1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm sao nâng chất nền bóng đá Việt Nam

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi ronandkim, 19/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ronandkim

    ronandkim Moderator

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    817
    Đã được thích:
    1.005
    Việc phân tích, đánh giá ưu nhược điểm và cách để phát triển nền bóng đá Việt Nam đã được các thành viên bàn trong nhiều topic. Tuy nhiên, chưa có một nơi tổng hợp và bàn tập trung về vấn đề này.
    Bóng đá Việt Nam phát triển là phát triển những con người hoạt động trong môi trường bóng đá gồm: cầu thủ - nhà quản lý - trọng tài - người hâm mộ. Việc phát triển bóng đá là phát triển những nhân tố này.
    Bóng đá Việt Nam trong nhiều năm qua mắc phải những vấn đề sau:
    - Tài chính yếu kém
    - Tình trạng cá độ
    - Tinh thần thể thao thiếu chuyên nghiệp, thiếu fair play
    - Tư duy tổ chức và thi đấu lạc hậu
    - Thể lực và thể hình yếu kém
    - Kỹ thuật cơ bản yếu
    - Cơ chế chính sách không đồng bộ
    Vậy với topic này mong các thành viên tiếp tục bổ sung, cùng nhau bàn luận trên tinh thần xây dựng để gợi mở một hướng đi cho bóng đá nước nhà.
  2. ronandkim

    ronandkim Moderator

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    817
    Đã được thích:
    1.005
    3 khó khăn của bóng đá Việt Nam
    Đam San (ghi)
    Chủ nhật, 18/10/2015 06:23
    Cũng trong cuộc trao đổi với báo Bóng đá, ông Mai Đức Chung đã chia sẻ về 3 thách thức lớn nhất đối với những người làm bóng đá Việt Nam trong mục tiêu nâng tầm bóng đá nước nhà.

    [​IMG]
    B.BD là một trong số ít đội bóng V-League có được nền tảng tài chính vững mạnh

    BÀI TOÁN TÀI CHÍNH
    Vấn đề tài chính đang phụ thuộc nhiều vào “bầu sữa” nhà nước nên các CLB cần linh hoạt mô hình hoạt động nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm. Việc giao khoán kinh phí nuôi đội bóng cho doanh nghiệp có thể dẫn đến sự mạo hiểm bởi một khi các ông bầu chán nản hoặc kinh tế có khó khăn thì đội bóng có nguy cơ giải thể. Nhưng nếu quá dựa vào nhà nước thì đội bóng mất đi sự chủ động, sáng tạo. Giải được bài toán về tài chính, trong đó hướng đến sự đa dạng và phát huy tối đa nguồn lực từ địa phương cũng như xã hội, bóng đá sẽ có được sự phát triển ổn định, bền vững.

    ĐỊNH HƯỚNG CHUYÊN MÔN
    [​IMG]
    Kiện toàn hệ thống đào tạo cầu thủ trẻ là việc làm cấp bách, cần có Hội đồng HLV QG, GĐKT, các ban chức năng để hỗ trợ, giám sát, định hướng, nhất thống phong cách, kỹ chiến thuật vì mục tiêu chung là phục vụ cho ĐTQG. Sự thống nhất về định hướng trong công tác đào tạo trẻ, xây dựng triết lý bóng đá từ trung ương đến địa phương sẽ góp phần ổn định về lối chơi cho các ĐTQG. Hơn thế nữa, nó tạo cơ sở xây dựng lối chơi mang bản sắc Việt Nam, giúp các cầu thủ lên ĐTQG mau chóng hòa nhập được với môi trường mới.

    TẠO HẠ TẦNG CHUYÊN NGHIỆP

    [​IMG]
    Cơ sở vật chất cần phải được quan tâm hơn nữa

    Cần phải sớm cải thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ bóng đá chuyên nghiệp. Muốn có sản phẩm tốt để khai thác, bóng đá phải nâng cao chất lượng dịch vụ. Muốn có cầu thủ tốt, cơ sở hạ tầng phải đảm bảo chất lượng. Sẽ không thể có những cầu thủ kỹ thuật nếu ngay từ bé, các cầu thủ phải học bóng đá trên những mặt sân không đảm bảo. Thêm nữa, sẽ chẳng có những trận đấu hay, chất lượng chuyên môn cao, đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao của FIFA nếu sân bãi thiếu sự đầu tư. Vì thế, các địa phương và đội bóng cần có được một cơ chế phù hợp nhằm có cơ chế quản lý, sử dụng và nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất phục vụ bóng đá.


    Nguồn: BÓNG ĐÁ +
    --- Gộp bài viết: 19/10/2015, Bài cũ từ: 19/10/2015 ---
    Một thực tế của bóng đá Việt Nam hiện nay là kinh phí đầu tư chủ yếu phải dựa vào các ông Bầu. Nhà nước không đầu tư như trước nữa. Tuy nhiên, các ông Bầu đầu tư đều phục vụ lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp mình. Đây là điều hoàn toàn sòng phẳng. Nhưng với đặc tính cố hữu là kinh doanh chụp giật, một số ông bầu chỉ đầu tư vài năm, bỏ tiền mua các ngôi sao giành lấy vài tiếng vang, sau đó thì bỏ giải, bỏ đội. Theo tôi, nên có cơ chế, yêu cầu các ông Bầu bỏ tiền góp vốn vào một công ty cổ phần bóng đá. Hàng năm, các ông Bầu bỏ thêm tiền vào tài trợ. Như vậy, khi các ông Bầu có nhỡ chán bỏ đội thì số vốn góp vào đó vẫn ở đấy, công ty và đội bóng sẽ vẫn có vốn hoạt động (dù ít tiền hơn trước). Công ty sẽ tìm ông bầu khác.
  3. ronandkim

    ronandkim Moderator

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    817
    Đã được thích:
    1.005
    Hội nghị Diên Hồng cho bóng đá Việt?
    TP - Dư luận những ngày qua trở nên ồn ào trước thông tin một hội nghị nhằm cứu bóng đá Việt Nam sẽ được Tổng cục TDTT đứng ra tổ chức trong tháng 12 tới.
    [​IMG] Đang có cuộc chiến ngấm ngầm trong nội bộ VFF? Ảnh: VSI
    Bóng đá Việt Nam đang thiếu gì?

    Tầm mức của cuộc hội thảo này thậm chí được đẩy lên như một “Hội nghị Diên Hồng”, mở ra hướng phát triển cho bóng đá Việt Nam. Ông Trần Đức Phấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT cho biết hội nghị sẽ tập trung vào 3 vấn đề quan trọng. Một là công tác đào tạo cầu thủ, xây dựng lực lượng cho các CLB, đội trẻ và đội tuyển quốc gia. Hai là đóng góp ý kiến về cách thức tổ chức, điều hành các giải bóng đá chuyên nghiệp. Ba là thảo luận về cách xây dựng hình ảnh bóng đá Việt Nam thông qua các phương tiện truyền thông.

    Thoạt nghe thì mừng, bởi bóng đá Việt Nam vừa qua xảy ra nhiều vấn đề không khỏi khiến dư luận lo lắng. Đối với giải VĐQG là tình trạng thi đấu bạo lực, dấu hiệu xin-cho giữa các CLB vào cuối mùa giải. Đội tuyển quốc gia thì thi đấu chưa thực sự thành công ở Vòng loại World Cup 2018, gắn liền với những hoài nghi về năng lực của HLV trưởng Toshiya Miura. Đáng buồn hơn là trong khi đó lại xuất hiện thông tin nội bộ lãnh đạo LĐBĐVN (VFF) thiếu đoàn kết và nhất trí. Và phải nói ngay rằng, đây là vấn đề có thực, gây nhiều nguy cơ nhất đối với bóng đá Việt Nam thời điểm hiện tại.

    Thực tế này thể hiện ngay qua cách trả lời của Phó chủ tịch Nguyễn Xuân Gụ mới đây. Ông Gụ khi trả lời chất vấn của truyền thông đã giải thích rằng VFF không mất đoàn kết mà “chỉ chưa đoàn kết cao”. Đây rõ ràng là một cách nói tránh. Hay như việc Phó chủ tịch Đoàn Nguyên Đức liên tục đưa ra các phát ngôn…tấn công vào V.League và các quyết định của VFF, đến mức người ta không thể phân biệt được khi nào ông Đức đóng vai Chủ tịch HA.GL và khi nào là Phó chủ tịch phụ trách tài chính VFF, một trong 3 vị trí quan trọng nhất trong liên đoàn.

    Với các phát biểu của mình (ông Đức nói chỉ mang tính chất cá nhân), bầu Đức đã tách hẳn với phần còn lại của VFF, như rằng ông không liên quan và không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào đối với các vấn đề kể trên.

    Nhiều bất ổn

    Dẫn các ví dụ trên để cho thấy nếu Tổng cục TDTT không làm được một công việc quan trọng, là điều hoà các mối quan hệ ở VFF hiện tại, thì hội nghị sắp tới nhiều khả năng sẽ vô tác dụng. Lý do bởi các ý kiến góp ý trong hội nghị, để triển khai trong thực tế bắt buộc phải thông qua các quyết định cụ thể từ phía VFF. Với tình trạng “chưa đoàn kết cao” như hiện tại, thật khó tin VFF có thể giải quyết được các tồn tại của bóng đá Việt Nam.

    Điều đáng lo ngại là song song với thông tin về một “Hội nghị Diên Hồng” do Tổng cục TDTT lĩnh xướng, một bộ phận có xu hướng bôi đen bóng đá Việt Nam. Người ta quên phắt thực tế là các đội tuyển trẻ Việt Nam như U16, U19, U23 vừa qua đều đạt được thành tích cao ở châu lục. SEA Games và AFF cup, 2 mặt trận quan trọng nhất trong khu vực cũng đánh dấu sự thăng tiến của bóng đá Việt Nam so với các kỳ trước đó. Trong nước, các CLB bắt đầu quan tâm đến công tác đào tạo trẻ hơn, với hàng loạt các trung tâm đào tạo như Viettel, PVF, HA.GL, Hà Nội T&T… Điều này dẫn đến những lo ngại về một cuộc tranh quyền, đoạt lợi đang ngấm ngầm diễn ra trong bóng đá.

    Nói đến đây lại nhớ đến việc, Tổng cục TDTT lâu nay tiếng là cơ quan quản lý nhà nước, nhưng các vấn đề liên quan đến bóng đá vốn dĩ hoàn toàn do VFF tự chủ. Không bàn đến vấn đề cơ chế, hay việc trao quyền tự chủ cho các liên đoàn, hiệp hội vốn là chủ trương, thì dù muốn, Tổng cục TDTT cũng khó lòng “nắn” được VFF do thiếu hẳn những nhân vật đủ tầm, có kiến thức chuyên môn về bóng đá. Người có uy tín nhất đối với bóng đá, Phó Tổng cục trưởng Phạm Văn Tuấn thì từ lâu đã rút lui, gần như không can dự vào vấn đề gì.

    Nói đâu xa, bộ môn Bóng đá từ lúc ông Mai Đức Chung thôi chức Trưởng Bộ môn nhiều năm trước, Tổng cục cũng chưa tổ chức được cho quy củ, hoạt động có hiệu quả. Giới trong cuộc nói vui bộ môn chỉ lo công việc chính là đưa đi, đưa lại công văn giấy tờ từ 2 phía.
  4. huongkts1

    huongkts1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/07/2014
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    91
    các bác cho em hỏi nếu cải tổ giải bóng đá việt nam mình thì các bác có hướng giải quyết ntn.
    em có 1 ý kiến ntn :
    1, tất cả các đội bóng phải có mặt sân chất lượng.
    2, hệ thống giải của vn chỉ cần vl1, vl2, hạng 3. ( ko kể cúp quốc gia + nếu ít thì thêm giải nữa )
    hiện tại vl1 của mình có 14 đội, vl2 có 10 đội , hạng nhì có 12 đội, tổng là 36 đội nên em nghĩ nếu cải tổ thì vl1 nên có 18 đội , vl2 18 đội, ( 36\2). về cơ cấu giải thường và xuống hạng thì theo em nên theo thứ tự trên bxh mà chia tiền, và để tăng tính cạnh tranh thì nên có 3 đội lên xuống hạng và 3 đội đá play off. vd 3 đội xếp cuối sẽ chắc chắn xuống hạng và 3 đội tiếp theo sẽ đá play off.
    3, hạng 3 thì nên để đội b hoặc u19 của các đội ( bắt buộc ) đá, cũng theo dạng league mà chia thành 3 miền (để giảm chi phí ). chọn 3 đội lên hạng.
    trong trường hợp 2 đội của cùng clb được đá cùng 1 giải thì bắt buộc 1 đội phải ở lại giải trước đấy và nhường xuất chơi cho đội khác.
    như vậy thì bắt buộc các clb phải đào tạo trẻ, cầu thủ trẻ được đá nhiều hơn. tránh được tình trạng 1 ông chủ nhiều đội bóng.
    về chia vl1 và vl2 theo em nên có trận tranh phân chia.
    VD: 14 đội đang đá vl1 + 4 đội đầu bàng vl2 trọn làm hạt giống + 18 đội còn lại bốc thăm chia cặp, thắng lên vl1 thua xuống vl2. về ngoại binh thì ko phân biệt vl1 với vl2 nên có 4 ngoại binh ngoài afc + 1 afc. giải hạng 3 thì ko ngoại binh.
  5. ronandkim

    ronandkim Moderator

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    817
    Đã được thích:
    1.005
    Những giải pháp của bạn huongkts1 là những điều về lâu về dài bóng đá Việt Nam phải thực hiện. Đáng buồn là với kinh tế éo uột, đời sống bóng đá xô bồ thế này, trước mắt có lẽ còn nhều khó khăn.
  6. VNFan

    VNFan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2014
    Bài viết:
    4.383
    Đã được thích:
    3.521
    Để duy trì phong độ cao cho đội tuyển thì chỉ cần thuê HLV giỏi nhưng để nâng tầm đẳng cấp cho tuyển 1 cách bền vững thì chỉ cần bắt buộc phải làm được 2 việc sau:

    1. Các CLB phải tự sống được bằng bóng đá (ko phụ thuộc vào bao cấp hay ông bầu). Có nghĩa có khán giải --> bán bản quyền, quảng cáo....
    2. Xã hội hóa đc bóng đá, bóng đá đường phố, bóng đá học đường, bóng đá sinh viên...


    Bọn Nam mỹ tham nhũng, tổ chức giải lởm khởm, kinh tế khủng hoảng tùm lum nhưng ĐTQG của nó vẫn mạnh như thường chỉ vì nó có cái item số 2 bên trên .
  7. ronandkim

    ronandkim Moderator

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    817
    Đã được thích:
    1.005
    Nói về Nam Mỹ, lại nhớ ở Việt Nam trước có ông Tây nào làm nghề hái cafe từ Brasil mà sang Việt Nam thành tiền đạo số dzách mới kinh. Tự hỏi, do tố chất người Nam Mỹ quá tốt hay là do bóng đá phong trào quá phát triển. Không biết có bạn nào có thông tin gì về hệ thống bóng đá của Nam Mỹ hay không.
  8. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.365
    Đã được thích:
    18.727
    Bác nhầm rồi nhé. Nam Mỹ BĐ nó mạnh là nhờ 70% từ cầu thủ đá ở châu Âu, chỉ có 30% là từ giải quốc nội mà giải quốc nội của nó cũng không hề yếu đâu nhé. MU đá giao hữu thắng ko dễ, thậm chí thua liểng xiểng các đội Brasil. Tụi Nam Mỹ nó có tố chất bẩm sinh. Tui nhớ có 1 lần xem 1 mục phóng sự trên truyền hình về BĐ Brasil, thấy bọn trẻ con 5-6 tuổi đá bóng đường phố mà kỹ thuật vcđ
  9. VNFan

    VNFan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2014
    Bài viết:
    4.383
    Đã được thích:
    3.521
    Cái 70% cụ nói là từ đâu ra thế? Tố chất chỉ là đk cần thôi, nếu ko đc đào tạo và rèn luyện thì vứt.
  10. VnIdol

    VnIdol Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2015
    Bài viết:
    704
    Đã được thích:
    258
    VFF vẫn còn dính đến nhà nước ***, phải tách ra hoàn toàn độc lập mới đc,
    quan trọng là con người và cơ chế, tên gọi ko quan trọng......

Chia sẻ trang này