1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao CNXH (Mác) không thành công tại Tây Phương & ảnh hưởng lớn tại Đông Phương ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Hoailong, 19/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    46
    CHÂN LÝ hay BIỆN CHỨNG đường VÒNG – (#) I
    (*) (#) tiêu đề do Ng viết đặt bổ sung
    II – CHÍNH NHỮNG NGƯỜI TRUNG HOA TIẾP CẬN VẤN ĐỀ CHÂN LÝ NHƯ THẾ NÀO?

    Trong một cuốn sách viết năm 1937, Trung Quốc và những người Trung Quốc, nhà văn Liu Yutung đã nhấn mạnh một trong những châm ngôn của Khổng Tử có trong tác phẩm kinh điển Trung Dung.

    CHÂN LÝ không tách khỏi bản tính con người. Nếu như cái được xem là CHÂN LÝ tách khỏi bản tính con người, thì đó không thực sự là CHÂN LÝ.

    Cũng câu này đã được F. Jullien dịch là:
    ĐẠO không xa con người: nếu như cái mà những con người xem là ĐẠO đưa họ xa con người, thì đó không phải là ĐẠO.

    Cái từ khóa ở đây là thuật ngữ trứ danh ĐẠO được biết như là một trong những ý niệm quan trọng của ĐẠO giáo, từ ĐẠO đã được dùng để đặt tên cho giáo thuyết này, và từ này ta cũng tìm thấy trong những lời của Khổng Tử. Tại sao Lâm Ngữ Đường đã dùng từ CHÂN LÝ? Đây là một nhà văn tiếp nhận cởi mở những tư tưởng phương Tây; Ông viết thành thạo tiếng Trung Quốc, đồng thời ông cũng làm chủ được “ngôn ngữ” và tâm thức phương Tây. Như vậy ông có dùng từ này hay từ nọ thì cũng không phải là vô ý thức. Ông không tìm được một từ nào tác động sâu sắc đến trái tim của tư tưởng triết học phương Tây như là từ CHÂN LÝ, ý ông muốn nói rằng Khổng Tử nói đến ĐẠO, một trong những giá trị quan trọng nhất của tư tưởng Trung Hoa thì cũng như một triết gia phương Tây nói đến CHÂN LÝ, có so sánh như vậy thì mới thấy hết tầm quan trọng của chữ ĐẠO.

    (còn tiếp)
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    46
    (tiếp theo)

    CHÂN LÝ hay BIỆN CHỨNG đường VÒNG – (#) Phần II

    (*) (#) tiêu đề do Ng viết đặt bổ sung

    Hẵng tạm gác sang một bên những lời bàn này về dịch thuật và trở về với những điều Lâm Ngữ Đường nói. Một vấn đề được đặt ra trực tiếp: ở phương Tây, triết học lấy việc tìm tòi CHÂN LÝ làm đối tượng. Nếu nói rằng CHÂN LÝ không tách ra được khỏi bản tính con người, phải chăng điều này có những hệ quả to lớn? Con người là bằng xương bằng thịt, nó biến đổi, nó già đi, nó biến hóa cùng với môi trường. Phải chăng với CHÂN LÝ cũng là như vậy? Liệu CHÂN LÝ có biến đổi cùng với thời gian? Ý niệm CHÂN LÝ gắn kết không tách rời với bản tính con người phải chăng là mâu thuẫn hoàn toàn với quan niệm của Platon, thậm chí của cả phương Tây nói chung về CHÂN LÝ (Vérité/Truth_một từ), một và tuyệt đối?

    1. Jullien có nói đến chuyện những nhà truyền giáo tìm cách bước đầu đưa những người Trung Hoa đến đức tin và họ đã hoài công.
    Vì đức tin (đúng nghĩa đức tin Thiên chúa giáo) là một điều mà những người đối thoại Trung Hoa của họ thực sự không sao hiểu nổi. Bởi lẽ làm sao có thể có đức tin với một người Trung Hoa một khi anh ta đứng trước rặng trúc thì hứng lên mơ màng ĐẠO giáo, trước mặt nhà vua thì là một Khổng gia và lúc kề miệng lỗ thì nghĩ đến cõi Phật.

    Những lời bàn về đức tin có thể suy rộng ra xem như những lời bàn về CHÂN LÝ.

    Khi ta thăm một ngôi vườn Trung Hoa cổ điển, đôi khi ta thấy một cái ao nhỏ, nhô lên một đình tạ. Thường ta ngạc nhiên thấy cái cầu nối bờ ao với đình tạ chạy theo hình CHỮ CHI chứ không chạy thẳng và cũng chẳng có một mẹo mực kiến trúc nào buộc phải như vậy. Người tham quan vườn thế nào cũng hỏi vì sao và sẽ nhận được câu trả lời sau đây: “Theo tín ngưỡng Trung Hoa, những con ma chỉ có thể di chuyển theo đường thẳng, nên một cái cầu hình CHỮ CHI che chở cho đình tạ”. Đa số trường hợp, những khách tham quan bằng lòng với câu giải đáp thú vị này, nó tương ứng với sự chờ đợi của họ bởi vì người Trung Hoa nổi tiếng là mê tín.
    Có một lần tôi hỏi một kiến trúc sư và ông ta đã giải đáp như sau: “vườn Trung Hoa là một biểu tượng thu gọn của thế giới. Thế giới thì đa dạng. Nếu cây cầu chạy thẳng thì ta chỉ có một điểm nhìn, còn một cây cầu chạy hình CHỮ CHI thì cho ta nhiều điểm nhìn”.

    Nhưng cái điều khiến tôi chú ý là người kiến trúc sư không phủ nhận những lời giải thích có tính chất dân gian về những con ma, ông ta khiêm nhường trình bày cách nhìn của ông về sự vật, không có tham vọng là mình nắm được CHÂN LÝ. Và trên thực tế, rất có thể một số người chủ những biệt thự đã xây những cái cầu hình CHỮ CHI cốt là để tránh những con ma. Vậy thì đâu là CHÂN LÝ?
    (Xem ví dụ sau đây:
    Siêu bảo tàng trên nghìn tỉ Trưng bày Cái CHi ? Bạn Hảy đề nghị ...
    http://ttvnol.com/threads/sieu-bao-tang-tren-nghin-ti-trung-bay-cai-chi-ban-hay-de-nghi.740087/


    (còn tiếp)
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    46
    Dưới hàng Tít:
    Mọi điều bạn tưởng bạn biết về sự sụp đổ của Liên Xô đều sai
    Everything You Think You Know About the Collapse of the Soviet Union Is Wrong“, Foreign Policy, July/August 2011. By The Observer 07/02/2015
    Tác giả: Leon Aron, cho chúng ta 1 số nhìn khác về CNXH (Mác) tại Liên Xô diễn biến ra sau.

    Mọi cuộc cách mạng đều tạo ra kinh ngạc. Tuy vậy, cuộc sụp đổ của LB Sô viết (Cách mạng Nga) gần đây nhất phải được kể là một trong những kinh ngạc lớn nhất. Trong những năm trước 1991, gần như không một chuyên gia, học giả, viên chức chính quyền, hay chính trị gia phương Tây nào thấy trước được sự sụp đổ sắp xảy ra của Liên Xô, và kéo theo nó một chế độ Toàn trị độc đảng, một nền kinh tế do nhà nước làm chủ, và cả sự kiểm soát của Điện Cẩm Linh (Kremlin) đối với đế quốc Liên Xô và Đông Âu. Với một ngoại lệ duy nhất, tất cả những nhà bất đồng chính kiến Xô-viết cũng như chính những nhà cách mạng tương lai – nếu ta xét qua hồi ký của họ – cũng không tiên đoán được sự kiện này.

    Khi Mikhail Gorbachev trở thành Tổng bí thư Đảng +Sản vào tháng Ba năm 1985, không một nhân vật cùng thời nào của ông dự kiến một cuộc khủng hoảng có thể dẫn đến cách mạng. Mặc dù người ta không đồng ý với nhau về tầm mức nghiêm trọng của những vấn đề nội tại trong chế độ Xô-viết, nhưng không ai coi những vấn đề này là đang đe dọa sinh mệnh của chế độ, chí ít trong tương lai gần.

    Vậy, do đâu mà có sự thiển cận đều khắp lạ lùng đến thế? Việc các chuyên gia phương Tây không tiên liệu được sự sụp đổ của Liên Xô một phần là do sử quan xét lại (historical revisionism) – tạm gọi là khuynh hướng bài chủ nghĩa chống cộng (anti-anti-communism) – một khuynh hướng phóng đại sự ổn định và tính chính danh của chế độ Xô-viết. Tuy nhiên, một số nhân vật khác vốn không được coi là mềm dẻo đối với chế độ +Sản cũng không kém kinh ngạc trước sự cáo chung của chế độ này. Một trong những người thiết kế chiến lược Mỹ trong thời Chiến tranh Lạnh, ông George Kennan, viết rằng, trong khi nhìn lại toàn bộ “lịch sử các sự vụ quốc tế trong thời hiện đại”, ông nhận thấy rằng “thật khó nghĩ ra một biến cố nào lạ lùng, đáng kinh ngạc, và mới thoạt nhìn không thể giải thích nổi, hơn sự tan biến đột ngột và toàn bộ… của đại cường mệnh danh kế tục nhau là Đế quốc Nga rồi đến Liên Xô”.
    (sẻ Tiếp)
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    46
    (tiếp theo)
    CHÂN LÝ hay BIỆN CHỨNG đường VÒNG – (#) Phần II

    (*) (#) tiêu đề do Ng viết đặt bổ sung
    Đây là một sự minh họa khác cho những cách tiếp cận CHÂN LÝ khác nhau, ta đì vòng sang lĩnh vực nghệ thuật và tiếp cận vấn đề tính đích thực (authenticité/authenticity).

    Vào cuối những năm 70 có một sự cố gây bàn tàn ồn ào. Một cửa hàng lớn của Pháp đã được Trung Quốc cho phép trưng bày ở Pháp những pho tượng bằng đất nung nổi tiếng về những chiến binh của Tần Thủy Hoàng. Biến cố này gây tiếng vang lớn, cửa hàng thành công đáng kể và ở London cũng có sự đòi hỏi làm triển lãm những pho tượng. Thậm chí nữ hoàng Anh cũng ngỏ ý đi xem. Lúc bấy giờ những người Trung Hoa mới tiết lộ rằng những pho tượng không phải là nguyên tác mà chỉ là những bản sao.
    Nữ hoàng hủy bỏ việc đến xem và người ta trách những người Trung Hoa là ngay từ đầu họ đã không nói rằng chỉ gửi đến những bản sao. Nhưng thời bấy giờ, với người Trung Hoa điều này đâu phải chuyện khoảnh, bởi vì đối với họ tính đích thực của những tác phẩm không quan trọng như là ở phương Tây.

    Qua những cách nhìn nhận về Cấm Thành ở Bắc Kinh thì thấy rõ hơn vấn đề tính đích thực. Cấm Thành được xây dựng năm 1421 và vật liệu được sử dụng nhiều nhất, cũng như ở phần lớn những công trình xây dựng ở Trung Quốc, là gỗ. Trải qua nhiều thế kỷ, những công trình này qua những sự thăng trầm và, đối với phần lớn, chúng bị phá đi và xây lại, nhiều lần. Điều này không ngăn cản người Trung Hoa nói rằng Cấm Thành có từ thời nhà Minh và chẳng ai trách cứ họ về điều này. Thực ra thì, nếu như mỗi công trình qua nhiều thế kỷ đã được thay thế và nếu như việc xây dựng lại không bao giờ được tiến hành bảo đảm có sự đồng nhất, người ta vẫn có thể nói rằng “tinh thần” của Cấm Thành vẫn còn lại và đây mới là điều thực sự quan trọng với người Trung Hoa. Khi người ta nghiên cứu kiến trúc Trung Hoa, người ta còn có thể đi xa hơn nữa và nhận thấy rằng nhưng căn nhà và những lâu đài Trung Hoa không bao giờ được xây dựng bằng đá hay bằng đá hoa, bằng những vật liệu được lựa chọn để thách thức thời gian. Chúng đã được quan niệm bằng những vật liệu dễ bị hủy hoại, cốt là để chúng có thể trường tồn theo cách này: có bị cháy hay bị phá hủy thì được thay thế.

    (còn tiếp)
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    46
    (tiếp theo)
    CHÂN LÝ hay BIỆN CHỨNG đường VÒNG – (#) Phần II

    (*) (#) tiêu đề do Ng viết đặt bổ sung
    Một ví dụ khác, đó là trường hợp lâu dài nổi tiếng Vương công phù ở Bắc Kinh. Một trong những báu vật quan trọng nhất của tòa nhà này là một tảng đá trên đó được khắc chữ phúc. Cái lý thú của chữ này là nó được hoàng đế Khang Hy tự tay viết, về sau này những bút tích chữ đẹp của vị hoàng đế còn lại rất ít. Theo truyền thuyết Khang Hy viết chữ này nhân dịp mừng thọ Thái Hậu. Những chữ khắc trên đá hẳn không phải là do bản thân Khang Hy khắc. Hoàng đế đã viết ra chữ phúc bằng bút lông, rồi chữ này được khắc lại trên tảng đá được lưu giữ trong một động. Phương Tây có một cách làm khác. Người ta khắc tư tưởng một vĩ nhân chẳng hạn như câu của Paul Valery làm trang trí cho trần tường của lâu đài Trocadero ở Paris, hoặc người ta giữ lại dấu in trên thạch cao của một ngôi sao màn ảnh, giống như ta thấy trong nhà hát Grauman nổi tiếng ở Los Angeles. Trong cả hai trường hợp, tính đích thực (authenticité/authenticity) được bảo đảm, nhưng việc chữ đẹp của một vị hoàng đế được lưu giữ trong đá và được người Trung Hoa xem như đích thực cho ta thấy rằng ở Trung Hoa, tính đích thực (authenticité/authenticity) trải qua những giai đoạn mà ở phương Tây người ta không ngờ đến

    III – Nếu như người Trung Hoa không biết đến tính chất tuyệt đối của CHÂN LÝ, liệu họ có băn khoăn với một vấn đề khác thường được tranh cãi: CHÂN LÝ có cần thiết cho công lý không? Ta hãy nhìn vấn đề này qua cách nhìn của một tác gia điện ảnh lớn Trung Hoa. Năm 1992, ĐẠO diễn Trương Nghệ Mưu được giải thưởng Sư Tử Vàng ở Venise với bộ phim có nhan đề Thu Cúc, người phụ nữ Trung Hoa.

    Thu Cúc là một phụ nữ nông dân sống trong một thôn hẻo lánh ở Tứ Xuyên. Một hôm, chồng của chị ta bị một cú đá của thôn trưởng và đúng hạ bộ. Thu Cúc bèn đi kiện nhưng vấp phải sự hờ hững của các cấp chính quyền có xu hướng không muốn xem thôn trường là có lỗi. Tuy rằng đang có mang nhưng Thu Cúc vẫn ngoan cường. Công việc tưởng như được dàn xếp do sự hòa giải của một trương tuần buộc người thôn trưởng phải trả một khoản tiền phạt mấy trăm đồng cho Thu Cúc. Nhưng thôn trưởng chấp hành việc này một cách hỗn xược, Thu Cúc chống lại và đi đến một cửa quan ngày càng cao hơn để thưa kiện, nhưng cuối cùng những người cầm quyền, mệt mỏi vì vụ này quá nhỏ không đáng quan tâm, và họ nghĩ ra một mẹo để tống giam người thôn trưởng. Nhưng đúng vào lúc này, Thu Cúc bị kiệt quệ nên đẻ non và cuối cùng chính thôn trưởng tổ chức việc cứu chữa có hiệu quả và cứu được đứa bé. Đúng vào lúc này những người trương tuần đến bắt giữ thôn trưởng, Thu Cúc rụng rời trước sự việc này.
    (còn tiếp)
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    46
    (tiếp theo)
    CHÂN LÝ hay BIỆN CHỨNG đường VÒNG – (#) Phần II

    (*) (#) tiêu đề do Ng viết đặt bổ sung

    Ta hẵng đọc những lời bình phẩm của phương Tây về bộ phim này. Mọi người đều thấy ở đây chuyện một người phụ nữ bình dân đấu tranh cho CHÂN LÝ, bất chấp trên đường đi của chị ta gặp những trở ngại được dựng lên bởi một bộ máy quan liêu sẵn sàng bảo vệ lợi ích cho những kẻ có quyền thế, chèn ép những người thấp cổ bé miệng.
    Cách giải thích này không sai nhưng nó bỏ qua nhiều phương diện của bộ phim, chẳng hạn ở màn cuối Thu Cúc hối tiếc cay đắng đã làm cho trưởng thôn bị kết tội.

    Cách giải thích này còn thiếu một yếu tố quan trọng: vì sao người trưởng thôn đã đối xử như vậy với chồng của Thu Cúc?
    Trên thực tế, ban đầu của sự cố đã nổ ra một cuộc cãi cọ về việc người chồng xin phép xây một căn nhà. Trưởng thôn từ chối vì việc này không hợp pháp. Thế là người chồng chửi thẳng vào mặt: “Anh là đứa vô tích sự, chỉ nuôi được gà mái”, ám chỉ trưởng thôn chỉ có con gái, ở nông thôn Trung Hoa, đây là một lời chửi rất nặng (vì Ng TQ rất trọng con trai cho là nối dõi Tông đường). Như vậy tình hình không đơn giản như ta tưởng.

    Chính người trương tuần được gọi đến để hòa giải nhận ra được điều này. Sống trong lòng dân chúng, ông thiên về việc dàn hòa và chính là với tinh thần này ông đứng ra hòa giải. Lời phán xử của ông bắt đầu bằng câu này: “Nhằm mục đích lập lại sự hài hòa trong thôn…”. Ông không hề có tham vọng tìm ra sự thật (CHÂN LÝ) mà ông tìm cách lập lặi sự hài hòa bởi lẽ sự thật (CHÂN LÝ) là phức tạp, biến động và xét đến cùng chẳng đáng quan tâm mấy.
    Cứ nhìn vào trưởng thôn thì thấy được điều này, thời gian đầu, anh ta được miêu tả như là một người nóng nảy và hống hách, nhưng rồi thì ở anh ta cũng bộc lộ nét bao dung và biết điều. Cả hai phán đoán này đều đúng như nhau. Giả sử như Thu Cúc không bị đẻ non thì ai cũng thấy rằng trưởng thôn là một kẻ bỉ ổi, vậy bị trừng trị cũng đáng thôi.
    Xét riêng mặt này cũng đủ thấy đây là một sự bất công lớn rồi, huống hồ việc anh ta bị tống giam, chẳng qua cũng là do mưu mẹo.
    (còn tiếp)
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    46
    Mọi điều bạn tưởng bạn biết về sự sụp đổ của Liên Xô đều sai
    Everything You Think You Know About the Collapse of the Soviet Union Is Wrong“, Foreign Policy, July/August 2011. By The Observer 07/02/2015
    Tác giả: Leon Aron

    (Tiếp & sẻ Tiếp)
    Richard Pipes, có lẽ là sử gia Mỹ hàng đầu về nước Nga và cũng là một cố vấn của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, cho rằng cuộc cách mạng gần đây của Nga là “bất ngờ”. Một tuyển tập gồm các bài tiểu luận viết về sự cáo chung của Liên Xô trong một số báo đặc biệt năm 1993 của tạp chí bảo thủ National Interest (Lợi ích Quốc gia) có tựa đề là “Cái chết lạ lùng của chủ nghĩa +Sản Xô-viết”.

    Nếu có thể hiểu được dễ dàng hơn, thì sự thiếu phán đoán mang tính tập thể này có thể đã được an toàn xếp vào một hồ sơ trí tuệ gồm những điều kỳ lạ và phù phiếm của khoa học xã hội rồi bị lãng quên. Tuy nhiên, thậm chí ngày nay, với khoảng cách 20 năm, giả thuyết cho rằng Liên Xô vẫn có thể tiếp tục tồn tại trong tình trạng lúc đó hay bất quá cuối cùng nó sẽ bắt đầu một cuộc suy tàn kéo dài khá lâu, có vẻ là một kết luận không kém phần hợp lý.

    Thật vậy, vào năm 1985 Liên Xô gần như vẫn có đủ nguồn lực thiên nhiên và nhân sự của 10 năm về trước. Chắc chắn là, mức sống tại đây còn thấp hơn tại Đông Âu khá xa, nói chi đến phương Tây. Tình trạng thiếu hụt hàng hoá, hạn chế lương thực, những hàng người dài trước các quầy hàng, và nạn nghèo khổ khắc nghiệt diễn ra đều khắp xã hội.
    Nhưng Liên Xô đã từng trải qua nhiều đại họa to lớn hơn thế và đã có thể đối phó mà không hề mất một mảy may quyền kiểm soát của nhà nước đối với xã hội và nền kinh tế, lại càng không hề từ bỏ quyền lực này.

    Không có một thước đo thành tích kinh tế chủ yếu nào trước năm 1985 cho thấy một thảm họa đang lù lù xốc tới. Từ năm 1981 đến năm 1985 mức tăng trưởng GDP của Liên Xô, mặc dù có chậm lại so với thập niên 1960 và thập niên 1970, nhưng cũng đạt được 1,9% một năm. Chính cùng một mô hình dù suy yếu nhưng không đến nỗi thảm khốc này còn kéo dài cho đến hết năm 1989. Nạn thiếu hụt ngân sách, một yếu tố kể từ thời Cách mạng Pháp được coi là tín hiệu quan trọng cho một cuộc khủng hoảng có thể đưa đến cách mạng, chưa lên tới 2% GDP vào năm 1985. Mặc dù có gia tăng nhanh chóng, nạn thâm thủng ngân sách vẫn ở dưới mức 9% GDP cho đến hết năm 1989 – một con số mà hầu hết các nhà kinh tế cho là hoàn toàn có thể xoay trở được (manageable).

    Giá dầu lửa rơi cực nhanh, từ 66 đôla một thùng năm 1980 xuống 20 đôla một thùng năm 1986 (trong số 2000 giá cả) chắc chắn là một đòn nặng nề đánh vào tài chính Xô-viết. Tuy vậy, nếu điều chỉnh theo nạn lạm phát, thì vào năm 1985 giá dầu lửa trên thị trường thế giới vẫn cao hơn năm 1972, và chỉ thấp hơn toàn thập niên 1970 một phần ba mà thôi. Nhưng đồng thời, mức thu nhập của người dân Xô-viết gia tăng hơn 2% vào năm 1985, và sau khi điều chỉnh lạm phát, đồng lương của họ còn tiếp tục gia tăng trong 5 năm liền cho đến hết năm 1990 ở mức độ trung bình trên 7% mỗi năm.

    ( sẻ Tiếp)
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    46
    Nhân dịp Ông chủ Tịch TQ Tập Cận Bình đọc diễn văn trước QH VN vừa qua,


    http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/11/151107_xi_jinping_vn_speech_complete
    Ông Tập đã viết những "CHỮ CHI?"& trỉnh bày "CÁI CHI" ?, CÁC bạn góp ý
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp & còn Tiếp)
    CHÂN LÝ hay BIỆN CHỨNG đường VÒNG – (#) Phần III
    (*) (#) tiêu đề do Ng viết đặt bổ sung
    Nguồn tham khảo: André Chieng – Bàn về thực tiễn của Trung Hoa cùng với Francois Jullien – NXB ĐN 2007

    CÓ NHỮNG TRƯỜNG HỢP SỰ TÌM TÒI CHÂN LÝ CÓ THỂ RÕ RÀNG LÀ NGUY HIỂM.

    Có những sự việc “không có tính chất biến cố” quan trọng hơn những sự việc có tính biến cố nhưng lại không thu hút sự chú ý: còn khi không có việc gì xảy ra thì nói sao?

    Một trong những sự việc “không có tính biến cố” trong lịch sử Trung Hoa gần đây là sự thiếu vắng một sự thanh lọc sau Cách_mạng Văn hóa. Đúng là, đã có vụ xét xử Bè lũ bốn tên, nhưng hầu như đây là vụ duy nhất. Có bản án tử hình dành cho Giang Thanh, người vợ góa của Mao. Nhưng hình phạt này lại kèm theo việc hoãn xử tội trong hai năm, một điều kỳ quặc của Luật pháp Trung Hoa. Giang Thanh không bao giờ nhận tội và bà ta đã chết trong tù, không bị xử tử. Phải nhận thấy rằng đây là xét xử Bè lũ bốn tên, nhưng chưa phải là xét xử Cách_mạng Văn hóa.

    Cứ nghĩ rằng bi kịch này đã chia rẽ sâu sắc Trung Hoa trong mười năm và đã gây ra một số nạn nhân khá lớn, đã phá hoại những quan hệ gia đình và những tình bằng hữu trên khắp đất nước, thì không thể ngạc nhiên trước việc không thực sự có một sự thanh trừng khi bi kịch này kết thúc cùng với sự sụp đổ của Bè lũ bốn tên.

    Người ta hỏi Đặng Tiểu Bình về sự phán xử Cách_mạng Văn hóa. Ông trả lời Lịch sử sẽ đảm nhiệm công việc này nhưng ít nhất cũng phải chờ một nửa thế kỷ mới có thể phán xử một cách trong sáng. Rõ ràng là sự tìm tòi CHÂN LÝ là thứ yếu, đặt sau sự cần thiết phải khép lại trang sử những lời đen tối này cốt để xây dựng tương lai, và để làm được việc này Trung Quốc không phải rơi vào tình trạng thanh toán lẫn nhau kèm theo trả nợ máu. Như vậy, Trung Quốc sống hơn một phần tư thế kỷ nay mà không có sự phán xử nào về một trong những bi kịch lớn nhất mà lịch sử Trung Quốc thời gian gần đây biết đến.
    Giữa mệnh lệnh “Nói sự thật” như đã từng được nêu lên trong vụ án Nuremberg và mệnh lệnh duy trì sự ổn định của đất nước, Trung Quốc lựa chọn cái thứ hai.
    Nhưng phân tích một cách lạnh lùng biến cố này là một việc, sống nó trong đời thường hàng ngày lại là một việc khác.
    Hẵng cứ nghĩ đến sự thất vọng của hàng triệu người đã mất đi mươi năm trong cuộc đời của họ trong thời kỳ Cách_mạng Văn hóa, hẵng cứ nghĩ đến hàng triệu người không được học hành, làm ăn, sống hẳn hoi trong suốt thời kỳ này. Làm sao họ có thể chấp nhận đem thời kỳ này vứt luôn vào sự quên lãng của Lịch sử? Trên thực tế, đến cuối thời kỳ Cách_mạng Văn hóa, chẳng còn bao nhiêu người tán thành hoặc bàng quan với nó. Những người thực sự đối lập với Cách_mạng Văn hóa đã chết, những sự chia tách không chỉ diễn ra trong nội bộ những gia đình mà ngay cả trong bản thân những cá nhân nữa. Làm sao phân rõ được đúng, sai trong tình hình này?
    Đặng Tiểu Bình, một trong những nạn nhân trứ danh nhất của Mao, khi người ta hỏi ông về Mao, đã trả lời: “Ông ấy đúng ít nhất 70%, bản thân tôi cũng sẽ hài lòng nếu như người ta đánh giá tôi cũng như vậy”, với cách nhìn nhận này Đặng đã có thể phục hồi cho Lưu Thiếu Kỳ, vị cựu Chủ tịch, đối thủ và nạn nhân của Mao, mà không lên án Mao.
    (còn tiếp)
    Lần cập nhật cuối: 15/11/2015
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp & còn Tiếp)
    CHÂN LÝ hay BIỆN CHỨNG đường VÒNG – (#) Phần III
    (*) (#) tiêu đề do Ng viết đặt bổ sung
    Nguồn tham khảo: André Chieng – Bàn về thực tiễn của Trung Hoa cùng với Francois Jullien – NXB ĐN 2007
    :-t!!!! ...Bài viết còn khá dài !!! Các Bác kiên nhẫn !!!....~X(
    Nhà cầm quyền Trung Hoa đã tính rằng cứ để cho Lịch sử phán xử, chứ đem Cách_mạng Văn hóa ra xét xử thì nguy cơ đe dọa sự ổn định của đất nước sẽ lớn hơn.
    NÊN ĐEM QUYẾT ĐỊNH NÀY SO SÁNH VỚI QUYẾT ĐỊNH CỦA ĐỨC: trước vấn đề công bố những lưu trữ của Stasi (cảnh sát an ninh quốc gia ở Đông Đức) sau khi nước Đức thống nhất, đã quyết định hành động ngược lại với sự hiển minh theo cách Trung Hoa, bằng giải pháp công bố. Bất chấp là thi hành giải pháp này, có những người sẽ nhận ra trong những năm đen tối mình đã bị phản bội, bị tố cáo bởi một người láng giềng, một người bạn thân hoặc một người bà con! Nước Đức đã đẩy cái lôgích này tới cùng, trước những hồ sơ bị xé rách thời gian Bức tường sụp đổ, họ đã bỏ mười năm để triển khai một thao tác tính toán cho phép dựng lại hàng ngàn trang (#hồ sơ) bị xé rách và trộn lẫn. Nước Đức có đủ lý do để phủ lên một quá khứ chẳng mấy vinh quang này một tấm mạng, nhưng không, họ đã đặt nhu cầu CHÂN LÝ lên trên hết.

    Nhưng liệu ta có thể nói rằng chưa có sự xét xử Cách_mạng Văn hóa? Trở về với nhận xét của Đặng Tiểu Bình về 70% tích cực của Mao, nói như vậy chẳng phải là nhấn mạnh rằng có 30% tiêu cực? Thế thì 30% này ở đâu vậy? Đem nói minh thị điều này ra có ích gì chăng?

    IV – Vấn đề cốt yếu là vấn đề chức năng của diễn ngôn. Nếu như ở Trung Quốc chức năng này không lấy CHÂN LÝ làm đối tượng độc chiếm, vậy thì là cái gì?

    Chúng ta trở về với nhà truyền giáo Hoa Kỳ Arthur Smith. Ông có kể lại một giai thoại như sau:

    Một buổi sáng, một người “bồi” xuất hiện, như thường lệ, với một bộ mặt không ra sao cả, đơn giản là để bảo rằng một “bà cô” bị đau và anh ta đành phải bỏ vài ngày hầu hạ chúng tôi để đi thăm người bà con. Chẳng có bằng chứng hiển nhiên nào cả, vị tất người bồi đã có bà cô, vị tất bà cô này đã ốm và bản thân anh ta vị tất đã có ý định đi thăm hỏi sức khỏe, cái chắc hơn cả là người bồi và người đầu bếp đã có chuyện cãi cọ gì đấy và trong nhà đầu bếp có thanh thế hơn bồi, thế là anh bồi dùng cái mẹo VÒNG VO này ngầm chấp nhận sự tình và rút lui bỏ chỗ cho kẻ khác.

    Chúng ta đụng chạm đến một trong những điểm đặc sắc nhất của diễn ngôn Trung Hoa: tính chất VÒNG VO. Ở Trung Hoa, đây không phải là một thủ pháp tu từ, người ta thấy nó trong lời ăn tiếng nói và ứng xử hàng ngày.

    ( còn Tiếp)

Chia sẻ trang này