1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bộ phim hay về đề tài chiến tranh

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi t, 29/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xanh247

    xanh247 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2012
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    169
    Trong bối cảnh thanh bình hiện nay, các nhà làm phim học được nhiều điều mới nhưng chất lượng nghệ thuật của phim có tăng, nhưng trình câu khách còn tăng nhiều hơn
    Lần cập nhật cuối: 01/07/2015
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    "Peregon" (Trạm trung chuyển) làm năm 2004

    [​IMG]

    Peregon là bộ phim mới của nhà đạo diễn kiêm viết kịch bản người Nga có vốn sáng tác rất khoẻ Alexander Rogozhkin, được giới thiệu tại cuộc thi của Festival phim Karlovy Vary. Rất nhiều phim của ông từng được chiếu tại đây, gồm có phim Kukushka (2002), phim Zhizn s Idiotom (Sống với gã khờ) và bộ phim về chiến tranh Tresnhia Blokpost (Trạm kiểm soát), mà ông đã giành giải Đạo diễn xuất sắc năm 1998. Peregon là một câu chuyện về một căn cứ quân sự trung chuyển bí mật tại vùng Chukotka xa xôi, nơi máy bay của phe Đồng minh bay tới từ Alaska, do một nhóm nữ phi công Đồng Minh lái, vì thế dĩ nhiên là thu hút sự chú ý của hầu hết nam phi công người Nga tại sân bay.

    Boyd van Hoeji, biên tập viên của europeanfilms.net, đã có bài phỏng vấn với đạo diễn phim Peregon trong liên hoan phim:

    Ý tưởng làm bộ phim Peregon xuất phát từ đâu?

    Ý tưởng này đến với tôi cách đây 20 năm, nhưng tôi từng nghĩ rằng mình sẽ làm nó hơi khác. Người Mỹ có 3 cách để viện trợ Nga thời kỳ đó (Thế chiến thứ 2): chuyển qua Ba Tư, qua Biển Bắc và xuyên qua Chukotka, mặc dù tuyến Chukotka là tuyệt đối bí mật, và ấn phẩm đầu tiên về tuyến đường này chỉ xuất hiện vào đầu những năm 1990s. Tôi đã có một bản thảo kịch bản về thời kỳ này và những con người đó, nhưng do có lẽ không thể quay tại Ba Tư, tôi đã thay đổi cảnh quay về Chukotka.

    Các nhân vật là hoàn toàn do sáng tạo hay ông có lấy mẫu từ những người có thật đã từng làm việc tại những trạm trung chuyển thời Thế chiến thứ 2?

    Tôi đã đọc rất nhiều về đề tài này, nhưng các nhân vật là hoàn toàn giả tưởng. Điều làm tôi ngạc nhiên khi viết kịch bản và nghiên cứu trên các tài liệu là những người làm việc tại các căn cứ quân sự đều rất trẻ; họ sinh năm 1925 hoặc 1927. Vào thời đó, những người tham gia đều hy sinh hoặc bị thương trong chiến tranh. Kurt Vonnegut đã nói về thế hệ tham gia Thế chiến thứ 1 rằng chiến tranh đã khiến họ lùn hơn bốn xăngtimét …

    Ông đã quyết định cấu trúc bộ phim như thế nào, vốn cung cấp một bức tranh toàn cảnh về rất nhiều nhân vật khác nhau?

    Sự quyết định khá đơn giản, bởi tôi yêu thích tiểu thuyết và các tiểu thuyết gia cuối thế kỷ mười chín và đầu thế kỷ hai mươi như Tolstoy, Faulkner, Updike và Dostoyevsky. Thực chất, tôi muốn gọi bộ phim của mình là một “tiểu thuyết dạng phim”. Tom Woolfe, khi viết về Faulkner, đã nói rằng cuốn truyện tựa như một cái dấu bưu điện: không phải cuốn truyện quan trọng, mà là cuộc đời bên trong truyện của các nhân vật. Tôi đã rất hạnh phúc khi có thể viết về họ, và tôi đã viết bộ phim như thể một cuốn tiểu thuyết. Những nhà sản xuất ghét nó, bởi họ luôn muốn cái gì đó ngắn hơn và khi họ dịch kịch bản ra tiếng Anh, nó thậm chí còn trở nên dài hơn: gần gấp đôi bản tiếng Nga! Bộ phim dẫu vậy vẫn dài hơn dự định ban đầu một chút. Nếu tôi có tài hơn, bộ phim đã có thể ngắn hơn! (Cười dài)

    Có một vụ giết người bí ẩn trong phần hai của bộ phim. Trong khi phần một là bức chân dung ấn tượng về các nhân vật, khi cuộc điều tra vụ giết người bắt đầu, mạch truyện trở nên cứng nhắc hơn bởi nó đòi hỏi một hình thức trong đó những điều như vậy có thể được giải quyết một cách hợp lý.

    Tôi làm điều này một cách có mục đích, nhằm tạo ra một phần đầu ấn tượng hơn trong đó mọi điều diễn ra như trong đời thường và không có vẻ được sắp xếp. Và rồi, khi điều tra viên tới và cố gắng tìm hiểu điều gì đã xảy ra, chúng tôi bắt đầu sắp xếp các chất liệu. Từ lúc này khán giả bắt đầu hiểu về các nhân vật, mối quan hệ khác biệt của họ đối với mỗi người khác, và mỗi người có một cuộc sống thứ hai khác biệt thế nào ẩn giấu đằng sau cuộc sống đời thường. Điều này cho ta thấy rằng thông thường sự việc diễn ra bên ngoài vẫn hay khác hẳn thực chất của chúng: anh nhìn thấy một con người từ một mặt, và rồi anh chợt nhận thấy cũng con người ấy nhưng là một kẻ nào đó hoàn toàn khác. Những người tốt trở thành kẻ xấu, người xấu thành kẻ tốt, một số trở thành kẻ chỉ điểm dù ta không bao giờ ngờ tới điều ấy. Là đạo diễn, tôi cố gắng làm một kẻ kích động, cố gắng dẫn dắt người xem tham gia, khiến họ tạo ra quyết định của riêng mình và cũng khiến họ thay đổi quan điểm của mình về những nhân vật chính, như thực tế đời thường vẫn xảy ra.

    Ông có cho rằng bộ phim là một tác phẩm ái quốc?

    Đúng, tôi cho rằng đây là một bộ phim yêu nước, nhưng không chỉ cho người Nga mà cho tất cả phe Đồng minh đã từng giúp đỡ nhau trong Thế chiến 2. Tại Nga, chúng tôi phân biệt giữa “có màu đỏ”, vốn thể hiện một kiểu chủ nghĩa yêu nước rất hời hợt, đơn giản và chủ nghĩa yêu nước chân thực, và bộ phim này có lẽ thuộc về loại sau. Điều thú vị với người nghệ sĩ trong tôi là, tất nhiên, rất tồi tệ khi con người tham gia và giết hại lẫn nhau trong các cuộc chiến tranh, nhưng đồng thời, tôi có thể trưng diễn và ngắm nhìn một cách khâm phục rằng thậm chí trong những tình huống tồi tệ nhất, một con người có thể vẫn là một con người.

    Ông có suy nghĩ gì về phản ứng của công chúng Nga, mặc dù bộ phim chỉ đến tuần này mới được công chiếu ở Nga?

    Sẽ rất thú vị khi theo dõi phản ứng của họ đối với kiểu phim thế này. Trong thời đại Xôviết, người ta nói rằng người Nga chúng tôi là những người yêu thích văn học và thích đọc nhất thế giới, nhưng giờ đây chúng tôi nói rằng người Nga không thích đọc, ít nhất là những người đi tới rạp chiếu phim. Có rất nhiều đoạn phụ đề trong phim Peregon: một đoạn hội thoại tiếng Anh kiểu Mỹ, một đoạn bằng thổ ngữ Chukotka vốn không liên quan gì tới tiếng Nga và không hề có việc điều chỉnh giọng cho nghe rõ, cho nên sẽ rất thú vị khi theo dõi khán giả phản ứng ra sao. Hiện nay là thời gian mà những câu chuyện đơn giản thắng thế, nơi mọi thứ diễn tiến theo những tuyến có thể dự đoán và chỉ có hai nhân vật đang gặp nhau trên một đoàn tàu hay trong một chiếc máy bay. Tất nhiên những câu chuyện đó cũng có thể xây dựng thú vị, nhưng dường như những người đó không muốn cố gắng để làm cho câu chuyện của họ thú vị hơn.

    Ông có thể nói một chút về bộ phim sắp tới của mình không?

    Hiện tôi đang viết kịch bản cho một bộ phim dựng về thế kỷ mười một. Bây giờ nó dàn dựng ở nước Nga, nhưng có lẽ sẽ thay đổi sang Na Uy và Constantinople. Phim sẽ về những di chuyển vĩ đại của các bộ tộc và sẽ chiếm khá nhiều thời gian chuẩn bị trước khi sản xuất. Trong lúc này, tôi sẽ không làm điều gì đó đơn giản hơn, một câu chuyện đương thời.

    Bình phim của Natalia Rulyova

    Trạm trung chuyển” là bộ phim của đạo diễn đa tài người Nga Aleksandr Rogozhkin, người có phong cách điện ảnh cá nhân được tán thưởng rộng rãi, cả trong lẫn ngoài nước. Ông đã đạo diễn hơn 15 phim truyện và phim truyền hình dài tập, trong đó có bộ phim đoạt nhiều giải thưởng Chim Cúc cu (Kukushka, 2002), vốn hay được xem như một trong những bộ phim hay nhất thời hậu Xô-viết. Bộ phim ngụ ngôn về chiến tranh của ông Trạm gác (Blokpost, 1998) cũng giành được giải thưởng và được giới phê bình tán dương. Bộ phim hài thắng giải và cực kỳ nổi tiếng của ông Cuộc đi săn đặc trưng dân tộc (Osobennosti natsional'noi okhoty, 1995) và phần tiếp theo Cuộc đi câu đặc trưng dân tộc (Osobennosti natsional'noi rybalki, 1998) đã trở thành 2 bộ phim đầu tiên trong chuỗi phim hài về lối sống và tính cách đặc trưng dân tộc. Nhiều câu thoại trong chuỗi phim này đã trở thành một phần trong vốn truyền khẩu dân dã thời hậu Xô-viết. Bộ phim mới nhất, “Trạm trung chuyển” , được khởi chiếu tại Liên hoan phim Nga Mở rộng Kinotavr năm 2006 và sau đó được giới thiệu tại Liên hoan phim Karlovy Vary.


    Các chủ đề hiện diện trong phim của Rogozhkin là các tính cách dân tộc, những khác biệt văn hóa, giao tiếp con người, tình yêu, ngôn ngữ chung (hoặc thiếu tiếng nói chung), và xung đột. Các dụ ngôn, kịch tính và hài kịch điện ảnh của ông khai thác cảm xúc và sự tương tác giữa con người với tính hài hước và theo tiết tấu chậm rãi. Cách lia máy quay đặc thù của ông được tiêu biểu bởi sự tập trung vào vẻ đẹp của thiên nhiên xung quanh. “Trạm trung chuyển” tiếp nối theo cùng cung cách ấy. Bộ phim bắt đầu bằng cảnh quay góc rộng của vùng đài nguyên tundra trơ trụi nhưng tuyệt đẹp. Sau đó hướng camera hạ xuống và tập trung vào một con thú nhô dưới nước lên, sau đó chiếu sang khẩu súng và một người mặc trang phục Chukcha đeo chiếc kính râm tự chế. Sự yên bình của đài nguyên và cuộc đi săn của con người bị cắt ngang bởi các máy bay chiến đấu bay qua đầu. Nhịp máy quay tăng nhanh và khán giả được giới thiệu tới một căn cứ không quân nhỏ.


    [​IMG]
    [​IMG]

    Lối kể chuyện bằng âm thanh và hình ảnh là rất đặc biệt: địa điểm là Chukotka và thời gian trải trong hơn 10 năm, bắt đầu từ 1943 và kết thúc là 1953. Đặc biệt hơn, bối cảnh là một căn cứ không quân Liên Xô, đầy máy bay, sĩ quan và phi công Liên Xô cùng những người phục vụ. Tất cả được mô tả với sự tập trung cao vào chi tiết. Tuy nhiên, sự đặc trưng lịch sử này lập tức bị đặt kế một cảnh mô tả 2 nhân vật Chukcha như trong ngụ ngôn, một thanh niên và một người già, xuất hiện giữa sân bay như thể đến từ một trong nhiều truyện cười thời Xô-viết và hậu Xô-viết về người Chukcha. Cậu thanh niên kể cho người Chukcha lớn tuổi một truyện hài. Đấy chỉ là một trong nhiều cảnh trong phim mà đạo diễn đã bất ngờ chuyển thể loại hay kiểu cách: có chỗ là từ một cảnh lịch sử chuyển thành hài kịch mang một số yếu tố ngụ ngôn - tức là từ cái cụ thể và cá nhân chuyển sang cái chung và trừu tượng.

    Vì lý do đặc trưng này, các nhà điểm phim thấy rất khó phân loại cho bộ phim mang nhiều yếu tố kịch tính lịch sử, hài, trinh thám, tường thuật vụ án giết người và ngụ ngôn thế này. Lấy cảm hứng từ các tiểu thuyết gia ưa thích thế kỷ 19 và 20 của mình― Tolstoi và Dostoevskii, Faulkner và Updike―bản thân Rogozhkin xác định phim của mình là một "tiểu thuyết dạng phim". Nhà đạo diễn thích tiểu thuyết chính vì nó cho phép pha trộn nhiều thể loại.

    [​IMG]

    Như một tiểu thuyết, “Trạm trung chuyển” chứa đầy đặc nhiều nhân vật. Bối cảnh nước Nga thời Stalin dẫn tới sự phát triển rộng rãi biên độ các nhân vật: từ những người đã anh dũng sống sót cho tới những người đã mòn vẹt dưới gánh nặng của đau khổ. Rogozhkin đã quan sát nhiều kiểu người. Sau khi trải 8 năm trong trại lao động thời Stalin, nhà cựu công trình sư máy bay Romadanovsky (Iury Orlov thủ vai) đã thể hiện tài nấu ăn của mình trong chức năng bếp trưởng căn cứ, làm ngạc nhiên các phim công Xô-viết còn non trẻ bằng sự tinh tế của các món ăn tiền Cách Mạng. Cậu thanh niên Vasia 17 tuổi người Chukcha địa phương (Aleksei Petrov thủ vai), làm nhiều loại công việc trong căn cứ và mở trở thành phi công, trước sự ngạc nhiên của khán giả, lại là một người biết tiếng Anh. Việc cậu đổi chác với người Mỹ để lấy đạn là chuyện cần thiết để đi săn cung cấp thực phẩm cho gia đình. Chỉ huy Căn cứ không quân Foma Ilyich Yurchenko (Aleksei Serebriakov thủ vai), mắc chứng nghiện rượu và mang hậu quả của dập thương. Irina Vladimirovna Zarevaia (Anastasiia Nemoliaeva thủ vai) là thông dịch viên/thủ thư và là con gái một ông lớn đã giúp cô cùng chồng mình trốn khỏi một chuyện khủng khiếp để đến ẩn náu ở Chukotka. Đó chỉ là một vài trong số nhiều chân dung được giới thiệu qua suốt bộ phim.

    [​IMG]
    Đặc điểm thú vị của nhiều bộ phim truyện và phim truyền hình hậu Xô-viết gần đây là chúng thường liên quan tới cùng các diễn viên, tạo ra một mạng lưới những liên tưởng liên quan tới các nhân vật và câu chuyện đó. Bộ phim này không phải là ngoại lệ. Thực ra, Rogozhkin đã chủ động sử dụng những liên tưởng như vậy. Ví dụ cụ thể nhất là vị chỉ huy nghiện rượu Foma. Serebriakov cũng từng đóng vai Tverdokhlebov, vị tiểu đoàn trưởng trung thực và đáng kính của tiểu đoàn cựu tù trong loạt phim truyền hình nổi tiếng Tiểu đoàn trừng giới (Strafbat, 2004). Dưới nhiều góc độ, Foma là nghịch đảo của Tverdokhlebov: một người là một kẻ hung bạo thô lỗ mà tính tàn nhẫn bắt nguồn do bị dập thương; người kia là một người đáng sợ mà trung thực. Một trong những câu thoại gây khó chịu của Foma là khi anh ta đe dọa anh phi công trẻ: “Muốn vào tiểu đoàn trừng giới không? Tao có thể tống mày vào đó.” Không thể xem cảnh này mà không lập tức liên tưởng tới phim truyền hình kia. Thủ pháp hậu hiện đại ấy giảm căng thẳng cho câu chuyện và chủ động lôi người xem khỏi mạch truyện, đặt họ vào bối cảnh hậu Xô-viết của chính họ. Giống như Tiểu đoàn trừng giới, Trạm trung chuyển là một phản ảnh hậu Xô-viết về Thế chiến thứ 2, về vai trò của người lính Nga trong đó, về chủ nghĩa ái quốc Xô-viết, về đặc trưng và văn hóa dân tộc Nga.

    [​IMG]

    Như các phim hậu Xô-viết khác, Trạm trung chuyển không chỉ là phim lịch sử và hư cấu Xô-viết mà quan trọng nhất là ngôn ngữ phim của nó. Các thành ngữ và khẩu hiệu Xô viết được đưa vào bối cảnh mới. Ví dụ, câu phổ biến “ta phải kính trọng và sợ chính quyền, chứ không phải ưa nó" được lặp lại bởi viên sĩ quan NKVD nói với Vasia người thanh niên Chukcha, như một lời khuyên đạo đức. Các tuyên bố trong đối thoại giữa những quan chức Xô viết được tái hiện cùng những câu đùa vốn là thành phần của cuộc sống văn hóa phi chính thức thời Xô viết, đặc biệt về người Chukcha, và cả hai đều được giải thích lại theo quan điểm hậu Xô viết. Do đó, Trạm trung chuyển đã đảo ngược một số giai thoại văn hóa Xô viết bằng cách tái hiện chúng trong bối cảnh do một đạo diễn hậu Xô viết dàn dựng. Tạo hấp dẫn với những ám chỉ quen thuộc và chơi chữ bằng những thành ngữ thường dùng, Rogozhkin tạo ra các chuyện hài của riêng mình, cả về từ ngữ lẫn hình ảnh.

    [​IMG]

    Cốt truyện của Trạm trung chuyển dựa trên một số sự thật lịch sử chưa hề được nhắc đến trong điện ảnh Xô viết và Nga. Trong Thế chiến thứ 2, trong số các khí tài quân sự Hoa Kỳ chuyển giao cho Liên Xô để đánh kẻ thù chung là bọn phát-xít có cả máy bay. Tuyến đường phổ biến nhất để chuyển máy bay là từ Alaska đến miền Bắc thông qua Chukotka. Tuy nhiên, như chính Rogozhkin thừa nhận, sự thật lịch sử chỉ đến đây là hết. Trong phim, máy bay được các nữ phi công Mỹ vận chuyển bằng cách bay chúng đến căn cứ không quân và giao chúng cho các phi công Nga để họ lái ra mặt trận. Trong thực tế, máy bay chỉ được vận chuyển bằng các phi công Xô viết. Không thể có chuyện người Mỹ được đặt chân lên vùng đài nguyên tundra tại nước Nga thời Stalin đầy không khí bí mật thời chiến. Đạo diễn đã tạo ra bối cảnh phi thực này để tưởng tượng những kiểu tương tác có thể diễn ra giữa các thanh niên Nga và nữ phi công Mỹ nếu chúng có dịp xảy ra. Như trong các phim trước của mình, Chim Cúc cuTrạm gác, chiến tranh chỉ là phông nền: đạo diễn quan tâm đến các giao tiếp và thu hút giới tính giữa con người, chúng vượt qua được các rào cản ngôn ngữ và văn hóa.
    [​IMG]
    Cũng như về thể loại, cốt truyện của phim cũng đưa ra các khó khăn cho người điểm phim và nhà phê bình. Khó để tổng hợp bộ phim này nói về gì. Phim bắt đầu bằng việc tập trung vào sự gặp gỡ giữa các nam thanh niên Nga và nữ phi công Mỹ. Sự bối rối đầu tiên về giới tính của các Đồng minh được đưa ra trong cảnh tại nhà vệ sinh của căn cứ KQ với một phi công Nga trẻ chỉ cho 2 phụ nữ cách dùng hố tiểu mà không nhận ra hai người là nữ. Sự bối rối đầu tiên qua đi và những người Nga mời các phi công Mỹ cùng khiêu vũ. Buổi tiếp đón chính thức bằng đoạn phía Xô viết hát bài "Quốc tế ca" đã tiếp nối cảnh khiêu vũ. Nếu cuộc khiêu vũ không chính thức đã giúp vượt qua việc thiếu ngôn ngữ chung, buổi tiếp đón chính thức lại nhấn mạnh những khác biệt văn hóa và chính trị giữa 2 quốc gia.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, sau đó sự tập trung chuyển từ hài kịch lãng mạn sang hài kịch tình huống khi con lợn con Taras đến sân bay theo yêu cầu của đầu bếp trưởng. Thay vì lợn nái, Taras hóa ra là lợn sữa, và chi bộ Đảng quyết định tại cuộc họp là sẽ thoát khỏi nó bằng cách tặng người Mỹ làm quà. Cảnh khôi hài vui vẻ với con lợn tại căn cứ KQ và trên máy bay quân sự được đan xen với một cảnh diễn ra trong sở chỉ huy của Chỉ huy Căn cứ. Cho đến gần cuối phim, người xem vẫn chưa chắc về quan hệ giữa viên chỉ huy nát rượu Foma Ilyich và thông dịch viên Irina. Foma lạm dụng và dan díu với cô phụ bếp Valia, làm cô này có bầu. Irina gần như luôn cô đơn, đôi khi có làm dáng với một phi công trẻ đến học cô tiếng Anh, nhưng cô âm thầm quan tâm đến anh sĩ quan Sergey đẹp trai. Chỉ sau khi Foma bị giết và câu chuyện quay sang một truyện trinh thám bằng sự xuất hiện của Điều tra viên sĩ quan NKVD Gusava, người xem mới nhận ra bản chất quan hệ giữa Irina và Foma.
    [​IMG]
    Rogozhkin mô tả kỹ thuật kể chuyện này là “khiêu khích”: nhiều chi tiết của cốt truyện bị giấu đi nhưng, kết quả là, nhiều chi tiết khác, theo như đạo diễn trong phỏng vấn, trở nên hiển nhiên. Nói cách khác, cốt truyện dựa trên những bất thành lời, để lại các lỗ hổng được người xem điền vào. Lối tiếp cận khá hậu hiện đại này giúp có thể phát triển cốt truyện hơn là kể thẳng ra. Do đó, bộ phim không cần có kết thúc có hậu của truyện trinh thám - người xem được nhận một ám chỉ dễ hiểu giải thích ai đã giết Foma, nhưng kẻ giết người không được nêu cụ thể. Một số nhà phê bình thấy kỹ thuật này là rắc rối. Bộ phim kết thúc như một ngụ ngôn khi ông lão Chukcha, người đã mất con trai trong chiến tranh, trò chuyện với một cậu bé Nga. Cậu bé nói rằng cậu hiểu tại sao con người giết con thú: họ có thể ăn chúng. Tuy nhiên, cậu không hiểu tại sao con người lại giết nhau; khi đó ông lão Chukcha nói rằng đó là câu hỏi quá trẻ con đến nỗi người lớn không trả lời được. Sự rối loạn của thể loại là khía cạnh đáng tò mò của bộ phim này.


    Natalia Rulyova

    Link phim (đã add cứng phụ đề)

    https://www.fshare.vn/folder/3UTAN6K3HUL6
    --- Gộp bài viết: 05/07/2015, Bài cũ từ: 05/07/2015 ---
    Xin lỗi các bạn, link trên chưa khớp thời gian, xin đừng down vội để chờ chỉnh sửa
    imagic3, hk111333, thanhVNW1 người khác thích bài này.
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    ngthi96, thanhVNWruoitrau thích bài này.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Bác danngoc có bộ Discovery Channel - Battlefield 5 Series 30 Episodes 1994-2002 vietsub ko? share cho e với....thanks
  5. thanhVNW

    thanhVNW Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    373
    Đã được thích:
    56
    Phim Peregon, cuối phim họ gợi ý là cô phụ bếp Valia bắn Foma, nhưng mình không hiểu lắm về động cơ giết? Và ai là bố của đứa bé con cô ta? Chắc chắn không phải là Foma vì ai lại giết bố của con mình.
    Xem lại 2 lần mà vẫn thấy chưa rõ ràng #-o
  6. everyonee

    everyonee Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/02/2015
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    14
    Saving private Ryan thực sự là 1 bộ phim rất rất đáng xem
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Foma cưỡng bức cô Valia mà. Phụ nữ vẫn vậy mà :)
    thanhVNW thích bài này.
  8. thanhVNW

    thanhVNW Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    373
    Đã được thích:
    56
    Ừ có lý, mình suy nghĩ theo kiểu Á Đông quá :P đấy là người Chukcha mà :)
    Lần cập nhật cuối: 23/07/2015
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Valia là người Nga. Nhưng phụ nữ là vậy mà. Ai kêu làm người ta không sướng chi
    hk111333, unghanhtongkeoruoitrau thích bài này.
  10. Fearless

    Fearless Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/06/2015
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    536
    KLQ lắm nhưng cho em hỏi chút:
    em mới xem xong 2 phim expendables 3 có S. Stalone. hình như team này bay bằng cái máy bay LX ?

Chia sẻ trang này