1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. type007

    type007 Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/01/2015
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    23
    Tin hót ko ai cập nhập là sao :))

    Hình ảnh tiêm kích tối tân nhất thế giới bị cháy xém
    Sohanews - 10/06/2015 20:15
    • Vụ cháy xảy ra trên chiếc F-35 tại căn cứ không quân Eglin có thể khiến Mỹ thiệt hại tới 50 triệu USD.
      [​IMG]
      Theo tờ Air Force Times, Bộ Tư lệnh huấn luyện và đào tạo không quân Mỹ vừa công bố hình ảnh và bản điều tra đầy đủ nguyên nhân sự cố xảy ra vào năm ngoái trên tiêm kích F-35 mang số hiệu đuôi 10-5015.

      Vụ hỏa hoạn xảy ra với F-35 trong quá trình cất cánh tại căn cứ Không quân Eglin (bang Florida) ngày 23/6/2014 đã khiến chiếc máy bay gần như bị hư hại hoàn toàn.

      Ngay sau sự việc, quân đội Mỹ đã quyết định cho ngừng bay gần 100 chiếc F-35 tới khi hoàn thiện các điều tra bổ sung về loại động cơ đang được trang bị cho các tiêm kích này.

      [​IMG]
      Hình ảnh tiêm kích F-35 bốc cháy tại căn cứ không quân Eglin tháng 6/2014.

      [​IMG]
      Vụ hỏa hoạn đã khiến 2/3 thân máy bay bị cháy xém.

      Kết quả điều tra sự cố cho thấy, một phần rotor động cơ đã bị vỡ trong quá trình cất cánh, gây hư hại nhiều phần động cơ và cắt vào bình nhiên liệu cùng các đường dẫn dầu thủy lực.

      Nhiên liệu và dầu thủy lực sau đó bốc cháy, làm lan ra ngọn lửa thiêu cháy 2/3 thân sau của chiếc máy bay.

      Rất may, phi công đã kịp thời thoát ra và lực lượng phản ứng khẩn cấp đã dập tắt ngọn lửa.

      Bản báo cáo cho biết, các cơ quan chức năng vẫn đang trong quá trình đánh giá mức độ thiệt hại do sự cố này gây ra, tuy nhiên, tổng mức thiệt hại có thể lên tới 50 triệu USD.

      Theo Văn phòng chương trình F-35, các máy bay F-35 đã hoạt động trở lại và đang huấn luyện với công suất tối đa.

      Chương trình phát triển máy bay chiến đấu F-35 là dự án đắt đỏ nhất trong lịch sử quân sự Mỹ, song nó gặp phải vô số vấn đề, trong đó, các hạn chế về kỹ thuật và thiết kế góp phần không nhỏ.

      Chi phí liên tiếp bị đội lên hàng tỷ USD, kế hoạch giao hàng cho các nước bị lỗi hẹn và ngày ra mắt siêu máy bay chiến đấu cũng bị trì hoãn.

      http://www.baomoi.com/Hinh-anh-tiem-kich-toi-tan-nhat-the-gioi-bi-chay-xem/119/16811251.epi
  2. imagic2

    imagic2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/04/2015
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2.026
    Đầu tiên là bài viết cho thấy Mỹ có kế hoạch đánh chặn tên lửa hạt nhân của Nga, thậm chí là tấn công phủ đầu tiêu diệt các hệ thống tên lửa hạt nhân của Nga
    http://baodatviet.vn/anh-nong/my-co-the-bien-tiem-luc-hat-nhan-nga-thanh-so-khong-3271960/

    Hiện nay, Mỹ có tất cả 93 tàu chiến được trang bị hàng chục tổ hợp của hệ thống chiến đấu Aegis mỗi chiếc – chúng có nhiệm vụ đánh chặn và tiêu diệt các tên lửa đạn đạo Nga. Ngay từ năm 2008, Mỹ đã thử nghiệm thành công hệ thống này, chỉ bằng một đòn tấn công đã hạ một chiếc vệ tinh trinh sát (của Mỹ) bị trục trặc kỹ thuật không còn sử dụng nữa. Độ cao 247 km, có nghĩa là cự ly tiêu diệt rất ấn tượng

    Chính người Mỹ lên kế hoạch “hạ” các tên lửa đạn đạo của Nga sau đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu bằng cách đó – trước hết, các tên lửa đạn đạo sẽ bị bắn hạ khi mới tăng tốc ở phần quỹ đạo trên lãnh thổ Châu Âu. Và không chỉ bằng các hệ thống phóng từ biển.

    Tên lửa SM-3 Block IB có trọng lượng 1,5 tấn, dài 6,55m, đường kính thân 0,34m, sải cánh 1,57m. SM-3 có tốc độ đánh chặn 9.600km/h (gấp gần 8 lần vận tốc âm thanh), tầm bắn trên 500km, độ cao bay 160km. Như vậy, xét về lý thuyết, hệ thống Aegis cùng tên lửa SM-3 Block IB hoàn toàn có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo RS-12M Topol – loại Nga đã liên tiếp phóng thử gần đây.

    Không chỉ triển khai hệ thống phòng thủ hạng nặng bao quanh Nga, theo AP, hiện nay Mỹ đang cân nhắc về khả năng triển khai tên lửa trên đất liền tại châu Âu để tấn công phủ đầu Nga nếu cần thiết.

    Theo nhận định của Sputnik, nhiều khả năng Mỹ sẽ tái triển khai hệ thống Tomahawk phóng từ mặt đất được định danh là BGM-109 Gryphon đã bị giải trừ từ năm 1991 theo Hiệp ước INF được Mỹ và Liên Xô ký kết tháng 12/1987. Loại tên lửa này đã từng được Mỹ triển khai tới châu Âu đặt ở 6 nước gồm Anh, Bỉ, Hà Lan, Đức và Italy, với mục đích phá hủy hệ thống tên lửa đạn đạo di động RSD-10 Pioner (SS-20 Saber) của Liên Xô.

    Đạn tên lửa hành trình BGM-109 Gryphon dài 6,4 m, đường kính thân 0,52 m và trọng lượng khi phóng 1.470 kg. Tên lửa được lắp đầu đạn hạt nhân đơn khối W-84 vốn dựa trên bom hạt nhân B61, sử dụng hệ thống dẫn đường INS/TERCOM, được lắp trên hệ thống phóng TEL. BGM-109 Gryphon sử dụng động cơ đẩy bằng nhiên liệu rắn MK 106, có tốc độ cận âm 880 km/h và phạm vi tác chiến 2.500 km. Mỗi hệ thống phóng tự hành có 4 ống phóng mang theo 4 quả tên lửa BGM-109 Gryphon.

    ---------------------------------------

    Kế đến là bài viết ở quan điểm khác cho biết rủi ro của kế hoạch
    http://baodatviet.vn/video/nhung-rui-ro-khi-my-bien-hat-nhan-nga-thanh-so-khong-3272228/

    Bởi vì đòn tấn công toàn cầu về mặt lý thuyết thì rất ưu việt, thậm chí đã qua thử nghiệm thành công. Nhưng ai mà biết được trên thực tế mọi việc sẽ diễn ra như thế nào?!".

    "Và nếu như không thể đánh chặn được tất cả các tên lửa của chúng ta – vì một lý do gì đó? Và nếu như các tên lửa bị đánh chặn rơi xuống lãnh thổ các đồng minh của Mỹ ở Châu Âu?

    Có nghĩa là đòn tấn công toàn cầu sẽ biến thành cuộc chiến tranh hạt nhân tổng lực tiêu diệt lẫn nhau, và trong cuộc chiến tranh đó sẽ không có người chiến thắng.

    Trong khi đó, phân tích kĩ hơn, theo tờ Russia and India Report, nhân tố lớn nhất có thể ngăn chặn cuộc Chiến tranh thế giới thứ 3 chính là một hệ thống của Nga với khả năng phát động một cuộc tấn công trả đũa hạt nhân ngay cả khi các tuyến chỉ huy và liên lạc của lực lượng tên lửa chiến lược bị phá hủy hoàn toàn.

    --------------------------------------

    Cá nhân tôi thì khi đọc link thứ 1 có những suy nghĩ như sau:
    - Mỹ và NATO rất mạnh, chi rất nhiều tiền để xây dựng hàng rào bao vây Nga nhưng có thực sự bao vây hoàn toàn không khi hiện vẫn còn khoảng trống, ví dụ như Bắc cực? Hoặc đơn thuần là tàu ngầm hạt nhân của Nga bơi thoát khỏi vòng vây?
    http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc...-Bac-Cuc-de-doa-My-tu-huong-bac-post153428.gd

    - Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Nga thực hiện việc tấn công vào hệ thống phòng thủ Aegis ngay trước khi bắn tên lửa đạn đạo? Các hệ thống phòng vệ trong lúc bận rộn đối phó và có thể bị tiêu diệt bởi ngư lôi, tên lửa, liệu còn sức ngăn cản tên lửa đạn đạo? Sức mạnh phòng thủ bị dàn mỏng liệu chống lại đc sự tấn công tập trung?

    - Liệu việc đánh chặn trên lý thuyết có xảy ra đc vào thực tế? Ví dụ như Hàn Quốc chê Patriot chỉ chặn đc k0 quá 40%. Hay những sự kiện về Scud cổ lỗ của Iraq xuyên thủng Patriot. Việc bắn hạ vệ tinh bay chậm chạp liệu là dẫn chứng tốt cho việc đánh chặn tên lửa đạn đạo?

    - Và nhỡ như chặn hụt, hoặc tên lửa bị đánh chặn rơi trên EU, liệu chiến tranh hạt nhân đc đáp trả toàn diện lẫn nhau và con người diệt vong bởi bụi phóng xạ?


    Kết luận: Kế hoạch của Mỹ quá rủi ro. Thiết nghĩ chúng ta nên cầu nguyện rằng k0 có chiến tranh hạt nhân thì hơn :))
    beta22 thích bài này.
  3. Dong_Phuong_Bat_Bai

    Dong_Phuong_Bat_Bai Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/06/2015
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    27
    Cá nhân nghĩ ra được hay lấy lời người khác, Mỹ ko phải bắn hạ vệ tinh chậm, điều đó sai hoàn toàn, nó bắn vệ tinh thành công nhưng thua vụ TQ bắn ở 1 điểm, tìm hiểu kĩ rồi hãy cmt. Scud ko phải xuyên thủng Patriot hoàn toàn, mà vì Patriot có vấn đề về ...... (tự tìm hiểu rồi cmt lên đây xem)
    imagic2 thích bài này.
  4. khoaia1pro

    khoaia1pro Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/03/2014
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    102
    catalayabeta22 thích bài này.
  5. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.347
    Đã được thích:
    26.684
  6. imagic2

    imagic2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/04/2015
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2.026
    Clone của ai mà nói nhảm thế?
    - Cá nhân tôi nghĩ, dựa vào mớ thứ đã đọc, đã biết. Có vấn đề gì à? Trình bày đi. Thay vì tập trung phản biện luận điểm của tôi thì lại tìm cách nhảy cóc xem đây là ai nghĩ à? Chi thế?
    - Vừa bảo Mỹ k0 bắn hạ vệ tinh, vừa bảo nó bắn vệ tinh thành công. Câu cú gì thế? Mang hơi hướm phong cách dốt tiếng Việt của pro khựa rồi :|
    - Tôi nói Scud xuyên thủng Patriot, bạn thêm chữ "hoàn toàn" vào làm gì? Mang hơi hướm chụp mũ của pro khựa rồi :| . Nói chuyện tại-bởi-vì làm gì, chuyện sai số 0.5s chữa ngượng à?
    beta22 thích bài này.
  7. Dong_Phuong_Bat_Bai

    Dong_Phuong_Bat_Bai Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/06/2015
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    27
    Này thì Sờ Cút cùi và Pa Tri ốt xịn

    Tin nóng: Tướng Arập Xê-út chết vì trúng tên lửa Yemen


    Tư lệnh Không quân Ả-rập Xê-út, Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan, đã bị chết trong một cuộc tấn công bằng tên lửa Scud qua biên giới của quân nổi dậy Houthi.

    Theo trang mạng tình báo Debkafile của Israel, Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan đã bị chết trong một cuộc tấn công tên lửa Scud từ lãnh thổ Yemen của quân nổi dậy Houthi vào Căn cứ không quân Quốc vương Khalid ở Khamis Mushayt, miền tây nam Ả-rập Xê-út.

    [​IMG]
    Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan, Tư lệnh Không quân Hoàng gia Ả-rập Xê-út.

    Cuộc tấn công bằng tên lửa Scud này xảy ra vào ngày 6/6, nhưng cái chết của Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan được giấu kín cho đến ngày 10/6/2015.

    Căn cứ không quân Quốc vương Khalid ở Khamis Mushayt là căn cứ lớn nhất của Không quân Ả-rập Xê-út và một nửa các cuộc không kích của Liên minh Ả-rập vào lãnh thổ Yemen xuất phát từ căn cứ không quân này.

    Các cuộc không kích của liên quân do Ả-rập Xê-út cầm đầu chống quân nổi dậy Houthi Iran hậu thuẫn đã giết chết khoảng 2.000 người – trong đó có nhiều dân thường bao gồm cả phụ nữ và trẻ em.

    Các nguồn tin quân sự của debkafile ở Vùng Vịnh cho biết việc chậm công bố cái chết của Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan đã gây ra nhiều nghi vấn. Thông báo ngắn gọn của Ả-rập Xê-út chỉ nói: "Tư lệnh Không quân Hoàng gia Ả-rập Xê-út, Trung tướng Mohammed bin Ahmed Al-Shaalan, đã chết ngày thứ Tư (10/6) vì một cơn đau tim, trong một chuyến đi công tác ở nước ngoài”.

    Không có thông tin nào được cung cấp về cái gọi là "chuyến đi công tác nước ngoài”, mục đích của chuyến đi này và thậm chí cả tang lễ của Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan.

    [​IMG]
    Một nửa các cuộc không kích của Liên minh Ả-rập vào lãnh thổ Yemen xuất phát từ Căn cứ không quân Quốc vương Khalid.

    Nguồn tin quân sự của debkafile cho biết phía Ả-rập Xê-út đã bị bất ngờ trước vụ tấn công tên lửa nói trên của quân nổi dậy Houthi từ lãnh thổ Yemen. Phản ứng duy nhất ở Căn cứ không quân Quốc vương Khalid đến từ các khẩu đội tên lửa phòng không Patriot do người Mỹ điều khiển. Các khẩu đội này chỉ bắn hạ được 2-3 trong số 15 tên lửa Scud tấn công Căn cứ không quân Quốc vương Khalid ở Khamis Mushayt.

    Mỹ đã triển khai tên lửa Patriot ở Khamis Mushayt để bảo vệ các đơn vị đặc nhiệm và máy bay không người lái tấn công các phần tử khủng bố Al-Qaeda trên Bán đảo Ả-Rập (AQIP). Nhưng kể từ khi bắt đầu cuộc nội chiến Yemen, máy bay không người lái Mỹ thường chỉ điểm các mục tiêu của quân nổi dậy Houthi cho Không quân Ả-rập Xê-út.

    Cuộc tấn công bằng tên lửa Scud từ lãnh thổ Yemen vào căn cứ không quân ở Khamis Mushayt cho thấy chiến tranh đã từ Yemen lan sang lãnh thổ Ả-rập Xê-út.

    Nguồn tin quân sự của debkafile khẳng định rằng quân nổi dậy Houthi đã nhận được thông tin tình báo của Iran, biết chính xác nơi ở của Tướng Al-Shalaan và các cộng sự hàng đầu của ông trong ngày tấn công bằng tên lửa Scud. Nhận được thông tin tình báo này, quân nổi dậy Houthi đã tiến hành phóng đồng loạt 15 tên lửa Scud vào lúc 3 giờ sáng ngày 6/6 vào khu sinh hoạt và các nhà chứa máy bay của Căn cứ không quân Quốc vương Khalid.

    Theo debkafile, Riyadh đã cố tình giấu giếm cái chết của Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan để tránh làm nao núng tinh thần của liên minh Ả-rập đang tham chiến ở Yemen.

    http://kienthuc.net.vn/nong-sau/tin-nong-tuong-a-rap-xe-ut-chet-vi-trung-ten-lua-yemen-511428.html
    --- Gộp bài viết: 13/06/2015, Bài cũ từ: 13/06/2015 ---
    2 đồng chí nam tước và tí fò đâu rồi =))
    halosun, Khucthuydu2, catalaya3 người khác thích bài này.
  8. xanh247

    xanh247 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2012
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    169
    Patriot vô đối chỉ toàn là tưởng tượng, giấc mơ chỉ là giấc mơ
    beta22 thích bài này.
  9. khoaia1pro

    khoaia1pro Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/03/2014
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    102
    PAC 2 thì có lâu rồi, từ thời chiến tranh vùng vịnh 1991 đã chuyển giao cho Saudi. Còn PAC 3 thì kí kết hợp đồng hồi tháng 10/2014 chuyển giao hay ko thì ko thấy công bố
    beta22suhomang thích bài này.
  10. Fearless

    Fearless Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/06/2015
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    536
    "Do người Mỹ điều khiển" thì hy vọng là PAC3. Căng nhể
    beta22 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này