1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh Dịch: Sắc Màu Thời-Không Tâm Lý (học) hiện đại

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 02/06/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.031
    Đã được thích:
    46
    Lại câu chuyện Tâm Lý Hại "điên nặng"="Điện" ==>"Hại điện" vì Tài Liệu quá hiếm
    Chu Dịch.

    Chu dịch , là bộ sách bàn về lý, tượng, số, chiêm.
    Về hình thức và phương pháp giống như là một tác phẩm chuyên luận về âm dương bát quái. Nhưng thực chất là là dùng phương pháp bát quái để dự đoán thông tin. Vấn đề cơ bản nhất của nó là dùng vũ trụ quan một phân làm hai và quy luật đối lập thống nhất, là dùng phương pháp duy vật biện chứng, chỉ rõ quy luật tự nhiên của quá trình phát triển, biến hóa giữa các sự vật trong vũ trụ.
    Nội dung của nó vô cùng phong phú, phạm vi đề cập rất rộng, trên bàn thiên văn, dưới bàn địa lý, giữa bàn việc đời và con người, từ khoa học tự nhiên đến xã hội, từ sản xuất đến cuộc sống, từ bậc đế vương trị quốc ra soa cho đến người dân phải làm người như thế nào. Tất cả đều được bàn một cách tỉ mỉ, thật là bao gồm khắp hết, không đâu không bàn đến. Ơ chương này chủ yếu sẽ nói rõ vì sao sách Chu dịch bị quy là mê tín phong kiến, mối quan hệ của nó với khoa học là ở đâu và nói đã cống hiến cho nhân loại những gì.

    & Các Bạn biết gì về Chu Dịch Xin thảo luận giản đơn như là đang giỡn .
  2. trungkhung

    trungkhung Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2015
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    8
    Bai viet hay adida phat cam on ban
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.031
    Đã được thích:
    46
    LS hình thành & fát triển của Kinh Dịch:

    Kinh Dịch Chủ yếu dựa vào 2 khái niệm Âm (_ _) Dương (___)có 2 ký hiệu kèm theo cùng tổ hợp biến thái của chúng theo MT không gian/ & Thời gian
    Theo dòng link sau: http://ttvnol.com/threads/tam-ly-hoc-moi-truong-cu-ma-lai-moi-tiep.590142/#post-13833270 :

    Dịch là gì?
    Về mặt chiết tự, chữ "Dịch" (易) là do "nhật" (日) và "vật" (勿) ghép thành. Từ tượng hình mà xét, "nhật" tượng trưng mặt trời, có chữ Nhật 日 là mặt trời đứng trên , bên dưới là chữ "Vật 勿" vẽ hình giống các tia sáng rọi xuống (phồn Thể), nội hàm của "Dịch" là mọi vật vận động & fát triển dưới ánh sáng mặt trời. Fương Tây gọi là "Thay đổi (Changes)" cho nên Kinh Dịch Fương Tây còn goi là " The book of Changes"

    Thảo luận "giản đơn" như "đang giỡn" nhưng k0 "dơn giãng".
    [​IMG]
  4. trungkhung

    trungkhung Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2015
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    8
    Dung coi vay ma khong phai vay nhi cam on ban nhieu
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.031
    Đã được thích:
    46
    Lời Fi Lộ:

    Các Bài viết trong tương lai sẻ có 1 số cổ ngữ (đa số rất tối nghĩa gọi là huyền) & 1 số thuật ngữ Hại "điên nặng"="Điện" ==>"Hại điện (Hiện Đại) vì chưa có thuật ngữ & bản chuẩn dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt.

    LS truyền thống KINH DỊCH theo TRUYỀN THUYẾT, HUYỀN THOẠI & Các CHỨNG CỨ.
    Xem http://ttvnol.com/threads/tam-ly-hoc-moi-truong-cu-ma-lai-moi-tiep.590142/reply?quote=13833270
    Về nguồn gốc ký hiệu âm dương theo TRUYỀN THUYẾT, HUYỀN THOẠI & Các CHỨNG CỨ thì còn nhiều cách giải thích hơn nữa:
    Cách thứ nhất nói là lấy theo bộ phận sinh dục của nam nữ
    cách thứ hai nói là ngày xưa dùng từng mắt tre để tính chiêm bốc, một mắt là dương, hai mắt là âm, hoặc không mắt là dương, có mắt là âm
    cách thứ ba nói: trời một sắc là dương, đất chia làm đất và nước là âm
    cách thứ tư nói trong Hệ từ có nói nút thừng mà trị là lấy từ phương pháp ghi số nút thừng ngày xưa. Một nút là dương, hai nút là âm vv...

    Về sau bói cỏ thi dùng để biểu thị số chiêm bốc nên làm thành BÁT QUÁI.

    Còn NGUỒN GỐC & THỜI GIAN xuất hiện của phù hiệu BÁT QUÁI là vấn đề rất phức tạp, đã có những khảo chứng cho rằng có thể nó xuất hiện cách đây 5.000 năm, nhưng ngày nay lại có phát hiện mới Trên những mảnh gốm cách đây 1 vạn năm đã có những vạch vẽ giống BÁT QUÁI . (Kết cấu chữ số của hình dịch).

    (còn tiếp)

    Thảo luận "giản đơn" như "đang giỡn" nhưng k0 "dơn giãng".
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 07/06/2015
  6. trungkhung

    trungkhung Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2015
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    8
    Cam on ban da viet bai adida phat.....bai viet hay
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.031
    Đã được thích:
    46
    NGUỒN GỐC theo TRUYỀN THUYẾT, HUYỀN THOẠI & Các CHỨNG CỨ CỦA BÁT QUÁI

    Từ xưa tới nay, BÁT QUÁI được gọi là sách trời không có chữ, đó là vì nó là lý luận của một khoa học thần kỳ nhưng bí ảo, chưa hề có một tiền lệ nào trong lịch sử văn hóa thế giới. Về nguồn gốc của nó, tự cổ chí kim, tuy sự nghiên cứu và khảo sát chưa bao giờ đứt đoạn, nhưng cho đến nay vẫn là bí ảo , mỗi người bàn một cách.

    Thứ nhất có người nói nguồn gốc của nó là từ cổ thiên văn. Lý do là chữ quái của BÁT QUÁI (卦 guà)
    quẻ/QUÁI (卦 guà) là từ chữ khuê (gồm 2 chữ Thổ) (圭), chữ bốc (卜). Thổ khuê tức là đem đất chất đống lên mà thành, dùng để đo bóng mặt trời. Về sau không dùng đất chất đống nữa mà dùng một cái gậy cắm đứng, để đảm bảo gậy đứng thẳng, trên đâu gậy buộc một cái dây, phía dưới dây đeo vật nặng, cho nên hình của nó là chữ (卜). Đó là do nói nguồn gốc của BÁT QUÁI từ cổ thiên văn.

    Thứ hai có người nói nguồn gốc của BÁT QUÁI là văn tự. Chữ xưa: khôn, khảm, chấn, đoài làm thành BÁT QUÁI.

    Thứ ba có người nói nguồn gốc của BÁT QUÁI là chữ số. Cách ghi số thời cổ là vạch các gạch, số một vẽ một gạch, số hai vẽ 2 gạch, số 3 gạch 3 gạch.

    Thứ tư có người nói nguồn gốc của BÁT QUÁI là chiêm bốc, là mô phỏng những dấu hiệu của mai rùa mà ra. BÁT QUÁI và 64 quẻ đều là những dấu hiệu tiêu chuẩn. Cho nên có thuyết nguồn gốc dịch quái là quy bốc . Từ xa xưa đã sớm có: chiêm vật tượng, chiêm thiên tượng, chiêm tinh tượng v. v. ... Nên nói nguồn gốc của BÁT QUÁI là chiêm bốc.

    Thứ năm có người nói nguồn gốc của BÁT QUÁI là Hà đồ , Lạc thư . Tương truyền ngày xưa có long mã xuất hiện ở Hoàng Hà, lưng mang Hà đồ ; có rùa thần nổi ở Lạc Thủy lưng mang lạc thư' .
    (còn tiếp)

    Thảo luận "giản đơn" như "đang giỡn" nhưng k0 "dơn giãng".
    [​IMG]
  8. trungkhung

    trungkhung Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2015
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    8
    Adida phat bai viet hay
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.031
    Đã được thích:
    46

    Có huyền thoại cho rằng ‘vua’ Phục Hy là người; sau khi được đã căn cứ vào các điểm âm dương trên hà đồ và lạc thư mà vẽ ra BÁT QUÁI/Chu Dịch - Đồ hình hà đồ (hay Tiên thiên bát quái).

    Sau đó Kinh Dịch được tiếp tục phát triển thời Hạ, Thương, Chu (2205TCN-256), trong đó, thời vua Văn Vương (1090-1050) có ‘Đồ hình lạc thư’ (hay Hậu thiên bát quái) chủ yếu nói về ‘thời thế, vận mạng’. Thời Xuân Thu, Khổng Tử (551-479TCN) đã tổng hợp và chú giải thành bộ Kinh Dịch (một trong ‘Ngũ Kinh’ gồm Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu) mà đã trở thành cuốn kinh điển triết học có hệ thống.

    HÀ ĐỒ, LẠC ĐỒ

    Về Hà đồ lạc đồ có đủ các loại truyền thuyết thần kỳ. Tương truyền ở xã hội nguyên thủy Trung Quốc, các lãnh tụ bộ lạc thời Phục Hy có long mã nổi lên ở sông Hoàng Hà, lưng mang hà đồ , có rùa thần xuất hiện ở Lạc Thuỷ, lưng mang lạc thư . Phục Hy sau khi được đã căn cứ vào các điểm âm dương trên hà đồ , lạc đồ mà vẽ ra BÁT QUÁI. Về sau Chu Hy đã thần hóa, nói hà đồ , lạc đồ là dịch của trời đất

    Từ sau đời Tống, phàm là sách về chú dịch, luận dịch trị dịch đều lấy các hình hà đồ lạc đồ làm 1 bộ phận quan trọng của Chu dịch . Thậm chí có người nói BÁT QUÁI/Chu Dịch là căn cứ hà đồ , lạc đồ mà vẽ ra, ban đầu Chu dịch dựa theo đồ thư mà làm ra, chứ không phải đồ thư theo dịch mà làm ra.

    Vì người ta cho rằng Phục Hy đã dựa theo hà đồ mà làm ra BÁT QUÁI, cho nên trong kinh sơn hải nói: Phục Hy được hà đồ, người Nhà Hạ do đó mà nói rằng Liên Sơn.
    Nhưng tôi (tác giả) cho rằng BÁT QUÁI/Chu Dịch trong sách Liên sơn tuy có thể ra đời từ Nhà Hạ, nhưng BÁT QUÁI/Chu Dịch không nhất thiết theo Hà đồ mà làm ra. Vì trong nguyên văn của Kinh dịch không đề cập đến hà đồ, lạc đồ.
    Thuyết hà đồ , lạc thư trong cuốn Thượng thư của Tiên Tần, Luận ngữ của Mạnh Tử và trong Hệ từ đều có ghi lại. Nhưng Đồvà Thư thực chất là cái gì, chưa ai nhìn thấy, càng chưa thấy ai nói đến. Trước đời Tống, không ít Dịch gia khi viết về Dịch rất ít nói đến Hà đồ , Lạc đồ , một vài người có nói đến thì cũng chỉ nói lướt qua. Phong trào nói đến hà đồ , lạc thư là vào những năm thái bình hưng quốc (niên hiệu Tống Thái Tôn). Do đó, từ đời Tống về sau, đối với thuyết hà đồ lạc thưluôn có hai dòng ý kiến khác nhau. Các học giả dịch học đời nhà Thanh như Hồ Vị, Hoàng Tôn Nghĩa đều phản đối cách nói của các nhà nho đời Tống.
    Lần cập nhật cuối: 18/06/2015
  10. trungkhung

    trungkhung Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2015
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    8
    Hay

Chia sẻ trang này