1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Việt Nam - Campuchia trong lịch sử

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi TranMinhkhochuoi, 09/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    46
    trong đoạn Video sau đây:
    TG David MCCartney chỉ ltrình bày lướt qua fần này:

    cependant en 1884, suite au coup de force francais imposant au Khmer 1 plus grande domination, par exemple la volonte de créer un alphabet latin Khme La révolte éclate en 1885, Lé francais acceptent de revoir a la baisse leurs exigences ...

    Tài liệu tham khảo:
    - Việt nam sử lược của Trần Trọng Kim. -
    History of Southeast Asia, Hatl - When The War Was Over, Elizabeth Becker
    - Brother Enemy, Nayan Chanda -
    War & Hoe, Norodom Sihanouk
    - Campuchia, Year Zero, Francois Ponchaud.
    Lần cập nhật cuối: 31/07/2015
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    46
    Việc Pháp dành sự ưu đãi cho người Việt khi dùng người Việt trong những chức vụ cai trị, hành chánh ở Campuchia. & cùng với 1 số Ng Việt, du nhập vào 2 tôn giáo xa lạ - đạo Cơ đốc & Đạo Cao Đài

    (http://caodaifrance.free.fr/Trangdaidao/Html/Tulieu_vanhoc/Texte/Lichsu_kientao_TT_Namvang.htm) do Ông Phạm Công Tắc chủ trương
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Phạm_Công_Tắc
    Điều này làm cho 1 số LÃNH TỤ chính trị & Tôn giáo CAM bất mãn.

    Trong một xứ không có giai cấp sĩ phu hay quan lại và Phật Giáo được coi như là quốc giáo (Theo Từ điển Bách khoa mở trên mạng Wikipedia cho biết luật pháp Campuchia đặt Phật giáo nguyên thủy Theravada lên hàng quốc giáo).
    Tầng lớp sư sãi & giới xuất thân tư tăng lữ có một uy tín và ảnh hưởng rất lớn.
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    46
    Văn hóa đặc thù của _Cam là văn hóa của chùa chiền. Một đất nước mà ngày nay chỉ vỏn vẹn khoảng 15 triệu dân, nhưng có hơn 5000 ngôi chùa hoành tráng và to lớn.

    Sự giao thoa giữa thần quyền Phật giáo và thế quyền phong kiến đã tạo ra ở đất nước này một chế độ tăng lữ quý tộc trong giáo dục và định hướng dân chúng trong việc điều hành đất nước, biến đất nước này còn một cái tên gọi là, đất nước Chùa Tháp. Cho nên chùa cũng là nơi mà bất kỳ một nam thanh niên nào cũng phải vào đó để học làm người lương thiện thì mới được trở thành người có giá trị của xã hội.
    Không có tấm bằng Phật học, thì nam thanh niên khó lòng thành công khi bước vào đời.

    Ngoài ra, ở _Cam còn tồn tại hình thái xã hội Mẫu hệ từ thời loài người còn ăn lông ở lổ và săn bắt hái lượm. Nam thanh niên lớn lên chưa từng đi tu ở chùa để học đạo ít nhất là 6 tháng đến 3 năm, để có tấm bằng Phật học, thì khó hy vọng để lấy được vợ. Ở _Cam, con gái đi cưới chồng, con trai đi lấy vợ và ở rể.
    Con cái sinh ra, không mang theo họ cha hoặc mẹ, mà cái tên của con cái là ghép thành từ tên cha và tên mẹ. Cho nên cái dòng họ không có ý nghĩa trong việc duy trì chủng tộc và dòng tộc.
    Đó cũng là một nét văn hóa đặc thù góp phần cho một đế chế lừng lẫy phải điêu tàn như hôm nay.
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    46
    Giới tăng lữ sống khổ hạnh, đạo đức. Họ nuôi cô nhi, làm việc thiện, dạy dỗ trẻ con. Chùa chiền là ~ cơ sở giáo dục chính từ ngàn xưa.
    Người Campuchia khắp nơi đổ về học, nhất là những người Khmer Hạ (Khmer Krom) từ vùng đồng bằng Cửu long trước kia là Thuỷ Chân Lạp nay đã thuộc Việt nam.
    Mặc dù triết lý của Đạo Phật là thụ động và không bạo lực. Tuy vậy, các nhà viết sử cũng cần ghi nhận rằng giới tu hành Phật giáo ở Campuchia, cũng như ở Việt nam và Lào, đã đóng 1 vai trò yêu nước quan trọng – nhiều người đã chịu hy sinh to lớn – .

    Không có 1 tầng lớp sĩ phu, trí thức đáng kể và các vị sư sãi (Phật giáo) là người đại diện cho cơ cấu trí thức hạ tầng duy nhất và rất hạn chế. các vị sư sãi đã giữ 1 vai trò chiến đấu, tiên phong trong việc chống thực dân, 1 phần vì bọn PHÁP đã du nhập vào cùng với chúng 1 tôn giáo xa lạ - đạo Cơ đốc. các vị lãnh đạo Phật giáo đã tỏ ra hết sức anh hung và thỉnh thoảng được sự ủng hộ của giới tu hành cấp dưới và quần chúng Phật tử, họ không thể cung cấp 1 cơ sở tư tưởng cho cuộc đấu tranh vũ trang lâu dài chống 1 cường quốc thực dân hiện đạitrong cuộc đấu tranh chống cả bọn xâm lược PHÁP và Mỹ (2).

    Các phong trào dân chủ chẳng có mấy cơ hội nảy nở và chúng quả có trông thấy ánh mặt trời thì hầu như tất cả đều "hữu sinh vô dưỡng" – nếu chế độ quân chủ không bóp chết chúng, thì chắc chắn các nhà cầm quyền mới, thực dân sẽ bóp chết chúng. Có 1 điểm mà hầu hết các nhà quan sát đều nhất trí là phong trào cách mạng đã ra đời trong nhưng hoàn cảnh rất đặc biệt, bắt nguồn tận trong bản thân Vương quốc Campuchia

    Tuy rằng mối quan tâm chính của người Pháp là bóc lột tài nguyên và nhân lực của dân bản xứ, nhưng họ đã bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia và đã làm được vài công trình có lợi ích.
    Trước hết là sự phát hiện và trùng tu những lăng tẩm AngKor (Đế Thiên Đế Thích), làm sống lại một thời đại vàng son rực rỡ của quốc gia Campuchia khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong đó có sự thành lập cơ sở chính là Viện nghiên cứu Phật học .

    VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC PHNOM PENH được thành lập năm 1930, với sư giúp đỡ của một học giả người Pháp bà Suzanne Karpelès, một nhân viên thuộc Viện Viễn Đông Bác Cổ Hà nội. Viện chủ trương phát huy những tinh tuý của Phật Giáo tiểu thừa gạt bỏ những lễ nghi mê tín, đồng thời làm sống lại niềm kiêu hãnh và khát vọng của nhân dân Campuchia. Trong công cuộc phục hưng VĂN HOÁ cổ truyền, Viện Phật học đã gián tiếp phát huy tinh thần quốc gia chóng thực dân và bài Việt nam (qua LS VN chiếm đóng CAM thời Minh Mạng trứớc đây).

    Thứ hai là họ đã canh tân hệ thống giáo dục, mở mang dân trí, trong đó có trường trung học Sisowath. Hai cơ sở này đã là nơi đào tạo ra những Nhân tài& LÃNH TỤ CHÍNH TRỊ tương lai của Campuchia, trong đó Nhân tài& LÃNH TỤ Phật Giáo như:
    * nhà sư Achar Mean (Sơn Ngọc Minh sau này) https://vi.wikipedia.org/wiki/Sơn_Ngọc_Minh
    * Nhân tài & LÃNH TỤ Phật Giáo nhà sư Hem Cheav https://vi.wikipedia.org/wiki/Hem_Chieu
    * hay ông Sơn Ngọc Thành (LÃNH TỤ quốc gia đầu tiên của Campuchia) ... https://vi.wikipedia.org/wiki/Sơn_Ngọc_Thành
  5. huongphamkiti

    huongphamkiti Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/08/2015
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    1
  6. hinhyeuphuong

    hinhyeuphuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/08/2015
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    5
    Quan hệ bay giờ chắc cũng không có gì khác nhỉ
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    46
    CHÁNH SÁCH & VAI TRÒ thực dân Pháp tại CAM trong thời Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp (Đông Pháp).

    Năm 1887, Sau khi Cam-pu-chia trở thành một tiểu bang của Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp (Đông Pháp). Toàn thể Liên Bang được đặt dưới sự điều khiển của một viên toàn quyền do chính phủ Pháp bổ nhiệm.
    Về cung cách cai trị, Pháp đã thành lập guồng máy then chốt là người Pháp, phụ thuộc trực tiếp là công chức và chuyên viên Việt được đem từ Việt Nam sang, còn người Khmer chỉ đóng vai trò rất khiêm tốn, phần nhiều là những chức vụ hạ tầng cạnh dân chúng.
    Tuy nhiên người Pháp vẫn khéo léo duy trì cái vỏ uy quyền của quốc vương bằng cách dàn bày sự tôn kính bề ngoài để thần dân vẫn có cảm tưởng là nhà vua thực sự cầm quyền: ban hành luật pháp theo truyền thống; điều khiển công việc hành chánh; chỉ đạo tối cao mọi Phật sự và trách nhiệm trước sự sống còn của dân tộc Khmer. Nhờ vậy thần dân vẫn tiếp tục trung thành với quốc vương, tức trung thành với người Pháp.

    Để chắc ăn hơn, người Pháp không những đã kiểm soát chặt chẽ mọi hành vi của quốc vương mà đồng thời còn can thiệp trực tiếp vào việc phong vương nữa. Theo cổ lệ, tân vương được phong là do di chiếu của nhà vua mới băng, nếu không có di chiếu thì phải được hoàng tộc lựa chọn.
    Nhưng khi Norodom mất vào năm 1904, khâm sứ Pháp đã can thiệp phế bỏ việc lập thái tử để dành ngôi cho em vua là Sisowath YUTHEVONG chỉ vì Sisowath YUTHEVONG đã tỏ ra trung thành với chính phủ bảo hộ bằng cách giúp Pháp dẹp nhiều cuộc nổi dậy.

    Sisowath YUTHEVONG được con là Sisowath Monivong kế vị năm 1927. Năm 1941 Monivong chết, Pháp thấy thái tử Sisowath Monireth có ý mưu đồ tranh thủ độc lập sau thất trận của Pháp ở Âu châu và thắng thế của Nhật ở Á châu, nên đã loại ông ta mà chọn Norodom Sihanouk (cháu ngoại Sisowath Monivong nhưng lại thuộc dòng nội Norodom) lên kế vị. Sihanouk lúc ấy được coi là còn quá trẻ (đang học trung học ở Sài-gòn) và dễ bảo, nhưng sau này đã chứng tỏ cho Pháp thấy là Pháp đã lầm lẫn trong sự nhận định về ông.

    Tài liệu tham khảo:
    - Việt nam sử lược của Trần Trọng Kim. -
    History of Southeast Asia, Hatl - When The War Was Over, Elizabeth Becker
    - Brother Enemy, Nayan Chanda -
    War & Hoe, Norodom Sihanouk
    - Campuchia, Year Zero, Francois Ponchaud
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    46
    Tính đến cuối Thế Chiến II, Pháp đã kiểm soát chặt chẽ được đất Cam-pu-chia chừng 60 năm. Trong thời bị trị, Cam-pu-chia vẫn giữ được cá tính quốc gia riêng biệt nhưng về kinh tế thì hoàn toàn lệ thuộc vào các quyền lợi của người Pháp ở Nam Việt, còn về việc Khai hoá & mở mang dân trí thì cũng chịu chung số phận với Lào, nghĩa là bị Pháp bỏ mặc.

    Ngoại trừ con cháu hoàng gia (như Norodom Sihanouk học trung học Chasseloup Laubat nay là Trường PTTH Lê Quý Đôn ở Sài-gòn Xem http://saosang.net/giao-duc/du-hoc/truong-trung-hoc-co-nhat-sai-gon-769730/) và những nhà khá giả được gửi đi Sài Gòn hay Hà Nội ăn học, thanh niên trong xứ chỉ biết đến ngôi trường cổ lỗ của giáo hội Phật Giáo lập ra ở các làng mạc từ bao nhiêu đời trước.
    Mãi đến năm 1935 mới có một TRƯỜNG TRUNG HỌC SISOWATH được CP mở và năm 1939 là năm mà ngành giáo dục Cam-pu-chia đánh dấu một bước tiến quan trọng trong sự cấp bằng tú tài bản xứ cho bốn học sinh tốt nghiệp đầu tiên.

    Ngoài TRƯỜNG TRUNG HỌC SISOWATH, Một số cơ sở giáo dục khác do các cơ quan viện trợ & tôn giáo Pháp thành lập, & 1 số TRƯỜNG do như Trường trung học Descartes, (Phnom Penh) và trường Lasan Miche (Nam Vang) từ Giám mục Jean-Claude Miche (giám mục Tây Đàng Trong 1864 – 1873)

    Các cơ sở giáo dục do Pháp thành lập, TRƯỜNG TRUNG HỌC SISOWATH, được coi như nơi tập trung những tinh hoa của giới học sinh. Qua hội ái hữu cựu học sinh, họ đã QUI TỤ ĐƯỢC MỘT NHÓM TRÍ THỨC SAU NÀY

    Nhóm trí thức này phần lớn có địa vị, có khả năng tài chánh, có kiến thức chính trị, trong khi tầng lớp sư sãi lại có uy tín và tổ chức sâu rộng trong quần chúng. SAU NÀY TRỞ NÊN NHỮNG Nhân tài& LÃNH TỤ CHÍNH TRỊ, MÀ TƯ TƯỞNG CŨNG NHƯ KHUYNH HƯỚNG CHÍNH TRỊ DÙ RẤT KHÁC NHAU CỦA HỌ ĐÃ CÓ ẢNH HƯỞNG QUAN TRỌNG ĐẾN VẬN MẠNG CỦA DÂN TỘC CAMPUCHIA SUỐT MẤY CHỤC NĂM QUA.
    Lần cập nhật cuối: 20/09/2015
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    46
    HIỆN TRƯỜNG & HẬU TRƯỜNG CT & QS Campuchia TRONG chiếN TRANH Đông-dương 1:

    Vai trò của những người +sản kỳ cựu và của lực lượng du kích Khme Ít xa rắc/ISSARAK ở Campuchia TRƯỚC HỘI NGHỊ Geneva/GIƠNEVƠ

    PHẦN THỨ NHẤT - Tiến trình ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC CAM TRONG chiếN TRANH Đông-dương 1
    I. CÁC LỰC LƯỢNG QUỐC GIA KHME (FONG TRAO KHME Ít xa rắc/ISSARAK) & Đảng +sản Đông-dương

    Sự quan tâm trên các mặt VĂN HOÁ, ngôn ngữ và sắc thái tôn giáo khác nhau giữa Campuchia với Lào, cũng như giữa 2 nước này với Việt nam thực sự chỉ bắt đầu từ năm 1930 khi Cụ_Hồ Chí Minh lúc đó lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, trực diện thách đấu bằng việc thành lập 1 Đảng +sản VN duy nhất.

    Ngày 30 tháng 4 năm 1930, Ít lâu sau khi Đảng +sản Việt nam được thành lập, các chi bộ +sản đã ra đời tại Thủ đô hành chính của nước Lào – Viên chăn và tại vùng mỏ thiếc Bo nèn gần đó.

    Cũng khoảng thời gian đó, các chi bộ khác đã được thành lập ở Phnom Penh và tỉnh Kom pông Chàm sản xuất caosu của Campuchia. Chính sự ra đời của các chi bộ này đã mở đường cho việc chuyển Đảng +sản Việt nam thành Đảng +sản Đông dương tại Đại hội thành lập Đảng ở Ma cao, thuộc địa của Bồ đào nha tại Trung quốc, tháng 10 năm 1930, Đại hội tiến hành dưới sự chủ tọa của Nguyễn Ái Quốc, với tư cách là đại diện của Quốc tế +sản có trụ sở tại Matxcơva. Điều này có ý nghĩa là, trong Điều lệ của Đảng mới ra đời này có câu: Đảng có nhiệm vụ lãnh đạo tất cả các dân tộc ở Đông dương trong cuộc đấy tranh giành "độc lập hoàn toàn cho Đông dương và đem lại ruộng đất cho nông dân".

    Luôn luôn bị mật vụ của cảnh sát PHÁP bám gót, Nguyễn Ái Quốc luôn thay đổi hình dạng, đi từ nơi này qua nơi khác, tổ chức và thức tỉnh sự giác ngộ của đồng bào mình, đào tạo họ và thường xuyên duy trì quan hệ với các nhóm cách mạng và phong trào độc lập ở trong nước. Người đã phải làm nhiều nghề để tự kiếm sống và đó cũng chính là những phương PHÁP tốt nhất để ngụy trang. Lúc thì Người là 1 nông dân làm mướn. Có khi Người lại là 1 nhà sư, đầu cạo trọc, tay cầm bát ăn xin; hoặc là 1 người đứng bán thuốc lá ở góc phố. Nhưng dù Người ở đâu, làm gì để kiếm sống, Người vẫn làm công tác vận động, tổ chức và đào tạo. Ở Xiêm, Người thành lập "Hội ái hữu Việt nam" và xuất bản tờ "Tuần báo Nhân đạo"; báo này vượt biển vào Campuchia và từ đó vào Việt nam.

    Liệu Nguyễn Ái Quốc thỉnh thoảng có tự mình vượt qua biên giới để xem những hạt giống mà mình gieo trồng đã nảy mầm ra sao không? Trong cuốn sách của KIERNAN và Chanthu Bua (2) viết về những nhà vận động +sản đầu tiên được biết đến của Campuchia có 1 đoạn cực hay liên quan đến chuyện này: 1 ông Ben Krahom nào đó làm "culi" tại nhà máy điện PhnomPenh bị bắt cùng với vợ vì phân phát truyền đơn viết bằng tiếng Việt hô hào "vô sản đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc" và vì treo trên cây lớn "cờ đỏ có búa liềm Xô viết". Cặp vợ chồng này khai rằng họ nhận được 1 số truyền đơn từ tay 1 công nhân cùng làm trong nhà máy điện và số còn lại là từ tay "1 người cắt tóc rong". Nghề cắt tóc rong chính là 1 trong những cách ngụy trang được Nguyễn Ái Quốc ưa thích. Nếu như đây không phải là đích thân nhà Nhân tài& LÃNH TỤ cách mạng lưu động này, thì hẳn cũng là 1 vị mới nhập môn làm cách mạng học theo hình tượng của Người!

    Từ khoảnh khắc ấy trở đi, giờ cáo chung của ách thống trị thực dân PHÁP đã điểm.
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 22/09/2015
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    46
    Về hoạt động chính trị, không giống nhiều quốc gia cùng cảnh ngộ khác ở Đông Nam Á, Cam-pu-chia không có một phong trào dành độc lập nào đáng kể trước Thế Chiến II.
    Việc thành lập Đảng +sản Đông-dương CÙNG Ý NIỆM LIÊN BANG ĐÔNG DƯƠNG + Những KINH NGHIỆM CHUA XÓT TRONG LỊCH SỬ là MỘT TRONG NHỮNG NGHI KỴ TRONG HẦU HẾT NHỮNG NHÂN TÀI& LÃNH TỤ CAMPUCHIA, DÙ QUỐC GIA HAY CS, ĐỐI VỚI ~ Đ/C VN CỦA MÌNH

Chia sẻ trang này