1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh Dịch: Sắc Màu Thời-Không Tâm Lý (học) hiện đại

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 02/06/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    Xem Hình Hà Đồ; Lạc Thư.
    [​IMG]
    Ngày nay, qua nhiều khảo chứng, người ta nói: Trong hà đồ của người Tống có 55 vòng tròn đen trắng phân bố, e rằng nó được bắt người từ Hệ từ . Hệ từ nói: trời 1; đất 2; trời 3; đất 4; trời 5; đất 6; trời 7; đất 8; trời 9; đất 10. Trời có 5 số, đất có 5 số. Năm số của trời cộng lại được 25, năm số của đất cộng lại được 30. Tổng số của trời và đất được 55, cho nên nó biến hóa như quỷ thần vậy . Cách nói này xem ra có lý.

    Thế các số của trời đất trong Hệ từ là từ đâu mà ra? Cuộc tranh luận lịch sử này không đi đến kết quả.
    Tôi (tác giả) cho rằng số của Trời Đất rất có thể là lấy từ thiên can: Giáp ất bính đinh mậu kỷ canh tân nhâm quý mà ra.
    Giáp bính mậu canh nhâm là 5 số dương, tổng là 25 số trời; ất đinh kỷ tân quý là 5 số âm, tổng là 30 số đất. Cả hai tổng hợp lạu là 55. Số của thiên địa là ngũ hành, tuy hợp với ngũ hành va phương vị, còn với thiên can hoá (tức 60) có chênh lệch, nhưng phương pháp hóa hợp với thên can là giống nhau.
    Ví dụ: số của thiên địa 1 và 6 hợp với thủy chính là giáp, kỷ hợp thổ; 2 và 7 hợp với hỏa, là ất canh hợp kim; 3 và 8 hợp với mộc, là bính tân hợp với thủy; 4 và 9 hợp với kim, là đinh nhâm hợp với mộc; 5 và 10 hợp với thổ, là mậu, quý hợp với hỏa.
    Số thiên địa thấy trong Hệ từ , còn sự ra đời của thập thiên can thì sớm hơn Hệ từ , đó là điều không có gì nghi ngờ. Cho nên số thiên địa trong Hệ từ rất có khả năng được rút ra từ thập thiên can.

    Xuất xứ của 45 vòng đen trắng trong lạc thư của người đời Tống tức cái mà gọi là lạc thư lấy từ mai rùa không ngoài độ hom càn của Trịnh Huyền đời Tống là dẫm 9 đội 1, phải 3 trái 7, 2 và 4 làm chân, 6 và 8 làm vai .

    Điểm trắng trong hà đồ tượng trưng cho dương, đen tượng trưng cho âm,
    tức 1, 3, 5,7, 9 là số lẻ, là dương, gọi là tượng trời;
    2, 4, 6,8, 10 là số chẵn, là âm, gọi là tượng đất.
    Các số này của trời đất hợp lại nhau chính là 55.

    Số 55 của trời đất không những đại diện số của BÁT QUÁI/Chu Dịch mà còn hợp với số ngũ hành. Tức 1 và 6 hợp với thủy, 2 và 7 hợp với hỏa, 3 và 8 hợp với mộc, 4 và 9 hợp với kim, 5 và 10 hợp với thổ. Như vậy vạn vật trong trời đất đều thuộc ngũ hành mộc, hỏa thổ, kim,thuỷ.
    Điểm trắng trong Lạc thư là dương, điểm đen là âm. 1, 3, 7,9 là số lẽ, thuộc dương; 2, 4, 6, 8 là số chẵn thuộc âm.
    Các số âm, dương ấy cũng gọi là tượng của trời đất. Các số trong hình vẽ: đội 9 dẫm 1, trái 3 phải 7, 2 và 4 làm vai, 6 và 8 làm chân, điều đó phù hợp với hậu thiên BÁT QUÁI.

    Kinh dịch ra đời sớm hơn Truyền dịch bảy, tám trăm năm, nên BÁT QUÁI/Chu Dịch không phải dựa theo Hà đồ , Lạc thư để vẽ. Đó là điều không ai phủ nhận được.
    ******
    Thảo luận "giản đơn" như "đang giỡn" nhưng k0 "dơn giãng" KHÔNg.
    Lại chuyện Hại "điên nặng"="Điện" ==>"Hại điện" _ Hiện Đại THỜI
    [​IMG] SẤC MÀU biến DỊCH
  2. trungkhung

    trungkhung Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2015
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    8
    Adida phat bai viet hay cam on ban da viet bai
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    Để nhận thức sâu sắc hơn, Sau đây là ~ tham luận về mặt LÝ & TẦM ỨNG DỤNG Chu Dịch/ BÁT QUÁI Gần & xa của các học giả Đương thời Đông & Tây:

    Tạm giới thiệu Đầu Tiên (# Tiền đâu?), quyển:
    Kinh dịch với cuộc sống con người :


    & Bài Tham luận Bí Mật 78 : Kinh Dịch (Bói & Dự đoán)


    ******
    Thảo luận "giản đơn" như "đang giỡn" nhưng k0 "dơn giãng" KHÔNg.
    Lại chuyện Hại "điên nặng"="Điện" ==>"Hại điện" _ Hiện Đại THỜI
    [​IMG] SẤC MÀU biến DỊCH
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    Gần đây có bài tham luận về Kinh Dịch ngày 3/9/2004 tại Diễn đàn đỉnh cao văn hóa 2004 tại Bắc Kinh, về:
    Ảnh hưởng của Kinh Dịch đối với văn hóa Trung Quốc do GS Dương Chấn Ninh (Nobel Vật lý năm 1957) chủ trì :
    [​IMG]
    Dương Chấn Ninh hiện là Giao sư ĐH Thanh Hoa Bắc Kinh và ĐH Hồng Công.

    Trong bài phát biểu ngày 3/9/2004 tại Diễn đàn đỉnh cao văn hóa 2004 tại Bắc Kinh, GS Dương Chấn Ninh (Nobel Vật lý năm 1957), cho rằng Kinh Dịch ảnh hưởng sâu sắc đến cách tư duy trong văn hóa Trung Quốc và đây là một trong các nguyên nhân quan trọng làm cho khoa học cận đại không nảy sinh tại Trung Quốc.

    Đề tài bài nói của tôi là Ảnh hưởng của Kinh Dịch đối với văn hóa truyền thống Trung Quốc; trong mấy chục phút sau đây tôi sẽ bàn về nhiều quan niệm: tinh giản, tỉ loại [1], thiên nhân hợp nhất, liên tưởng, thủ tượng, sự hình thành Hán ngữ và Hán tự, quy nạp. Trong một thời gian ngắn không thể nói rõ nhiều quan niệm như vậy, nên xin chỉ tập trung bàn 3 vấn đề sau: [Hình 1]


    Tinh thần của Kinh Dịch là gì: cô đọng hóa, phân loại hóa, trừu tượng hóa, tinh giản hóa, ký hiệu [phù hiệu] hóa ... là tinh thần của Kinh Dịch. Tôi cho rằng tinh thần ấy xuyên suốt đến từng xó xỉnh trong nền văn hóa truyền thống Trung Quốc mấy nghìn năm.

    1) Kinh Dịch ảnh hưởng tới phương thức tư duy của văn hóa truyền thống Trung Quốc; ảnh hưởng đó là một trong các nguyên nhân quan trọng khiến cho khoa học cận đại không thể nảy sinh tại Trung Quốc.
    2) Kinh Dịch là một trong các nguyên nhân làm cho Hán ngữ trở thành ngôn ngữ đơn âm.
    3) Kinh Dịch ảnh hưởng tới quan niệm thẩm mỹ của văn hóa Trung Quốc.
    [​IMG]
    Hình 1. Chữ ở chính tâm vòng tròn: "Dịch"
    Các chữ ở trên vòng tròn, theo chiều kim đồng hồ, từ vị trí chính giữa trên: "Tinh giản", "Thiên nhân hợp nhất", "Liên tưởng", "Hán ngữ", "Hán tự", "Quy nạp", "Thủ tượng", "Tỉ loại"
    Tôi làm công tác nghiên cứu vật lý, chưa từng nghiên cứu sử học, khảo cổ học, ngôn ngữ học, mỹ học, triết học; nhưng gần đây tôi bắt đầu quan tâm tới nguồn gốc hình thành văn hóa Trung Quốc. Bởi vậy, nhân dịp này tôi xin mạnh dạn trình bày một số suy nghĩ của mình.

    Mọi người đều biết Kinh Dịch là một văn bản rất cổ của Trung Quốc, nghe nói từ triều đại nhà Hạ đã có bản Kinh Dịch sớm nhất, gọi là Liên Sơn. Đời nhà Ân Thương có sưu tập bảo quản gọi là Quy Tàng nhưng đều thất truyền. Kinh Dịch mà chúng ta hiện nay được thấy là Chu Dịch thời Tây Chu. Cho nên thời gian thai nghén Kinh Dịch ít nhất trải qua hơn 1000 năm. Tôi nghĩ mọi người có thể đồng ý với kết luận đó.

    64 quẻ của Kinh Dịch bắt đầu bằng quẻ Càn và quẻ Khôn. Nếu hỏi Kinh Dịch hình thành như thế nào, tôi cho rằng mọi người có thể chấp nhận cách nói như sau: Trung Quốc phát triển bói toán sớm nhất, vì muốn hiểu bói toàn một cách có hệ thống nên đã phát triển quái phù [ký hiệu của quẻ]. Tất cả 64 quẻ đều có quái phù.

    Càn là 6 vạch nét liền. Khôn là 6 vạch nét đứt. Sau khi có quái phù còn phải có tên gọi [quái danh] và chữ [tự] cho mỗi quẻ. Tên quẻ có âm [âm thanh]; có âm vẫn chưa đủ, bèn có một chữ [tự]. Có lẽ thứ tự trước sau quá trình phát triển này là như vậy. Vì tôi không nghiên cứu khảo cổ học nên tôi nghĩ rằng rất có thể cái thứ tự ấy ít nhiều có phần đúng.

    Chúng ta biết rằng niên đại thai nghén Kinh Dịch cũng là niên đại Hán ngữ, Hán tự bắt đầu hình thành, là niên đại thai nghén nền văn hóa Trung Hoa. Những quẻ này là "Tượng"; trong Chu Dịch có nói như thế. "Tượng" là quan niệm đã cô đọng, là cái "Tượng" dùng quái phù, tên quẻ để phân loại sự biến thiên của trời, đất, người.
    Có thể nói đoạn trình bày ở trên dùng ngôn ngữ ngày nay để thuật lại chuyện rốt cuộc tinh thần của Kinh Dịch là gì: cô đọng hóa, phân loại hóa, trừu tượng hóa, tinh giản hóa, ký hiệu [phù hiệu] hóa ... là tinh thần của Kinh Dịch. Tôi cho rằng tinh thần ấy xuyên suốt đến từng xó xỉnh trong nền văn hóa truyền thống Trung Quốc mấy nghìn năm.
    Chẳng hạn có cực nhiều thí dụ về tinh giản phân loại. Ngày nay ta đều biết trong lý luận Trung Y có một điểm quan trọng là chia bệnh tật và y dược thành các loại âm dương, nóng lạnh, trong ngoài; dùng quan niệm phân loại này làm tiền đề lớn để phát triển lý luận Trung Y. Đó là thứ truyền lại từ truyền thống của Kinh Dịch. Ta có thể nêu ra rất nhiều thí dụ như vậy.

    Nguyên nhân làm cho khoa học cận đại không nảy sinh ở Trung Quốc

    VÌ SAO KHOA HỌC CẬN ĐẠI KHÔNG NẢY SINH TẠI TRUNG QUỐC ?

    Vấn đề này đã có rất nhiều người bàn thảo. Quy nạp lại, đại để có 5 lẽ sau.
    >Thứ nhất, truyền thống của Trung Quốc là nhập thế chứ không phải xuất thế. Nói cách khác là tương đối chú trọng thực tế, không chú trọng lý luận trừu tượng.Thứ hai, [Trung Quốc áp dụng] chế độ khoa cử.Thứ ba, [văn hóa truyền thống Trung Quốc] có quan niệm cho rằng kỹ thuật không quan trọng, cho rằng đó chỉ là "Kỳ kỹ dâm sảo" [sản phẩm kỳ dị mà tinh xảo].Thứ tư, [văn hóa] truyền thống Trung Quốc không có phương pháp tư duy kiểu suy diễn.Thứ năm, có quan niệm Thiên nhân hợp nhất.
    Tôi cho rằng điểm thứ 4 và 5 có quan hệ khăng khít với Kinh Dịch.

    Trước hết nói về điểm thứ tư.


    Nội hàm của Thiên nhân hợp nhất quyết không phải chỉ là "nội ngoại nhất lý" mà còn có "Thiên nhân hài hòa" quan trọng hơn. Thiên nhân hài hòa có ảnh hưởng cực lớn tới truyền thống Trung Quốc.
    Phương pháp tư duy của khoa học cận đại có đồ thị như sau về hai loại phương pháp tư duy kiểu suy diễn và kiểu quy nạp. [Hình 2]
    Quy nạp và suy diễn [tiếng Anh là Inductive method và Deductive method] đều là phương pháp tư duy không thể thiếu trong khoa học cận đại. Để trình bày rõ điểm này, ta hãy xem xét lịch sử xây dựng phương trình Maxwell do Maxwell (1831-1879) sáng lập.


    [​IMG]
    Hình 2. Hình bên trái, từ trên xuống: "Quy luật tự nhiên"; chữ trong khung: "Quy nạp"
    Hình bên phải, từ trên xuống: "Quy luật tự nhiên"; chữ trong khung: "Suy diễn"
    Dòng chữ ở dưới: Hai phương pháp tìm kiếm quy luật tự nhiên của khoa học cận đại. Phương pháp quy nạp được biểu diễn bằng đường nét đứt thể hiện sự khó khăn của phương pháp này. Phương pháp suy diễn được biểu diễn bằng nét liền, thể hiện sự dễ dàng của phương pháp này.

    Maxwell là nhà vật lý vĩ đại nhất thế kỷ XIX. Vào giữa thế kỷ ấy, ông viết ba bài báo đặt nền móng kết cấu chính xác cho sóng điện từ, qua đó làm thay đổi lịch sử nhân loại. Các phát minh sau này được phát triển trong thế kỷ XX như vô tuyến điện, truyền hình, thông tin mạng v.v... tất cả đều dựa trên cơ sở phương trình Maxwell. Vậy ông làm như thế nào để có được kết quả có tính chất đánh dấu thời đại như thế?
    Trong bài báo thứ nhất, Maxwell đã sử dụng phép quy nạp; trong đó có một đoạn như sau :
    "Chúng ta cần nhận thức được việc các nhánh của vật lý học rất giống nhau; tức là nói trong vật lý học có các nhánh khác nhau nhưng kết cấu của chúng lại có thể chứng minh lẫn cho nhau."
    Ông dùng quan niệm đó để nghiên cứu ra cách viết phương trình điện từ học, lấy một số phương trình cơ học chất lỏng làm bản gốc. Phương pháp nghiên cứu này tuân theo tinh thần của phép quy nạp.
    Mấy năm sau, trong bài báo thứ ba, ông vận dụng phương pháp suy diễn vào phương trình điện từ (được lập nên bằng phương pháp quy nạp), đi tới kết luận : các phương trình đó thể hiện điện từ có thể truyền đi dưới hình thức sóng với tốc độ sóng phù hợp tốc độ ánh sáng lúc ấy đã biết, cho nên "ánh sáng tức là sóng điện từ". Đây là một suy luận đánh dấu thời đại, nó đã thúc đẩy sự phát triển KHKT thế kỷ XX và phương thức sinh hoạt của loài người ngày nay.
    Câu chuyện trên thể hiện rõ phương pháp quy nạp và suy diễn đồng thời là phương pháp tư duy cơ bản của khoa học cận đại.
    Một đặc sắc lớn của văn hóa truyền thống Trung Hoa là có phương pháp quy nạp nhưng không có phương pháp suy diễn. Trong đó đâu là nguồn gốc của phương pháp quy nạp ?
    "Dịch giả tượng dã", "Thánh nhân lập tượng dĩ tận ý", "Thủ tượng bỉ loại", "Quan vật thủ tượng".
    Những câu này đều quán xuyến tinh thần của Kinh Dịch, đều là phép quy nạp, là phương pháp hướng lên trên tìm cái "Tượng" toàn bộ.
    Thế nhưng văn hóa Trung Hoa không phát triển ra phép suy diễn. Làm sao ta có thể chứng minh khiếm khuyết ấy ? Mời quý vị xem một số câu nói của Từ Quang Khải (1562-1633), một vị đại thần cuối thời nhà Minh, cũng là một đại học giả. Mọi người đều biết ông là người đầu tiên hợp tác với Matteo Ricci [2] phiên dịch bản gốc tác phẩm hình học của Euclide; hai người đã dịch được 6 chương đầu tiên. Hiện nay trong nước còn giữ được mấy bản dịch gốc của họ. Tôi có lần đến Thư viện Bắc Kinh mượn đọc bản gốc đó.
    Hình học Euclide là một cống hiến lớn trong lịch sử loài người, đầu tiên quy luật hóa phép suy diễn, có ảnh hưởng rất lớn, không thể tính toán được. Sau này NEWTON viết Principia Mathematica [Nguyên lý toán học của khoa học tự nhiên]. Nếu đọc cuốn sách ấy thì bạn sẽ thấy phương pháp viết của NEWTON hoàn toàn theo phương pháp trong bản gốc Hình học Euclide, tức là từ các tiên đề, định lý đi tới chứng minh v.v...Cuốn sách ấy sao chép hình thức phép suy diễn của Euclide. Điều không may là Từ Quang Khải dịch sách hình học Euclide tuy sớm (hồi đó NEWTON chưa ra đời) nhưng trong gần 300 năm sau khi dịch, sách này chưa gây được ảnh hưởng nên có tại Trung Quốc.
    Sau khi dịch sách nói trên, Từ Quang Khải hiểu được một đặc điểm của phép suy diễn là "Dục tiền hậu cánh trí bất khả đắc [Không được thay đổi thứ tự trước sau]."
    Tức là không được đảo lộn thứ tự các suy luận. Điều này khác với truyền thống của Trung Quốc. Truyền thống Trung Quốc không chú ý logic, không chú ý thứ tự thuyết lý, đòi hỏi người đọc tự mình hiểu ra kết luận cuối cùng. Từ Quang Khải còn có mấy câu rất nổi tiếng như sau:
    Tự chí hối, thực chí minh [có vẻ tối tăm, thực ra là sáng sủa],
    Tự chí phồn, thực chí giản [có vẻ phức tạp, thực ra đơn giản],
    Tự chí nan, thực chí dịch [có vẻ khó, thực ra dễ].
    Đây cũng là đặc điểm của phương pháp suy diễn. Sau khi hiểu được tinh thần của phương pháp suy diễn thì sẽ hiểu được suy diễn thực ra dễ hơn quy nạp. Xin xem hình vẽ 2.

    Dưới đây xin nói về điểm thứ 5, tức quan niệm "Thiên nhân hợp nhất"
    "Thiên nhân nhất vật", "Lý nhất phân thù", "Nội ngoại nhất lý" bắt nguồn từ chỗ mỗi một quẻ trong Kinh Dịch đều bao hàm đạo trời, đạo đất, và đạo người (nhân đạo), quy luật của trời và quy luật của người là một.
    Chúng ta đều biết Vương Dương Minh khi tìm hiểu cây tre [nguyên văn : cách trúc tử ?] muốn dùng cái "Lý" [lý lẽ] trong đời người để tìm kiếm cái "Lý" trong giới tự nhiên. Dĩ nhiên làm như thế không thể nào sáng tạo được khoa học cận đại. Một đặc điểm của khoa học cận đại là phải thoát ra khỏi quan niệm Thiên nhân hợp nhất, phải thừa nhận đời người có quy luật của đời người, có các hiện tượng phức tạp của đời người; thiên nhiên có quy luật của thiên nhiên, có các hiện tượng phức tạp của thiên nhiên. Trời và người là hai chuyện khác nhau, không thể hợp làm một.
    Tất nhiên tôi nói như thế sẽ làm cho rất nhiều người, nhất là những người nghiên cứu triết học Trung Quốc, cảm thấy tôi công kích triết học truyền thống Trung Quốc ghê gớm quá. Tôi hoàn toàn không có ý công kích. Nội hàm của Thiên nhân hợp nhất quyết không phải chỉ là "nội ngoại nhất lý" mà còn có "Thiên nhân hài hòa" quan trọng hơn. Thiên nhân hài hòa có ảnh hưởng cực lớn tới truyền thống Trung Quốc. Vả lại khi nói về hiện trạng thế giới ngày nay, chúng ta có thể hỏi, vứt bỏ Thiên nhân hợp nhất mà hoàn toàn dùng các biện pháp của phương Tây để phát triển thế giới phải chăng sẽ có hiện tượng Thiên nhân đối lập? Đây là một đề tài vô cùng quan trọng, nhưng nó không nằm trong phạm vi tôi có thể thảo luận hôm nay
    (còn tiếp)
  5. trungkhung

    trungkhung Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2015
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    8
    Cam on ban viet bai adida phat
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    NGUỒN GỐC CỦA HÁN NGỮ, HÁN TỰ
    (tiếp theo)
    Các ngôn ngữ nguyên thủy và ngôn ngữ chín muồi trên thế giới đều là ngôn ngữ đa âm [nguyên văn: phức âm]; rất hiếm có ngôn ngữ đơn âm. Tôi không nắm được bất kỳ một ngôn ngữ chín muồi nào khác là ngôn ngữ đơn âm như Hán ngữ. Gần đây các nhà khảo cổ phát hiện 16 nghìn năm trước, người dân Giang Tây đã thu thập lúa dại để làm lương thực chính. Cho nên hơn 10 nghìn năm trước đã hình thành văn hóa Trung Hoa. Ta có thể tin rằng hồi ấy họ đã có ngôn ngữ. Ta cũng có lý do có thể giả thiết những ngôn ngữ mà tổ tiên ta sử dụng hồi ấy là ngôn ngữ đa âm. Thế thì vì sao sau này lại biến ra thành Hán ngữ đơn âm?
    Từ Hán ngữ đa âm biến thành Hán ngữ đơn âm nhất định phải trải qua một quá trình rất dài, hơn nữa nhất định phải có lý lẽ của nó, vì đây là một chuyện rất độc đáo.

    Tôi cho rằng thời đại hình thành văn hóa Trung Hoa, thời đại hình thành Hán ngữ đã chịu ảnh hưởng từ tên gọi các quẻ trong Kinh Dịch, từ Kinh Dịch phát triển ra quan niệm ở tầng sâu cho rằng tinh giản là đẹp, cô đọng là đẹp
    Tôi có một giả thiết mạnh dạn như sau: sự biến đổi đó chịu ảnh hưởng của Kinh Dịch. Tên Đơn quẻ [quái danh] là đơn âm. Càn, Khôn, .... đều đơn âm cả.
    Đó là những từ tầng lớp thống trị sử dụng, có tính chất thần bí, có ảnh hưởng lớn, đọc lên có sức mạnh. Lâu ngày nó sẽ hình thành một giá trị quan coi trọng ký hiệu [phù hiệu] đơn âm, về sau ảnh hưởng tới toàn bộ sự phát triển Hán ngữ.
    Hôm nay tại đây có sự hiện diện của các chuyên gia ngôn ngữ; ý kiến của tôi là rất mạnh dạn, hy vọng sẽ không bị các nhà ngôn ngữ học đập cho tơi bời.
    Chúng ta xem : Nguyên, Hưởng, Lợi, Trinh, Cát, Hung, Âm, Dương, Nhật, Nguyệt, Thiên, Địa - những chữ đơn âm này có thanh có sắc, có sức nặng, nói ra có tác động, dĩ nhiên có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển của toàn bộ ngôn ngữ văn tự. Cho nên vừa rồi tôi nói tôi đoán là Hán ngữ, Hán tự sở dĩ biến thành ngôn ngữ văn tự đơn âm là có quan hệ khăng khít với Kinh Dịch.

    QUAN NIỆM THẨM MỸ CỦA VĂN HÓA TRUNG HOA

    Tinh thần cô đọng hóa, phân loại hóa, trừu tượng hóa, tinh giản hóa, ký hiệu hóa của Kinh Dịch có ảnh hưởng cực kỳ sâu rộng đối với văn hóa Trung Hoa. Dưới đây tôi xin bàn qua về ảnh hưởng của Kinh Dịch đối với Hán ngữ, văn phạm Hán ngữ, văn học, nghệ thuật, THƯ PHÁP.
    Từ WORD trong tiếng Anh thường được dịch là "chữ" (tự). Dịch như thế không thỏa đáng. Nên dịch là "từ", cấu tạo bởi một hoặc vài chữ.
    Thí dụ "HIỆN ĐẠI", "sở dĩ" đều là từ có 2 chữ. Từ có thể cấu tạo bởi một, hai hoặc nhiều chữ, nhưng tuyệt đại đa số là 1 hoặc 2 chữ, ít từ có 3 chữ trở lên. Phần lớn từ có 3 chữ hoặc trên 3 chữ là phức từ, hoặc là từ dịch âm.
    Thí dụ "ngoại tổ phụ [ông ngoại]", "Động Đình hồ" là phức từ; "Thành Cát Tư Hãn" là từ dịch âm.
    Thế kỷ XIX Trung Quốc bắt đầu phiên dịch tên các nguyên tố, khi ấy cũng chỉ dùng một chữ, như "Dưỡng [oxygen]", "Lưu [sulphur]", "Lôi [radium]"; những từ này trong tiếng Anh đều là từ đa âm, khi người Trung Quốc dịch đều biến thành một từ đơn âm.
    Vì sao lại hà tiện [từ ngữ] thế? Tôi cho rằng thời đại hình thành văn hóa Trung Hoa, thời đại hình thành Hán ngữ đã chịu ảnh hưởng từ tên gọi các quẻ trong Kinh Dịch, từ Kinh Dịch phát triển ra quan niệm ở tầng sâu cho rằng tinh giản là đẹp, cô đọng là đẹp. Quan niệm thẩm mỹ đó đã ảnh hưởng tới sự hình thành từ.
    Tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có văn phạm [văn pháp] tầng sâu như nhau, sau đấy các ngữ hệ khác nhau tự phát triển trên cơ sở văn phạm tầng sâu đó. Đây là một phát hiện lớn của Chomsky.
    So sánh các ngôn ngữ khác nhau sẽ thấy mỗi loại ngôn ngữ đều có danh từ (Noun), động từ (Verb), tính từ [adjective], giới từ [adverb] v.v...Nhưng Hán ngữ có một đặc điểm lớn là rất ít dùng giới từ. Thí dụ không nói "Bố của tôi" mà nói "Bố tôi"; không nói "chạy một cách chầm chậm" mà nói "chạy chậm", bỏ bớt giới từ.
    Cho nên người phương Tây nói Trung văn là văn tự kiểu điện báo telex, nhất là cổ văn. Những áng cổ văn hay đúng là văn học cực đẹp. Một trong các nguyên nhân đẹp là cổ văn không tuân theo phương thức phát triển văn phạm thông thường và cố gắng dùng ít từ nhất để diễn đạt nhiều ý nhất. Quan niệm thẩm mỹ này là sự tiếp nối của tinh thần cô đọng hóa, tinh giản hóa trong Kinh Dịch.



    [​IMG]
    Hình 3. Chữ trong vòng trên : « PHONG »’ chữ trong vòng dưới: bên trái là "PHONG", bên phải là "Vân"

    Trong bất cứ nền văn học nào trên thế giới, liên tưởng đều có vai trò quan trọng, mà trong văn học Hán văn thì nó có vị trí đặc biệt quan trọng, bởi lẽ các từ trong Hán văn thường thường cấu tạo bởi một số chữ đơn âm, thường hay được hình thành căn cứ theo liên tưởng. Thí dụ từ "PHONG khí", "PHONG vân", "PHONG lưu", "PHONG cảnh", "PHONG quan", "PHONG vũ" đều là các từ hình thành từ sự liên tưởng. Có thể dùng hình vẽ sau để biểu thị từ "PHONG vân" (Hình 3)
    Kết cấu của từ này càng tiến một bước thúc đẩy văn học Hán văn diễn biến trở thành văn học liên tưởng, "Vân tưởng y thường hoa tưởng dung" [3], "Tần thời minh nguyệt Hán thời quan" [4] đều là sự liên tưởng đã thăng hoa.
    Ý cảnh được HỘI HỌA truyền thống Trung Hoa theo đuổi thì hoàn toàn khác với HỘI HỌA truyền thống phương Tây, là hình vẽ "quan vật thủ tượng [xem vật lấy hình]" chứ không phải hình vẽ chụp hình; là hình vẽ tinh thần chứ không phải hình vẽ giống nhau; là hình vẽ thiên nhân hợp nhất chứ không phải hình vẽ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên. Tôi cho rằng tinh thần tư duy ấy bắt nguồn từ Kinh Dịch.
    Còn nói về ảnh hưởng của Kinh Dịch đối với THƯ PHÁP [thư họa] thì càng rõ hơn. THƯ PHÁP có vai trò cực kỳ quan trọng trong văn hóa Trung Hoa truyền thống, các nền văn hóa khác không có THƯ PHÁP.
    Nhưng rõ ràng THƯ PHÁP có mối quan hệ trực tiếp với tinh thần cô đọng hóa, ký hiệu hóa, trừu tượng hóa của Kinh Dịch. Ông Hùng Bỉnh Minh bạn tôi, một nhà THƯ PHÁP, nhà điêu khắc, nhà văn, nhà bình luận văn học có viết trong sách "Hệ thống lý luận THƯ PHÁP Trung Quốc" rằng cốt lõi của văn hóa Trung Quốc là triết học, cốt lõi của cốt lõi văn hóa Trung Quốc là THƯ PHÁP. Sở dĩ tôi hoàn toàn đồng ý câu ấy của ông là do THƯ PHÁP đã cụ thể hóa, hiện thực hóa tinh thần của Kinh Dịch.
    Nguyễn Hải Hoành lược dịch

    Ghi chú của người dịch:
    [1] Gọi đầy đủ là "Thủ tượng tỉ loại": một phương pháp tư duy vận dụng các khái niệm trực quan có cảm tính, hình tượng và ký hiệu để diễn tả ý nghĩa trừu tượng của thế giới được nghiên cứu, thông qua phương thức loại suy, tượng trưng. Còn gọi là phương pháp tư duy "ý tượng". Có lẽ chỉ có ở TQ.

    [2] Matteo Ricci (1552-1610), người Ý, nhà truyền đạo Thiên Chúa; 1582 đến TQ, quen nhiều học giả TQ; có công giới thiệu khoa học tự nhiên phương Tây cho TQ.

    [3] Là câu đầu tiên trong bài thơ 4 câu Thanh Bình Điệu của Lý Bạch, nhằm tả vẻ đẹp của Dương Quý Phi, ý nói: Nhìn mây mà nghĩ tới xiêm y của Dương; nhìn hoa mà nghĩ tới dung mạo của Dương. Trần Trọng San dịch là : Mặt tưởng là hoa, áo ngỡ mây.

    [4] Là câu đầu tiên trong 4 câu bài thơ thất ngôn tuyệt cú Xuất Tái (chu sai) của nhà thơ Vương Xương Linh đời Đường, ý nói : Nhìn trăng sáng mà nghĩ tới nơi biên ải (Vẫn là trăng sáng thời nhà Tần, vẫn là biên ải thời nhà Hán, nhưng quan san đã thay đổi, thời Tần Hán đã qua rồi. Câu tiếp sau là: tướng sĩ viễn chinh tới nay vẫn chưa trở về. Bài thơ nói lên sự tàn khốc của chiến tranh và ước vọng hòa bình).

    Nguồn: 杨振宁:《易经》对中华文化的影响
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    Tuy nhiên K0 fải ai củng đồng ý về ý kiến của Vị nguyên khôi Nobel này.
    Trong Bài viết Sau đây TG Hà Văn Thùy có 1 bài tham luận
    TRAO ĐỔI LẠI VỚI GIÁO SƯ DƯƠNG CHẤN NINH VỀ KINH DỊCH
    Giải Nobel năm 1957 đưa tới cho Tiến sĩ trẻ Dương Chấn Ninh không chỉ một mà hai vương miện: vừa là khôi nguyên Vật lý, ông cũng là người siêu thành công trong lĩnh vực Dịch học. Vì vậy, hơn nửa thế kỷ sau, bài nói Ảnh hưởng của KINH DỊCH đối với văn hóa Trung Quốc tại Diễn đàn đỉnh cao văn hóa 2004 ở Bắc Kinh ngày 3/9/2004 *, của ông được nhiều người quan tâm.
    Xin trao đổi lại với Giáo sư hai vấn đề:

    1. Về nguyên nhân khiến cho khoa học cận đại không thể nảy sinh tại Trung Quốc.

    Giáo sư Dương Chấn Ninh nói:
    http://ttvnol.com/threads/kinh-dich-sac-mau-thoi-khong-tam-ly-hoc-hien-dai.1412925/page-2

    Dẫn ra năm lẽ trên, hẳn tác giả cho là đã đạt tới cùng kỳ lý của sự việc. Thực ra những lẽ đó mới ở mức nửa vời, là ngọn, là quả chứ chưa phải gốc. Phải tìm cái gốc của nó trong điều sâu xa hơn: bản chất của nền văn minh phương Đông.
    Lịch sử chia loài người làm hai: phương Tây du mục và phương Đông nông nghiệp.
    Do sống du mục, người phương Tây luôn phải đối mặt với những bất trắc của ngoại cảnh MT. Trong suốt lịch sử 10.000 năm như vậy đã mài sắc nhãn quan nhanh nhạy phát hiện những hiện tượng tiêu biểu nhất có thể làm lợi cũng như gây tai họa cho họ. Nhờ vậy, tư duy phân tích phát triển, trở thành một đặc tính bản chất.
    Trong khi đó, do sống trong MÔI TRƯỜNG nông nghiệp ổn định, người phương Đông tìm ra lợi ích của mình từ hiểu biết mối quan hệ hài hòa giữa các yếu tố xung quanh. Ít nhất 15000 năm sống trong hoàn cảnh như vậy đã rèn luyện cho người phương Đông thói quen tư duy tổng hợp.
    Từ lâu, người ta gọi là tư duy diễn dịch để đối chọi với tư duy quy nạp; tư duy phân tích để phân biệt với tư duy tổng hợp.
    Học giả CAO XUÂN HUY gọi là chủ biệt để so sánh với chủ toàn… nhưng tất cả đều nhờ cảm nhận của trực giác.
    Nhưng gần đây, bằng cách gắn điện cực vào các trung khu thần kinh khác nhau, người ta đã chứng minh được thói quen tư duy phân tích của người phương Tây và tư duy tổng hợp của người phương Đông một cách xác thực!
    Hơn 2000 năm trước, khi khám phá ra Nước, Lửa, Khí và Đất là bốn yếu tố cấu thành vũ trụ, tư duy phân tích không hướng người phương Tây tìm hiểu sự tương quan giữa chúng mà đi vào tìm hiểu bản chất của những yếu tố đó. Nhờ thế mà biết nước là do kết hợp của Oxy và Hydro. Khí là hỗn hợp của O, H, N, CO2… Lửa là phản ứng đốt cháy nhiên liệu trong MÔI TRƯỜNG Oxy và trong đất chứa tới hơn 100 nguyên tố hóa học. Từ đó mở ra chân trời mênh mông cho khoa học.
    Trong khi đó ở phương Đông, phát hiện ra Ngũ hành nhưng tư duy tổng hợp không hướng tới tìm hiểu bản chất của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
    Do không đi sâu nghiên cứu cấu tạo vật chất nên không thể có phát triển khoa học.
    Thay vì quan tâm tới bản chất của Ngũ hành, tư duy phương Đông lại đi sâu khám phá mối QH tương tác giữa chúng, từ đó tìm ra sự tương sinh, tương khắc của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ rồi làm ra Dịch.
    Có thể nói, không phát triển khoa học và làm ra Dịch là anh em sinh đôi từ bà mẹ tư duy tổng hợp, giống như hai mặt của tấm huy chương.
    Đấy là đặc điểm thuộc về bản thể của văn minh phương Đông, hoàn toàn không phải lỗi của KINH DỊCH.
    Cái lý của tự nhiên là họa trung hữu phúc. Tạo hóa không cho phương Đông tài làm khoa học nhưng dành cho họ nguồn đức lớn là nền minh triết nhân bản gói trong KINH DỊCH. Sau hơn ba trăm năm, văn minh du mục phương Tây duy lợi được tiếp tay bởi cái tinh xảo khoa học đã tàn phá môi sinh và làm băng hoại nhân tính, đẩy nhân loại tới bên bờ hủy diệt. Làm cách nào đây cứu thế giới? Nhân loại chưa có câu trả lời. Nhưng có thể khẳng định, chỉ có thể tìm trong nền minh triết nhân bản phương Đông.

    (Còn Tiếp)
    -------
    Thảo luận "giản đơn" như "đang giỡn" nhưng k0 "dơn giãng" KHÔNg.
    Lại chuyện Hại "điên nặng"="Điện" ==>"Hại điện" _ Hiện Đại THỜI
    Làm Hại tiền (Cần nhiều Tài Liệu bắt Dịch & k0 mắc Dịch) Là Hiền Tài
    [​IMG] SẤC MÀU biến DỊCH
    Lần cập nhật cuối: 07/07/2015
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp Theo)
    Vào thập niên 1950, từ nguyên lý tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số của KINH DỊCH, Tiến sĩ trẻ họ Dương khám phá ra sự vận hành của vũ trụ trong cõi vi mô: Do nguyên tử cấu tạo bởi 3 phần Dương và 2 phần Âm nên khi phân rã, lượng vật chật Dương được giải phóng chiếm 3 phần, còn vật chất Âm 2 phần! Nay, nguyên lý ấy dạy ta cách điều hành thế giới vĩ mô: Muốn tồn tại, sự vận động của vũ trụ phải theo chiều Dương. Nhưng văn minh du mục phương Tây đẩy Dương lên quá mức, khiến cho thế giới lâm vào trạng thái Dương cực thịnh, Âm cực suy vô cùng nguy hiểm. Nay đã đến thế cùng, Đông và Tây cần ngồi lại để tìm trong minh triết phương Đông cách điều hành thế giới theo lẽ tham thiên lưỡng địa: thế giới phải đi lên, phải theo chiều Dương nhưng Cha Trời chỉ nên chiếm ba phần, còn dành hai phần cho Mẹ Đất nhu thuận, cưu mang, nuôi dưỡng.
    Đấy là gì nếu không phải tư duy phân tích, chủ biệt phương Tây? Nếu học theo tư duy ấy, chúng ta sẽ chẳng bao giờ trở thành người phương Tây thứ thiệt mà sẽ tha hóa, vong bản, tiên thiên bất túc.
    Thế giới ngày nay không thiếu KHOA HỌC mà chỉ thiếu minh triết. Với hơn 15000 năm trồng lúa, người phương Đông mới hiểu được rằng vạn vật đồng quy nhi thù đồ. Vậy thì vì lẽ gì đại vũ trụ thiên nhiên, tiểu vũ trụ con người không Là Một? Cái tài sản vô giá ấy tổ tiên phương Đông để lại mà bây giờ không ít thức giả phương Tây đang tìm sao bỗng dưng đem vứt bỏ để học theo duy nhất lối tư duy xa lạ, trái với tự nhiên?
    Ta cũng từng gặp điều này ở một vài người trẻ Việt Nam: họ chủ trương thoát Á để phát triển! Đấy là sự ngộ nhận lớn do không hiểu bản chất văn hóa phương Đông. Họ không biết rằng, cái chủ toàn của văn hóa truyền thống một thời lép vế, đang là của để dành vô giá cho sự hữu dụng hôm nay. Vứt bỏ những nguyên lý minh triết của Dịch học, chúng ta tự làm mất mình, trở nên trắng tay trong cuộc học đòi vô vọng với phương Tây!
    2. VỀ NGUYÊN NHÂN LÀM CHO HÁN NGỮ TRỞ THÀNH NGÔN NGỮ ĐƠN ÂM.
    GIÁO SƯ DƯƠNG CHẤN NINH NÓI:
    "Ta cũng có lý do có thể giả thiết những NGÔN NGỮ mà tổ tiên ta sử dụng hồi ấy là NGÔN NGỮ đa âm."

    Hà van Thùy cho rằng: Đúng như Giáo sư đoán định, từ xa xưa, toàn bộ NGÔN NGỮ Á Đông là đa âm mà nòng cốt là NGÔN NGỮ Mon-khmer của người Lạc Việt chủng Indonesian, nhóm dân cư đông nhất, giữ vai trò lãnh đạo phương Đông về xã hội và NGÔN NGỮ. 40000 năm trước, người Indonesian từ Việt Nam lên khai phá Hoa lục đã mang theo NGÔN NGỮ đa âm của mình.
    (còn Tiếp)
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    Đúng là CHỮ_VIẾT dùng trong KINH DỊCH đều đơn âm. Nhưng từ đó mà cho rằng đơn âm của Dịch dẫn tới đơn âm của NGÔN NGỮ là không thuyết phục.
    Tôi cho rằng, thực tế đã đi theo chiều ngược lại: NGÔN NGỮ đơn âm từ cuộc sống tràn vào Dịch!
    Tôi cũng cho rằng, nguyên nhân trực tiếp và quyết định làm cho tiếng nói trở thành đơn âm là việc phát minh ra CHỮ_VIẾT tượng hình.
    CHỮ_VIẾT hình vẽ là CHỮ_VIẾT đơn lập, dùng hình vẽ làm ký hiệu ghi lại tiếng nói. Tiến tới mức cao hơn, người ta tạo ra những "bộ thủ" để ghép thành CHỮ_VIẾT biểu ý. Do không có vần kiểu alphabet nên CHỮ_VIẾT vuông không thể ghép lại thành CHỮ_VIẾT đa âm. Điều này khiến cho mỗi tiếng nói muốn được ghi lại, muốn được ký âm, buộc phải đơn âm hóa.
    Blời  trời  thiên  thén  天
    Krong  sông  giang  jiang  江
    Tlủ  sủ  trâu  ngưu  níu  牛
    Ngày nay người ta còn thống kê được rằng, trong tiếng Mân Việt có tới 20% không được ghi bằng CHỮ_VIẾT tượng hình mà chỉ được truyền khẩu, trong đó có nhiều tiếng đa âm.
    Muốn xác định KINH DỊCH tạo ra sự đơn âm của NGÔN NGỮ Trung Hoa hay ngược lại, điều cốt yếu là cần phải xác định được thời điểm xuất hiện sách Dịch cũng như thời điểm ra đời của CHỮ_VIẾT tượng hình.
    Khảo cổ học cho thấy, tại di chỉ Giả Hồ 9000 năm trước, người Việt cổ đã khắc CHỮ_VIẾT tượng hình trên yếm rùa#????. Sớm hơn nữa, tại chi chỉ Bán Pha 2, gần thủ phủ Tây An tỉnh Thiểm Tây, có tuổi 12000 năm, người ta tìm được trên một bình gốm, văn bản CHỮ_VIẾT tượng hình gần gũi với Giáp cốt văn đời nhà Thương.
    Trong khi đó, KINH DỊCH xuất hiện muộn hơn nhiều. Giáo sư Dương nói: "Chu Dịch hình thành khoảng 1000 năm TCN."
    Nói như vậy chỉ đúng một phần bởi lẽ Chu Dịch không tự thành tự lập mà kế thừa từ Liên Sơn Dịch của Phục Hy, Quy Tàng Dịch của Thần Nông. Theo truyền thuyết, Phục Hy sống khoảng 4000 năm TCN, vậy muộn nhất Dịch cũng xuất hiện từ thời điểm này. Dù có vậy thì rõ ràng Dịch ra đời sau CHỮ_VIẾT tượng hình rất lâu!
    Và một sự thật không thể chối cãi: Chu Dịch được viết bằng CHỮ_VIẾT vuông. CHỮ_VIẾT phải có trước rồi mới có cái để VIẾT sách chứ!
    Như vậy, có thể khẳng định là CHỮ_VIẾT vuông đã làm cho NGÔN NGỮ Trung Hoa đơn âm hóa rồi từ đó mà vào KINH DỊCH.
    KẾT LUẬN
    Là một uy tín lớn về Vật lý và Dịch học nên tiếng nói của Giáo sư Dương Chấn Ninh rất có trọng lượng, không chỉ trong giới khoa bảng mà càng lớn hơn trong công chúng. Nhưng do chưa thông hiểu lịch sử KINH DỊCH cũng như lịch sử hình thành dân tộc và NGÔN NGỮ Trung Hoa, ông đã nói những điều không phù hợp với sự thực.
    Tranh luận với ông để làm sáng tỏ chân lý KHOA HỌC là điều cần thiết.
    Rất mong sự phản hồi của quý vị thức giả.
    28.11. 2011
    *杨振宁:《易经》对中华文化的影响
    Lần cập nhật cuối: 09/07/2015
    HeartCoreTourist thích bài này.
  10. XenSung

    XenSung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/06/2015
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    3
    Adida phật!

Chia sẻ trang này