1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. OnlySilverMoon

    OnlySilverMoon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2012
    Bài viết:
    1.309
    Đã được thích:
    1.301
    Người Mỹ nó ngu như bạn hay sao mà đi nhai xương cho gãy răng, chiến tranh với nó đơn thuần là làm ăn, làm ăn mà chưa gì đã thấy lỗ chỏng gọng ra thì đâm đầu vào làm gì?
  2. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Mịa, đíu hỉu chuyện thật hay tụi phóng viên Tàu nó hư cấu các cụ ạ. Từ ngày Ngố + Tàu bị Tây nó nghỉ chơi nên quay sang ôm hôn thắm thiết em thấy lo quá.

    Sự chủ quan khó tin của Nga tại biên giới với Trung Quốc
    Quân sự - Tình báo
    Đăng ngày Thứ bảy, 29 Tháng 8 2015 09:53

    Một chuyến đi thực tế của các phóng viên Trung Quốc tới biên giới Nga-Trung đã hé lộ sự "lơ là" đến khó tin của lực lượng biên phòng xứ Bạch Dương.

    [​IMG]

    [​IMG]Hình nộm lính biên phòng Nga tại biên giới với Trung Quốc.

    Mới đây, khi tham quan một khu vực dọc theo sông Amur ở biên giới Nga-Trung, nơi dự định sẽ xây dựng cây cầu đường sắt nối thành phố Đồng Giang (Trung Quốc) với điểm dân cư Nizhneleninskoe (Nga), các nhà báo Trung Quốc bất ngờ phát hiện những "lính biên phòng" Nga cực kỳ dị.

    Sử dụng những ống kính tele máy ảnh hiện đại, các nhà báo phát hiện trên các chòi canh biên giới của Nga không một bóng người. Thay vào đó, là các hình nộm mặc quân phục lính biên phòng Nga, đã bạc màu bởi sương gió.

    Các nhà báo Trung Quốc hết sức bất ngờ trước điều này và họ phỏng đoán, sở dĩ Nga lơ là bảo vệ biên giới với Trung Quốc như vậy, là do họ quá tin tưởng vào mối quan hệ nồng ấm hiện nay giữa 2 nước.

    Trong một bài báo có tên "Những bài học lịch sử và những chân trời mới" đăng trên "Báo Nga" của Chính phủ Nga hôm qua, Ngoại trưởng Sergei Lavrov đã dành những lời hết sức tốt đẹp ca ngợi tình hữu nghị và sự hợp tác giữa Nga và Trung Quốc.

    Ông đánh giá quan hệ 2 nước hiện nay là "tốt nhất" trong lịch sử từ trước đến nay.

    Nhưng dù rằng quan hệ nồng ấm đến mức nào, thì việc Nga để lỏng biên giới quốc gia như vậy cũng khiến nhiều người dân Nga cảm thấy bất an.

    Nhiều chuyên gia quân sự bình luận qua sự kiện này là Nga không được quên quân đội Trung Quốc hiện khá mạnh và đông nhất thế giới.

    Biên giới Nga-Trung dài 4,209 km. Tháng 3/1969, giữa 2 nước đã xảy ra xung đột biên giới ở đảo Damansky thuộc Liên Xô, mà phía Trung Quốc gọi là Trân Bảo đảo, khiến nhiều binh sĩ hai bên thiệt mạng.

    Theo ĐẠI LỘ
  3. hethong1

    hethong1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/05/2008
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    110
    Bạn Ấn Độ đã trở lại!
    Tập đoàn Ấn Độ trở lại thăm dò dầu khí trên biển Đông

    ONGC được phía Việt Nam chấp thuận và cũng nhận được sự ủng hộ của Chính phủ Ấn Độ đối với dự án...
    [​IMG]
    Đến nay, ONGC đã đầu tư 50,88 triệu USD vào block 128, và đang nắm 100% cổ phần.

    THU AN
    Tập đoàn dầu khí quốc gia của Ấn Độ (ONGC) vừa công bố kế hoạch mở lại các hoạt động thăm dò dầu khí ở khu vực ngoài khơi bờ biển Việt Nam.

    Theo báo Economic Times của Ấn Độ, vào tháng 5/2015, ONGC đã nộp hồ sơ lên các nhà chức trách Việt Nam xin phép tiếp tục kéo dài thời gian thăm dò dầu khí thêm một năm tại block 128 và đã được phía Việt Nam chấp thuận. ONGC cũng nhận được sự ủng hộ của Chính phủ Ấn Độ đối với dự án.

    ONGC bắt đầu được cấp quyền khai thác dầu khí tại khu vực này vào năm 2006. Lần gần nhất tập đoàn khoan thăm dò ở đây là năm 2009.

    Đáng chú ý, vào năm 2012, Trung Quốc cũng gọi thầu thăm dò dầu khí ở cùng khu vực nói trên.

    Đến nay, ONGC đã đầu tư 50,88 triệu USD vào block 128, và đang nắm 100% cổ phần.

    TTXVN đưa tin, hôm 29/8, một chuyên gia thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam của Singapore nhận định: “Rõ ràng là Ấn Độ có những lợi ích ở biển Đông, nên mới tăng cường hợp tác hàng hải với Mỹ và Nhật Bản. Và việc Trung Quốc hoạt động nhiều hơn ở vùng Ấn Độ Dương khiến New Delhi cảm thấy khó chịu hơn”.

    Trong thời gian qua, Bắc Kinh đã gia tăng nỗ lực nhằm áp đặt chủ quyền trái phép của nước này ở biển Đông, đặc biệt bằng các công trình xây dựng đảo nhân tạo ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

    Ngày 27/8, nước này cũng đã lên tiếng cảnh báo rằng Ấn Độ không nên có bất cứ hoạt động thăm dò dầu khí nào ở các khu vực đang có tranh chấp trên biển Đông.

    Theo số liệu do Trung Quốc công bố, biển Đông ước tính có trữ lượng khoảng 30 tỷ tấn dầu và 16 ngàn tỷ mét khối khí đốt, chiếm khoảng 1/3 tổng nguồn cung dầu khí của nước này.
    Theo VNECONOMY
  4. Hector_S

    Hector_S Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    612
    Mới chỉ là "kế hoạch mở lại" thì chắc là đáp trả lại việc HD981 đi vào hoạt động thăm dò ở vùng chưa phân định ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ thôi.
  5. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Ông mới là thằng nói leo nhé. Chuyện tôi tranh luận với người khác liên quan gì tới ông mà nói năng cục cằn vậy. Tư thù cá nhân à.
    Ông nói như báo viết ấy nhẩy. Mịa, nghèo hèn hơn TQ mà cứ đòi chạy đua vũ trang thì sạt nghiệp sớm. Người ta đang nói tới việc gây áp lực quốc tế tối đa để duy trì hiện trạng trên BĐ, bóp chết kế hoạch bành trướng trên thực địa từ trong trứng nước kia. Đây lại để cho nó lấp xong mịa đảo, gây nên chuyện đã rồi. Sau đó lại đổ bao nhiêu tiền của để phấn đấu bằng một phần của nó.
    Tôi hỏi ông ở ngoài TS ta có lợi ích giề ở đó.
    1. Về chủ quyền, ta đã chính thức từ bỏ yêu sách 200 hải lý tính từ đảo, thực tế mọi tranh chấp đều ngoài phạm vi 12 hải lý tính từ bờ đảo trở ra (trừ các đảo quá gần nhau như Gạc ma). Từ thực tế đảo đó là đảo đá theo quy định quốc tế. Và nếu ta cũng đòi hỏi 200 hải lý thì cái đường lưỡi bò của TQ nó có cơ hội thực thi với yêu sách tương tự.
    2. Ta cũng từ bỏ việc đòi lại các đảo nước ngoài kiểm soát (không tuyên bố chính thức nhưng cũng đăng báo công khai đi lại thăm hỏi). Coi như áp dụng chính sách thằng náo kiểm soát thực địa thì giữ nguyên trạng.
    3. Về kinh tế: Không có chuyện ta ra đó hút dầu vì vùng đó đang tranh chấp nên đóng băng kinh tế dài hạn. Việc đánh cá làm mục đích chính trị là chính vì giá một cân cá ngoài đó đắt ngang cân vàng (Tính từ việc xây dựng hạ tầng cơ sở đến việc cỏn con như điều cả con tầu chạy đi chạy về cứu vài ngư dân bị thương).

    Vậy ngoài đó chẳng mang lại lợi ích gì cho ta. Chỉ có một lợi ích duy nhất là duy trì một cái ngõ công cộng, một công viên trước nhà, không cho thằng nào chiếm cả để ta phát triển kinh tế. Nói văn vẻ là vùng đó coi như vùng biển quốc tế.

    Việc duy trì hiện trạng như mong muốn của ta là cực kỳ cần thiềt. Nhưng với cái giá càng rẻ càng tốt. Cái đó mới cần ngoại giao khôn khéo để không phải hùng hục vắt sức ra đua tranh. Trước giờ các nước đều ủng hộ giải pháp giữ nguyên trạng cho nó...rẻ tiền. Nói thật có xây cất phòng thủ kiểu gì thì khi oánh nhau thật các đảo đều tiêu tùng trong một nốt nhạc. Còn không oánh nhau thì nó chỉ là cái chỗ cắm cờ thôi.

    Việc xây cất, nâng cấp là cần thiết. Nhưng nên trong phạm vi đáp ứng sinh hoạt của lính chốt giữ. Chuyện quân sự hóa các đảo là đốt tiền của tất cả các bên.

    TQ chọn chính sách làm tới, oánh bài ngửa thịt đè người lấp đảo kiểu công nghiệp vì nó giầu. Nó biết rằng các nước khác không đủ sức đú với nó (thằng Phi còn không có nổi tiền để hiện diện ở Vành Khăn nữa kia). Thế ta cũng chạy đua xây cất với nó có phải là trúng kế rồi không.

    Nói rằng ta biết trước âm mưu của TQ, rằng việc đó không thể tránh khỏi, rằng các ông là anh hùng bàn phím biết cái mẹ gì mà nói, có giỏi ra ngoài đó một ngày xem....Nghe thì hay đấy. Nhưng nói thế thì nói làm mẹ gì. Kết quả chung cuộc vẫn là chấp nhận đâm đầu chạy đua với nó với kết cục thất bại tất yếu biết trước.

    Yếu thua mạnh là chuyện quá bình thường. Yếu hòa với mạnh thì ít nước làm nổi. Yếu thắng mạnh thì không dám chém gió. Cái cần nói là làm sao ta yếu hơn mà hòa với nó, giữ nguyên hiện trạng mới giỏi. Chứ thua nó thì nói làm qué gì.
    binh bk, halosun, Premium...2 người khác thích bài này.
  6. Premium...

    Premium... Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    170
    Mỹ gây chiến đối với những quốc gia họ coi là đối nghịch chứ không phải đơn giản vì tiền giống như bạn nói:D:D:D
    machathienvutb20 thích bài này.
  7. tiemkich

    tiemkich Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2015
    Bài viết:
    4.409
    Đã được thích:
    5.486
    bác đã không biết nhiều thì đừng nên viết nhiều, người ta bảo nói dài, nói dai, thành nói dại đó, bác cho rằng ta không có lợi ích gì ở ngoài Trường Sa thì mình thật sự thất vọng về kiểu suy nghĩ thiển cận của bác, tốt nhất là bác nên nghĩ kĩ rồi hãy viết, định giải thích thêm nhưng bác đã có suy nghĩ như vậy thì khó mà thông não cho bác được, đúng là tuyên truyền như vậy rồi mà bộ phận dân trí vẫn tự ty thái quá
  8. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
    Nó nói ông im là đúng cmnr. Ông nói vừa sai chính sách, vừa sai thực tiễn trên thực địa rồi, vừa thể hiện cái hạn chế nhận thức vừa thể hiện cái ý chí thối nát. Như tôi hay vào các trang tàu nghe hàng ngàn thằng khựa hô chiến Việt Nam, lại cảm thấy bất lực trong việc thông tin đúng sự thật cho chúng nó, mà có bao giờ tôi ý chí của tôi thôi nát thế không. Một thông tin dành riêng cho ông, đó là mấy phát biểu của ông (nick meo-u) về Hoàng Sa và Trường Sa đang được một số thành viên mạng tq trích dẫn lại để thể hiện thắng lợi của tq trên cuộc tranh chấp trên Biển Đông Việt Nam.
    Nói ngắn vậy cho nhanh, tôi bận, không có nhu cầu chứng minh gì cả. Chỉ mong những quả táo thối bớt nói quá nhiều đi.
    Lần cập nhật cuối: 31/08/2015
    hk111333, conag, hiraly2 người khác thích bài này.
  9. Lenam098

    Lenam098 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2015
    Bài viết:
    1.606
    Đã được thích:
    1.371
    Các cụ đừng tranh luận với giọng văn như comcom chứ, mấy hôm nay em unlike nó rồi. Bình tĩnh cụ ạ :-D
    Riêng về chủ trương tại Trường Sa thì em ủng hộ các cụ, chính sách của ta hay và có chiều sâu, một số điểm TQ còn phải bắt đầu làm giống mình làm cách đây 5 - 10 năm.
    Em thấy có chi tiết đáng quan tâm là mấy câu tranh luận qua lại của mình trên diễn đàn TQ nó hiểu và trích lại, chứng tỏ nó theo dõi chặt đấy và nó hiểu rõ cả thứ mật mã tên lả, tầu bay chiến cào, Uy Kiên, Phú Đĩ và Tây lông của các cụ nữa, về khoản này nó tài hơn Google translate, thằng Google dốt thật.
    Từ chi tiết nhỏ này em nghĩ chúng ta nên chú ý lời ăn tiếng nói các cụ ạ, nhất là ở đây em tịn không như comcom hay trên face nhiều trẻ trâu. Ta tranh luận theo văn hóa TTVNOL thôi.:-)
    conag thích bài này.
  10. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Bọn mạng Tung Của nó chém cũng nên đọc để...giải trí. 50 nữa chúng nó không mất thêm Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông là phúc tổ chúng nó rồi. Ở đó mà đòi "thống nhất" Ngoại Mông, Okinawa, Nam Tây Tạng :))

    Mạng Trung Quốc: 6 vùng lãnh thổ Trung Quốc phải thu hồi bằng chiến tranh
    Quân sự - Tình báo
    Đăng ngày Thứ hai, 31 Tháng 8 2015 08:30

    "Trung Quốc là một nước lớn chưa thống nhất, đây là nỗi nhục của dân tộc Hoa Hạ, là nỗi hổ thẹn của con cháu Viêm Hoàng để thống nhất đất nước và sự tôn nghiêm của dân tộc, trong vòng 50 năm tới, Trung Quốc cần phải tiến hành 6 cuộc chiến tranh".

    [​IMG]

    [​IMG]Bài viết của một tác giả trên mạng China News của Trung Quốc, xin giới thiệu để độc giả tham khảo.
    Cuộc chiến tranh thứ nhất : Thống nhất Đài Loan (giai đoạn 2020 - 2025)

    Mặc dù, quan hệ hai bờ hiện nay đang có xu hướng đi vào hòa hoãn, nhưng đừng hy vọng nhà đương cục Đài Loan (cho dù là Quốc dân đảng hay Dân tiến đảng) muốn thống nhất hòa bình với Trung Quốc đại lục, vì điều này không phù hợp với lợi ích tranh cử của đảng cầm quyền tại Đài Loan, cho nên trong thời gian dài sẽ tiếp tục nêu chủ trương giữ nguyên hiện trạng với Trung Quốc đại lục (như vậy đều có lợi cho hai đảng, Dân tiến đảng hung hăng một chút, Quốc dân đảng hòa hoãn một chút, cả hai đều giành được lợi ích chính trị trên chính trường Đài Loan), “độc lập” nhưng không dám “độc lập” thật sự, chỉ có thể kích động dư luận để kiếm lợi, trong khi đó “thống nhất” cũng sẽ là không “thống nhất” thật sự, chỉ có thể là đề cập chung chung. Đài Loan không thống nhất, đây là một tổn thương lớn nhất của Trung Quốc.

    Cho nên trong 10 năm tới, tức trước năm 2020, Trung Quốc cần phải nắm cho được phương châm chiến lược thống nhất, tuyên bố trước Đài Loan về thời hạn cuối cùng để thống nhất đất nước là năm 2025, hoặc là Đài Loan chấp nhận thống nhất hòa bình (đây là kết quả mà toàn thể người Hoa trên khắp thế giới mong đợi), hoặc là phải sử dụng vũ lực để thống nhất (đây là sự lựa chọn duy nhất mà Trung Quốc đại lục buộc phải làm). Để thống nhất, Trung Quốc phải làm tốt công tác chuẩn bị từ 3 đến 5 năm (thời điểm này, Trung Quốc hoàn toàn có đủ thực lực quân sự để thống nhất Đài Loan, như hàng không mẫu hạm của Trung Quốc chính thức được đưa vào biên chế, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 4 được hoàn thiện…), khi thời điểm đến, cho dù là sử dụng phương thức thống nhất như thế nào, Trung Quốc vẫn nhất định phải thống nhất, đây là một sứ mệnh lịch sử của dân tộc Hoa Hạ.

    Theo phân tích tình hình hiện nay, Đài Loan tất sẽ cự tuyệt thống nhất, Trung Quốc đại lục duy nhất chỉ có con đường sử dụng vũ lực để thống nhất. Cuộc chiến tranh thống nhất này là một cuộc chiến tranh đích thực mang ý nghĩa hiện đại hoá kể từ sau khi nước CHND Trung Hoa được thành lập, là một cuộc chiến tranh kiểm nghiệm toàn diện sức chiến đấu hiện đại hoá của quân đội Trung Quốc. Trong cuộc chiến này, Trung Quốc có thể dễ dàng giành chiến thắng, nhưng cũng có thể sẽ gian nan giành chiến thắng. Tình hình này phụ thuộc vào quyết định tham chiến của Mỹ, Nhật Bản đối với Đài Loan. Mỹ, Nhật Bản viện trợ cho Đài Loan, thậm chí xuất quân phản công Đại lục, Trung Quốc buộc phải sử dụng tổng lực để đối kháng Mỹ, Nhật Bản, như vậy sẽ trở thành cuộc đại chiến gian khổ và kéo dài. Nếu Mỹ, Nhật Bản không dám đối kháng với Trung Quốc, để Trung Quốc đại lục thu hồi Đài Loan, quân đội Đài Loan đương nhiên không thể chống đỡ, nhiều nhất là 3 tháng là có thể kiểm soát hoàn toàn Đài Loan.

    Mặc dù hiện nay ai cũng cho là Trung Quốc có đủ khả năng chống lại các thế lực can thiệp, nhưng trước khi thu hồi Đài Loan, tốt nhất là tiến hành bố trí thế cục, để Mỹ, Nhật Bản không kịp hoặc không dám tham chiến, như vậy Trung Quốc mới có thể thần tốc đánh chiếm Đài Loan. Vậy phải bố trí thế cục như thế nào để Mỹ, Nhật Bản không kịp hoặc không dám tham chiến? Tốt nhất là gây ra một, hoặc hai cuộc chiến tranh trước đó, ví dụ như chiến tranh Ixraen-Iran, chiến tranh Nga-Nhật, chiến tranh Ấn Độ-Pakixtan, hay đối đầu giữa hai miền Triều Tiên, như vậy Mỹ, Nhật Bản khó có thể kịp thời hoặc không dám tham chiến.

    Đương nhiên, cho dù Mỹ, Nhật Bản có tham chiến hay không, cuối cùng Trung Quốc đều giành chiến thắng, đây là điều không phải nghi ngờ. Nhưng khác biệt ở chỗ, nếu Mỹ, Nhật Bản tham chiến, nguyên khí kinh tế của Trung Quốc sẽ bị tổn thương nặng nề; nếu Mỹ, Nhật Bản không kịp hoặc không tham chiến, kinh tế của Trung Quốc sẽ không bị tổn thất. Tuy nhiên, cho dù Mỹ, Nhật Bản có tham chiến hay không, về mặt quân sự, Trung Quốc sẽ có bước phát triển mang tính nhảy vọt. Vì sau khi thống nhất Đài Loan, hợp nhất kỹ thuật quân sự của Đài Loan, trong vòng từ 5 đến 10 năm, kỹ thuật quân sự của Trung Quốc sẽ có bước phát triển vượt bậc.

    Trong cuộc chiến này, Mỹ không tham chiến còn có thể giữ được địa vị độc bá của mình, một khi tham chiến, địa vị độc bá tất bị lung lay. Sau khi bị tổn thất nặng nề trong cuộc chiến này, địa vị bá chủ thế giới của Mỹ sẽ bị các nước nghi ngờ, đặc biệt là các nước nhỏ Đông Nam Á, đối diện với một Trung Quốc láng giềng hùng mạnh, buộc các nước này không thể không tính toán lại xem đi theo hướng nào, đi theo ai. Mỹ không tham chiến còn có thể duy trì địa vị bá chủ thế giới khoảng 40 năm nữa, trong 40 năm này, Trung Quốc sẽ không có cớ thách thức bá quyền của Mỹ, Trung Quốc chỉ có thể tiếp tục chuyên tâm vào sự nghiệp thống nhất đất nước.

    Điểm có lợi nhất của cuộc chiến thống nhất Đài Loan là Trung Quốc đã phá vỡ chuỗi đảo bao vây thứ nhất của Mỹ, để hướng ra Thái Bình Dương, như vậy Trung Quốc từ đó có thể tiến quân ra đại dương, mở rộng lợi ích thiết thân của Trung Quốc.

    Cuộc chiến tranh thứ hai : Thu hồi các đảo tại Biển Đông (giai đoạn 2025-2030)

    Sau khi Trung Quốc thống nhất Đài Loan, nghỉ ngơi chỉnh đốn nhiều nhất là 2 năm, trong khoảng thời gian này Trung Quốc tuyên bố với các nước có tranh chấp tại Biển Đông về thời hạn cuối cùng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để thu hồi các đảo là năm 2028, tất cả các nước có thể đàm phán với Trung Quốc trong khoảng thời gian này. Trung Quốc sẽ xuất phát từ quan điểm láng giềng hữu nghị và phong cách nước lớn, Trung Quốc còn có thể bảo đảm một phần lợi ích kinh tế của các nước xung quanh đã đầu tư vào các đảo ở Biển Đông, nếu không Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để thu hồi các đảo, đồng thời tịch thu toàn bộ lợi ích kinh tế, cũng như các khoản đầu tư trên các đảo này.

    Cuộc chiến tranh thứ ba: Thu hồi Nam Tây Tạng (giai đoạn 2035-2040)

    Hai mươi năm sau, mặc dù thực lực quân sự của Ấn Độ không bằng Trung Quốc, nhưng khi đó cũng sẽ là một trong số không nhiều nước lớn trên thế giới, vì vậy “đá chọi với đá” chắc chắn sẽ chịu nhiều tổn thất, cho nên tốt nhất là ngay từ bây giờ Trung Quốc phải tìm mọi cách khiến Ấn Độ bị chia cắt thành mấy nước nhỏ, để Ấn Độ không còn sức đối kháng với Trung Quốc, tuy nhiên sách lược chia cắt Ấn Độ không chắc chắn thực hiện được, nhưng ở mức độ thấp nhất cũng phải làm cho bang Assam tiếp giáp với Nam Tây Tạng (Ấn Độ gọi là bang Arunachal Pradesh) và Sikkim bị Ấn Độ xâm chiếm được độc lập, làm suy yếu thực lực của Ấn Độ trong đối kháng với Trung Quốc, như vậy mới là thượng sách.

    Trung sách là chuyển một lượng lớn vũ khí quân sự tiên tiến sang Pakixtan, trong khoảng thời gian năm 2035, ngầm giúp Pakixtan tấn công khu vực phía Nam Casơmia của Ấn Độ, giúp đỡ Pakixtan hoàn thành đại nghiệp thống nhất lãnh thổ. Tất nhiên, trong khi Ấn Độ và Pakixtan chưa thể kết thúc chiến tranh, Trung Quốc thần tốc tấn công Ấn Độ thu hồi khu vực Nam Tây Tạng bị chiếm đóng. Ấn Độ sẽ không thể cùng lúc tác chiến với hai cuộc chiến tranh, kết cục đều gặp thất bại, như vậy Trung Quốc có thể dễ dàng lấy lại khu vực Nam Tây Tạng, Pakixtan cũng có thể hoàn thành việc kiểm soát hoàn toàn Casơmia. Đây là trung sách, là một biện pháp hay có thể thực hiện. Nếu tất cả các sách lược trên đều không thể thực hiện, Trung Quốc có thể tấn công trực diện Ấn Độ để thu hồi Nam Tây Tạng.

    Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh thứ nhất và thứ hai, Trung Quốc đã có thời gian khôi phục và tiếp tục phát triển trong vòng 10 năm, khi đó Trung Quốc đã là cường quốc mang tầm thế giới cả về kinh tế lẫn quân sự, duy chỉ có Mỹ và châu Âu là có thể xếp trên Trung Quốc (thời điểm đó nhiều khả năng châu Âu sẽ hoàn thành nhất thể hoá). Vì vậy, sau khi thống nhất Đài Loan và thu hồi các đảo tại Biển Đông, kỹ thuật quân sự của Trung Quốc đã có bước phát triển nhạy vọt, các trang thiết bị vũ khí hải, lục, không quân và vũ trụ đều có bước tiến dài, nhiều kỹ thuật quân sự ở vào trình độ dẫn đầu thế giới, khi đó sức mạnh quân sự của Trung Quốc chỉ có thể xếp sau Mỹ. Với thực lực như vậy, trong cuộc chiến thu hồi Nam Tây Tạng, Ấn Độ chắc chắn chịu một cuộc đại bại. Thứ nhất, sức mạnh tổng hợp của Ấn Độ yếu hơn nhiều so với Trung Quốc. Ấn Độ không có khả năng nghiên cứu, phát triển cũng như độc lập sản xuất các loại vũ khí mũi nhọn kỹ thuật cao. Năng lực động viên kinh tế cho thời chiến của Ấn Độ không bằng 1/10 của Trung Quốc, cho nên trong cuộc chiến với Trung Quốc, Ấn Độ không thể duy trì chiến tranh lâu dài, trong khi đó khả năng chiến tranh thần tốc của Ấn Độ lại kém xa so với Trung Quốc, vì vậy trong cuộc chiến này, Ấn Độ thất bại là điều không phải nghi ngờ. Thứ hai, trong cuộc chiến này, tuyệt đối không có quốc gia nào dám công khai giúp đỡ Ấn Độ. Khi đó, Trung Quốc đã là cường quốc thế giới, không có nước nào (kể cả Mỹ) dám công khai coi Trung Quốc là kẻ thù, nhiều khả năng nhất chỉ có 3 nước là Mỹ, Nga, Nhật Bản sẽ ngấm ngầm cung cấp vũ khí cho Ấn Độ, nhưng động thái này sẽ không gây ra những vấn đề lớn; ngược lại Pakixtan có thể nhân cơ hội này tấn công Ấn Độ. Thứ ba, Ấn Độ không dám và không thể sử dụng vũ khí hạt nhân. Mặc dù nói Ấn Độ đã có vũ khí hạt nhân, nhưng trong cuộc chiến này, Ấn Độ không dám sử dụng vũ khí hạt nhân, vì vũ khí hạt nhân của Ấn Độ không đủ để huỷ diệt Trung Quốc; đã không thể huỷ diệt, một khi sử dụng, khả năng phản kích của Trung Quốc có thể huỷ diệt vĩnh viễn Ấn Độ. Sau khi thu hồi Nam Tây Tạng, Trung Quốc sẽ đóng trọng binh tại đây, Ấn Độ sẽ không dám phản công, cuối cùng phải thừa nhận là lãnh thổ của Trung Quốc, đồng thời tích cực triển khai hợp tác với Trung Quốc, như vậy vẫn có thể bảo toàn thực lực nước lớn tại khu vực.

    Cuộc chiến tranh thứ tư : Thu hồi đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu (giai đoạn 2040 - 2045)

    Thời điểm đến giữa thế kỷ 21, Trung Quốc đã là cường quốc thế giới thật sự, khi đó Nhật Bản, Nga suy yếu; Mỹ, Ấn Độ không phát triển, Trung Quốc vàa châu Âu đồng thời nổi lên, là thời cơ tốt nhất để Trung Quốc thu hồi đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu (Nhật Bản gọi là Okinawa) bị Nhật Bản chiếm đóng.

    Nói tới đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu, có lẽ nhiều người chỉ biết rằng đảo Điếu Ngư là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc, nhưng lại không biết Nhật Bản đã xâm chiếm Lưu Cầu. Hiện nay, bất luận là trong diễn đàn nhân dân hay cấp trung ương, khi đề cập đến vấn đề Đông Hải giữa Trung Quốc và Nhật Bản, đề cập đến cái gọi là “đường trung tuyến” do Nhật Bản hoạch định, hay vấn đề Lưu Cầu, đều bị Nhật Bản dẫn giải sai lầm về lịch sử và chính trị - tức cho rằng Lưu Cầu là lãnh thổ của Nhật Bản.

    Nhật Bản đã xâm chiếm đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu của Trung Quốc nhiều năm qua, đánh cắp phi pháp nhiều tài nguyên tại Đông Hải của Trung Quốc, vì vậy đây sẽ là thời điểm thích hợp để lấy lại từ tay Nhật Bản. Vì thời điểm đó Mỹ muốn can dự cũng khó, châu Âu càng không quan tâm đến vấn đề này, trong khi đó Nga cũng chỉ có thể ngồi nhìn. Nhiều nhất là trong vòng nửa năm, cuộc chiến có thể kết thúc, Trung Quốc đại thắng, Nhật Bản đành phải thừa nhận kết cục thất bại - đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu trở về vô điều kiện với Trung Quốc. Đông Hải trở thành nội hải của Trung Quốc.

    Cuộc chiến tranh thứ năm : Thống nhất Ngoại Mông (giai đoạn 2045 - 2050)

    Mặc dù, hiện nay có người cổ vũ Ngoại Mông (Mông Cổ) trở về Trung Quốc, nhưng điều này có hiện thực không?

    Trung Quốc chỉ có thể sau khi thống nhất Đài Loan, lấy hiến pháp và bản đồ Trung Hoa Dân Quốc làm căn cứ. Như vậy sẽ có người hỏi, vì sao phải lấy hiến pháp và bản đồ Trung Hoa Dân Quốc làm căn cứ? Làm như vậy khác nào nói Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bị Trung Hoa Dân Quốc thống nhất? Nói như vậy không có gì vô nghĩa cả, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Trung Quốc, Trung Hoa Dân Quốc cũng là Trung Quốc, không cần quan tâm ai thống nhất ai, làm người Trung Quốc, chỉ cần tổ quốc thống nhất, không bị làm nhục là tốt nhất. Cũng phải biết rằng hiện nay Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thừa nhận nền độc lập của Ngoại Mông, nếu lấy hiến pháp và bản đồ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa làm căn cứ để thống nhất Ngoại Mông, thì rõ ràng đây là hành động đi xâm lược, cho nên chỉ có thể lấy hiến pháp và bản đồ của Trung Hoa Dân Quốc làm căn cứ để tiến hành thống nhất Ngoại Mông, như vậy xuất quân mới danh chính ngôn thuận. Trung Quốc cần đề xuất đại cương thống nhất với Ngoại Mông, tạo dựng bầu không khí dư luận xã hội Ngoại Mông trở về Trung Quốc, đồng thời tìm kiếm những tộc người tại Ngoại Mông có mong muốn sáp nhập vào Trung Quốc để ra sức giúp đỡ, cố gắng để họ có thể tiếp cận tới tầng lớp có quyền quyết sách, nhằm chuẩn bị tốt cho sự nghiệp thống nhất Ngoại Mông. Bên cạnh đó, sau khi thu hồi Nam Tây Tạng (dự kiến vào năm 2040) Trung Quốc cũng phải tuyên bố với các nước trên thế giới rằng Ngoại Mông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.

    Đương nhiên, Ngoại Mông có thể ra điều kiện để trở về, như vậy là điều tốt nhất so với việc phải sử dụng vũ lực để thống nhất. Nếu thế lực bên ngoài can dự hoặc Ngoại Mông cự tuyệt thống nhất, Trung Quốc cần phải làm tốt mọi sự chuẩn bị về trang bị vũ khí nhằm thống nhất Ngoại Mông. Tài liệu cho rằng Trung Quốc vẫn có thể áp dụng mô hình như đã thống nhất Đài Loan, đưa ra thời hạn cuối cùng để thống nhất là vào năm 2045, để Ngoại Mông có thời gian mấy năm suy nghĩ, khi đến thời điểm nếu không chủ động chấp nhận trở về, cuối cùng mới sử dụng vũ lực thống nhất.

    Tới thời điểm đó, 4 cuộc chiến tranh đã kết thúc, Trung Quốc đã có đầy đủ thực lực về chính trị, quân sự và ngoại giao để thống nhất Ngoại Mông. Mỹ, Nga suy yếu sẽ không dám tham chiến, chỉ có thể tiến hành phản đối bằng ngoại giao, trong khi đó châu Âu sẽ giữ thái độ nước đôi, Ấn Độ không lên tiếng. Không đến 3 năm, Trung Quốc có thể hoàn thành thống nhất mang tính tuyệt đối đối với Ngoại Mông. Sau khi thống nhất Ngoại Mông, tuyến đầu sẽ bố trí trọng binh nhằm ngăn chặn Nga, đồng thời trong vòng 10 năm, ra sức tiến hành xây dựng mang tính nền tảng và thiết bị quân sự, để chuẩn bị cho sau này tiến hành thu hồi lãnh thổ do Nga xâm chiếm.

    Cuộc chiến tranh thứ sáu : Thu hồi lãnh thổ bị Nga xâm chiếm (giai đoạn 2055 - 2060)

    Hiện nay, Trung-Nga được coi là láng giềng hữu nghị, song chẳng qua là vì có cùng mục tiêu chống Mỹ, thực chất vẫn tồn tại sóng ngầm và cảnh giác lẫn nhau.

    Sau khi giành thắng lợi trong 5 cuộc chiến tranh trước đó (khoảng năm 2050), Trung Quốc phải lên tiếng đòi Nga phải trả lại lãnh thổ đã xâm chiếm của Trung Quốc từ đời nhà Thanh, tạo dư luận trên toàn thế giới có lợi cho Trung Quốc, nhưng tốt nhất là khiến Nga một lần nữa bị giải thể, tách thành nhiều nước nhỏ.

    Trước đây, Nga đã xâm chiếm tổng cộng khoảng 1,6 triệu km2 lãnh thổ của Trung Quốc, tương đương 1/6 tổng diện tích lãnh thổ lục địa của Trung Quốc hiện nay, Nga vẫn là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Trung Hoa, cho nên sau khi kết thúc 5 cuộc chiến tranh trước, sẽ là thời điểm thích hợp để lấy lại lãnh thổ bị Nga xâm chiếm từ đời Thanh.

    Mặc dù thời điểm này các phương diện về hải, lục, không quân và vũ trụ của Trung Quốc đã vượt Nga, nhưng rõ ràng đây là một cuộc chiến tranh nhằm vào một cường quốc hạt nhân, cho nên lúc đó Trung Quốc phải huy động mọi khả năng hạt nhân, như các loại vũ khí có khả năng đánh chặn hạt nhân tầm xa, tầm trung và tầm ngắn. Khả năng Nga đánh trả khi tiếp cận Trung Quốc là không thể, vì vào thời điểm này Nga đã không còn là đối thủ của Trung Quốc, chỉ có thể chấp nhận trả lại phần lãnh thổ đã xâm chiếm của Trung Quốc, nếu không cái giá phải trả là quá đắt.

    Sau khi kết thúc 6 cuộc chiến tranh, Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế và quân sự duy nhất trên thế giới, Trung Quốc cùng với châu Âu, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, châu Phi và Braxin thiết lập trật tự thế giới mới do Trung Quốc chủ đạo.

    Theo NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG
    hk111333, hiralytrungdoitruong thích bài này.

Chia sẻ trang này