1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm lý học môi trường - Cũ mà lại mới

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 04/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    ~Người đặt nền móng cho Quan điểm về quá trình tinh thần (PSYCHODYNAMIC còn gọi là Tâm Động Học __Tin rằng hành vi được điều khiển bởi những lực vô thức bên trong) là 2 nhà Tâm lý học cận đại S. Freud & C. G. JUng.

    Riêng 1 số Đại biểu xuất sắc cho Quan điểm/ Tiếpcận VĂN HÓA xã hội (SOCIAL-CULTURAL) là các nhà tâm lý học LX củ: Vào cuối những năm 1920, Leonchev với L.S. Vygotsky và A. R. Luria nghiên cứu lí thuyết văn hóa- lịch sử phát triển tâm lí và vận dụng tư tưởng của lí thuyết này để nghiên cứu các quá trình tâm lí.
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    LEV SEMYONOVICH VYGOTSKY VÀ LÝ THUYẾT VĂN HÓA XÃ HỘI Lev Semyonovich Vygotsky sinh tại phía Tây nước Nga (Belorussia) năm 1896. Ông tốt nghiệp ngành luật tại Đại học Tổng hợp Moscow. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông đi dạy ở một số cơ sở đào tạo khác nhau. Dự án nghiên cứu lớn đầu tiên của Vygotsky là vào năm 1925 về tâm lý học nghệ thuật. Một vài năm sau ông theo đuổi lĩnh vực này như một nhà tâm lý học và làm việc chung với Alexander Luria và Alexei Leontiev. Họ cùng nhau khởi đầu trường phái Vygotsky về tâm lý học. Vygotsky không được đào tạo chính qui về tâm lý học, nhưng tâm lý học đã mê hoặc và lôi cuốn ông. Vygotsky chết năm 1934 vì bệnh lao phổi. Ngay cả sau khi chết, các tư tưởng của Vygotsky vẫn không được nhà nước thừa nhận, tuy nhiên nó vẫn tồn tại và phát triển sinh động bởi các học trò của ông.

    Khi chiến tranh lạnh kết thúc, các công trình của Vygotsky được phát hiện. Ông đã viết một số bài báo và một số sách về lý thuyết và tâm lý học của ông, trong đó có cuốn "Tư duy và NGÔN NGỮ" (1934). Nghiên cứu của Vygotsky về việc fát triển -trẻ em giải quyết những vấn đề chúng gặp phải vượt lên trên mức độ phát triển của chúng như thế nào đã đưa ông đến chỗ sáng tạo ra lý thuyết về "Vùng Phát triển Gần" (ZPD the Zone of Proximal Development). Đó là lý do giải thích tại sao lý thuyết tâm lý học phát triển của Vygotsky đã có ảnh hưởng sâu sắc ở Nga.

    4 NGUYÊN LÝ CƠ BẢN LÀM NỀN TẢNG CHO LÝ THUYẾT CỦA VYGOTSKY Trẻ em tự xây dựng nền kiến thức của mình Sự phát triển không thể tách rời khỏi bối cảnh xã hội cụ thể Học tập đem lại sự phát triển NGÔN NGỮ ĐÓNG VAI TRÒ TRUNG TÂM TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Lí thuyết VĂN HÓA XÃ HỘI của Vygotsky: Vygotsky được biết đến như một nhà tâm lý giáo dục với lý thuyết VĂN HÓA XÃ HỘI. Lý thuyết này cho rằng, sự tương tác xã hội làm cho tư duy và hành vi của fát triển Con Ng_trẻ từng bước từng bước thay đổi một cách liên tục trong bối cảnh VĂN HÓA(Woolfolk, 1998). Về cơ bản, lý thuyết của Vygotsky cho rằng, sư phát triển phụ thuộc vào tương tác giữa người với người và bằng các công cụ là những gì mà VĂN HÓA cung cấp để giúp sự hình thành một quan niệm riêng về thế giới. Có ba con đường mà qua đó VĂN HÓA được truyền từ người này đến người khác. Thứ nhất là học tập bằng cách bắt chước, khi mà một người cố gắng bắt chước hoặc sau chép lại suy nghĩ, hành vi của người khác (ví dụ như khi người ta cố gắng lặp lại cách lập luận, hành vi, cử điệu .v.v. của một thần tượng). Thứ hai là học nhờ sự dạy dỗ, hướng dẫn, cách học này liên quan đến việc ghi nhớ những hướng dẫn, chỉ bảo của giáo viên và sau đó ngươi học dùng những hướng dẫn này mà tự điều chỉnh bản thân. Cuối cùng là học tập hợp tác, cách học này liên quan đến việc một nhóm người cố gắng hiểu nhau và làm việc chung với nhau để học một kỹ năng cụ thể (Tomasello, 1993).

    Ở lý thuyết của Vygotsky kết hợp cả MÔI TRƯỜNG xã hội và vấn đề nhận thức.. fát triển -trẻ em học được cách tư duy và hình thành các hành vi làm nên một con người có VĂN HÓA thông qua tương tác với những người có hiểu biết cao hơn. Vygotsky tin rằng tương tác xã hội sẽ đưa tới sự thay đổi thường xuyên trong nhận thức và hành vi của fát triển Con Ng_trẻ. Những nhận thức và hành vi này rất khác biệt nhau giữa các nền VĂN HÓA, các nền văn minh khác nhau (Berk, 1994).

    (còn tiếp)
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    (tiếp)
    Lý thuyết VĂN HÓA XÃ HỘI bao gồm một số thành phần giúp cho việc thực hiện nó. Biểu đồ ở phía trên (trong khung) chỉ ra các nguyên tắc cốt lõi trong lý thuyết VĂN HÓA XÃ HỘI của Vygotsky về sự phát triển. Về NGÔN NGỮ cá nhân chẳng hạn, có thể quan sát điều này khi đứa fát triển Con Ng_trẻ tự nói với mình về kế hoạch hoặc để tự hướng dẫn hành vi của chính nó (thường thấy điều này ở fát triển Con Ng_trẻ trước tuổi đến trường).\ Khi fát triển Con Ng_trẻ phải thực hiện một nhiệm vụ (công việc) khó khăn mà chúng chưa biết phải làm thế nào, chúng thường sử dụng NGÔN NGỮ cá nhân trong khi đang làm việc (vừa làm vừa nói lẩm bẩm về từng bước công việc). Trong trường hợp này, NGÔN NGỮ nói giúp cho fát triển Con Ng_trẻ hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Vygotsky tin rằng, NGÔN NGỮ nói thay đổi theo lứa tuổi và ngày càng nhỏ đi về âm lượng để trở thành lời nói thầm trong đầu (tư duy).

    Thành phần thứ hai trong lý thuyết VĂN HÓA XÃ HỘI là vùng phát triển gần "the zone of proximal development" (ZPD). Vygotsky cho rằng các khoa sư phạm tạo nên quá trình học và các quá trình này đưa tới sự phát triển và sự phát triển này là kết quả tất yếu trong "vùng phát triển gần". KHÁI NIỆM này bắt nguồn ở chỗ với sự giúp đỡ của người khác, đứa fát triển Con Ng_trẻ có thể hoàn thành được một nhiệm vụ mà trước đó chính nó không thể tự hoàn thành được. Vygotsky mô tả ZPD là sự khác biệt giữa mức độ phát triển thực tế (xác định bởi khả năng giải quyết vấn đề một mình) và mức độ phát triển có thể đạt được (xác định qua khả năng giải quyết vấn đề khi có sự giúp đỡ, hướng dẫn của người lớn hoặc cộng tác với người có kiến thức nhiều hơn). Kết quả của quá trình này là đứa fát triển Con Ng_trẻ trở nên xã hội hóa nhiều hơn trong ảnh hưởng VĂN HÓA và điều này đem lại sự phát triển về nhận thức (Moll, 1994).

    Để ZPD thành công, nó cần có hai đặc trưng.
    * Đặc trưng thứ nhất liên quan đến các đặc điểm của bản thân fát triển Con Ng_trẻ, còn được gọi là đặc trưng mang tính chủ thể.
    Thuật ngữ này mô tả quá trình hai cá nhân bắt đầu nhiệm vụ với những hiểu biết khác nhau, nhưng cuối cùng đạt đến mức có thể chia sẻ hiểu biết với nhau.

    * Đặc trưng thứ hai là sự hỗ trợ mang tính xã hội, điều có ý nói đến sự thay đổi của hỗ trợ xã hội đối với các khóa học. Nếu sự hỗ trợ xã hội thành công thì mức độ thông thạo của fát triển Con Ng_trẻ về khả năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sẽ tăng lên. Sự phù hợp giữa hai đặc trưng này là điều rất quan trọng khi muốn áp dụng ZPD thành công.

    ZPD có liên hệ với việc đánh giá, đặc biệt là liên quan đến các vấn đề học tập và hành vi của fát triển Con Ng_trẻ. Trong cuốn sách, Scaffolding Children's Learning, Berk và Winsler bàn về những điều không thỏa mãn ở lý thuyết của Vygotsky đối với việc kiểm tra thành tích và khả năng của fát triển Con Ng_trẻ khi đo lường khả năng học tâp của fát triển Con Ng_trẻ. Hai Con Ng_trẻ có thể fát triển khác nhau về chất trong vùng phát triển gần, một đứa có thể tự mình làm rất tốt công việc, trong khi đứa kia có thẻ cần đến một vài sự trợ giúp nào đó. Do đó, ZPD chủ yếu được dùng để xác đinh sự sẵn sàng ở fát triển Con Ng_trẻ đối với nội dung dạy học nào đó hay không mà thôi.

    (còn tiếp)
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    (tiếp)
    Lev Vygotsky tin rằng thiết lập động lực nhóm là một phần không thể thiếu trong việc trao dồi kiến thức.
    Nghiên cứu của ông đã chứng minh rằng fát triển -trẻ em tự học đã không đạt được những giai đoạn quan trọng như là fát triển -trẻ em học tập theo nhóm đạt được.

    Vygotsky tin rằng những tác động xã hội như có một vai trò cơ bản trong sự phát triển của nhận thức. Ông phát hiện ra rằng kiến thức ở cấp độ xã hội diễn ra trước kiến thức ở cấp độ cá nhân. Kiến thức đầu tiên phải có nguồn gốc như các mối quan hệ thực tế giữa các cá nhân, được gọi là kinh nghiệm tương tác tâm lý. Sau đó, kiến thức chuyển bên trong của fát triển Con Ng_trẻ, được gọi là kinh nghiệm nội tâm lý.
    Trong GD & dạy học, các giáo viên công nhận rằng kiến thức bên ngoài và bên trong đó được diễn ra trong một lớp học. fát triển -trẻ em cần phải nhìn nhìn nhận các KHÁI NIỆM nhiều lần trong nhiều định dạng khác nhau trước khi KHÁI NIỆM được tiếp thu, để được mang ra và sử dụng. Vygotsky nhận ra rằng phạm vi của những kỹ năng có thể được phát triển vượt xa với sự hướng dẫn của người lớn hoặc cộng tác tương trợ so với những gì chỉ có thể đạt được một mình.

    Các vùng phát triển gần (ZPD) là khoảng cách giữa khả năng của fát triển một Con Ng_trẻ để thực hiện một nhiệm vụ theo hướng dẫn của người lớn và / hoặc cộng tác tương trợ và khả năng của fát triển Con Ng_trẻ trong việc giải quyết vấn đề một cách độc lập. Theo Vygotsky, tiếp thu kiến thức xảy ra trong vùng này.

    Các giáo viên và các bậc cha mẹ đóng vai trò hướng dẫn fát triển -trẻ em đạt được khả năng trong một nhiệm vụ cụ thể. Giàn giáo là cấu trúc hoặc hướng dẫn của một người có kinh nghiệm hơn. Có rất nhiều cách khác nhau của giàn giáo, bao gồm cả phá vỡ các nhiệm vụ thành các bước nhỏ hơn, cung cấp động lực và khuyến khích và cung cấp thông tin phản hồi về tiến độ phát triển của Con Ng_trẻ.
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    Tóm lại, Tâm lý học VĂN HÓA XÃ HỘI của Vygotsky được xây dựng trên 4 nguyên lý cơ bản:

    • trẻ em tự xây dựng nền kiến thức cho mình,
    • sự phát triển không thể tách rời khỏi bối cảnh xã hội cụ thể,
    • học tập đem lại sự phát triển,
    • NGÔN NGỮ đóng vai trò trung tâm trong việc phát triển trí tuệ.
    Lý thuyết này cho rằng, sự tương tác xã hội làm cho tư duy và hành vi con người thay đổi một cách liên tục. Sự thay đổi đó tùy thuộc vào hoàn cảnh VĂN HÓA, lịch sử xác định. Hoàn cảnh VĂN HÓA xã hội cung cấp các công cụ tư duy để con người hình thành quan niệm riêng về thế giới.
    Có 3 con đường mà VĂN HÓA XÃ HỘI được truyền từ người này đến người khác.

    • Học tập bằng cách bắt chước: bắt chước, sao chép lại hành vi, suy nghĩ của người khác.
    • Học tập nhờ sự dạy dỗ: nhờ sự hướng dẫn, dạy dỗ của giáo viên mà điều chỉnh lại hành vi, suy nghỉ của bản thân.
    • học tập bằng sự hợp tác liên quan đến việc một nhóm người cố gắng hiểu nhau, làm việc chung với nhau để cố gắng đạt đến một kỹ năng cụ thể.
    Trong tâm lý học VĂN HÓA XÃ HỘI, vai trò của NGÔN NGỮ được nhấn mạnh. NGÔN NGỮ là phương tiện, là công cụ quan trọng nhất để truyền thông tin, tình cảm từ người này sang người khác. Bên cạnh đó, NGÔN NGỮ là công cụ để tư duy vì nghĩa của từ có khả năng giúp con người khái quát hóa và phản ánh hiện thực khách quan. Ngoài ra NGÔN NGỮ còn được dùng để lập kế hoạch, hướng dẫn và điều khiển hành vi ở mức độ tự điều khiển dưới hình thức lời nói cá nhân.

    Thành phần quan trọng thứ hai trong tâm lý học VĂN HÓA XÃ HỘI là KHÁI NIỆM VÙNG PHÁT TRIỂN GẦN (ZPD). Đó là khoảng nằm giữa trình độ phát triển hiện tại và trình độ phát triển có thể đạt được. Trình độ phát triển hiện tại được xác định bằng khả năng độc lập giải quyết vấn đề. Trình độ phát triển có thể đạt được được xác định bằng khả năng giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của người khác. Người học đạt được sự hiểu biết toàn bộ kiến thức khi vượt qua VÙNG PHÁT TRIỂN GẦN và giải quyết được các vấn đề liên quan đến kiến thức một cách độc lập. Như vậy, nhiệm vụ của người dạy không chỉ phải xác định được vùng phát triển hiện tại mà còn phải xác định được vùng phát triển có thể đạt được. Từ đó mới có thể đưa ra các hình thức, phương pháp dạy học phù hợp với người học.
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    Tâm lý học VĂN HÓA XÃ HỘI của Vygotsky được chọn là 1 trong 2 cơ sở tâm lý của lý luận dạy học hiện đại

    Dạy & học là một dạng HOẠT ĐỘNG đặc trưng của xã hội loài người nhằm truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm xã hội mà loài người đã tích lũy được, biến chúng thành "vốn liếng", kinh nghiệm và phẩm chất, năng lực của cá nhân người học.
    HOẠT ĐỘNG dạy & học bao gồm hai HOẠT ĐỘNG liên quan với nhau, tác động qua lại với nhau:
    • HOẠT ĐỘNG dạy của người dạy,
    • HOẠT ĐỘNG học của người học.
    Hai HOẠT ĐỘNG này có chung một mục đích là làm cho người học lĩnh hội được nội dung kiến thức, đồng thời phát triển được nhân cách, năng lực của mình. Quá trình dạy học xảy ra rất phức tạp và đa dạng. Trong đó, sự phối hợp HOẠT ĐỘNG giữa người học và người dạy có ý nghĩa quyết định.

    Thành tựu quan trọng nhất về tâm lý học giáo dục trong thế kỷ XX

    là tâm lý học phát triển của Piaget (Jean Piaget, 1896 - 1980) và
    tâm lý học VĂN HÓA XÃ HỘI của Vygotsky (Lev Semyonovich Vygotsky, 1896 - 1934).

    Lev Semyonovich Vygotsky
    [​IMG]
    https://en.wikipedia.org/wiki/Lev_Vygotsky
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    Lý thuyết VĂN HÓA XÃ HỘI (Sociocultural theory)của Lev Vygotsky trong HOẠT ĐỘNG chơi

    Lý thuyết về VĂN HÓA XÃ HỘI do Lev Vygotsky khởi xướng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của yếu tố XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA tác động lên sự phát triển nhận thức của fát triển -trẻ em.
    Hai yếu tố này tác động thông qua sự tương tác của fát triển Con Ng_trẻ với đồ vật và với người lớn. Nói cách khác, chính đồ vật và người lớn mà fát triển Con Ng_trẻ tương tác luôn mang dấu ấn của nền VĂN HÓA và bản chất XÃ HỘI trên mình. Thông qua những tương tác chính thức hay không chính thức, người lớn truyền đạt thông tin cho Con Ng_trẻ fát triển theo nhiều cách mà VĂN HÓA của họ đã lý giải về thế giới. Khi Con Ng_trẻ chơi, fát triển Con Ng_trẻ học cách sử dụng đồ vật theo chức năng mà cả xã hội và nền VĂN HÓA xung quanh nó qui định.

    Nghiên cứu của Vygotsky về HOẠT ĐỘNG chơi hay trò chơi như là một hiện tượng tâm lý có vai trò quan trọng trong sự phát triển của Con Ng_trẻ. Thông qua HOẠT ĐỘNG chơi hay trò chơi, Con Ng_trẻ phát triển ý nghĩa trừu tượng về vật, phân biệt vật này với vật khác, trong sự phát triển của chức năng thần kinh cao hơn. Chơi như là sự diễn giải trong sự tưởng tượng những ham muốn không thực hiện được ngoài cuộc sống. Con Ng_trẻ chơi nấu ăn với búp bê vì lòng ham muốn làm giống mẹ nó đã chăm sóc nó. Thông qua HOẠT ĐỘNG chơi hay trò chơi, Con Ng_trẻ có thể dùng cái gối làm em bé, cái nắp làm cái tô, cây que là cái muỗng - những đồ vật đó có tính tượng trưng cho em bé thật và đồ nấu ăn thật mà bé chưa thể sử dụng thành thục được. Qua những HOẠT ĐỘNG chơi này, Con Ng_trẻ học fát triển được ý nghĩa của từng đồ vật có tính tượng trưng đó và chuyển hoá sang đồ vật thật. Con Ng_trẻ càng lớn càng fát triển hiểu tính tượng trưng của đồ vật và càng hiểu tính giả bộ của HOẠT ĐỘNG chơi, Con Ng_trẻ fát triển có thể nói: "lấy cây gậy này làm con ngựa để chơi".

    Vygotsky nhấn mạnh HOẠT ĐỘNG chơi giúp Con Ng_trẻ phát triển các kỹ năng xã hội.
    Khi fát triển Con Ng_trẻ chơi với búp bê và căn nhà đồ chơi, Con Ng_trẻ đang học về vai trò khác nhau của các thành viên trong gia đình. Khi hai chị em chơi với nhau, vai trò chị và em được lộ rõ hơn là những hành vi trong cuộc sống thường ngày.

    Những tương tác với người khác khi chơi, giúp fát triển Con Ng_trẻ học được các quy luật xã hội, dần dần giúp fát triển Con Ng_trẻ tự điều chỉnh bản thân. Ví như một Con Ng_trẻ đứng ngay vạch xuất phát chạy đua với những Con Ng_trẻ khác, Con Ng_trẻ nào cũng muốn phóng chạy ngay, nhưng quy định xã hội giúp Con Ng_trẻ phải chờ đợi có dấu hiệu xuất phát mới được chạy.

    Những giai đoạn phát triển của Con Ng_trẻ được Vygotsky phân chia theo kỹ năng tư duy và lý luận. Trong đó, khả năng phát triển NGÔN NGỮ của Con Ng_trẻ từ sớm phụ thuộc vào sự tương tác với người lớn trong tất cả các HOẠT ĐỘNG, đặc biệt là HOẠT ĐỘNG chơi.

    Các nhà tâm lý phát triển lý thuyết của Vygotsky cho rằng HOẠT ĐỘNG chơi của Con Ng_trẻ chuẩn bị cho chúng fát triển cuộc sống trưởng thành bằng việc luyện tập các hành vi giống như người lớn.
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    Lý thuyết của Lev Vygotsky đã được áp dụng rất có hiệu quả tại Nga vào những năm đầu thế kỷ XX, nhưng mãi tới giữa những năm 1980 của thế kỷ XX, nó mới được biết đến, xem xét kỹ lưỡng, nghiên cứu và áp dụng trong lãnh vực giáo dục ở các nước phương Tây như Hoa Kỳ, Canada, Đức, Úc, v.v.. Đã có rất nhiều nhà giáo dục và xã hội học trên khắp thế giới có xu hướng đem lý thuyết của Lev Vygotsky áp dụng vào lãnh vực mà họ đang thực hành và đã đạt được những kết quả rất tốt. Theo Churchill và các đồng sự (2011), lý thuyết của Lev Vygotsky vẫn đang tiếp tục có ảnh hưởng rất lớn và sâu rộng trong nền giáo dục hiện đại ngày nay.

    II. Các Yếu Tố Cơ Bản về Lý thuyết của Vygotsky

    [​IMG]
    Lý thuyết của Vygotsky tập trung vào mối quan hệ ràng buộc giữa những con người với hoàn cảnh MT VĂN HÓA XÃ HỘI xung quanh họ (Marsh, 2010). Dạy và học các NGÔN NGỮ nói chung, tiếng Việt nói riêng, hoàn toàn chịu ảnh hưởng sâu nặng và dựa trên mối quan hệ, tương tác giữa hoàn cảnh MT VĂN HÓA XÃ HỘI với con người, như đã đề cập ở trên. Đó là các mối quan hệ giữa các phụ huynh với các giáo viên, giữa giáo viên với các học sinh, giữa nhà trường và gia đình, cộng đồng, v. v.

    Các nhà giáo dục chọn KHÁI NIỆM ‘Giàn giáo/Nâng đỡ (scaffolding)’ để hướng dẫn học viên mỗi khi truyền đạt những kiến thức và các kỹ năng mới cho người học. Theo lý thuyết giáo dục, KHÁI NIỆM về Khu vực/VÙNG PHÁT TRIỂN GẦN/Lân cận (Zone of Proximal Development – ZPD) của Lev Vygotsky được ứng dụng rất rộng rãi. ‘Giàn giáo/Nâng đỡ (scaffolding)‘là KHÁI NIỆM rất gần gũi với ZPD, đó là đông lực chính yếu về mức độ trợ giúp tương hợp với tiềm năng nhận thức của mỗi người.

    Theo lý thuyết Khu vực/VÙNG PHÁT TRIỂN GẦN/Lân cận, nằm trong miền ZPD, người học được trợ giúp bằng nhiều cách khác nhau để đạt tới mục tiêu. ‘Giàn giáo/Nâng đỡ (scaffolding)’ được hiểu là quá trình mà những người có nhiều kiến thức hơn, ví dụ như những nhà chuyên môn, các chuyên gia,v.v, giúp đỡ hoặc truyền kiến thức và kinh nghiệm cho những học viên chưa có kiến thức đó hoặc ít kiến thức hơn, hiểu ra được vấn đề mà những học viên này đang học hoặc muốn tìm hiểu.
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    Hiểu lý thuyết về Khu vực/VÙNG PHÁT TRIỂN GẦN/Lân cận để áp dung trong giảng dạy Tiếng&Ngữ văn Việt sẽ giúp người giáo viên sử dụng các thông tin, tài liệu nhằm giúp học sinh của mình biết được bản chất tự nhiên của môn học Tiếng&Ngữ văn Việt.

    Lev Vygotsky cho rằng tác động của xã hội đóng vai trò nền móng trong quá trình phát triển nhận thức, và vai trò ‘Giàn giáo/Nâng đỡ (scaffolding)’ trong các HOẠT ĐỘNG xã hội là yếu tố quyết định trong việc phát triển nhận thức của học sinh.

    [​IMG]
    Điều này có nghĩa là: Khi giảng dạy Tiếng&Ngữ văn Việt, người giáo viên phải biết trình độ hiện tại của học sinh mình đang nằm ở vùng nào trong mô hình của Khu vực/VÙNG PHÁT TRIỂN GẦN/Lân cận. Nếu bài giảng trên lớp được chuẩn bị sơ xài, quá đơn giản, học sinh sẽ cảm thấy quá dễ, gây nhàm chán và không thích học môn Tiếng&Ngữ văn Việt. Ngược lại, nếu giáo viên chuẩn bị bài giảng quá khó so với khả năng nhận thức của học sinh, sẽ đem đến cho các em cảm giác nản lòng, dễ thoái lui vì nghĩ mình không đủ khả năng để học tới, bởi vì Tiếng&Ngữ văn Việt là môn học không bắt buộc nên các em dễ có ý định bỏ học.

    Nhiệm vụ ‘Giàn giáo/Nâng đỡ (scaffolding)’ của người giáo viên Tiếng&Ngữ văn Việt là kéo các em vào Khu vực/VÙNG PHÁT TRIỂN GẦN/Lân cận, trong khu vực này, các em được học với MÔI TRƯỜNG hứng khởi, phù hợp với năng lực của các em;
    bài học không quá dễ để bị xem là tẻ nhạt, cũng không quá khó khiến cho các em nản lòng, thối chí.

    Yêu cầu để áp dụng thành công lý thuyết `Giàn giáo/Nâng đỡ (scaffolding)’ rất công phu, trong nhiều trường hợp, khi có nhiều nhu cầu cần phải `Giàn giáo/Nâng đỡ (scaffolding)’, thì nguồn (resources) cung cấp của giáo viên không đủ để đáp ứng lại nhu cầu này.

    Công việc `Giàn giáo/Nâng đỡ (scaffolding)’ có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên hiến dâng tình thương yêu, lòng tận tụy, đồng cảm một cách kiên trì, liên tục, đều đặn và bất vụ lợi tới cho học sinh, mà điều này không phải tất cả các giáo viên đang giảng dạy thiện nguyện đều làm được ở mức độ chất lượng cao, do các nguyên nhân ở trên.

    Tuy vậy, có rất nhiều lợi điểm to lớn khi áp dụng lý thuyết `Giàn giáo/Nâng đỡ (scaffolding)’, khiến cho những bất lợi nêu ở phần trên trở nên không đáng kể. Đó là, khi `Giàn giáo/Nâng đỡ (scaffolding)’, người giáo viên cung cấp những hướng dẫn rất rõ ràng dẫn dắt cho học sinh hướng đi đúng đắn trong học tập, giảm thiểu những khó chịu, ảnh hưởng không tốt về tâm lý và ý nghĩ bỏ học của học sinh.

    Với vai trò `Giàn giáo/Nâng đỡ (scaffolding)’ của giáo viên, giúp phát hiện và điều chỉnh những sai phạm có thể mắc phải ngay ở giai đoạn đầu của học sinh, điều này giúp ngăn chặn những thói quen xấu có thể xảy ra như trốn học, bỏ học, thái độ cư xử không tốt với bạn bè, thầy cô,v.v…

    Và điều quan trọng trên hết, là học sinh dần dần đạt tới mục tiêu của môn học đó là các em học và hiểu VĂN HÓA Việt nam, lễ phép, hiếu thảo với cha mẹ ông bà, thành công trong học vấn, gia đình hạnh phúc, lợi lộc cho chính các em, phụ huynh, cộng đồng và xã hội. ‘Giàn giáo/Nâng đỡ (scaffolding)’ trong dạy và học Tiếng&Ngữ văn Việt trở thành kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau cho cả thày và trò. Áp dụng lý thuyết ‘Giàn giáo/Nâng đỡ (scaffolding)’, việc giảng dạy Tiếng&Ngữ văn Việt không chỉ đơn thuần cung cấp kiến thức về NGÔN NGỮ Tiếng&Ngữ văn Việt, điều căn bản hơn, nó trang bị giúp học sinh tích lũy kinh nghiệm thực tế xã hội và VĂN HÓA của người Việt
    HKAGZ thích bài này.
  10. HKAGZ

    HKAGZ Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/02/2014
    Bài viết:
    1.582
    Đã được thích:
    170
    You là người kiểu gì mà cái quái gì cũng biết vậy:-p

Chia sẻ trang này