1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Việt - Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi bravo0412, 16/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ChanVitCo

    ChanVitCo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/03/2015
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    370
    Về cái gọi là “Yarn-forward Rule of Origin” (Xuất xứ từ sợi trở đi)

    Là 1 qui định thương mại chung cho ngành dệt may, chỉ tính nguồn gốc xuất xứ nội khối từ sợi, chỉ khâu, vải…, không tính bông.

    VN không nhập bông TQ vì đơn giản là lâu nay họ không xuất khẩu, họ sử dụng trong nước và không đủ còn nhập thêm. Họ xuất khẩu vải và ta nhập vải TQ.

    Bảng dưới cho thấy, TQ là nước sx nhiều bông nhất thế giới và họ vẫn nhập khẩu. Có thể thấy điều này ở bảng dưới. Và dù có nhập bông hay vải thì VN vẫn đang kẹt. Bởi trong nhành dệt may, lâu nay chỉ phát triển may (gia công), không phát triển dệt.

    Mặt hàng VN nhập nhiều nhất là vải! Nguồn thì chắc chắn là TQ, Ấn Độ và cả Malay… Như bảng dưới là 8,4 tỷ tiền vải.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    VN không được hưởng lợi ích gì từ yarn-forward. Chính vì thế mà trong đàm phán VN đề nghị 1 qui định mới bỏ qua qui định xuất xứ yarn-forward. Điều này vấp phải phản đối rất lớn từ Mỹ và các nước khác cũng đang xuất khẩu dệt may như Mexico và Malay.

    Đề nghị của VN là gần như không thể. Do đó những tính toán tô hồng tỷ này tỉ kia dệt may là viển vông.

    Một bài báo gần đây “The Hill” viết rằng 167 nhà lập pháp gần đây đã ký một lá thư "bày tỏ quan ngại về các vị trí thực hiện bởi chính phủ Việt Nam trong các cuộc đàm phán dệt may có thể có tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp dệt may ở đây và các đối tác xuất khẩu của mình." Bài viết này tiếp tục nói, "Việt Nam dự đoán rằng dưới luật mới (mà VN đề nghị), thị phần của họ tại Mỹ sẽ nhanh chóng tăng từ 7 đến gần 30%."

    Hội đồng Quốc gia các tổ chức dệt may Mỹ (NCTO) đã rất to tiếng ủng hộ qui định yarn-forward. Gần đây, Smyth McKissick, Giám đốc điều hành Alice Manufacturing Co Inc, đã làm chứng thay mặt NCTO trước của Ủy ban Hạ viện Mỹ về Tăng trưởng kinh tế các doanh nghiệp nhỏ, phân ban Thuế và Vốn. Lời chứng thực của ông vẽ ra một bức tranh rõ ràng về tình trạng của các ngành công nghiệp và thiệt hại tiềm năng mà thay đổi các quy tắc sẽ gây ra.

    Phòng thương mại Mỹ tại VN cũng nhấn mạnh quan điểm bảo hộ dệt may Mỹ:

    Ủng hộ chính sách Thương mại & Các chương trình mà có lợi cho ông nhân dệt may Mỹ. Đây không phải là do tình cờ mà là kết quả của chính sách chính phủ Mỹ đã khuyến khích việc xuất khẩu sợi và vải Mỹ tới khu vực để đổi lấy miễn thuế nhập khẩu sản phẩm hoàn thiện cuối cùng - quần áo.

    Ngành công nghiệp dệt may của Mỹ đã hậu thuẫn mạnh mẽ những sáng kiến của chính phủ vì họ đã bảo tồn và mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm dệt may của Mỹ và Mỹ công nhân dệt may.

    Về khả năng mua bông Mỹ: Mỹ xuất khẩu nhiều bông nhất, các nước mua chủ yếu là những nước nhỏ quanh đó: Honduras, Dominican, Mexico, cá biệt TQ cũng mua bông Mỹ khoảng năm 2000, nhưng hiện giờ thì không, họ không mua bông nữa, kể các của Ấn Độ vì khủng hoảng kinh tế tác động và ưu tiên dùng hết số bông trong nước. Chính vì 3 nước này có những cam kết thương mại với Mỹ nên đã giữ giá bông Mỹ trong khi bông Ấn mất giá thảm hại. Do đó VN không thể mua bông Mỹ với giá như bông Ấn Độ. Tuy nhiên, VN dùng không nhiều bông cho ngành dệt so với nhập vải. Vẫn có thể nhập bông Ấn sử dụng nội địa hay xuất khẩu cho EU mà khi ký FTA với họ, gần như họ sẽ không đòi hỏi qui định như yarn-forward, bởi nước duy nhất trong EU là Hy Lạp có xuất khẩu không nhiều bông và EU lại là thị trường dệt may lớn nhất.

    Tuy chưa có quyết định cuối cùng, nhưng gần như ưu đãi VN qua mặt qui định yarn-forward là không thể. Như vậy có thể kết luận: Vào TPP, VN phải vải Mỹ, cũng như nội khối là chắc chắn và giá cao là chắc chắn. Vấn đề còn lại là các quan chức lợi ích nhóm vẽ ra lờ lãi tỷ nọ tỷ kia để lừa ai?

    Các nguồn tham khảo:

    TPP Rules of Origin for Textiles and Apparel – “Yarn-Forward”
    TPP Effect Hinges On Yarn-Forward Rule
    Why does the US Textile Industry Want Yan-forward Rule of Origin (RoO) in TPP?


    Thị trường dệt may EU mới là lớn nhất hiện nay;

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 18/05/2015
    hk111333, Connuocviet, halosun1 người khác thích bài này.
  2. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    Túm lại dư luận vào tpp thì dệt may đc lợi lớn là cái bánh vẽ to đùng, hầu như sẽ chả có j thay đổi hết
    http://ndh.vn/dung-tuong-tpp-toan-mau-hong--20150517091555137p145c151.news
    beta22 thích bài này.
  3. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
    Các ông cứ đổ đống dữ liệu ra đây để đè chết mọi người à. Trong kinh tế, Việt Nam là sinh vật cấp thấp, quảng vào hiệp định mậu dịch tự do nào chả thế, sống được hết. Mà TPP cũng đem lại cái lợi trước mắt mà không chối cãi được là dù TPP chưa chạy nhương hàng loạt các nhà máy FDI cung cấp đầu vào cho dệt may đã được mở. Các ông cứ kêu ca nó chỉ đem lại lợi ích cho nhà đầu tư nước ngoài mà xổ toẹt các lợi ích về công việc và mức độ "vô sản hóa nông dân" mà nó đem lại.
  4. ChanVitCo

    ChanVitCo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/03/2015
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    370
    Như vậy Mít tơ Hoàng đã ngây thơ về "Yarn Forward"! Mít tưởng nó là lợi thế của VN trong khi ngược lại. TPP là lợi thế thì hóa ra có hại cho VN.

    Trên TTVNOL, mít tơ nổi tiếng với sự ngược đời. Hầu như mọi tuyên nguôn của mít tơ đều ngược với sự thật. Bảo giá dầu xuống thì nó lên, bảo rub mất giá thì nó tăng ầm ầm, bảo Nga sắp chết thì nó sống nhăn răng.

    Do vậy, cái tuyên ngôn "bọn này chỉ là số nhỏ, 1 lũ không hợp thời," thì hóa ra mít tơ mới là kẻ lạc hậu cổ hủ, đầu óc viển vông phi thực thế không dám đề cập sâu cụ thể vào vấn đề, chẳng có gì khoa học ngoài tuyên truyền lợi ích nhóm và toàn nói láo hù thiên hạ.
  5. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Lợi ngay lập tức thì không nhưng về cơ bản sẽ có ảnh hưởng tích cực lên ngành CN sản xuất nguyên vật liệu may mặc ở VN. Khuyến khích doanh nghiệp VN bỏ vốn làm NVL trong nước thay vì nhập từ bên ngoài như hiện nay. Làm trong nước xuất khẩu được miễn thuế, nhập từ bên ngoài sẽ bị đánh thuế lợi hại thế nào ai cũng biết.

    Hiện tai VN không dệt vải được vì vải nhập quá rẻ so với chi phí đầu tư sản xuất trong nước.
    Lần cập nhật cuối: 18/05/2015
  6. ChanVitCo

    ChanVitCo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/03/2015
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    370
    Việt Nam đã có sẵn thỏa thuận thương mại tự do với Australia, New Zealand (trong AANZFTA) và Brunei, Singapore, Malaysia (trong AFTA), đang đàm phán với Peru và sẽ ký FTA với Chile, do đó nếu TPP có đi tới đích thì hiện trạng thương mại giữa Việt Nam với các nước này cũng không thay đổi đáng kể.

    Như trên là 7 nước, hầu như không thay đổi gì kinh tế, thương mại với họ dù TPP hay không.

    Malay tham gia TPP với sự phản đối đông đảo từ bên ngoài chính phủ. Giống VN, CP nước này khai thác 1 số khía cạnh tích cực của TPP nhưng phe phản đối chứng minh ngược lại.

    Như ở link này: MALAYSIA IN TPP – SOME BASIC FACTS;

    Trước hết là thất bại đàm phán FTA từ 2006. Buôn bán với Mỹ, đầu tư FDI Mỹ đã giảm liên tục từ 2009, còn với TQ là lớn nhất, cũng như VN.

    [​IMG]

    Một lý do khác là CP Malay muốn cứu khủng hoảng kinh tế, nó xảy ra năm 1997 cùng cú đánh tài chính vào Thái Lan và sau đó là khủng hoảng kinh tế thể giới đầu 2008 đến nay. Cho dù kinh tế Malay đã đã phục hồi, nhưng họ muốn dùng tăng trưởng thương mại làm động lực phát triển kinh tế, mở rộng xuất khẩu sang Mỹ với kim ngạch 2 chiều năm 2012 là $42 tỷ và thặng dư $12 tỷ. Khối TPP đang chiếm 60,2% thương mại Malay năm 1990 nhưng giờ chỉ còn 38,6%.

    Nói cách khác Malay mộng mơ TPP có thể đưa họ trở lại thời hoàn kim thịnh vượng trước kia, những năm đầu 1990.

    Philippines not to seek to join TPP: trade chief; Bài ở Link cho biết tại sao Philippines không tham gia TPP, ít nhất ở CP hiện tại: Đó là do những rắc rối về hiến pháp và luật. Hiến pháp họ hạn chế sở hữu nước ngoài ở 1 số lĩnh vực.

    Có nghĩa, nói rộng ra là vấn đề chủ quyền. Còn lĩnh vực thương mại, họ đã có FTA với Mỹ và các nước trong khu vực. Nhưng có lẽ, kể từ khi bị Mỹ xâm lược và thảm sát 1908, hơn 1 thế kỷ sống dưới ách cai trị Mỹ mà vẫn nghèo làn lạc hậu, người Phi đã không mấy còn tin tưởng và có động lực dựa vào Mỹ.

    Một nước Asian lớn khác là Indonesia cũng không tham gia TPP, họ nói không có lợi ích với họ và dù không nói ra - cũng như nước khác, thì họ có lợi ích nhiều hơn từ đầu tư và làm ăn với TQ.

    Thái Lan
    , tờ Băng cốc cho biết tại sao họ không quan tâm TPP: Thời Shinawatra, đích thân Obama từng đến gặp ông Ttg bị đổ này để thuyết phục vào TPP, nhưng thất bại và là điều tốt.

    Điều này có lý do chính trị, bàn tay lông lá chú Sam thò vào biểu tình, bạo loạn Thái quá lộ liệu, dù nhà Vua ít công khai phản đối Mỹ thì nhiều đảng phái và quần chúng Thái rất phẫn nộ. Nhưng lý do chính trị cũng khiến họ cảnh giác nhìn ra sự thật.

    Một ít những gì ló ra từ các đàm phí bí mật chứng tỏ cái tên đặt sai Trans-Pacific Partnership không phải là lợi ích tốt nhất của Thái. Họ cũng muốn các láng giềng chối bỏ nhiều thứ Mỹ đòi hỏi. Tài liệu rỏ rỉ cho thấy, lợi ích nhóm Mỹ có trọng lượng nặng trong những đòi hỏi Mỹ về TPP mà không ai muốn. Nó chứng tỏ Mỹ càng ngày càng độc quyền TPP hơn là đàm phán lịch thiệp.

    95 trang tài liệu Wikileaks tiết lộ cho thấy cái gọi là “đối tác” đã xung đột, hầu như tất các đều chống Mỹ. Tài liệu này còn cho thấy Mỹ đã gây áp lực, không phải vì thương mại tự do, mà để áp đặt luật lệ nặng nề hơn và hạn chế hơn bao giờ hết về sở hữu trí tuệ. Chẳng hạn bản quyền nhãn thuốc y tế kéo dài gấp rưỡi thành 30 năm, bản quyền Hollywood, phim ảnh, âm nhạc, sách báo dài 70-120 năm.
    hk111333beta22 thích bài này.
  7. tungsteng1

    tungsteng1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    1.253
    Đ... má. Đ..éo hiểu ông này viết cái L gì luôn.
    Ngôn từ đao búa, một đống số liệu, một đống nguồn, rồi một đống kết luận như cục kek để loè thiên hạ... Đã không hiểu thì im lặng lắng nghe thì còn vô hại, đằng này còn bày đặt đưa quan điểm lung tung lung lạc những người ko hiểu khác, đó là cách mà bọn stupid with opinion gây hoạ cho thiên hạ. Đọc những bài giả cầy thế này bực mình ghê gớm.

    Ông đọc một đống nguồn bài khác nhau, ok, nhưng phải hiểu đúng bản chất vấn đề, vì kết luận của chúng nó thường là đúng, nhưng chỉ trên một khía cạnh. Ông nghĩ đưa nhiều kết luận từ nhiều khía cạnh khác nhau thì sẽ chính xác? Còn khuya, ko đúng cốt lõi vấn đề thì nó sẽ chỉ ra một đống thông tin mê tín dị đoan.

    Cốt lõi vấn đề ở đây là gì? Ngành dệt may gồm 2 phân ngành chính, dệt và may, mỗi cái tạo ra lao động xêm xêm nhau, GTGT 2 thằng chia đôi trong khoảng giá trị 5-8% của giá thành sản phẩm. Ngành dệt là chế từ bông tơ thành vải được nhuộm dệt hoàn chỉnh để đem may quần áo, đòi hỏi đầu tư máy móc nhiều hơn so với may, nhưng đầu ra của nó là ngành may nên nó ko thể phình to hơn may được. Đầu vào của dệt là sợi bông, tơ, lụa, gai, các loại hoá chất nhuộm.... Chủ chốt là bông. Mối quan hệ 2 thằng mật thiết vô cùng, ko có gì bàn cãi, nhưng cái cần bàn là phát triển đầy đủ tổ hợp dệt - may mới có khả năng làm chủ sản phẩm ở khâu sx, làm nền tảng cho ngành thiết kế công nghiệp. Đây là yếu tố ít người biết đến, thiết kế chơi chơi thì chỉ màu mè hoa lá cho đẹp, nhưng thiết kế công nghiệp là căn cứ trên năng lực sx và thẩm mĩ để tung ra mẫu sp đại trà hàng loạt cho toàn thị trường; với độ đa dạng mẫu mã của may như hiện nay, nếu ko có ngành dệt năng lực mạnh có thể tạo ra chất liệu đa dạng thì thiết kế cũng nghèo nàn, ko thể chiếm lĩnh thị phần được. Như vậy, sx chỉ có nhiều nhất là 10% giá trị, phân phối khoảng 10-15%, thiết kế và thương hiệu mới tạo giá trị lớn. Muốn tạo thương hiệu phải làm chủ được thiết kế, mà muốn thiết kế cho mạnh thì phải làm chủ hoàn toàn sản xuất. Đó là ABC về ngành dệt may.

    Điều đó có nghĩa là gì? Nghĩa là những nước, ví dụ TQ, có tổ hợp dệt may hoàn chỉnh, cũng đang loay hoay ở sx và đang hướng đến thiết kế và thương hiệu. Vjt LÀM DEK CÓ NGÀNH DỆT CHO RA HỒN, TOÀN NHẬP VẢI TÀU. Như vậy, giá trị may Vjt đc bao nhiêu, mọi người tự tính. Ko phải Vjt ko biết và ko muốn đánh chiếm cho trọn vẹn ngành nội địa này, chỉ là đỡ ko nổi với Tàu.

    Còn bông thì sao? đương nhiên nó là đầu vào cho ngành dệt, NHƯNG VÌ NÓ ĐƯỢC COI LÀ NÔNG SẢN NÊN NGƯỜI TA KO TÍNH NÓ VÀO YẾU TỐ NỘI ĐỊA CỦA SẢN PHẨM. Nghĩa là Vjt mua bông của Tàu về làm thành sợi để dệt thành vải Vjt thì vẫn đc giảm thuế. Mịa bọn stupid with opinion nó bóp méo linh tinh beng làm loạn hết cả thông tin.
    Ngày xưa người ta trồng bông trong đồn điền và cho nô lệ đi hái gai. Ngày nay thì trồng đồn điền hiện đại hoá. Mẽo, Ai cập, Ấn độ, Thổ, Tàu... trồng bông mạnh. Và câu chuyện Tàu nó trồng bông nhưng vẫn nhập vì nó phục vụ cho dệt của nó, và ngành dệt thì phục vụ cho may, và may thì phục vụ cho cả thế giới. Còn Vjt éo trồng bông năng suất, mà bông cũng éo ảnh hưởng gì đến Vjt. CÓ DỆT ĐÂU? NHẬP VẢI.

    H ta cho thêm yếu tố TPP vào. TPP ưu đãi bằng thuế cho thằng nào mà sx toàn bộ gần như từ A-Z trong nước, và có zu zi cho lấy ít đầu vào từ đối tác nội khối cũng chấp nhận đc, ko ưu đãi đồ may vjt mà nhập vài tàu. Ngành may của Vjt ko đc lợi (TRỰC TIẾP) là vì VJT LÀM ÉO GÌ CÓ NGÀNH DỆT RA HỒN, TOÀN NHẬP VẢI TÀU. Áp điều này, đg nhiên ngành may Vjt ko đc lợi NGAY TỨC THỜI vì có đc ưu đãi L gì từ xuất xứ full nội địa đâu. Như vậy là nó khuyến khích đầu tư sx, chứ như bọn con buôn và gia công Vjt muốn ăn xổi và tăng thị phần nên đòi này đòi nọ, kit nó cho. Và thế là lều báo nó hú lên là vào TPP có đc kek gì.

    Nhưng nhìn 1 phải biết nhìn 2. Ngành dệt tự dưng lại cạnh tranh đc với Tàu, vì nếu may mà lấy vải Vjt thì đc giảm thuế, giá giảm, tăng thị phần, ở nhà nhân đôi thu nhập, tăng việc làm, có hơn ko. Hiện FDI nó đã đầu tư dệt ầm ầm rồi, trong nước rồi cũng theo chân. Và đó mới là cái lợi lớn của Vjt khi thông: làm chủ trọn vẹn cả ngành từ khâu sx trước, qua đó cơ cấu xây dựng ngành cho nó trọn. Mọi người đều ủng hộ TPP vì điều này, kích sx chứ ko o bế bọn con buôn chuyên nhập đồ tàu. Nếu muốn phát triển lên tầm cao, làm chủ đc cả thương hiệu và thiết kế, nên bắt đầu từ làm chủ trọn vẹn sx trước. Và ko ai ngăn chặn cái này cả. Mẽo trọng công nghệ trong khi ngành này cần lao động nhiều, Vjt Mẽo hợp tác theo lợi thế cạnh tranh tốt.

    Câu chuyện dệt may là như vậy. Câu chuyện nông nghiệp sẽ bàn tiếp. Cũng ngâm cứu theo cách tương tự về phân gio trừ sâu, thức ăn gia súc và đặc biệt là bản quyền về giống nông nghiệp.

    Các câu chuyện bla bla bla khác là Mẽo muốn liên kết nội khối và cho những thằng ngoài khối ra rìa đối với các ngành của nó. Thay vì cạnh tranh tự do và mất tiền bảo hộ nội địa, nó o bế cho nội khối để tiêu dùng tự do và vẫn có đầu ra cho ngành nội địa, có qua lại đỡ tốn kém. Và Mẽo đang nhằm vào Tàu trong nhiều vấn đề, Vjt tranh thủ nhảy vào đường tàu nhanh của nó để thoát Tàu hủi.

    Khi cân nhắc về TPP luôn xem đánh đổi của ngành xuất và nhập khẩu của Vjt, chiến lược phát triển ngành của Vjt là thế nào để tính, chứ ko phải đi mê tín dị đoan đi nghe bọn stupid with opinion nó trộ.
    Lần cập nhật cuối: 18/05/2015
    engkhoi thích bài này.
  8. beta22

    beta22 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2014
    Bài viết:
    720
    Đã được thích:
    1.120
    Nói chuyện với bạn rất chán, nói thật đấy, qua cái vụ phần mềm chọc bạn cho vui nhưng thấy thái độ tra google của bạn rồi phán ta đây thần đồng công nghệ thông tin thấy mà nản!!!
    Người ta nói có sách, mách có chứng, dẫn những cơ sở rõ ràng cho điều họ nói, còn bạn cứ chấp nhận Việt Nam đã ở thế thấp, chết thế nào cũng được thì có khác nào tự xem mình như ăn xin, ai cho gì ăn đó, mà họ có cho ăn đâu, họ tự cung được rồi chèn ép bắt Việt Nam cho thuế 0% còn hàng Việt qua đó thì vẫn giá cũ, còn có nguy cơ bị chính phủ bị kiện vì tấn công những công ty gây ô nhiễm môi trường, lúc đó muốn làm ăn mày cũng không đủ tiêu chuẩn.
    Thà ăn chắc mặc bền, đi từng bước với các hiệp định nhỏ khác còn hơn ôm một mớ, muốn đàm phán một lần mà không dễ nuốt như thế này, hiểm hoạ thì đầy mình.
    NÓI THẬT, NẾU NÓ TỐT THẾ, NÓ ĐÃ KHÔNG BÍ MẬT KHÔNG DÁM CHO AI XEM. Ở đây mọi người đều đoán TPP có những gì chứ không ai biết thực sự thoả thuận gồm những mục gì, nếu không biết ủng hộ gì mà cứ lao vào thì là mù quáng.
  9. ChanVitCo

    ChanVitCo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/03/2015
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    370
    Có đúng lời thầy Mỹ đây không? Phòng thương mại Mỹ ở Việt Nam!
    Chuyện thường tình thôi mà, đám bưng bô Mỹ rất hay cãi thầy với cái bô trên đầu. Không hiểu thầy thì bưng bô cho thầy thế nào đây.

    Ủng hộ chính sách Thương mại & Các chương trình mà có lợi cho công nhân dệt may Mỹ. Đây không phải là do tình cờ mà là kết quả của chính sách chính phủ Mỹ đã khuyến khích việc xuất khẩu sợi và vải Mỹ tới khu vực để đổi lấy miễn thuế nhập khẩu sản phẩm hoàn thiện cuối cùng - quần áo.

    Ngành công nghiệp dệt may của Mỹ đã hậu thuẫn mạnh mẽ những sáng kiến của chính phủ vì họ đã bảo tồn và mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm dệt may của Mỹ và công nhân dệt may Mỹ.
    --------------
    Supporting Trade Policy & Programs that Benefit U.S. Textile Workers The Western Hemisphere is by far the largest export market for U.S. yarns and fabrics. This is not by accident but is the result of U.S. government policy that has encouraged the exportation of U.S. yarns and fabric to the region in exchange for duty free entry of the final finished product—a piece of apparel.


    The U.S. textile industry has strongly backed these government initiatives because they have preserved and expanded export markets for U.S. textile products and U.S. textile workers.



    beta22 thích bài này.
  10. beta22

    beta22 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2014
    Bài viết:
    720
    Đã được thích:
    1.120
    Mình thấy mong muốn thoát tàu của bạn đang làm bạn chỉ nhìn một ngành nghề, một phía, mất cầu từ phía Việt Nam với Trung Quốc cũng chả xi nhê gì cũng chẳng làm nó yếu đi. Nhưng Trung Quốc khốn nạn thì thằng Mỹ cũng đểu cáng, chẳng tin thằng nào được, đã đàm phán kinh tế mà còn muốn lũng đoạn, cài cắm các thành phần cách mạng màu, ngay những điều cơ bản, lộ ngay trước mặt nó còn muốn chơi mình thì phía sau cái nghị định hoàn toàn tối mật kia nó sẽ làm gì thì không cần nghĩ cũng biết.
    Mình rất thích những bài viết khác của bạn, nhưng là những bài viết có số liệu để phản bác chứ không phải chỉ đơn thuần là câu chữ và khá là chụp mũ khi gọi người không cùng ý kiến với mình là mê tín dị đoan (?) như trong topic này.

Chia sẻ trang này