1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tăng thiết giáp Việt Nam Phần 2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Su35Fk, 11/11/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hk111333

    hk111333 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2012
    Bài viết:
    2.521
    Đã được thích:
    224
    vấn đề là sóng xung kích từ đợt đầu tiên của trái đạn nhiệt áp bung ra nó chưa có nhiệt nóng thì vỡ màng phổi rồi, thêm đợt thứ 2 nữa mới có nhiệt, lúc này van cảm ứng nhiệt mới đóng thì lính tiêu mẹ nó rồi đóng làm cái chi nữa. Đóng cho ruồi muỗi nó khỏi bay vào mồm mấy anh lính chết đang há mồm à
  2. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Sóng xung kích đứng gần mới chết, xa 1 chút áp suất giảm 1 phần khả năng sống sót sẽ cao hơn.

    1 trong những cái mình muốn là hạn chế thiệt hại do phỏng đường hô hấp sau vụ nổ. Nếu bạn có đọc 2 biểu đồ thực nghiệm mà mình đưa lên ở các bài trước thì bạn cũng có thể thấy sóng xung kích triệt tiêu sau 0.03s. Nhiệt thì sau 2 giây không khí toàn phòng vẫn còn nóng ở mức trên dưới 100 độ C. Hít vào là phỏng đường hô hấp như chơi.
  3. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    [​IMG]


    Vụ nổ diễn ra ở t=0, khi C4 nổ trong vòng 0.006 giây sóng xung kích sẽ chạm điểm TP1, cách 0.3m. 0.0065 giây chạm điểm TP2, 0.0067 chạm điểm TP3, cứ thế lan ra. Đó là sóng xung kích tạo sự biến thiên áp suất theo không gian, sóng xung kích lan ra. Sóng xung kích đẩy không khí ở tâm vụ nổ ra 4 phía nên sau khi đạt p ~ 170 PSI thì áp suất tại điểm TP1 luôn thấp hơn áp suất không khí vì mật độ phân tử khí ở tâm vụ nổ ít. Do đó có hiệu ứng không khí tràn về tâm sau khi vụ nổ chấm dứt.

    Đạn nhiệt áp cũng có sóng xung kích tương tự, nhưng yếu hơn do phản ứng hóa học khi nổ của đạn nhiệt áp không giải phóng khí nhiều như thuốc nổ C4. Và cần thời gian cháy dài 1 chút để giải phóng năng lượng. Sóng xung kích của vụ nổ nhiệt áp sẽ tạo 1 sự biến thiên theo không gian của áp suất. Bên cạnh đó bất cứ 1 điểm nào trong tầm ảnh hưởng của vụ nổ nhiệt áp cũng sẽ xảy ra thay đổi đột ngột của áp suất do hiệu ứng cháy nhiệt áp . Như trong biểu đồ tại điểm TP1, 0.3m áp suất biến động liên tục trong biên độ -20 cho đến 20 PSI.

    Sự biến thiên theo thời gian của áp suất tại 1 điểm xác định trong vụ nổ nhiệt áp là đặc trưng của các vụ nổ nhiệt áp, hàng triệu phân tử thuốc nổ cháy trong 1 không gian lớn, thay vì 1 khối thuốc nổ C4.

    Phần biến động áp suất theo thời gian của các điểm khác, xa tâm nổ hơn điểm TP1 còn bị ảnh hưởng của sóng xung kích phản xạ lại trong không gian kín nên mình không phân tích. Chỉ chọn điểm TP1, biểu đồ thể hiện rõ sự khác biệt giữa 2 vụ nổ.


    Cái mình muốn là hạn chế thiệt hại do áp suất thay đổi đột ngột theo thời gian. VD ở 20 PSI thì co thể gây thủng màng nhĩ, vỡ các mạch máu ở khoang mũi, có thể gây choáng..... Đeo 1 cái mặt nạ phòng hóa có thể bảo vệ được các cơ mềm này trước thay đổi áp suất.

    1 cái hình để minh họa cho sóng xung kích của 1 vụ nổ:

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 18/05/2015
    gdviet thích bài này.
  4. bintao

    bintao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2011
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    101
    Sao chưa thấy bác nào cãi nhau chuyện mang đạn nhiệt áp ra chống tăng nhỉ. Thấy bọn IS hướng dẫn lính nó cách quay chết M1 là không cần bắn xuyên xe mà cứ ném chai xăng vô đít xe để động cơ nóng quá tải là xong :D
    Thiết nghĩ quả đạn nhiệt áp tạo nhiệt độ lớn như vậy ở 1 thời điểm thôi thì cái động cơ xe cũng tèo ngay tức khắc. Thấy clip IS ném chai xăng vô M1 đã hiệu quả lắm rồi, đâu cần phải bắn xuyên xe mới ăn :v
    beta22OnlySilverMoon thích bài này.
  5. shinplumber

    shinplumber Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    149
    Điều quan trọng là sau thí nghiệm này thì cái thằng làm thí nghiệm nó nghiên cứu ra cái gì... hay là nó để đấy, không có sản phẩm cụ thể còn mình ôm vào đấy để tưởng tượng ra cái không có trong thực tế, và mình lý luận cứ như là mình đã sản xuất ra các thiết bị bảo vệ đó rồi.
  6. divenoi_xalam

    divenoi_xalam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2012
    Bài viết:
    2.635
    Đã được thích:
    2.230
    Hình như Mỹ từng thả vài trái kiểu này xuống Bát-Đa thay vì giấy bạc để gây mất điện thì phải...:-?
  7. shinplumber

    shinplumber Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    149
    Cái quan trọng là thằng Mỹ có làm ra sản phẩm là bộ quần áo chống đạn nhiệt áp hay không. Hoặc thằng Nga hoặc TQ có sáng chế ra cái van gì đó để lắp vào mặt nạ K65 hoặc M04 mà QĐ ta đang sử dụng để chống đạn nhiệt áp.
  8. divenoi_xalam

    divenoi_xalam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2012
    Bài viết:
    2.635
    Đã được thích:
    2.230
    Mấy cái lý luận của cụ Hoàng ứ ý kiến đâu,toàn phản ứng trong 1/2-1 s thì trừ khi là superman thì mới chống được chứ lính trơn thì... #:-s
    beta22, hk111333shinplumber thích bài này.
  9. shinplumber

    shinplumber Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    149
    QĐ mình cũng phát cho mỗi người một cái áo mưa, rộng rãi và dày dặn lắm, hơn hẳn mấy cái áo mưa bên ngoài, chắc cũng có lý do của nó.:D
  10. nguhayuo

    nguhayuo Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/03/2010
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    732
    ặc ặc... giả sử thời gian đáp ứng của hệ thống van mà Jacq làm ra là 1/100s và trong thời gian đó khối khí nóng của vụ nổ "đi bộ" được 1m, vậy thì cảm biến nhiệt phải cách mặt nạ khoảng 1m chứ nhỉ????.
    Trong trận chiến vụ nổ xảy ra không chỉ trước mặt người lính mà ở bốn phiá phải không ạ.
    Đến đây mình tưởng lính của lão Hoàng và lão Jacq giống con xén tóc có bốn cái râu dài hàng mét tủa ra bốn phiá để dò nguồn nhiêt. Quá hay!!!!:-D:-D:-D
    [​IMG]
    hoặc thía lày:
    [​IMG]

    hình có tính chất minh họa :-D:-D:-D:eek::eek::eek:
    Lần cập nhật cuối: 19/05/2015
    beta22, hk111333shinplumber thích bài này.

Chia sẻ trang này