1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

~ Câu, Bài viết Trích đoạn Sách hay về Tâm Lý; Bình & Luận

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 26/06/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    * Tôi chỉ đọc những cuốn sách hay hoặc những cuốn sách tồi bởi vì
    những cuốn thứ nhất, tôi tự học, còn những cuốn thứ hai là để cười - điều này rất có lợi cho sức khỏe
    A.Đôki

    * Trả thù giống như bạn cắn một con chó sau khi bị nó cắn
    O.Omeli

    * Luật pháp là cái mạng nhện mà những con ruồi to thì chui lọt, còn những con nhỏ thì bị mắc lưới
    H. de Balzac
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Cái gì là vô hình?

    Đây là bài thuyết trình nổi tiếng của John Lloyd được chuyển thể thành dạng hoạt họa để giúp nhiều người xem hơn, thú vị hơn và tiếp cận với nhiều người trẻ hơn.
    John Lloyd đưa ra những triết lý rất tuyệt vời.
    Thứ ta không thấy thì ta cũng không hiểu? Càng nhiều ánh sáng, ta thấy được càng ít
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Chỉnh link (vì sự cố bản quyền)
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46

    Mặt trời và mặt trăng, cái nào quan trọng hơn?


    Có một câu chuyện kể rằng: Một ngày nọ, có một người hỏi một vị lão tiên sinh, mặt trời và mặt trăng, cái nào quan trọng hơn?

    Vị lão tiên sinh kia suy nghĩ nửa ngày, mới trả lời: “Là mặt trăng, mặt trăng quan trọng hơn”. “tại sao?”

    “Bởi vì mặt trăng chiếu sáng vào ban đêm, đó là thời điểm chúng ta cần ánh sáng nhất, còn mặt trời lại chiếu sáng vào ban ngày mà ban ngày chúng ta đã có đủ ánh sáng rồi.”


    Bạn có lẽ sẽ cười vị lão tiên sinh này là hồ đồ, nhưng mà bạn K0 biết là có rất nhiều người cũng nghĩ như thế sao? Người mà hàng ngày chăm sóc bạn, bạn cũng K0 cảm nhận được điều gì cả? Nhưng nếu là một người xa lạ ngẫu nhiên giúp đỡ bạn, bạn sẽ cho rằng đó là một người tốt, cha mẹ và người thân của bạn luôn luôn vì bạn mà hy sinh, mà đánh đổi nhưng bạn lại cảm thấy đó là việc đương nhiên, thậm chí có khi còn thấy phiền toái. Một khi người ngoài làm một việc na ná như thế thì bạn lại sẽ hết sức cảm kích. Đây chẳng phải là giống như đã hồ đồ “cảm kích ánh trăng mà phủ nhận mặt trời” hay sao?

    [1][​IMG]

    Một cô gái đã có một cuộc tranh cãi với mẹ của mình, tức giận đến mức tông cửa chạy ra ngoài và quyết định K0 bao giờ trở về ngôi nhà chán ghét này nữa. Cô đã đi lang thang cả ngày ở bên ngoài, đến lúc bụng đói cồn cào, nhưng lại K0 có một đồng tiền nào, mà lại K0 muốn trở về nhà để ăn cơm. Mãi đến lúc trời tối, cô mới đi vào một quán mì, ngửi thấy mùi mì thơm tỏa ra. Cô thực sự rất muốn được ăn một bát, nhưng trên người K0 có tiền, chỉ có thể liên tục nuốt nước miếng.

    Bỗng nhiên, ông chủ quán mì ân cần hỏi han: “Cháu gái, cháu có muốn ăn mì K0?”, cô gái ngượng ngùng trả lời: “à, nhưng mà, cháu K0 mang tiền”. Ông chủ nghe xong cười to: “haha, K0 sao cả, hôm nay cứ coi như bác mời cháu đi!”

    [​IMG] [2]
    (Ảnh minh họa)
    Cô gái quả thực K0 thể tin vào lỗ tai mình, cô ngồi xuống, ngay lúc đó, một bát mì được mang ra, cô ăn say sưa, và nói: “Bác chủ quán, bác thật là một người tốt!”

    Ông chủ quán nói,: “Ồ, sao cháu lại nói vậy?”, cô gái trả lời: “Chúng ta vốn K0 quen biết nhau, bác lại đối xử tốt với cháu như vậy, K0 giống như mẹ của cháu, hoàn toàn K0 hiểu được những nhu cầu và ý nghĩ của cháu, thật là bực mình!”

    Ông chủ quán lại cười: “haha, cháu gái, bác chẳng qua mới chỉ cho cháu một bát mì thôi, mà cháu đã cảm kích bác như thế, thế mà mẹ của cháu đã nấu cơm cho cháu hai mươi mấy năm nay, cháu chẳng phải là càng nên cảm kích mẹ của cháu hay sao?”

    Nghe ông chủ quán nói xong, cô gái như tỉnh giấc mơ, lập tức nước mắt trào ra, cô bỏ mặc nửa bát mì còn lại mà vội vàng chạy về nhà.

    Mới đến ngõ trước cổng nhà, cô đã nhìn thấy bóng mẹ xa xa, đang lo lắng nhìn quanh bốn phía cổng ra vào, trái tim cô như thắt lại, cô cảm thấy muốn nói một ngàn lần một vạn lần lời xin lỗi với mẹ của mình. Nhưng cô còn chưa kịp mở miệng thì mẹ của cô đã nghênh đón và nói: “trời ơi, con cả ngày đã đi đâu thế này? Mau mau, đi vào nhà rửa chân tay, ăn cơm tối đi.”

    Tối hôm đó, cô gái mới cảm nhận được sâu sắc tình yêu của mẹ đối với mình.

    Khi đã quen với sự hiện diện của mặt trời, mọi người đã quên mất là nó đem lại cho mọi người ánh sáng, khi đã quen với sự chăm sóc của người thân, mọi người thường quên mất họ đã cho mình sự ấm cúng, một người quen được chăm sóc từng li từng tí thì ngược lại sẽ K0 thấy biết ơn, vì họ cho rằng, ban ngày đã đủ ánh sáng rồi, cho nên mặt trời là dư thừa, K0 cần thiết.

    Hy vọng trong chúng ta mỗi người đều biết mặt trời và mặt trăng, cái nào quan trọng hơn.

    [​IMG] [3]

    Trong cuộc sống thực tại, chúng ta thường hay K0 để mắt đến những điều mình đã có, cho rằng chúng là lẽ đương nhiên, K0 có gì quan trọng với mình, mà lại đi phàn nàn số phận bất công, như thể là thế giới này thiếu nợ chúng ta rất nhiều thứ vậy.

    Kỳ thực, biết ơn cũng là một loại thái độ tích cực của cuộc sống, đúng như một số người đã nói: “Hãy cảm ơn người đã làm bạn tổn thương bởi vì họ là người đã tôi luyện ý chí của bạn, hãy cảm ơn người đã lừa dối bạn bởi vì họ đã làm phong phú thêm kinh nghiệm của bạn, hãy cảm ơn người đã coi thường bạn bởi vì họ đã làm thức tỉnh lòng tự tôn của bạn…”. Cần phải mang một tấm lòng biết ơn, biết ơn số phận, biết ơn hết thảy những người đã giúp bạn trưởng thành, biết ơn hết thảy những gì ở xung quanh mình.

    Để có một tấm lòng biết ơn, yêu cầu chúng ta cần phải để tâm quan sát, dụng tâm cảm ngộ, càng cần chúng ta phải biết yêu thương. Cỏ cây sinh trưởng phát triển mạnh mẽ là để báo đáp ân huệ của mặt trời mùa xuân, chim chóc liều mình kiếm ăn là để báo đáp ân huệ được nuôi nấng, cây mạ phát triển khỏe mạnh là để báo đáp ân huệ của dòng nước mát, con cái cố gắng học tập là để báo đáp công ơn sinh thành và dạy dỗ của cha mẹ.

    Hãy học cách biết ơn đi! Khi bạn cảm ơn cuộc đời, cuộc đời sẽ ban thưởng cho bạn ánh nắng mặt trời rực rỡ. Bạn oán trách trời đất, khả năng cuối cùng chỉ có hai bàn tay trắng mà thôi! K0 phải vậy sao? Mây cuốn mây bay, hoa nở hoa tàn đều đáng để chúng ta quý trọng, cảm ơn mặt trăng, càng cần phải cảm ơn mặt trời!

    [​IMG] [4]

    Theo NTDTV [5]

    Mai Trà biên dịch
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Đây là lí do tại sao bạn cho mình đúng kể cả khi sai. (Julia Galef)
    Quan điểm là tất cả, đặc biệt khi nói đến việc kiểm tra niềm tin của bạn. Liệu bạn là một người lính thường muốn bảo vệ quan điểm của mình bằng mọi giá, hay là một người do thám luôn bị óc tò mò kích thích?
    Bên cạnh việc phân tích những động cơ đằng sau 2 lối tư duy và cách chúng điều khiển phương pháp lý thông tin của chúng ta, Julia Galef còn lô`ng chúng vào một bài học lịch sử đầy thuyết phục lấy bối cảnh nước Pháp thế kỷ 19.
    Khi kiểm chứng những quan niệm kiên định của ta, Galef đặt câu hỏi: "Bạn khao khát điều gì nhất?
    Là bảo vệ niềm tin của mình, hay là sự hiểu biết thế giới càng rõ càng tốt?
    https://www.ted.com/talks/julia_galef_why_you_think_you_re_right_even_if_you_re_wrong?language=vi

    https://video-subtitle.tedcdn.com/talk/podcast/2016X/None/JuliaGalef_2016X-480p-vi.mp4
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Nhân mùa giãi NoBel Sinh Lý Học (2017) về Nhịp sinh học & đồng hồ sinh học ; Thân tặng Các Bạn Bài viết của ~ Tác giả # có công đóng góp cho giãi này


    Thời tiết ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của con người
    Gần đây, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng đồng hồ sinh học trong cơ thể của chúng ta bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thời tiết hay theo mùa.
    Các nhà nghiên cứu đã sử dụng máy tính để mô phỏng lại sự hoạt động của đồng hồ sinh học trong cơ thể.
    Từ đó, họ đã nhận thấy cơ chế hoạt động của nó rất phức tạp, do phải đương đầu với sự thay đổi của ánh sáng trong nhiều giờ cũng như sự thay đổi của các mùa.
    Điều này đã đem đến hy vọng có thể giúp giải quyết những vấn đề liên quan đến giấc ngủ do phải làm việc muộn và thay đổi giờ giấc.
    Những khám phá này đã giúp hiểu sâu hơn về những nhân tố điều khiển nhịp điệu bên trong cơ thể con người, động vật và thực vật.
    Những khám phá này bên cạnh đó cũng có thể giúp các nhà khoa học tìm ra loại cây trồng có thể thích nghi với sự thay đổi của khí hậu.
    Tiến sĩ Carl Troein, Khoa Sinh học thuộc Đại học Edinburg cho biết:
    "Với việc hiểu rõ thêm lý do tại sao đồng hồ sinh học rất phức tạp, chúng ta có nhiều cơ hội để kiểm soát chúng hơn."
    Ông cũng nói thêm rằng: "Nghiên cứu của chúng tôi nhằm giải thích những nhịp điệu trong cơ thể được phát triển như thế nào và vì sao".
    Chúng tôi hy vọng rằng nó sẽ giúp ích cho việc điều trị chứng rối loạn mất ngủ cũng như giúp đỡ các nhà khoa học phát triển các loại cây trồng có thể tồn tại trong một thời gian dài.


    Theo KH & PT (BCNN)
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Giải Nobel Y học năm 2017 đã thay đổi mọi thứ chúng ta biết về y học và sinh học
    ZKNIGHTTrí thức trẻ
    Cả nhân loại sẽ không thể biết những gì chúng ta đang nói đến ở đây, nếu Hall, Rosbash, và Young không nghiên cứu những gì họ đã nghiên cứu...

    *LTS: Tiến sĩ Benjamin L Smarr là một nhà thời sinh học trẻ đang làm việc tại Đại học California. Nếu bạn muốn biết giải Nobel Y học 2017 vừa được trao hồi đầu tuần cho nghiên cứu về đồng hồ sinh học có ý nghĩa thế nào với chúng ta, không ai khác ngoài Benjamin sẽ giải thích cho bạn hiểu. Đó chính là lĩnh vực khoa học mà anh đang nghiên cứu:

    [​IMG]

    Thời đại của những chiếc đồng hồ sinh học đã bắt đầu.

    Vài ngày trước (2/10), giải Nobel Y học năm 2017 đã được trao cho ba nhà khoa học - Jeffrey Hall, Michael Rosbash và Michael Young – ghi nhận công trình nghiên cứu của họ về chu kỳ sinh học hàng ngày trong cơ thể.

    Nói một cách đơn giản, mục đích của lĩnh vực khoa học này là tập trung tìm hiểu cách thức vận hành của chiếc đồng hồ sinh học bên trong mỗi chúng ta.

    Từng khoảnh khắc trong chu kỳ 24 giờ của chiếc đồng hồ này, chính là thứ quyết định khi nào bạn mệt mỏi cũng như cảm thấy đói. Nó cũng kiểm soát tất cả mọi thứ, từ hiện tượng jet lag khi đi máy bay đến thời điểm rụng trứng ở phụ nữ, khi nào bạn có nguy cơ gặp cơn đau tim và khoảng thời gian nào trong ngày chúng ta học tập hay làm việc hiệu suất nhất.

    "Những khám phá của họ giải thích làm thế nào thực vật, động vật và con người thích ứng với nhịp điệu sinh học cũng như đồng bộ nó với chuyển động tự quay của Trái Đất", hội đồng giải Nobel tuyên bố.

    [​IMG]

    Giải Nobel Y học năm 2017 đã được trao cho ba nhà khoa học: Jeffrey Hall, Michael Rosbash và Michael Young ghi nhận sự phát hiện cơ chế phân tử kiểm soát nhịp sinh học

    Là một nhà thời sinh học (chronobiologist – lĩnh vực nghiên cứu về chu kỳ sinh học của sinh vật), với tôi giải Nobel Y học năm nay là một lời tuyên bố cực kỳ thú vị.

    Thường xuyên, tôi vẫn luôn phải cố gắng để giải thích cho người khác biết những gì mình đang làm, và lĩnh vực khoa học của tôi đang trên đà trỗi dậy như thế nào. Nhưng rồi mọi cố gắng ấy đều chỉ được đền đáp lại bằng một ánh mắt duy nhất, tựa như họ đang nghĩ “Ok, anh ta bị điên rồi”.

    Bạn biết đấy, các cụm từ như "cấu trúc sinh học trong thời gian" và "dao động mạng tế bào nội bộ" là thứ không dễ gì nói cho người khác hiểu được.

    Nhưng sau hôm nay, giải Nobel Y học 2017 cuối cùng sẽ mang được những vấn đề liên quan đến nhịp sinh học thoát ra bên ngoài những cuộc thảo luận hàn lâm. Nó rồi sẽ có mặt trong cả những cuộc trò chuyện đại chúng, nơi mọi người có thể bắt đầu nhận ra một phần không thể tách rời của mình: Chiếc đồng hồ trong cơ thể đang tham gia vào từng hoạt động nhỏ nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta.

    Nhịp sinh học là gì?

    Nhịp sinh học là lời đáp lại của tiến hóa với chu trình tuần hoàn ngày-đêm trên Trái Đất.

    Giống như bất cứ điều gì trong vũ trụ, cuộc sống của muôn loài lẽ ra cũng có thể bất ổn định. Vậy nên, nếu sự sống trên Trái Đất nên dựa dẫm vào một điều gì, thì thứ đáng tin cậy nhất chính là chu trình mọc rồi lặn của Mặt Trời mỗi ngày.

    Có một quy luật thế này, nếu bạn đoán trước được những thay đổi sẽ diễn ra trong tương lai, bạn có thể chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với nó. Vậy nên, ngay từ khi những hình thức cơ bản nhất của sự sống được hình thành, chúng đã có thể thích nghi để dự đoán trong mỗi chu trình 24 giờ, khi nào thì môi trường sống của mình sáng và nóng hơn, và khi nào thì trời tối lại và trở nên lạnh đi.

    Đối với bạn, điều này là hiển nhiên. Đi làm vào sáng sớm trước khi mặt trời lên đỉnh sẽ giúp bạn ít bị cháy nắng hơn. Nhưng đối với một sinh vật đơn bào, đoán được điều này có ý nghĩa sống còn khi nó sẽ tránh được nguy cơ bị giết chết bởi nhiệt và tia UV.

    Đối với thực vật, nắm được chu kỳ ngày đêm sẽ giúp quang hợp hiệu quả hơn. Và đối với các loài thú, đó là cách chúng đoán khi nào là lúc kẻ thù hoặc con mồi của mình xuất hiện.

    Tua nhanh qua vài thiên niên kỷ, cơ thể của chúng ta cũng mang trong mình những chiếc đồng hồ được di truyền gửi vào từng tế bào. Nhưng một trong những thách thức với sinh vật đa bào to lớn như chúng ta, đó là phải đảm bảo tất cả những chiếc đồng hồ này chạy đồng bộ.

    Sự phối hợp này cho phép tuyến yên của phụ nữ và buồng trứng kết hợp được với nhau khi kích thích rụng trứng; tuyến tụy, ruột, và vùng dưới đồi kết nối khi tạo ra phản ứng đói giúp chúng ta sẵn sàng tiêu hóa; giấc ngủ được đặt giờ khi cơ của chúng ta sẵn sàng giảm nhiệt độ cho phép mọi thứ hồi phục, cũng như khi bộ não của chúng ta được giải phóng nhiều dung lượng nhất để bảo trì hoặc hình thành ký ức.



    [​IMG]

    Nếu sự sống trên Trái Đất nên dựa dẫm vào một điều gì, thì thứ đáng tin cậy nhất chính là chu trình mọc rồi lặn của Mặt Trời mỗi ngày.

    Vâng, đó là những thứ mà tự nhiên đã sắp đặt, dẫu vẫn còn rất lộn xộn. Vậy mà trong thế kỷ 21, chúng ta lại còn làm rối tung sự phối hợp nội bộ của cơ thể ấy, với những thứ như đèn điện, ánh sáng nhân tạo từ màn hình điện thoại, đồ ăn nhanh vào lúc 2 giờ sáng, làm việc ca kíp và lịch học quá sớm của các trường đại học.

    Những lịch làm việc cứng kiểu này khiến mọi dòng chảy tự nhiên trong cơ thể chúng ta đảo lộn. Lẽ ra chúng ta phải ngủ và ăn uống theo vị trị của Mặt Trời ở trên bầu trời, nhưng làm việc theo lịch trình của thế giới hiện đại không đồng bộ với đó sẽ tàn phá cơ thể của chúng ta.

    Sự gián đoạn đồng hồ sinh học có thể là nguyên nhân gây ra đại dịch béo phì ở Mỹ, tỷ lệ ung thư tăng cao, chứng tự kỷ, bệnh Alzheimer và các chứng mất trí nhớ khác. Và bởi vì mỗi một phần dù nhỏ trong cơ thể chúng ta đã được nhúng vào nhịp sinh học bẩm sinh trong mục đích đồng bộ hóa tất cả những chiếc đồng hồ, gián đoạn nhịp sinh học khiến mọi thứ trong cơ thể của chúng ta đều dễ dàng bị ảnh hưởng.

    Dưới sự kiểm soát của nhịp sinh học

    Để giúp bạn hiểu thêm về ý nghĩa của giải Nobel Y học 2017 và những gì mà nhịp sinh học ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta ngày nay, đây là một danh sách những gì được đặt dưới sự kiểm soát của nhịp sinh học:

    Jet lag: Khi nhịp thời gian ngày-đêm của bạn đột ngột có sự thay đổi lớn vì hành trình dài trên máy bay, một số cơ quan trong cơ thể sẽ bắt nhịp với thay đổi nhanh hơn những cơ quan khác. Sẽ mất một khoảng thời gian để tự cơ thể bạn căn chỉnh lại. Lúc đó, đồng hồ sinh học của từng cơ quan khác nhau sẽ chạy ở các tốc độ khác nhau. Kết quả là, cơ thể không làm việc hiệu quả, bạn sẽ thấy mệt mỏi và bị suy nhược nhẹ.

    Khả năng tập trung của tâm trí: Vào một thời điểm nào đó trong ngày, bạn sẽ có khả năng học tập tốt nhất. Khoảng thời gian này kéo dài vài tiếng nhưng thời điểm bắt đầu là đặc trưng ở mỗi người. Sự hình thành của các tế bào não mới, những khớp thần kinh mới, giấc ngủ, và sự chú ý đều được điều phối theo thời gian trong ngày. Do đó, giữ một thói quen sinh hoạt điều độ là cách giữ não bộ bạn sắc bén.

    Một thực tế thú vị: Thời điểm bạn học một thứ gì đó, chẳng hạn 9 giờ sáng, nó sẽ được dán một tem thời gian. Và bạn cũng sẽ nhớ lại tốt nhất điều bạn đã học vào đúng thời điểm đó, 9 giờ sáng chẳng hạn. Vì vậy, tốt nhất bạn nên xếp thời gian học tập cố định trong ngày.

    Dinh dưỡng: Nhịp sinh học không chỉ kiểm soát khi nào bạn thấy buồn ngủ, mà nó còn ấn định thời gian bạn thấy đói. Giống như cơ thể bạn hấp thụ thông tin khác nhau ở những thời điểm khác nhau trong ngày, điều tương tự cũng đúng với thức ăn. Ví dụ, vào ban đêm, thực phẩm dễ được dự trự thành chất béo hơn so với trong ngày.

    Khả năng sinh sản: Khả năng ******** của bạn có nhịp sinh học, và các kích thích tố giới tính của bạn cũng có. Ví dụ, trứng của phụ nữ rụng vào buổi sáng bởi nó được nhịp sinh học kiểm soát. Tôi được kể rằng một tài liệu lần đầu tiên ghi nhận khi thụ tinh ống nghiệm IVF được phát minh ra ở Pháp, các nhà khoa học thấy phụ nữ bay từ Hoa Kỳ tới có tỷ lệ IVF thành công thấp hơn. Hóa ra, jetlag đã làm rối tung chu trình rụng trứng của họ! Nhân tiện, làm ca kíp cũng có thể khiến điều này xảy ra.

    Cơn đau tim: Trái tim của bạn có thể đối phó với mọi điều căng thẳng trong ngày. Nhưng sau tất cả, nó sẽ được hồi phục vào ban đêm. Khi cơ thể bạn bị sốc lên vào buổi sáng, trái tim bạn vẫn còn đang lạnh và trong trạng thái nghỉ ngơi. Cũng chính vì vậy mà hầu hết các cơn đau tim sẽ xảy ra vào buổi sáng sớm.

    Lão hóa: Cuối cùng, hãy nói về khi bạn già đi, cơ thể gặp nhiều rắc rối hơn trong việc đồng bộ tất cả những chiếc đồng hồ trong cơ thể lại với nhau. Sự mất đồng bộ và tan rã xảy ra càng nhiều, bạn càng có nhiều nguy cơ mắc các bệnh ác tính liên quan đến tuổi tác.

    Hãy ra ngoài trời sáng và ngủ trong không gian tối và yên tĩnh ban đêm để giữ cho nhịp sinh học của bạn ổn định. Đó là một bí quyết trường thọ.

    Tầm quan trọng của sinh học về thời gian

    Giải Nobel Y học năm 2017 sẽ thay đổi mọi thứ chúng ta biết về sinh học và y học

    Cả nhân loại sẽ không thể biết những gì chúng ta đang nói đến ở đây, nếu Hall, Rosbash, và Young không nghiên cứu những gì họ đã nghiên cứu. Ba nhà sinh học thời gian mới đoạt giải Nobel là một bằng chứng cho thấy rằng lĩnh vực nghiên cứu này đang trên đà trỗi dậy. Sự kiện sẽ gieo mầm cho các nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực thời sinh học, bùng nổ theo cấp số nhân.

    Lý do có thể khiến cho lĩnh vực khoa học về sinh học thời gian bùng nổ, đó là mỗi lần kết hợp một khía cạnh của sinh học với nhịp sinh học, chúng ta lại phải nhờ các nhà khoa học tính toán lại xem chúng sẽ diễn ra như thế nào vào mỗi khoảng thời gian trong ngày.

    So sánh điều này với nghiên cứu sinh học thuần không chứa nhịp sinh học, mẫu khi đó có thể được nhà khoa học thu thập ở bất cứ thời điểm nào trong ngày khi họ tiện tay thì làm, rồi kết hợp lại với nhau thành một bộ duy nhất, những dữ liệu có biến thời gian rất mơ hồ.

    Sự mơ hồ này còn mơ hồ hơn nữa với các khoảng thời gian trong ngày. Do đó, sinh học về thời gian sẽ trở thành một thư viện phát triển chưa từng thấy, trong đó, ba nhà khoa học đoạt giải Nobel Y học năm 2017 đã là những người viết những tập sách đầu tiên về cơ chế vận hành cho nó.

    Bởi chúng ta cần kiểm tra lại các lĩnh vực khoa học khác dưới thấu kính nhịp sinh học, người nhanh nhạy sẽ nhìn ra được một khoa học thời gian khác sẽ được xây dựng bên trong ngành dược phẩm.

    Giả sử, một loại thuốc được phát hiện có độc tính cao nhất tại một thời điểm nhất định trong ngày, nhưng lại cho tối đa hiệu quả vào một thời điểm khác, thì việc định liều liều có thể giúp bạn chỉ phải sử dụng một lượng thuốc nhỏ hơn, nhưng cho hiệu quả cao hơn và ít phản ứng phụ.

    Điều này sẽ có tác động lớn ví dụ trong lĩnh vực điều trị ung thư và rối loạn giấc ngủ. Nhưng bây giờ vẫn còn quá sớm để nói hết được những tiềm năng của chúng.

    Hãy chuyển sang một chủ đề khác nữa, chúng ta đã biết đồng hồ sinh học là cá biệt theo từng người, nghĩa là không ai giống ai. Cũng như không có một loại thực phẩm duy nhất nào thể phát triển cả một xã hội lành mạnh, khi nói đến thời gian đi ngủ hoặc ăn sáng, không có một giờ cố định nào phù hợp được với tất cả.

    Cố gắng tuân thủ những lời khuyên cũ đã thuộc về khoa học lỗi thời (chẳng hạn như đi ngủ sớm và thức dậy sớm, lịch học tập và làm việc từ 7 giờ) khiến cho nhiều người ngày nay phải chịu đựng sự gián đoạn của nhịp sinh học.

    Điều này không tốt cho sức khỏe của chúng ta và có thể dẫn tới chi phí y tế tăng lên trong tương lai. Tôi tin rằng chúng ta có thể tối ưu hóa lịch biểu nghĩa vụ xã hội như thời gian làm việc trong các công ty và thời gian học tập ở trường học dựa trên từng cá nhân. Bởi nếu không làm vậy, một lịch cứng áp dụng cho tất cả mọi người chẳng khác nào chúng ta đang ngược đãi một phần xã hội dựa trên nhịp sinh học của họ.

    Mỗi lần kết hợp một khía cạnh của sinh học với nhịp sinh học, chúng ta lại phải nhờ các nhà khoa học tính toán lại xem chúng sẽ diễn ra như thế nào vào mỗi khoảng thời gian trong ngày

    Một lĩnh vực có thể được cá nhân hóa khác mà chúng ta có thể sẽ chứng kiến sự thay đổi là tiên đoán y tế. Khi theo dõi những thay đổi của chỉ dấu sinh học theo thời gian, chẳng hạn như huyết áp hoặc mức hooc-môn cortisol trong máu- bạn có thể phát hiện ra chúng có độ lệch so với chỉ số cơ bản thông thường của bạn, không chỉ lệch theo từng ngày mà còn theo từng thời điểm lấy mẫu.

    Khi một điều thay đổi xảy ra trong cơ thể của bạn- chẳng hạn như bạn bị ốm hoặc mang thai - ngày sinh học của bạn cũng sẽ thay đổi. Một số nhà sinh học thời gian như tôi đang làm việc để xây dựng các thuật toán, dựa trên việc phát hiện các sai lệch sinh học cá nhân này, để dự báo những thay đổi với cơ thể bạn trong tương lai, có thể là bệnh tật hoặc thậm chí là tuổi thọ của bạn.

    Trong nghiên cứu của mình, tôi đã tìm ra các mô hình để dự đoán ung thư và khả năng hồi phục phẫu thuật, phát hiện thời điểm có thai và dự đoán kết quả thai kỳ, theo dõi khả năng sinh sản, giấc ngủ, căng thẳng và khả năng học tập.

    Ngoài ra, lĩnh vực nghiên cứu của tôi cũng có thể tiên đoán nhiễm khuẩn huyết ở bệnh viện, xác định những người có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và giúp họ ngăn chặn nó bằng cách tăng cường nhịp sinh học của họ. Tiên đoán y tế, dựa trên phân tích nhịp sinh học, sẽ rẻ hơn, chính xác hơn và mang tính cá nhân hơn bao giờ hết.

    Tất nhiên là vẫn còn cả một ngọn núi việc cần làm, trước khi thế giới có thể được tối ưu hóa xung quanh nhịp sinh học của từng sinh vật sống. Nhưng năm nay, công việc của ba nhà khoa học Jeffrey Hall, Michael Rosbash và Michael Young đã được vinh danh. Mọi người chắc chắn sẽ quan tâm nhiều hơn đến những gì mà chúng tôi đang làm. Để rồi một ngày nào đó, tất cả chúng ta sẽ cùng đồng điệu được với nhau.

    Tham khảo Quartz (Nguồn: ChungtA.com)
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Thế nào là “thông minh kiểu Việt Nam và Trung Quốc”?
    [​IMG]

    Nhiều người Việt Nam và Trung Quốc có cùng một suy nghĩ giống nhau, đó là hay cười nhạo người Tây phương ngu ngốc, không hiểu chuyện đời, “não không có nếp nhăn”, và bản thân họ lấy làm tự mãn. Vậy rốt cuộc thông minh theo kiểu người Việt Nam và Trung Quốc là như thế nào?

    Gần đây, một kênh truyền thông New Zealand đã đăng một bài viết nói về “thông minh kiểu Trung Quốc” và nhận được sự chú ý của đông đảo người sử dụng internet. Tác giả bài viết tự nhận là người Hoa, đã nhận định rằng “thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không màng trắng đen hay thị phi, không cần biết thật giả hay đúng sai, có sơ hở liền lách vào, có tiện nghi liền chiếm lấy. “Thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không màng chính nghĩa hay tà ác, bất cứ lúc nào cũng có thể vì bảo hộ bản thân mình mà làm trái lương tâm. “Thông minh kiểu Trung Quốc” chính là để cho người khác phải phó xuất và gặp nguy hiểm, còn bản thân mình những gì mười phần có lợi sẽ giành lấy hết.
    Kỳ thực, “thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không nói đến thành tín, ức hiếp người thiện lương, chính là các giá trị đều đã đảo lộn, không xét đến quy tắc…

    Nhiều người Việt có người thân là Việt Kiều ở Mỹ, có thể đã nghe câu chuyện về việc hàng hóa sau khi mua ở Mỹ có thể được trả và lấy lại tiền mà không cần phải giải thích lý do.
    Vì vậy, nhiều người khi chuẩn bị tham dự một sự kiện nào đó, liền đến “mua” một bộ quần áo, sau khi tham dự sự kiện xong rồi, lập tức mang trả lại quần áo để lấy tiền về.

    Hệ thống bán hàng ở Mỹ còn có một chính sách đáng chú ý, gọi là Price Match.
    Với chính sách này, nếu bạn mua một sản phẩm sau đó chứng minh được sản phẩm này bán giá rẻ hơn giá tại cửa hàng nào khác, thì có thể được mua sản phẩm với mức giá tương đương mức giá mà bạn tìm thấy.
    Do vậy, có một số người, khi đi mua hàng với giá đắt hơn những nơi khác, họ không hề mặc cả, mà lại chọn những màu sắc hay kích cỡ (mà ở các cửa hàng khác không có), sau đó khi tìm được cửa hàng nào có mức giá rẻ hơn thì sẽ mang hóa đơn quay lại nơi mua hàng để được giảm giá.

    Những người này dương dương tự đắc với hành vi của bản thân, đi đến đâu cũng tự cho rằng bản thân mình thông minh, thậm chí còn đặt câu hỏi sao những người khác quá “ngu ngốc”, không biết lợi dụng “kẽ hở” này.

    Coi việc chiếm tiện nghi của người ta là “thông minh”, coi gian xảo là có “năng lực lớn”…
    Mọi giá trị dường như đều đảo lộn.

    Bài viết của tác giả người Hoa trên truyền thông New Zealand còn liên hệ đến tỷ phú Warren Buffett. Rất nhiều nhà đầu tư hỏi về tiêu chí chọn đầu tư cổ phiếu của ông Warren Buffett, và thông thường ông hay nhấn mạnh rằng ông rất coi trọng sự thành tín của giám đốc điều hành công ty, nếu không phải công ty làm ăn chân chính, ông nhất định sẽ không lựa chọn đầu tư.
    Với ông, lợi nhuận không phải là yếu tố hàng đầu, mà là chữ tín.

    Một người Hoa đưa đứa con nhỏ mới 3 tuổi đến Mỹ du lịch và ở tại nhà người thân. Người nhà đã đưa cho người Hoa này một chiếc ghế ngồi ô tô dành cho trẻ nhỏ và nói: “Ở đây quy định trẻ nhỏ khi đi xe nhất định phải dùng loại ghế này, tôi đưa cho anh dùng, nhưng vì là ghế đi mượn, nên anh phải giữ gìn cẩn thận, vì chúng ta sẽ phải trả lại cho người ta.”
    Hai tuần sau khi không dùng xe ô tô nữa, chiếc ghế này đã được đem đến trả lại cửa hàng. Người bán hàng không hỏi lý do tại sao, chỉ đơn giản là đưa đủ số tiền cho người trả hàng. Người nhà liền tự hào nói: “Các cửa hàng ở Mỹ đều như vậy, nếu mua hàng trong vòng 2 tuần thì đều có thể mang hóa đơn đến và trả lại, do đó chúng tôi thường đến đây ‘mượn’ một số đồ đạc.
    Nhiều người Đại lục thậm chí còn mượn cả TV. Anh nói xem, người Mỹ có ngốc hay không chứ? Trả lại hàng vô điều kiện đúng là sơ hở quá lớn, vậy mà họ còn chẳng biết điều đó!”

    Một năm sau, người Hoa này đến Nhật Bản, một số bạn bè đồng hương ở Nhật đã tiếp đón và dùng ô tô để đi lại. Người Hoa này hỏi: “Tokyo đất chật người đông, có phải là rất khó đỗ xe không?”

    Đồng hương trả lời: “Không nghiêm trọng đến như vậy đâu, chính phủ quy định cần có chỗ để xe trước rồi sau đó mới được phép mua xe, vì vậy mà không có nhiều xe như anh nghĩ đâu.”

    “Ồ, vậy tức là anh có một bãi đỗ xe riêng sao? Chắc là phải đắt đỏ đến mức cắt cổ có đúng không?”
    “Anh nghĩ là ai cũng ngốc giống người Nhật Bản sao! Muốn mua xe thì trước tiên đi thuê một chỗ ở bãi đỗ xe, sau khi mua xe xong thì trả lại chỗ đó, vậy chẳng phải là vấn đề được giải quyết hay sao?”

    Hai ngày sau, một số bạn bè người Nhật đến đưa người Hoa này đi chơi, họ đi bộ hoặc là đi bằng tàu điện ngầm.
    Những người bạn Nhật phân trần rằng: “Tokyo mua xe thì dễ, nhưng tìm chỗ đỗ xe thì không dễ dàng gì. Do đó, anh chịu khó đi tàu điện ngầm vậy nhé.”

    Người Hoa này lập tức truyền cho anh ấy cách để giải quyết vấn đề. Không ngờ rằng anh ấy đã không “ngộ đạo” mà còn dửng dưng nói: “Nếu muốn lợi dụng sơ hở, thì có nhiều cách lắm. Ví dụ như mẹ tôi sống ở quê, nếu muốn thì có thể dùng hộ khẩu cũ là mua được xe.
    Nhưng thực tế thì tôi định cư ở Tokyo, không có chỗ đỗ xe mà lại mua xe, vậy thì những người hàng xóm sẽ nhìn tôi như thế nào? Lái xe đi làm, tôi phải đối diện với đồng nghiệp ra sao? Cấp trên và những người đàng hoàng sẽ không làm như vậy.”

    Cơ chế trả lại hàng vô điều kiện ở Mỹ và những quy định đầy lỗ hổng ở Nhật, đều được xây dựng trên cơ sở “tín nhiệm”. Nếu sự “tín nhiệm” sụp đổ, thì xã hội cũng sẽ có thể sụp đổ. Do đó, ở xã hội Tây phương, người ta có thể tha thứ cho các chính trị gia làm sai, nhưng không thể tha thứ cho những chính trị gia nói dối.

    Nếu như chúng ta “giả đổi thành thật, thật cũng giả”, mỗi người đều hư hư thực thực, thì toàn xã hội sẽ vận hành trên cơ sở “hoài nghi”.
    Tư duy ảnh hưởng đến hành vi, mà hành vi của mỗi cá nhân sẽ ảnh hưởng rộng ra đến dịch vụ kinh doanh và vận hành xã hội.

    Khi đi tàu điện ngầm tại Rome bạn sẽ phát hiện rằng có máy bán vé nhưng không có soát vé. Chắc hẳn bạn sẽ thấy lạ lắm phải không? Làm thế này làm sao kiểm soát được xem hành khách lên tàu có mua vé hay không? Vận hành tàu điện ngầm thế này chẳng phải sớm muộn gì cũng bị lỗ hay sao?

    Đây chính là cách nghĩ quen thuộc của chúng ta, luôn liên tưởng mọi chuyện theo kiểu khôn vặt hoặc vì tham lợi nhỏ cho bản thân mình.
    Đối với người Ý mà nói, nếu chúng ta hỏi câu hỏi này thì thật kỳ lạ. Đi xe có thể không mua vé chăng? Đi xe làm sao có thể không mua vé cho được? Cách nghĩ, cách tư duy của hai bên quả có sự khác biệt lớn.

    Nếu như bạn thực sự muốn biết có thể đi tàu mà không cần mua vé hay không, thì câu trả lời là có thể, hoàn toàn có thể lên tàu đi một vài trạm, nhưng phải đảm bảo không để cho giới quản lý ở Ý biết được, nếu biết họ nhất định sẽ phạt bạn. Và sau này nếu bị phạt nhiều lần, có thể tạo thành tiếng xấu ở nước ngoài, thật sự là cái được không bõ cho cái mất!

    Xây dựng tín nhiệm không dễ, nhưng điều này lại thực sự quan trọng! Mức độ tín nhiệm lẫn nhau càng cao, thì quản lý sẽ càng nới lỏng hơn. Nếu như đi đúng đường, thì sẽ không sợ phải đi xa!
    Theo The Observer

    Nguồn: Linkhay.vn
    Lần cập nhật cuối: 23/02/2018
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    https://www.ted.com/talks/julia_gal...t_even_if_you_re_wrong/transcript?language=vi

    TÔI ĐÃ ĐỌC MARX TRONG HOÀN CẢNH NÀO | Lữ Phương
    (Diễn từ nhận “Giải Nghiên Cứu” của Quỹ Văn Hoá Phan Châu Trinh 2018)
    Lữ Phương tên thật là Lã Văn Phương, thuộc thế hệ trên 70 tuổi, tốt nghiệp Đại học sư phạm Sài Gòn đầu những năm 1960. Cây bút chủ lực của tạp chí tiến bộ Tin Văn ở Sài Gòn. Năm 1968, ra vùng giải phóng, giữ chức vụ thứ trưởng VĂN HÓA Chính phủ cách mạng lâm thời.
    Sau 1975, ông làm việc một 2 năm ở Bộ VĂN HÓA, Hà Nội, rồi trở lại Sài Gòn. Tác phẩm xuất bản: Cuộc xâm lăng về VĂN HÓA và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam (Nhà xuất bản VĂN HÓA, 1981) là một công trình khách quan và sâu sắc, khác hẳn những cuốn sách tuyên truyền minh hoạ trên cùng đề tài.
    Đảng viên Đảng +Sản, ông đã ngừng sinh hoạt từ nhiều năm.
    Cách đây trên 5 năm, sống bằng nghề chụp và rửa ảnh.

    http://www.viet-studies.com/LuPhuong/LuPhuong_DocMarxHoanhCanhNao.html
    Lữ Phương
    (còn Tiếp)
    Lần cập nhật cuối: 07/04/2018
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Bàn về Tư duy Nhận thức quả là 1 v/đ quá la rộng lớn.
    Ve phương diện triết, Tư Duy thuộc phạm trù Nhận thức luận (Epistomology), Về Tâm Lý thuộc phạm trù Tâm Lý học Nhận thức (Cognitve Psychology) liên quan đến ~ v/đ Tâm Trí của Con Ng.
    Ng Viết xin giới thiêu đến Các Bạn Bài viết sau đây thuộc fạm trù HỌC THUẬT vê2 các sai phạm trong Tư duy trong đó có phâ2n bổ sung & ghi chú của Ng viết (*) #.

    Chúng ta thường gặp lỗi khi tư duy như thế nào? TG: Bùi Quang Minh
    MỤC LỤC

    I. Lôgic học
    II. Những quy luật của lôgíc hình thức cổ điển
    III. Những quy luật của lôgíc biện chứng
    IV. Các loại lỗi lôgic

    a) 8 lỗi lôgíc hình thức

    b) 6 lỗi lôgíc biện chứng

    V. Kết luận
    VI. Một vài ghi chú về logic biện chứng

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Lôgic học với tư cách là khoa học về tư duy coi nhiệm vụ nghiên cứu chính là làm sáng tỏ những điều kiện đạt tới tri thức chân thực, phân tích kết cấu của quá trình tư duy, vạch ra thao tác lôgic của tư duy và phương pháp luận nhận thức chuẩn xác.
    Lôgic học tiến hành xem xét, đánh giá kinh nghiệm suy nghĩ thông thường , phát hiện những bản chất sâu sắc hơn và chỉ đạo, hướng dẫn cho việc tư duy đúng đắn hơn.

    (*) THeo ~ công trình Nghiiên cứu gần đây cho thấy Lôgic học thuộc phạm trù QUY PHA5M LUẬN (NOMOLOGY) / hay NHẬN THỨC LUẬN & tư duy và các hình thức tư duy thuộc về phạm trù SIÊU HÌNH HỌC (META PHYSIC) hay BẢN THỂ LUẬN (ONTOLOGY)

    Dù biết hay không biết về lôgic học thì việc suy nghĩ của con người cũng đều phụ thuộc vào các quy luật lôgic và các hình thức tư duy. Và như vậy, lôgic học chiếu rọi vào kinh nghiệm tư duy của mỗi người giúp cho con người tư duy chủ động và tự giác hơn, thể hiện tính chính xác, tính đúng đắn, nâng cao hiệu quả và tính thuyết phục của các tư tưởng. Quan trọng hơn, việc nghiên cứu lôgic học giúp chúng ta phát hiện ra những sai lầm lôgic của chúng ta và những người khác, cũng như để tránh khỏi sai lầm lôgic do vô tình hay hữu ý phạm phải.

    Hình thức cơ bản của tư duy trong quá trình nhận thức là suy luận. Nó xuất phát từ những phán đoán đã biết để rút ra những phán đoán mới. Cá nhân tôi qua quan sát tư tưởng của nhiều người thông qua các tài liệu, sách báo, hay sinh hoạt đời sống, công tác... đã gặp và ghi nhận được rất nhiều loại lỗi suy luận. Bên cạnh những lỗi về tính chân thực gắn với quan sát thực tế, kiến thức của nhiều ngành, lĩnh vực tri thức khác nhau, còn có một số lượng đáng kể các lỗi liên quan cả đến những thao tác suy luận. Những lỗi này sẽ gây ra những kết luận sai ở bất kỳ ai. Lỗi suy luận thậm chí có thể ở cả trường hợp kết quả cuối cùng là đúng.

    Trong phạm vi bài viết này, tôi phân loại lỗi suy luận căn cứ vào sự vi phạm các nguyên lý và quy luật logic, gồm: 8 loại lỗi vi phạm quy luật lôgíc hình thức và 6 lỗi vi phạm quy luật lôgíc biện chứng. Việc phát hiện, mô tả rõ những lỗi thường gặp này sẽ giúp chúng ta sửa chữa cách suy nghĩ hàng ngày, nâng cao hiệu quả hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình.
    (còn Tiep)

Chia sẻ trang này