1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.813
    Đã được thích:
    14.230
    Việt Nam sắp nắm yết hầu của thế giới rồi :
    [​IMG]
    [​IMG]
    Thủ tướng vừa có ý kiến chỉ đạo về chủ trương đầu tư dự án xây dựng Cảng biển Hòn Khoai tại Cà Mau với mức khái toán đầu tư 2,5 tỷ USD.
    Dự kiến tổng vốn đầu tư cảng tổng hợp Hòn Khoai khoảng 2,5 tỷ USD, trong đó 15% vốn doanh nghiệp, 85% vốn vay từ US – Exim Bank; thời gian thực hiện dự án từ năm 2016 – 2020.

    Đại diện doanh nghiệp này cho hay, dự án cảng Hòn Khoai được đầu tư sẽ hình thành một mắt xích trong chuỗi phân phối toàn cầu, kết nối hệ thống cảng biển và trung tâm kinh tế trong khu vực như Hong Kong, Singapore, Maylaysia, Thái Lan (qua kênh Kra)
    longmuonhieu, hoanghoa00TRANGBAOLINH thích bài này.
  2. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Nga muốn Tàu đổ tiền vào lắm nhưng Tàu nó đâu có ngố như Nga :))

    Hợp tác kinh tế Nga-Trung: Chưa kịp “ấm” đã “lạnh”?
    Kim ngạch thương mại song phương Nga-Trung đã giảm 31,4% trong nửa đầu năm 2015...
    [​IMG]
    Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) dự lễ duyệt binh ở Thiên An Môn hôm 3/9 - Ảnh: AP/WP.

    AN HUY
    Theo nhận định của tờ Washington Post, mối quan hệ kinh tế giữa Nga và Trung Quốc đang giảm bớt độ nồng ấm, do những thách thức lớn mà hai nền kinh tế này đang phải đối mặt.

    Sự xuất hiện của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại lễ duyệt binh ở Thiên An Môn nhân dịp Trung Quốc kỷ niệm 70 năm kết thúc thế chiến thứ hai hôm 3/9 vừa qua được xem là một biểu tượng cho sự dịch chuyển của Nga về phía châu Á, trong bối cảnh quan hệ giữa Moscow với phương Tây lạnh giá vì cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine.

    Trước chuyến thăm Bắc Kinh, ông Putin nói với giới truyền thông nhà nước Nga và Trung Quốc trong một cuộc trả lời phỏng vấn rằng, lệnh trừng phạt của phương Tây áp lên Nga “khuyến khích các doanh nghiệp trong nước của chúng tôi phát triển mối quan hệ kinh doanh ổn định với Trung Quốc. Mối quan hệ Nga-Trung đến nay có lẽ đã đạt đến đỉnh điểm trong toàn bộ lịch sử và sẽ còn tiếp tục phát triển”.

    Trong chuyến thăm này, ông chủ điện Kremlin được hộ tống bởi hàng loạt quan chức và lãnh đạo các doanh nghiệp Nga ký hợp đồng với đối tác Trung Quốc. Tập đoàn dầu khí quốc doanh Rosneft thì ký một loạt hợp đồng trị giá 30 tỷ USD với phía Trung Quốc, trong đó có thỏa thuận khai thác chung hai mỏ dầu với công ty Sinopec.

    Nhân tố giá dầu

    Nước Nga hiện đang nỗ lực tìm kiếm đồng minh mới, cả về chính trị và kinh tế, ngoài các nước phương Tây. Trong bối cảnh đó, hơn một năm qua, Trung Quốc đã được Nga xem như đối tác chiến lược quan trọng nhất, với hy vọng rằng vốn đầu tư của Trung Quốc và việc nước này nhập khẩu hàng hóa cơ bản của Nga sẽ giúp nền kinh tế Nga vượt qua được những tác động khắc nghiệt của lệnh trừng phạt.

    “Moscow có những kỳ vọng thái quá”, ông Alexander Gabuyev, một chuyên gia người Nga về Trung Quốc từ Carnegie Moscow Center, nhận xét. “Họ nghĩ là các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ đến và đổ đầy tiền vào Nga”.

    Tuy vậy, những số liệu kinh tế cho thấy hy vọng này đã không trở thành hiện thực.

    Trên thực tế, kim ngạch thương mại song phương Nga-Trung đã giảm 31,4% trong nửa đầu năm 2015 do giá dầu giảm, suy thoái kinh tế Nga, và nhu cầu hàng hóa cơ bản của Trung Quốc sụt giảm. Vốn đầu tư của Trung Quốc vào Nga giảm 20% trong cùng khoảng thời gian, theo ông Gabuyev.

    Xét tới sự giảm tốc tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, triển vọng hợp tác kinh tế giữa hai nước không mấy tươi sáng. Việc phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu sang Trung Quốc có thể đặt một nền kinh tế vào thế rủi ro, như trường hợp của Brazil đã chứng minh.

    Tháng 5 năm ngoái, Trung Quốc và Nga ký một thỏa thuận vận chuyển khí đốt từ phía Đông Siberia tới Trung Quốc từ năm 2019. Theo nhà chức trách Nga, thỏa thuận này trị giá 400 tỷ USD, nhưng giá trị của thỏa thuận được liên hệ với giá dầu, mà giá dầu đã lao dốc mạnh từ tháng 5/2014.

    Đường ống dẫn khí đốt theo thỏa thuận này vẫn chưa được hoàn tất, nhưng Nga đang bất đồng với Trung Quốc về các khoản tiền trả trước mà Nga hy vọng được nhận để có vốn phục vụ cho việc xây dựng đường ống.

    Vào tháng 11/2014, Nga và Trung Quốc ký một biên bản ghi nhớ về một thỏa thuận khí đốt thứ hai từ phía Tây Siberia. Hợp đồng này dự kiến được ký trong chuyến thăm vừa rồi của Putin tới Bắc Kinh, nhưng việc ký kết đã không xảy ra.

    “Tình hình hiện nay không thuận lợi để Trung Quốc ký một thỏa thuận khí đốt khác”, ông Keun-Wook Paik, chuyên gia cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu năng lượng Oxford ở London, nhận xét với hãng tin Bloomberg hồi tháng 8 vừa qua.

    Nhân tố lệnh trừng phạt

    Lệnh trừng phạt của phương Tây là một nhân tố khác khiến hợp tác Nga-Trung gặp khó. Ngoài việc khiến kinh tế Nga giảm tốc, lệnh trừng phạt khiến các nhà đầu tư Trung Quốc thận trọng với việc rót vốn vào Nga.

    Nhưng dù mối quan tâm của các nhà đầu tư Trung Quốc dành cho Nga không lớn như những gì Moscow kỳ vọng, thì sự quan tâm vẫn được dành cho một số dự án cơ sở hạ tầng. Chẳng hạn, tháng 6 vừa rồi, hai nước đã ký thỏa thuận xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc nối giữa Moscow và Kazan.

    Sau chuyến thăm Bắc Kinh, Putin lên đường tới Diễn đàn Kinh tế phía Đông ở thành phố Vladivostok, nơi nhà chức trách và các công ty Nga đang nỗ lực thu hút các nhà đầu tư châu Á tới vùng Viễn Đông.

    Cho tới nay, Trung Quốc chưa hề đầu tư nhiều vào khu vực có dân cư thưa thớt này của Nga. Ở Primorsky Kray, nơi Vladivostok là thủ phủ, Trung Quốc mới chỉ đầu tư 31 triệu USD vào năm 2013, ít hơn cả vốn đầu tư của Nhật hay Đức.

    Một số báo đài Nga đưa tin nói về tình trạng hỗn độn trong những ngày đầu tiên diễn ra diễn đàn nói trên do vấn đề về giao thông, cũng như chuyện các đại biểu và báo chí phải chờ đợi vì thất lạc biển tên. Trung Quốc cử Phó thủ tướng Wang Yang tới tham dự sự kiện, nhưng rất ít các nhà đầu tư lớn ở châu Á tới Vladivostok trong dịp này.

    Chuyên gia Gabuyev đã mua một vé để tới Vladivostok, nhưng đã bán lại sau khi một số đối tác châu Á của ông viết thư nói họ sẽ không tham gia diễn đàn.

    “Đây là một sự kiện mà các quan chức Nga nói với các quan chức Nga. Tôi không cần phải tới Vladivostok để nói chuyện với họ”, Gabuyev nói.
  3. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    663
    Tình hình Biển Đông: Tuyên bố rắn của Ấn-Mỹ-Nhật với Trung Quốc
    Các quốc gia "có lợi ích ở Biển Đông" đều lần lượt có tuyên bố cứng rắn cảnh báo Trung Quốc trước sự leo thang của nước này ở Biển Đông.

    Ấn Độ: Kiên quyết chống lại nếu Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông

    The Economic Times ngày 13/9 đưa tin, chính phủ Ấn Độ đã nhấn mạnh về tự do hàng không, hàng hải ở Biển Đông trong bối cảnh có tín hiệu cho thấy Trung Quốc đã sẵn sàng hạn chế tự do hàng hải hàng không trong khu vực, nơi Ấn Độ có lợi ích thương mại và chiến lược mạnh mẽ.

    Quan chức cấp cao Ấn Độ giấu tên nói rằng, sau khi Trung Quốc bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp xong ở Biển Đông, họ có thể áp đặt vùng nhận diện phòng không (ADIZ) bất cứ lúc nào. Điều này không chỉ đi ngược lại lợi ích chiến lược và thương mại của Ấn Độ, mà còn chống lại các chuẩn mực quốc tế về tự do hàng hải, hàng không.

    [​IMG]
    Đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông. Ảnh: EPA
    Ngay từ khi Trung Quốc chưa tuyên bố áp đặt ADIZ ở Biển Đông, Ấn Độ đã phát đi thông điệp cảnh báo sẽ chống lại bất kỳ động thái nào như vậy.

    Biển Đông có tuyến hàng hải trọng yếu hàng đầu không chỉ với Ấn Độ mà còn với các nước khác như Nhật bản để tiến hành các hoạt động thương mại, vận chuyển hàng hóa. Quan chức Ấn Độ cho rằng, tự do hàng không hàng hải ở Biển Đông là điều bắt buộc với Ấn Độ bởi nước này có lợi ích lớn ở Việt Nam và mối quan hệ đang phát triển với các nước trong khu vực, bao gồm Philippines.

    Nhật Bản sẽ tuần tra Biển Đông

    Trong khi đó, Nhật Bản cũng đã nhiều lần lên án Trung Quốc "áp bức" trên Biển Đông. Đặc biệt, trong Sách trắng quốc phòng của Nhật Bản công bố hồi cuối tháng 7/2015 đã thẳng thắn chỉ rõ, Trung Quốc đang hành động một cách “đơn phương và không thỏa hiệp” đồng thời cáo buộc Bắc Kinh “gây lo ngại trong cộng đồng quốc tế”.

    “Trung Quốc, cụ thể là trong vấn đề hàng hải, đang tiếp tục thực hiện các hành động kiên quyết, trong đó mưu toan áp bức nhằm thay đổi hiện trạng trên biển và thỏa mãn các nhu cầu đơn phương mà không có bất cứ thỏa hiệp nào”. báo cáo Quốc phòng Nhật Bản 2015 viết.

    Trong Sách trắng quốc phòng Nhật Bản, lần đầu xuất hiện những hình ảnh vệ tinh về hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc ở Biển Đông. Sách trắng quốc phòng Nhật Bản chỉ trích hành động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam và gọi đây là hành động “đơn phương, áp bức” đe dọa an ninh khu vực.

    “Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động xây dựng tại 7 bãi đá ở Trường Sa, xây dựng hạ tầng như đường băng và cảng trên một số bãi đá. Đây là mối lo ngại đối với cộng đồng quốc tế” – sách trắng viết.

    Một động thái khác đáng lưu ý của Nhật Bản là nước này đã thông qua dự luật an ninh mới vào tháng 7/2015, trong đó cho phép quân đội nước này chiến đấu ở nước ngoài.

    Bên cạnh đó, chỉ huy quân sự hàng đầu của Nhật Bản – Đô đốc Katsutoshi Kawano hôm 16/7 đã nói rằng, ông tin là Trung Quốc sẽ trở nên ngày một hung hăng ở Biển Đông và vì thế Nhật Bản có thể sẽ tiến hành các hoạt động tuần tra, giám sát ở khu vực này trong tương lai.

    Mỹ: Tuyên bố và hành động

    Mỹ là quốc gia có rất nhiều tuyên bố mạnh mẽ về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông và những hoạt động phi pháp của Trung Quốc đang thực hiện tại khu vực này.

    Đặc biệt, tháng 5/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đề nghị điều phi cơ và tàu quân sự đến khu vực trong phạm vi 12 hải lý quanh những bãi đá thuộc quần đảoTrường Sa mà Bắc Kinh đang tiến hành cải tạo.

    Vào tháng 7/2015, tại Hội thảo thường niên lần thứ năm về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại thủ đô Washington (Mỹ) tổ chức, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á-Thái Bình Dương Daniel Russel nhắc lại quan điểm Washington không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh: "Chúng tôi không trung lập khi nói đến việc tuân thủ luật pháp quốc tế. Chúng tôi sẽ hành động mạnh mẽ để buộc các bên tuân thủ luật lệ… Chúng tôi đang thúc đẩy các bên làm sống lại tinh thần hợp tác”.

    Ông nói rằng Washington sẽ kiên quyết bảo vệ lợi ích của mình theo những cách thức khác nhau: Tuân thủ các cam kết đồng minh, an ninh, trợ giúp có hiệu quả đối với các tổ chức tại khu vực, tiến hành các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông.
  4. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.033
    Đã được thích:
    29.118
    Cái dự ớn này là một trong những dự ớn có tuổi đời lâu bậc nhất thế giới. Nó có đâu hơn 220 năm nay rồi. Không biết thêm 220 năm nữa xong không, vì bọn IMO nó chưa chịu. Tư bản thối nát thế giới có hội có thuyền cả đấy. Người ta hay nói về 1con kênh có chiều dài 102km băng ngay chổ mấy anh bạn của anh Duy Ngô Nhỉ ấy. Mấy anh ấy cũng vừa ghé thăm Thailand tháng rồi. Chắc là để khảo sát dự án. Ta chắc chả đón đầu bằng cách phê duyệt cái dự án cảng Hòn Khoai tuốt luốt ngoài biển cách đất liền tận 20km. Chả hiểu tại sao lại mang ra tuốt ngoài đó để phá cái đảo xinh đẹp đó cho tan hoang ra. Xong lại làm 1cây cầu nối vô đất liền chơi vậy á. Dự ớn cảng vô lý này do công ty Công Lý, dưới sự uý lạo của bọn tư bản thối nát đang giảy chết Hoa Kỳ thực hiện. Chắc làm cảng ngoài đảo cho dễ quản lý đám giang hồ bến cảng :-D.

    Thực ra, người ta cũng tìm ra phương án chỉ đào bới có 40km thôi vẫn có con kênh như dự án Kra. Tầu khựa định đầu tư vào đây 50 tỷ đô la. Mợ nó, 50tỷ $ nó làm như 50,000VNĐ không bằng. Vẫn là bàn tay bọn China Harbour Engineering Corporation mà năng lực thi công ở nước ngoài đang được chứng minh tại quần đảo Trường Sa và cảng biển Port of Tanjung Perak, Indonesia.

    [​IMG]
    hk111333, shamanking_quangdragonboy1080 thích bài này.
  5. hoanghoa00

    hoanghoa00 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2015
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    480
    Trước mắt đáp ứng cảng trung chuyển nội khối ASEAN cái đã . Còn vụ Kra tính sau ...
  6. longmuonhieu

    longmuonhieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2013
    Bài viết:
    1.081
    Đã được thích:
    232
    là một quốc gia án tuyến đường quan trọng nhất thế giới đã tới lúc mình làm giàu rồi đó quyết định xây dựng cảng và những dịch vụ liên quan là đúng
    hoanghoa00 thích bài này.
  7. dohuuhang1976

    dohuuhang1976 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2015
    Bài viết:
    838
    Đã được thích:
    1.731
    Rắn với chả lươn cũng chỉ là to mồm thôi. Lều báo có biết tại sao đến thời điểm này VN mới công bố lệnh "bắn bỏ và đuổi tới bến" đâu nhá. Nói ko phải tự sướng chứ mấy vụ này VN xử lý hay vãi luôn.
    Lenam098 thích bài này.
  8. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    663
    Thằng Mã nó làm giằng mặt nhà vịt .... Khi vừa công bố lệnh truy sát nè ... Chơi cái kiểu không trống kèn như vậy mà lại hay ... Để lại sức răng đe lớn

    Hai tàu cá bị bắn, một người chết
    Đôi tàu cá của ngư dân Kiên Giang bị một nhóm người đi trên ca nô lao đến xả súng khiến một người chết, một người trọng thương.
    Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4 (đóng tại đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) cho biết, đang điều tra thông tin về 2 tàu đánh bắt của ngư dân Kiên Giang bị cướp biển tấn công.

    Theo ghi nhận ban đầu, cặp tàu cào đôi của tỉnh Kiên Giang bị một nhóm người đi trên ca nô cao tốc lao đến xả súng vào chiều ngày 11/9. Tài côngNgô Văn Sinh (38 tuổi) chết tại chỗ, anh Nguyễn Hùng Cường bị thương nặng.

    "Trên canô hải tặc có khoảng 6 người được trang bị nhiều vũ khí, có cả súng lớn gắn ở đầu canô. Tất cả những người này đều dùng mặt nạ che kín mặt", anh Đỗ Nhật Nam, thuyền viên trên tàu bị tấn công cho biết.

    Địa điểm 2 tàu cá gặp nạn cách vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia khoảng 30-35 hải lý.

    [​IMG]
    Sau ca phẫu thuật, sức khỏe ngư dân Cường dần hồi phục. Ảnh: Lộc Hà.

    Hiện toàn bộ ngư dân cùng chiếc 2 tàu đã về đến Kiên Giang. Anh Cường được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh cấp cứu khuya ngày 12/9 trong tình trạng gãy xương đùi phải phức tạp và nhiễm trùng, được mổ khẩn cấp ngay trong đêm…

    "Vết thương ở đùi của anh Cường đã được xử lý các phần cơ bị hoại tử. Phần xương đùi bị gãy cũng đã được cố định tạm thời, đợi khi hết nhiễm trùng sẽ tiến hành phẫu thuật kết hợp xương", bác sĩ Nhan Hồng Oanh, Phó trưởng khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang nói.

    Hai tàu bị trúng nhiều đạn hư hỏng nặng được đưa về neo đậu ở cảng Sông Đốc (Cà Mau) sửa chữa.
  9. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Tôi cực lực hoan nghênh Đảng và Nhà nước ta đã đi tắt đón đầu dự ớn Kra này. Khi Kra thành hiện thực thì Phú Quốc, Hòn Khoai, Càu Mau, thậm chí cả Côn Đảo của chúng ta đã sẵn sàng cho vận hội mới!

    Bọn Rận chủ phe này sẽ khóc ra tiếng Mán vì trước nay chúng lúc nào cũng ra rả lãnh đạo của chúng ta "không có tầm nhìn", "nghĩ ngắn" v.v..

    Tôi nghĩ VN ta nên kiên trì với bọn Thái dúi một chút vì cái bọn học đòi rận chủ này làm gì cũng phải hỏi ý kiến lão vua già lẩm cẩm + đám dân ngu khu đen. Khoảng 20 năm nữa mà tụi nó vẫn chưa xong cái rãnh Kra thì tôi đề nghị chúng ta (lúc đó đã binh hùng tướng mạnh) nên tiến quân sang lật đổ mợ cái chế độ quân chủ lạc hậu + mấy thằng tướng tá ăn rồi chỉ biết đảo chính đó đi!

    Sau khi giải phóng nhân dân Thái Lan chúng ta sẽ tiến hành đào cái mương Kra đó. Với quyết tâm chính trị của người Việt (đã thể hiện ở các dự án lớn trong nước) thì tôi đảm bảo độ 5-7 năm là xong cái rãnh ấy ==> "Đất nước từ nay vững bền - Giang san từ nay đổi mới"
    hk111333thanhle2004 thích bài này.
  10. tiemkich

    tiemkich Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2015
    Bài viết:
    4.409
    Đã được thích:
    5.486
    cái này là cướp biển ở vùng biển mã làm chứ có phải chính quyền mã nó làm đâu mà tào lao quá, cướp biển đi tàu cao tốc nên bọn mã không bảo vệ ngư dân nước ta được, đánh bắt xa bờ mà nhỏ lẻ, không thông tin trước cho lực lượng chức năng nó khổ vậy đấy
    Jon, hk111333, kuyomuko2 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này