1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoanghoa00

    hoanghoa00 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2015
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    480
    Đã đến lúc nên thay đổi sách lược .
    Nội dung " không liên kết với nước này chống lại nước kia" trong quá khứ có thể đã đúng .
    Tuy nhiên đến lúc này hình như không còn phù hợp . Khi mà kẻ thù chúng ta đã quá hung hăng . Chính sách đứng giữa không theo ai càng làn cho kẻ thù quyết tâm hơn .
    Nếu VN tuyên bố sẽ liên kết với nước A > nếu tấn công nước A tức là tấn công VN , và ngược lại..... và tốt hơn là liên kết với 1 nhóm nước . Lúc đó kẻ thù sẽ rất khó có quyết tâm gây hấn .
    hoalongtrang, yetkieudulichbenvung82 thích bài này.
  2. hoanghoa00

    hoanghoa00 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2015
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    480
    Nhật cung cấp máy bay Philippines tuần tra Biển Đông, TQ phản đối
    Trước khả năng Nhật Bản cung cấp các máy bay phục vụ tuần tra trên Biển Đông cho Philippines, Trung Quốc đã lên tiếng cáo buộc hai quốc gia này hợp lực làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
    Chính phủ Nhật Bản có thể cung cấp 3 máy bay Beechcraft TC-90 King Air cho Phlippines song các cuộc đàm phán mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu. Loại máy bay này được Tokyo sử dụng để huấn luyện cho các phi công quân sự song Manila có thể trang bị thêm radar tuần tra trên không và trên biển cho TC-90 để thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên Biển Đông.

    "Philippines không có đủ máy bay để thực hiện tuần tra thường xuyên trên Biển Đông", một nguồn tin giấu tên chia sẻ với hãng tin Reuters.

    [​IMG]
    Máy bay Beechcraft TC-90 King Air.
    Tuy nhiên, chương trình tài trợ máy bay cho Philippines của Nhật Bản sẽ phải đối mặt với một số trở ngại. Hiện nay, giới lập pháp Nhật đang xem xét thông qua các quy định tài chính nhằm ngăn cản chính phủ chuyển giao các thiết bị thuộc sở hữu của nhà nước. Nếu bộ luật này được thông qua, đây là sẽ bước tiến mới trong nỗ lực mở rộng vai trò của quân đội Nhật Bản ở nước ngoài như kế hoạch của Thủ tướng Shinzo Abe.

    Hồi tháng trước, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua dự luật an ninh mới, cho phép các binh sĩ nước này lần đầu tiên ra nước ngoài tham chiến kể từ sau Thế chiến thứ Hai.

    Trong khi đó, Bộ trưởng Philippines Voltaire Gazmin cho hay ông chưa nhận được bất cứ thông tin nào liên quan tới kế hoạch tiếp nhận các máy bay TC-90. Hiện tại, chính phủ Philippines vẫn đang đẩy nhanh tiến độ tiếp nhận thêm các máy bay P3-C hiện đại do Tập đoàn Lockheed Martin sản xuất.

    Trong vòng 3 năm tới, Tokyo sẽ cho phi đội P3-C vốn có khả năng kiểm soát hoạt động của các tàu ngầm đối phương, về nghỉ hưu. Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản vẫn đang do dự với kế hoạch này. So với các máy bay TC-90, P3-C yêu cầu công tác hỗ trợ từ mặt đất nhiều hơn và sử dụng nhiều nhiên liệu hơn.
    Việc Philippines tiếp nhận các máy bay tuần tra từ Nhật Bản sẽ khiến Bắc Kinh tỏ ra không hài lòng. Bởi Manila sẽ sử dụng các máy bay để tuần tra không phận trên khu vực thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Trung Quốc đang ngang nhiên xây dựng các hòn đảo nhân tạo phục vụ mục đích quân sự.

    Bên cạnh các nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông như Philippines, Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc trước sự xuất hiện của các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông. Còn theo chính phủ Trung Quốc, những hòn đảo này sẽ chủ yếu phục vụ mục đích dân sự.

    Phát biểu trước giới phóng viên, hôm 5/8, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố Bắc Kinh đã ngừng các dự án cải tạo đất trong khu vực. "Trung Quốc đã dừng hành động và các chuyến bay sẽ kiểm chứng điều đó", ông Vương ám chỉ tới các chuyến bay giám sát do Mỹ tiến hành trên Biển Đông.

    Mặc dù không phải là quốc gia có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, nhưng thời gian qua, Mỹ đã đẩy mạnh tổ chức tập trận quân sự với các nước đồng minh ở Thái Bình Dương đồng thời kêu gọi Nhật Bản hỗ trợ chương trình bảo dưỡng và huấn luyện các máy bay tài trợ cho Philippines.

    Theo Reuters, trong một tuyên bố vào tối muộn hôm 6/8, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc còn lên tiếng chỉ trích các chính sách trên Biển Đông và việc nhận hỗ trợ từ Nhật Bản với Bộ trưởng Ngoại giao Philippines.

    "Nói chung, tình hình trên Biển Đông hiện đang ổn định, không thể có nguy cơ bùng nổ xung đột lớn. Trung Quốc phản đối mọi tuyên bố và hành động không có tính xây dựng làm chia rẽ và gia tăng căng thẳng", ông Nghị phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 48 ở Kuala Lumpur.

    Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc còn cho rằng Bắc Kinh chỉ là một "nạn nhân" trên Biển Đông khi mà nhiều hòn đảo của nước này bị Philippines "xâm chiếm". "Nhưng để duy trì và bảo vệ nền hòa bình, ổn định trên Biển Đông, Trung Quốc vẫn phải hết sức kiềm chế", ông Nghị nói.

    Liên quan tới Nhật Bản, vị quan chức Trung Quốc cho rằng Tokyo đã cho xây một hòn đảo mang tên Okinotori trên Thái Bình Dương, để khẳng định các tuyên bố chủ quyền. Lâu nay Bắc Kinh cũng không công nhận việc Tokyo thiết lập vùng đặc quyền kinh tế quanh đảo Okinotori.

    "Trước khi chỉ trích người khác, Nhật Bản cần phải xem xét lại chính hành động và tuyên bố của mình", ông Nghị chỉ trích.

    Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đưa ra lời biện minh, các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép trên Biển Đông sẽ cải thiện chất lượng sống và cung cấp hạ tầng cơ sở phục vụ ngư dân trong vùng như đặt các ngọn hải đăng và trạm khí tượng.



    Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.


    MINH THU (lược dịch)
    --- Gộp bài viết: 07/08/2015, Bài cũ từ: 07/08/2015 ---
    Bác nói " Dĩ bất biến - ứng vạn biến " . Cái bất biến của chúng ta là chủ quyền biển đảo ..... còn ứng phó phải biến đổi theo thời gian - căn cứ vào thực tế .
    dulichbenvung82 thích bài này.
  3. Eriel

    Eriel Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/07/2015
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    40
    và nếu nước A thấy không có lợi ở vn thì vn tự chống . chả có nước nào hi sinh quyền lợi vì nước khác cả.
    --- Gộp bài viết: 07/08/2015, Bài cũ từ: 07/08/2015 ---
    theo A chỉ đẩy tình hình với B thêm căng thẳng hơn mà không có nghĩa là A giúp vn chống B nhất là khi A cũng có thành tích bất hảo không kém B nhỉ
    thienvutb20 thích bài này.
  4. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.108
    Đã được thích:
    662
    Cái gì cũng có thời gian ... Cũng cần độ chín đúng ngày mới cho ra trái ngọt, ngon... Vú ép có khi vức bỏ không ăn được .... Dù cho thời gian gần đây có một số chuyện được đẩy nhanh một cách bất thường
    hoalongtranghoanghoa00 thích bài này.
  5. DuroDakovicM95Degman

    DuroDakovicM95Degman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/05/2012
    Bài viết:
    1.510
    Đã được thích:
    586
    Trong tình hình hiện tại thì quan điểm "không liên minh quân sự" càng đúng. Không thể dựa dẫm vào xương máu của quốc gia đồng minh hay quốc gia bạn. Cái ta thiếu hiện nay là vũ khí, khí tài, đạn dược đủ để bảo vệ Tổ quốc khi chiến tranh xảy ra. Càng cần hơn nữa là sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ đối với cách ứng xử yêu chuộng hòa bình của ta để khi có tình huống phức tạp xảy ra họ không cô lập ta mà ngược lại giúp ta về vật chất, tinh thần, lên án cái ác. Lúc đó chỉ sợ ta không đủ nhân lực để vận hành vũ khí, khí tài hiện đại. Để rồi xem.
    P/s: Người Việt Nam rất sợ chiến tranh nhưng không sợ chiến đấu.
  6. nguhayuo

    nguhayuo Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/03/2010
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    732
    Các bác cho iem hỏi ngu phát: tại sao trước đây mẽo và vnch lắm tiền nhiều của mà lại không mở mang hs ts như tq đang làm bây gìơ nhỉ ?
  7. atlas03

    atlas03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Bài viết:
    1.729
    Đã được thích:
    1.301
    mở mang đảo tốn kém lắm thằng Mẽo thóc đâu đãi gà rừng. VNCH thì quản lý Trường sa và Hoàng sa rất hời hợt, chỉ đóng quân trên các đảo chính thôi mấy bãi cạn và đảo phụ thì kệ tía nó không thèm quản lý để Phi chiếm mất mấy đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta và 4 đảo nữa mà có dám làm gì đâu chưa kể là chuyện Trung Quốc lấn nửa Hoàng sa 1956 và chiếm trọn 1974 nói gì đến chuyện mở mang đảo
    Việc cãi tạo và mở rộng đảo rất tốn kém thời đó kỹ thuật chưa thể làm được, chỉ có công nghệ hiện đại hoặc chấp nhận gian khổ hi sinh thì mới có khả năng
  8. hoanghoa00

    hoanghoa00 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2015
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    480
    Lúc đó đất rộng - người ít > chẳng mấy ai quan tâm tới mấy cái bãi đá ....
  9. theki22

    theki22 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/01/2009
    Bài viết:
    420
    Đã được thích:
    127
    Nhưng bọn Đài Loan, TQ, Phillipines lại quan tâm đúng không :-D THế nên chúng nó hốt mất một nửa (mà toàn là đảo to nữa chứ) từ lúc nào cũng không hay :-D
  10. nguhayuo

    nguhayuo Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/03/2010
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    732
    Tiền thì vnch có đầy, cần thì cứ ới cụ bá mẽo cụ đưa cho.
    Công nghệ thì cụ bá mẽo chẳng thiếu, cụ làm cảng bê tông nổi cụ kéo từ nhà thằng đệ ênglê sang nóc măng từ lâu, hơn nữa thời kì từ 71 cụ cũng đang cải tạo diego gạc cia cơ mà.
    Thế mới thấy mấy tay chuyên đu cọng đu đủ yêu nước và trì dzư lào. Chẳng như bọn hay kêu gào nào đó nhỉ...
    Theo iem nghĩ về cụ mẽo thì khi đó cụ có subic với cam quýt rùi, hơn nữa tàu chở tàu bay của cụ đầy ra nên ba cái đụn cát cụ éo cần quan tâm.
    Ngày nay tungquả bất chấp tất cả để xây dựng căn cứ ở ts, nơi cách tq chỉ hơn ngàn dặm, có thể bởi khả năng phát triển hạm tàu sb của nó đang không có triển vọng trong vài chục năm tới. Vì một hạm tsb chạy lòng vòng trong bể đông chắc sẽ đáng sợ hơn một đụn cát đứng im một chỗ chứ nhỉ?
    TRANGBAOLINH thích bài này.

Chia sẻ trang này