tin lên để lấp liếm, đánh lạc hướng vấn đề.

    Việt Nam chúng ta xuất khẩu giày dép, quần áo. NVL là vải, sợi, da giày. Bông vải để kéo sợi dính dáng gì ở đây ? Nếu xuất khẩu vải sợi thì lúc đấy mới tính nguồn gốc nguyên liệu vải sợi, tức là bông.

    Đó là lý do tại sao người ta gọi nguyên tắc tính xuất xứ của hàng may mặc là 'Yarn Forward', từ sợi trở đi.
  7. tungsteng1

    tungsteng1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    1.253
    Vjt đến công nghiệp dệt cũng chưa đủ mạnh để thay thế Tàu, đủ hỗ trợ cho may mặc xuất khẩu, lo dek gì chuyện bông Mẽo? Nếu bông Mẽo mà xuất mạnh để cho bông Vjt ko phát triển đc, thì thẳng thắn ra là Vjt và Mẽo liên thủ cạnh tranh Tàu, Vjt đc lợi xây dựng CN dệt và may mặc, còn Mẽo có đầu ra cho bông xuất khẩu.

    Về ngành nông nghiệp, Mẽo có thể có nhiều thứ cạnh tranh như gà, bò, lợn, rau quả và hải sản, ngược lại nó cũng là thị trường nhập rất tiềm năng, có nhiều thứ chia nhau để sống đc. Tui mong đc ngày ăn thị bò nhập khẩu của Mẽo, vừa ngon vừa rẻ hơn hẳn Vjt, Vjt chẳng có lợi thế chăn nuôi đại gia súc thì dẹp, lo nuôi gà heo xuất khẩu đi, nhưng phải chuẩn hoá theo chuẩn Mẽo nhé, thì mới nâng cao chất lượng và năng suất nông nghiệp đc. Đấy, nói rồi chửi đi. Chửi Mẽo 1 quá bằng chửi Vjt 100 vì cả lò cả tổ làm nông mà ko biết làm cho đúng, h phải phá đi học lại.
    Còn biết bao nhiêu thứ nữa, điều hồ tiêu cà phê phải nâng cao, trước bị bỏ mặc loay hoay làm, h đc đưa lên đàm phán cấp quốc gia, doanh nghiệp đều coi là cơ hội.
    Còn quyền lợi cho người dân ư? Thất nghiệp trá hình còn lớn, chất lượng lao động còn thấp, tạo ra công ăn việc làm cho lao động giản đơn nhiều đã là tốt rồi còn đòi cái gì? Cứ cố gắng 3 đời tới mà làm công cho tây mà tiến bộ. Tự chủ mà như con thú hoang nay sống mai chết thì cũng phải học lại cách tự chủ bằng cách đi phụ thuộc trước đã.
  8. Dr_Hoang

    Dr_Hoang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    16
    Đúng vậy, ai còn nhớ thập niên 80s-90s họ Đặng dạy TQ nuốt tự hào vào bụng đi làm thuê cho tây, bán mồ hôi nuôi béo tư bản tây để có được ngày hôm nay là cường quốc số 2 thế giới. Là thế lực thách thức trật tự thế giới của Mỹ.


    Nói về đề tài VN thì thật chất nông nghiệp VN không có cửa cạnh tranh với nông nghiệp Mỹ. Bọn Mỹ đất rộng, nắng tốt, thủy lợi, cơ giới, sinh học, hóa học mảng nào cũng là trùm thế giới, lại có trợ giá cực lớn từ chính phủ, hàng nông sản chất lượng vừa tốt giá vừa rẻ. Không có cửa cho VN cạnh tranh. VN cần phải đảm bảo các quyền bảo hộ NN qua hình thức luật đất đai, NHNN PTNT. Tránh xảy ra hiện tương nông dân nhỏ lẻ không cạnh tranh nổi với rau, thịt nhập, bị phá sản, bán đất đai, tích tụ đất đai vào tay 1 số tư bản, rơi vào tay nước ngoài làm ảnh hưởng đến gốc rễ quốc gia.

    Xuất nhập khẩu nông lâm thủy hải sản thì phải chú trọng vào sản phẩm đòi hỏi sức lao động nhiều như chế biến thủy hải sản, hoặc là các sản phẩm đặc trưng địa phương xoài cát, bưởi, thanh long, vải thiều này kia. Đó mới là khai thác được lợi thế lao đông của nước nhà để cạnh tranh. Gà, heo không cạnh tranh nổi đâu.
    Lần cập nhật cuối: 18/05/2015
  9. beta22

    beta22 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2014
    Bài viết:
    720
    Đã được thích:
    1.120
    Bạn không biết TPP có điều khoản công ty có thể kiện quốc gia à? Công ty gây ô nhiễm, bị quốc gia phạt quay trở lại kiện quốc gia vì làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình. Các mục của TPP theo mình thấy là cực kỳ mập mờ
    Mình thấy có một xu hướng khá nguy hiểm ở topic này đó là ai nói chống Mỹ và kêu gọi chưa nên từ bỏ nguồn cũng từ Trung Quốc có thể bị chụp ngay cái mũ Hán nô :confused: cũng như có xu hướng cực đoan hoá những người chống TPP

    Bạn không thể đọc TPP, nhưng các tập đoàn khổng lồ đó thì có thể
    You Can’t Read the TPP, But These Huge Corporations Can
    By Alleen Brown, 05/13/2015
    Theo: https://firstlook.org/theintercept/2015/05/12/cant-read-tpp-heres-huge-corporations-can/
    Bài được đưa lên Internet ngày: 13/05/2015

    Lời người dịch: Kiểu tàu nhanh (fast - track) của hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương - TPP mà Việt Nam có tham gia thương thảo đã biểu quyết ở Thượng viện Mỹ và đã thất bại. Nó làm cho người ta nhớ lại cuộc biểu quyết để có được dạng tàu nhanh cho tiêu chuẩn định dạng tài liệu văn phòng OOXML của Microsoft cuối năm 2007 - đầu năm 2008 để trở thành một tiêu chuẩn của ISO, một cách mà giới công nghiệp vận động hành lang giới chính trị để có được những gì họ không thể có nếu đi theo con đường thông thường. Cũng giống như với hiệp định chống hàng giả ACTA, hiệp định TPP được thảo luận trong bí mật, ngay cả các nghị sỹ Mỹ nhiều người còn không được biết tới các tài liệu của nó, nhưng nhiều công ty thì lại rất rõ. Nói một cách khác, nó là cách để áp đặt những lợi ích của các công ty lớn đó lên phần còn lại của thế giới theo một cách thức mới, cách xuất khẩu luật từ nước này sang nước khác, cách mà theo các cách làm cũ thì có khả năng sẽ không thể làm được. Một trong các khía cạnh mà các nước nhỏ như Việt Nam phải rất quan tâm, là vấn đề về sở hữu trí tuệ (nhất là về bằng sáng chế phần mềm) và thuốc chữa bệnh. Ví dụ: “Maira Sutton, một nhà phân tích chính sách toàn cầu ở EFF, chỉ tới Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Mỹ như một tổ chức “rất thiên vị các mở rộng thời hạn bản quyền và giới hạn sử dụng công bằng”. Hiệp định có thể gây khó cho các nước với các thời hạn bản quyền ngắn hơn hiện đang mở rộng hơn sau khi tác giả qua đời, hoặc cho những nghệ sỹ tái mục đích tư liệu có bản quyền để làm nghệ thuật hoặc âm nhạc. Apple, Sutton lưu ý, hiển nhiên ai cũng biết vì tạo ra công nghệ đi với các hạn chế về những gì những người sử dụng và các lập trình viên có thể làm với chúng, một thực tế có thể làm đậm thêm trong TPP”. Xem thêm: TPP, ACTA, bằng sáng chế phần mềm và hơn thế nữa.

    Thượng viện hôm nay đang nắm giữ biểu quyết thủ tục chính có thể tho phép hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được đi theo kiểu tàu nhanh “fast - tracked”.

    Vậy ai có thể đọc được văn bản của TPP? Không phải bạn, nó là bí mật. Thậm chí các thành viên Quốc hội chỉ có thể nhìn vào nó một phần một lúc ở tòa nhà Capitol, hầu hết các nhân viên không có khả năng kịp lưu ý.

    Nhưng có một ngoại lệ: nếu bạn là một phần của 28 ủy ban cố vấn thương mại được chính phủ Mỹ chỉ định đưa ra tư vấn cho các nhà thương thuyết Mỹ. Các ủy ban đó truy cập hầu hết tơi những gì đang diễn ra trong các cuộc thương lượng là 16 “Ủy ban Tư vấn Thương mại Công nghiệp”, các thành viên của chúng bao gồm AT&T, General Electric, Apple, Dow Chemical, Nike, Walmart và the American Petroleum Institute.

    TPP là một hiệp định thương mại quốc tế hiện đang được thương lượng giữa Mỹ và 11 nước khác, bao gồm Nhật, Úc, Chile, Singapore và Malaysia. Trong số những điều khác, nó có thể tăng cường các luật bản quyền, hạn chế các nỗ lực trong cải cách an toàn thực phẩm và cho phép các chính sách nội địa được đem ra tranh cãi với các công ty ở một tòa án quốc tế. Tác động của nó được kỳ vọng sẽ quét đi, nơi gặp đầu vào công khai khó mà tồn tại.

    Các Ủy ban Cố vấn Thương mại Công nghiệp, hoặc ITACs, là anh em với các ủy ban cố vấn liên bang (Federal Advisory Committees) giống như Hội đồng Dầu khí Quốc gia mà tôi đã viết gần đây. Tuy nhiên, các ITAC theo chức năng được miễn khỏi nhiều qui định minh bạch hóa mà thường điều chỉnh các Ủy ban Cố vấn Liên bang, và các giao tiếp truyền thông của họ phần lần được che chắn khỏi FOIA để bảo vệ “thông tin của bên thứ 3 về thương mại và tài chính khỏi sự tiết lộ”. Và thậm chí nếu vì vài lý do họ muốn nói cho ai đó những gì họ muốn, thì các thành viên phải ký các thỏa thuận không tiết lộ sao cho họ không thể “làm tổn thương” các mục tiêu thương lượng của chính phủ. Cuối cùng, họ cũng trốn các yêu cầu cân bằng giữa các thành viên công nghiệp của họ bằng các đại diện từ các nhóm lợi ích của nhà nước.

    Kết quả là ủy ban các Năng lượng và các Dịch vụ Năng lượng, bao gồm cả Hiệp hội Khai thác Quốc gia và Liên minh Khí Tự nhiên Mỹ nhưng chỉ 1 đại diện từ một công ty chuyên tâm về năng lượng gió và mặt trời ít gây ô nhiễm.

    Ủy ban CNTT-TT, các Dịch vụ và Thương mại Điện tử bao gồm các đại diện từ Verizon và AT&T Services Inc. (một đơn vị trực thuộc AT&T), trong nội địa nóvẫn còn đang thúc đẩy mạnh chống lại các qui định trung lập mới về mạng mà dừng các nhà cung cấp dịch vụ Internet khỏi việc tạo các ngõ hẻm nhanh đắt tiền trên trực tuyến.

    Ủy ban các Quyền Sở hữu Trí tuệ bao gồm Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Mỹ, Nghiên cứu và các Nhà sản xuất Dược phẩm Mỹ, Apple, Johnson and Johnson, và Yahoo, thay vì các nhóm như Electronic Frontier Foundation, nhóm chia sẻ sự tinh thông của giới công nghiệp trong chính sách về sở hữu trí tuệ nhưng có một chương trình nghị sự ít phù hợp với doanh nghiệp.

    Maira Sutton, một nhà phân tích chính sách toàn cầu ở EFF, chỉ tới Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Mỹ như một tổ chức “rất thiên vị các mở rộng thời hạn bản quyền và giới hạn sử dụng công bằng”. Hiệp định có thể gây khó cho các nước với các thời hạn bản quyền ngắn hơn hiện đang mở rộng hơn sau khi tác giả qua đời, hoặc cho những nghệ sỹ tái mục đích tư liệu có bản quyền để làm nghệ thuật hoặc âm nhạc. Apple, Sutton lưu ý, hiển nhiên ai cũng biết vì tạo ra công nghệ đi với các hạn chế về những gì những người sử dụng và các lập trình viên có thể làm với chúng, một thực tế có thể làm đậm thêm trong TPP.

    Còn có một Ban Cố vấn Chính sách Thương mại và Môi trườngBan Cố vấn về Lao động, nhưng các thành viên của chúng còn đông hơn nhiều từ giới công nghiệp. Một phân tích trên tờ Washington Post từ tháng 02/2014 đã lưu ý, “trong số 566 thành viên bản này [trong 28 ban], thì 306 thành viên tới từ nền công nghiệp tư nhân và 174 từ các tổ chức thương mại. Tất cả được nói họ đại diện cho 85% tiếng nói trong các ủy ban thương mại”.

    Năm ngoái Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, một phần của nhánh hành pháp tổ chức các cuộc thương lượng thương mại, đã đề xuất tạo ra một Ủy ban Cố vấn Thương mại Lợi ích Nhà nước, nhưng các nhóm xã hội dân sự đã từ chối rộng rãi tham gia trong một quá trình có thể khóa mồm họ khỏi việc nói về những gì họ thấy trong hiệp định thương mại đó.

    “Là khó để có ảnh hưởng nếu bạn có 20 người từ giới công nghiệp và 1 từ xã hội dân sự. Phải có một nỗ lực khá nghiêm túc để đạt được sự cân bằng hơn”, Karen Hansen - Kuhn, giám đốc các chiến lược quốc tế của Viện về Chính sách Nông nghiệp và Thương mại, một tổ chức có trụ sở ở Minneapolis mà có quan tâm về các điều khoản có liên quan tới làm nông và an toàn thực phẩm của hiệp định. (Tôi đã làm việc như một sinh viên nội trú trong IATP vào năm 2011), nói.

    “Kết quả tốt nhất có thể là nếu Quốc hội đặt ra tại chỗ một hệ thống mới. Sao cho [trong các cuộc thương thảo trong tương lai], nơi và các đối tượng thương thảo được đặt ra, ở một thời điểm nhất định Quốc hội có thể cân nhác về việc liệu các đối tượng đó có được đáp ứng”, Hansen-Kuhn nói. “Nếu kiểu tàu nhanh bị từ chối thì tôi nghĩ nó mở ra khả năng làm mọi điều khác đi”.

    CẬP NHẬT: Biểu quyết về thủ tục [tàu nhanh] ngày hôm nay đã thất bại. Thượng viện kiểm thiếu 8 phiếu trong số 60 phiếu cần thiết để cho phép tranh luận bắt đầu về pháp lý theo kiểu tàu nhanh.
    Nguồn: Tiếng anh: https://firstlook.org/theintercept/2015/05/12/cant-read-tpp-heres-huge-corporations-can/
    Nguồn dịch: http://vnfoss.blogspot.com/2015/05/ban-khong-oc-tpp-nhung-cac-tap-oan.html
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Các nhà đàm phán TPP của Obama nhận các khoản thưởng khổng lồ từ các ngân hàng lớn
    Obama's TPP negotiators received huge bonuses from big banks
    Published time: February 18, 2014 17:12
    Theo: http://rt.com/usa/tpp-fang-big-banks-577/
    Bài được đưa lên Internet ngày: 18/02/2014
    [​IMG]
    Stefan Selig.( Reuters / Mike Segar )
    Lời người dịch: Vài trích đoạn: “Theo các đoạn trích bị rò rỉ của TPP và các đánh dấu từ các chuyên gia bám theo tin tức sát sao, được tin tưởng rằng sự dàn xếp có thể cho phép các tập đoàn chống lại các luật nước ngoài trong khi cùng lúc hạn chế các khả năng đối với các chính phủ để điều chỉnh các thực thể đó”. “Cựu nhà đầu tư ngân hàng của Bank of America Stefan Selig, Fang đã thừa nhận, đã nhận được hơn 9 triệu USD tiền thưởng sau khi ông ta đã được đề cử tham gia vào chính quyền Obama hồi tháng 11. Và Michael Froman, đại diện thương mại hiện hành của Mỹ, đã được thưởng hơn 4 triệu USD từ Citigroup khi ông ta rời đó năm 2009 để tới làm việc cho Nhà Trắng”. “Nhiều tập đoàn lớn với một sự khuyến khích mạnh để gây ảnh hưởng tới chính sách công đã thưởng các phần thưởng và các khoản tiền khuyến khích khác cho các lãnh đạo nếu họ nhận các công việc trong chính phủ”. “Không chỉ các hiệp định của Mỹ chỉ định rằng tất cả các dạng tài chính chuyển qua các biên giới một các tự do và không chậm trễ, mà các hiệp định như TPP có thể cho phép các nhà đầu tư tư nhân trực tiếp kiện chống lại các chính phủ mà điều chỉnh họ, là đối nghịch với một hệ thống như WTO, nơi mà các nhà nước quốc gia (các nhà điều chỉnh) quyết định liệu các yêu sách có được mang ra hay không”. “Không nghi ngờ việc họ đã giữ nó trong bí mật... Đó là mẩu độc hại của việc vận động hành lang của Mỹ. TPP là về sự áp đảo thế giới cho các tập đoàn Mỹ. Không gì khác hơn”. Xem thêm: TPP, ACTA, bằng sáng chế phần mềm và hơn thế nữa.
    Một hiệp định thương mại gây tranh cãi đang được Nhà Trắng chào hàng được kỳ vọng sẽ trao cho các tập đoàn của Mỹ các quyền mới rộng lớn hơn nếu được phê chuẩn. Bây giờ, theo các tài liệu được tung ra mới nhất, các ngân hàng đã trao hàng triệu USD cho các lãnh đạo mà bây giờ đang dàn phối hiệp định đó.
    Nhà báo điều tra Lee Fang đã viết cho tờ Republic Report hôm thứ ba tuần này rằng 2 cựu cá nhân có chỗ tốt trong các xếp hạng là Ngân Hàng Mỹ (Bank of America) và CitiGroup đã được thưởng hàng triệu USD trước khi nhảy lên tàu để làm việc về hiệp định Xuyên Thái bình dương (TPP) nhân danh Nhà Trắng.
    TPP là một hiệp định thương mại gây tranh cãi rộng khắp giữa Mỹ và 11 nước khác trong vùng Pacific Rim, và đã được các đại diện cho các quốc gia đó đàm phán trong bí mật hoàn toàn. Theo các đoạn trích bị rò rỉ của TPP và các đánh dấu từ các chuyên gia bám theo tin tức sát sao, được tin tưởng rằng sự dàn xếp có thể cho phép các tập đoàn chống lại các luật nước ngoài trong khi cùng lúc hạn chế các khả năng đối với các chính phủ để điều chỉnh các thực thể đó.
    Hôm thứ ba, Fang đã viết rằng 2 hãng tài chính có trụ sở ở Mỹ đã thưởng đáng kể cho các cựu lãnh đạo, những người kể từ đó đã lôi kéo được sự chú ý của Tổng thống Barack Obama và sau đó đã được chào các vị trí mà đặt họ có liên quan trực tiếp trong các cuộc đàm phán về TPP.
    Cựu nhà đầu tư ngân hàng của Bank of America Stefan Selig, Fang đã thừa nhận, đã nhận được hơn 9 triệu USD tiền thưởng sau khi ông ta đã được đề cử tham gia vào chính quyền Obama hồi tháng 11. Và Michael Froman, đại diện thương mại hiện hành của Mỹ, đã được thưởng hơn 4 triệu USD từ Citigroup khi ông ta rời đó năm 2009 để tới làm việc cho Nhà Trắng. Republic Report đã đưa ra các con số thống kê đó thông qua các tiết lộ tài chính, bao gồm cả trong bài báo của Fang.
    Khi Selig từng được Nhà Trắng yêu cầu đứng đầu Cơ quan Thương mại Quốc tế vào tháng 11/2013 - một công việc ở Bộ Thương mại - thì tờ New York Times đã coi điều đó là “một sự bổ nhiệm hiếm có một nhà ngân hàng phố Uôn của chính quyền Obama”. Nếu ông ta được Thượng viện phê chuẩn như được kỳ vọng, thì ông ta sẽ làm việc trực tiếp với các quan chức thương mại Mỹ trong việc quai búa lên các dàn xếp cuối cùng đối với TPP. Froman từng là đại diện thương mại Mỹ kể từ tháng 6/2013, và theo lý lịch của ông ta trên website chính thức của bộ, đang trực tiếp giám sát các thảo luận về TPP.
    Trong báo cáo của Fang, ông đã lưu ý rằng các phần thưởng nặng cân không phải là không bình thường ở phố Uôn.
    Nhiều tập đoàn lớn với một sự khuyến khích mạnh để gây ảnh hưởng tới chính sách công đã thưởng các phần thưởng và các khoản tiền khuyến khích khác cho các lãnh đạo nếu họ nhận các công việc trong chính phủ”, ông đã viết.
    Nhưng với TPP được kỳ vọng sẽ có các tác động nghiêm trọng lên các địa hạt tài chính và tập đoàn, thì những bổ nhiệm của Selig và Froman làm nảy sinh các câu hỏi mới về ảnh hưởng tiềm tàng của phố Uôn lên một hiệp định thương mại đang gây tranh cãi rộng lớn rồi.
    Hiệp định thương mại TPP gây tranh cãi đã làm nhiễm độc các nhà hoạt động xã hội vì chứa các điều khoản mà có thể các tập đoàn được trao quyền mới để kiện các chính phủ trong các tòa án trọng tài đặc biệt để đòi hỏi sự đền bù từ các chính phủ vì các luật và qui định mà họ yêu sách làm xói mòn các lợi ích kinh doanh của họ”, Fang thừa nhận. “Một bản các sự việc do Public Citizen đưa ra giải thích cách mà các tập đoàn đa quốc gia có thể sử dụng hiệp định TPP để lũng đoạn các tòa án nội địa và các luật địa phương. Sự dàn xếp đó có thể [cho phép] các tập đoàn để đi sau các chính phủ trước khi các tòa án nước ngoài yêu cầu bồi thường cho thuốc lá, thuốc kê đơn và bảo vệ môi trường mà họ kêu có thể làm xói mòn lợi nhuận được kỳ vọng của họ trong tương lai”.
    Không chỉ các hiệp định của Mỹ chỉ định rằng tất cả các dạng tài chính chuyển qua các biên giới một các tự do và không chậm trễ, mà các hiệp định như TPP có thể cho phép các nhà đầu tư tư nhân trực tiếp kiện chống lại các chính phủ mà điều chỉnh họ, là đối nghịch với một hệ thống như WTO, nơi mà các nhà nước quốc gia (các nhà điều chỉnh) quyết định liệu các yêu sách có được mang ra hay không”, phó giáo sư Kevin Gallagher của Đại học Boston đã nói cho Fang.
    Khi WikiLeaks đã tung ra một phiên bản dự thảo một phần của TPP vào năm ngoái, nhóm chống lại sự bí mật đã cảnh báo rằng “Các biện pháp đặc biệt được đề xuất, bao gồm các tòa án kiện tụng siêu quốc gia theo đó các tòa án quốc gia có chủ quyền được kỳ vọng sẽ hoãn lại, nhưng nó không có sự an toàn cho các quyền con người”.
    Không nghi ngờ việc họ đã giữ nó trong bí mật”, doanh nhân Internet Kim Dotcom đã nói cho RT khi đó. “Đó là mẩu độc hại của việc vận động hành lang của Mỹ. TPP là về sự áp đảo thế giới cho các tập đoàn Mỹ. Không gì khác hơn”.
    Tháng trước, các bản ghi nhớ bị rò rỉ mà Huffington Post có được đã gợi ý rằng Mỹ đã đánh mất hầu như tất cả sự ủng hộ quốc tế từ 11 quốc gia khác ở Pacific Rim tham gia trong các đàm phán TPP.
    hk111333 thích bài này.
  10. nguyentruong17

    nguyentruong17 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2015
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    6
    Các bác cho em hỏi GMO là gì và TPP là gì thía. Em là sinh viên nên không biết những khái niệm đó ạ

Chia sẻ trang này