1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mrx1368

    mrx1368 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2015
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    196
    có con gì trong giếng đang kêu các bác?? xứ đông lào rất là nhiều khoai lang ah nha :D
  2. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.742
    Đã được thích:
    10.143
    Bạn có lẽ còn trẻ quá nên mới nói VN bảo vệ được lợi ích chiến lược ở Đông Dương.

    Crimea là của Nga, là 1 cục nợ, là một khối u ngăn cản Nga bình thường hóa quan hệ với EU, với Ukraine. Đổi 1 mảnh đất Crimea lấy 1 kẻ thù như Ukraine là lỗ nặng. Không bình thường hóa quan hệ với EU được thì Nga đừng hòng quay lại vị thế siêu cường. Crimea là sai lầm chiến lược của Putin. Không hiểu sao các pro trên này cứ thích cho rằng lấy được crimea là thắng lợi thế không biết.

    Ở Syria lúc trước Nga rất có thế. Năm 2013 Nga đứng ra cản không cho Mỹ kiếm cớ gây sự can thiệp trực tiếp vào Syria. Đứng ra dàn xếp khủng hoảng vũ khí hóa học của Syria, buộc Mỹ và EU đồng ý chi trả tiền để Nga giúp tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria. Lúc đấy Putin còn được đề cửa Nobel hòa bình. Mình còn tưởng ngày Nga trở về vị trí siêu cường không còn xa.

    Nhưng sau đó canh bạc Ukraine, Nga thua trắng. Mất đi vị thế, mất sạch bạn bè ở EU, phải trực tiếp nhảy vào bán máu người Nga để có cơ hội kéo bọn tây vào đàm phán giải pháp hòa bình. Có thể nói thay đổi vị thế 1 trời 1 vực. Buồn cười ở chỗ tín đồ lại háo hức, hồ hở khi Nga phải trực tiếp can thiệp. Thay vì đóng vai trò trung gian đứng ra hòa giải, vừa được tiếng, vừa có miếng; lại không phải đổ máu. Suốt ngày đưa tin Nga ném cái này, đánh chổ kia, phản quân chạy như vịt..v..v.. Phản quân có chạy đến Cali thì Nga cũng phải chấp nhận 1 giải pháp hòa bình không có Assad. Và đó là thất bại to lớn của nước Nga ở Syria.
  3. chimtroitap_hot

    chimtroitap_hot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    156
    bạn nhớ 1 điều và mãi mãi nhớ là hoàng sa bị tq đánh chiếm 1974 khi đó là vnch đang giữ và sau này 1988 là trường sa bạn k thể so sánh hoàng sa trường sa và crime được 2 sự việc khác nhau hoàn toàn. với cá nhân mình hoàn toàn ủng hộ nga ở siria nhưng phản đối nga ở crim. còn vì sao bạn nên cân nhắc mỗi người 1 lập luận cá nhân
  4. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Một bài phân tích khá hay

    Cuộc phiêu lưu mới của Vladimir Putin tại Trung Đông
    Nguồn: Lang Anh

    Ngày 24/11/2015, truyền thông toàn cầu xôn xao với loạt tin và hình ảnh về chiếc oanh tạc cơ Su 24 của Nga bị bắn hạ gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Lần đầu tiên trong 40 năm qua, một máy bay quân sự Nga bị bắn hạ bởi lực lượng quân sự một nước thuộc NATO. Sự kiện này ngay lập tức chứng minh tầm vóc của nó đối với nền tài chính toàn cầu.

    Theo Wall Street Journal, giá chứng khoán toàn cầu sụt giảm ngay sau khi Bộ Quốc phòng Nga xác nhận máy bay chiến đấu Su-24 của nước này bị bắn hạ.

    Chỉ số chứng khoán Stoxx Europe 600 giảm 1,2%, giá cổ phiếu Mỹ sụt 0,4%. Ở châu Âu, giá cổ phiếu các hãng hàng không và công ty du lịch tuột dốc mạnh.

    Tại châu Á, chỉ số chứng khoán S&P 200 (Úc) giảm 1%, Hang Seng (Hong Kong) 0,4%, Nikkei (Nhật) 0,2%... Giới phân tích cho biết các nhà đầu tư lo ngại nguy cơ căng thẳng và đối đầu leo thang giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

    Giá dầu thô Brent biển Bắc tăng 1,3% lên 45,39 USD/thùng do mối lo ngại căng thẳng giữa hai nước sẽ khiến xung đột ở Trung Đông thêm nóng bỏng. Trong khi đó, cả giá đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ và đồng rúp Nga cũng đều sụt giảm.
    Tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, theo cập nhật từ Bloomberg, chốt phiên giao dịch hôm 24/11, đồng lira của nước này giảm mạnh nhất so với 24 đồng tiền khác của nhóm các nước mới nổi. So với USD, đồng lira mất 0,6% giá trị và chốt phiên ở mức 2,8679 Lira/USD.

    Chỉ số Borsa Istanbul 100 của thị trường chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ thì rớt hơn 2%, xuống mức thấp nhất trong một tháng.
    Trong nỗ lực đối phó với sự cố bất ngờ, Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng đề nghị một cuộc họp khẩn cấp với các đối tác NATO. Rõ ràng người Thổ không thể đứng một mình để xử lý cuộc khủng hoảng này và cần phải dựa vào liên minh quân sự hùng mạnh mà họ là một thành viên.

    Nước Nga cũng ngay lập tức đáp lời. Giữa cuộc gặp với vua Jordan Abdullah II ở Sochi, Putin dùng từ ngữ nặng nề để mô tả về hành vi của Thổ Nhĩ Kỳ, coi đó là hành động đâm dao sau lưng của những kẻ đồng lõa với khủng bố. Tuy nhiên, Putin không phát khùng, ông ta không nhắc tới các biện pháp đáp trả quân sự trong bài phát biểu ngắn của mình. Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, không phải là Geogia hay Ucraine.

    Điều gì đã diễn ra và tại sao tiêm kích F16 của Thổ Nhĩ Kỳ lại khai hỏa vào máy bay Nga, một động thái chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng nặng đến đất nước này dù nhìn dưới bất cứ góc độ nào? NATO không phải là một tấm áo choàng có thể đem lại an ninh tuyệt đối cho bất cứ quốc gia nào khi đối đầu với Nga, bởi đây là một trong số rất ít các cường quốc có thể hủy diệt bất cứ đối thủ nào với bộ máy quân sự khổng lồ của nó. Trong nhiều năm qua, việc máy bay các nước bay lạc vào không phận của nhau trong thời gian ngắn khi hoạt động ở vùng trời giáp giới không phải là một sự kiện cá biệt và phần lớn chúng đều được xử lý hòa bình. Kể từ khi Nga mang máy bay ném bom đến Syria, đã nhiều lần máy bay Nga ít nhiều bay lạc sang không phận Thổ Nhĩ Kỳ khi oanh tạc các mục tiêu của IS và lực lượng đối lập tại Syria. Tất cả các trường hợp đều được xử lý trong sự kiềm chế của cả hai phía và ngay chính bản thân Nga cũng thừa nhận lỗi thuộc về phần mình khi các phi công có sự sai sót đối với các thiết bị dẫn đường mặt đất. Lần này F16 khai hỏa bằng tên lửa Sidewinder X9, một loại vũ khí có xác suất diệt mục tiêu cao nhất của không quân Thổ Nhĩ Kỳ. Để tô điểm thêm cho tấn bi kịch, lực lượng đối lập gốc Thổ Turkmen tại Syria loan truyền đoạn Video cho thấy họ bắn hạ một trực thăng Mi8 của Nga đang tiến hành giải cứu hai phi công nhảy dù từ chiếc Su24 bị bắn rơi. Cũng trong ngày 24/11, nhiều nguồn tin chưa được kiểm chứng thì lực lượng đối lập Turkmen tuyên bố đã bắn hạ cả hai phi công trên chiếc Su24 ngay khi họ nhảy dù. Những tin tức nặng nề này không đem lại điều gì tốt đẹp cho Thổ Nhĩ Kỳ và cả nước Nga, và có thể đẩy cả hai vào một cuộc phiêu lưu không mong muốn, thậm chí có thể dẫn động tới một cuộc chiến toàn cầu.

    Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng đột ngột này bắt nguồn từ đâu? Trong cuộc họp G20 gần đây nhất, Vladimir Putin dù không chỉ đích danh nhưng thẳng thừng đề cập về việc có những quốc gia trong nhóm G20 đang tài trợ cho nhà nước khủng bố IS tại Iraq và Syria. Quốc gia G20 duy nhất tại Trung Đông, giáp giới với Syria, là Thổ Nhĩ Kỳ. Trong ít ngày qua, oanh tạc cơ Nga không còn thuần túy đánh vào các lực lượng quân sự của IS và các lực lượng đối lập. Đã có những đòn oanh tạc nặng nề vào các giếng dầu, các nhà máy lọc dầu đang nằm dưới quyền kiểm soát của IS và đặc biệt là các đòn oanh tạc của không quân Nga vào các đoàn xe chở dầu của IS với hàng nghìn chiếc nối đuôi nhau. Hướng tới của các đoàn xe đó, bao gồm biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ. Đến đây câu chuyện trở nên sáng sủa hơn nhiều. Người Thổ đang cảm thấy bị mất mối làm ăn, khi việc buôn lậu dầu giá rẻ của IS đang đem lại cho họ những khoản lợi nhuận kếch xù bất chấp IS đang tiến hành những hành động tàn sát tại Trung Đông hay đánh bom giữa châu Âu. Bài toán với Thổ Nhĩ Kỳ khá đơn giản: Họ đang kiếm được tiền và chẳng có giọt máu nào của người Thổ rơi khi người Iraq hay Syria bị chặt đầu. Thậm chí trong 130 người thiệt mạng trong vụ đánh bom của IS tại Paris cũng chẳng hề có người gốc Thổ. Vì vậy mà F16 đã khai hỏa vào hai chiếc Su24, khi chúng hoạt động sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ mà theo lời chỉ huy căn cứ không quân gần đó của Nga, thì vừa kết thúc hoạt động oanh tạc vào một đoàn xe chở dầu của IS. Đoàn xe chở dầu của IS gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, không khó hình dung đích đến của chúng là ở đâu và ai là người đang kiếm lợi.

    Cuộc phiêu lưu này sẽ đi đến đâu? Rõ ràng các nước giữa châu Âu đang bị đặt vào một bài toán khó. Khi cuộc đánh bom rung chuyển Paris vừa mới diễn ra. Các thiết bị nổ được tìm thấy trong nhiều cuộc bố giáp tại Đức, Pháp, Bỉ cho thấy IS sẽ không chỉ dừng ở đó thì cuộc chiến của Nga đang được nhiều nước châu Âu hoan nghênh. Và hành động kiếm tiền trên xương máu đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ chắc hẳn sẽ gây phẫn nộ với nhiều người Pháp. Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia Hồi giáo thế tục duy nhất tại NATO, không phải lần đầu tiên khiến người châu Âu ở một nền văn minh khác phải nhìn với ánh mắt kỳ thị và ghét bỏ. Tuy nhiên, trong luật chơi toàn cầu, quyền lợi quốc gia bao giờ cũng mạnh hơn các khái niệm về đạo đức. Việc người Nga mang cỗ máy chiến tranh đến Syria cũng chẳng phải vì mục tiêu diệt khủng bố để bảo vệ hòa bình hay công lý toàn cầu. Nước Nga cần bảo vệ đồng minh Syria, nước duy nhất cho phép Nga đặt căn cứ quân sự tại Trung Đông khi các đòn tiến công của IS và lực lượng đối lập Syria đang đẩy Bashar al-Assad vào bước đường cùng. Nhưng đó không phải là lý do quan trọng nhất để Nga điều động bộ máy chiến tranh đang có phần rệu rã vì thiếu tiền và đồng rup mất giá kỷ lục kể từ cuộc xung đột với Ucraine. Putin đang dốc những đồng dự trữ quốc gia vốn không còn nhiều cho cuộc phiêu lưu tại Trung Đông để cứu vãn giá dầu vốn là sức mạnh chính của nước Nga trong hai thập niên qua. Chiến tranh càng lan rộng tại cái rốn dầu của thế giới, thì giá của nguồn tài nguyên quan trọng sống còn này sẽ càng tăng theo các bước leo thang. Sự kiện Su24 bị bắn rơi, sẽ là một nấc thang mới cho lò lửa chiến tranh ở Trung Đông.

    Không khó để hình dung các bước tiếp sau của sự kiện này. Thổ Nhĩ Kỳ hầu như không thể tìm kiếm sự trợ giúp từ các đồng minh NATO để ứng phó với cuộc khủng hoảng. Người Mỹ, người Anh hay người Pháp chẳng ai hài lòng gì với lối bắt tay IS kiếm tiền của Thổ. Đã từ lâu, chính Thổ Nhĩ Kỳ là con đường để các thành phần cực đoan châu Âu tới Syria tham gia IS và cũng từ đó trở về châu Âu và trở thành những nhân tố gây bất ổn tiềm tàng. Điều 5 của hiến chương NATO cũng không thể được Thổ vận dụng. Chẳng có trái bom hay phát đạn nào của Nga rơi trên đất Thổ và máy bay Nga cũng rơi cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ tới 4 km. Thậm chí chính người Pháp chứ không phải người Nga sẽ chất vấn Thổ về bằng chứng xâm phạm của máy bay Nga với không phận Thổ nếu quốc gia này đòi hỏi các đồng minh NATO phải sát cánh với mình. Thổ gần như sẽ phải đối mặt một mình với cuộc khủng hoảng và hẳn người Thổ đang cầu mong hai phi công Su24 thực sự còn sống để họ có thể kiểm soát căng thẳng với Nga. Nếu hành vi khai hỏa của chiếc F16 là một toan tính đã được lập trình thì lần này Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp sai lầm khá nặng.

    Điều mà cả thế giới đang quan tâm là Putin sẽ làm gì? Sự tổn thất quan hệ ngoại giao và thương mại song phương là điều khó tránh khỏi dù nó sẽ mang đến thiệt hại cho cả hai phía. Trong bối cảnh bị châu Âu cấm vận, Nga cũng không vui vẻ gì khi các đối tác thương mại ít ỏi của mình bị xói mòn. Putin sẽ không tấn công đáp trả Thổ về mặt quân sự. Điều đó sẽ dẫn tới một cuộc đối đầu trực tiếp với NATO và chắc chắn sẽ kết thúc bằng một cuộc chiến tranh thế giới mới. Nga có thể đẩy mạnh cuộc chiến tuyên truyền về hành vi bắt tay IS của Thổ Nhĩ Kỳ, điều sẽ tác động rất mạnh tới người Pháp hay người Đức, những nước vừa bị đánh bom hay tìm thấy các thiết bị nổ đe dọa mạng sống người dân. Ngoài ra nước Nga sẽ tận dụng triệt để cơ hội này để đẩy lò lửa Trung Đông vào một cao trào mới nhằm cứu vãn giá dầu vẫn chưa có dấu hiệu về hồi phục. Nga chắc chắn sẽ tăng mạnh cỗ máy quân sự của mình tại Syria. Các oanh tạc cơ Nga giờ đây sẽ ưu tiên chăm sóc cho các đoàn xe chở dầu của IS đến biên giới Thổ Nhĩ Kỳ một cách triệt để. Lực lượng đối lập Syria gốc Thổ - người Turkmen tại vùng biên giới giáp Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là mục tiêu chính của Nga trong những ngày sắp tới. Không quân Nga hoạt động tại biên giới giáp Thổ chắc chắn sẽ có các máy bay tiêm kích bay kèm oanh tạc cơ, điều khiến Thổ bị đặt bên miệng hố chiến tranh. Nga cũng có thể triển khai các thiết bị phòng không mặt đất S300 và S400 để kiểm soát vùng trời tại biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ. Tầm bắn của các thiết bị phòng không tiên tiến này lên tới 300 - 400 km. Kịch bản tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng, là Nga sẽ tìm cách bẫy máy bay F16 của Thổ Nhĩ Kỳ ra vùng giáp giới và bắn hạ chúng bằng máy bay tiêm kích Su30 SM hoặc các phương tiện phòng không mặt đất, điều không dẫn đến chiến tranh Nga - NATO nhưng sẽ đẩy căng thẳng toàn cầu lên một tầm cao mới. Và giá dầu, chắc chắn sẽ tăng.

    Các nước châu Âu, gần đây nhất đã gia hạn lệnh cấm vận Nga tới giữa năm 2016. Vũ khí của châu Âu đe dọa Nga hầu như không còn gì trong 6 tháng tới. Trong khi đó, Putin lại có nhiều lựa chọn cho mình để thoát khỏi vũng lầy. Hai sức mạnh chính của nước Nga, là nguồn dầu và vũ khí. Không có gì ngạc nhiên nếu tổng thống Vladimir Putin tiếp tục dùng vũ khí để cứu lấy giá dầu. Cuộc phiêu lưu mới của Putin ở Trung Đông, rồi sẽ đi đến đâu trong bối cảnh thế giới ngày càng bất ổn?

    https://www.facebook.com/notes/lang...adimir-putin-tại-trung-đông/10203939636771336
    canonbb, engkhoi, sonlinh1034 người khác thích bài này.
  5. BaoSoViet

    BaoSoViet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2015
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    395
    Bạn yêu một đội bóng, thấy đội bóng đó mùa giải này yếu đi một xíu là bạn hết yêu đúng không?
    Sống thì phải có niềm tin chứ, nếu ai cũng suy nghĩ như bạn, đem thực lực ra so sánh rồi phán kết quả chung cuộc thì thế giới này, cuộc sống này tẻ nhạt, nhàm chán quá.
    Và:
    Đông Lào chằng bao giờ dám đánh mẽo
    Ngố thì quỳ gối trước Mẽo và phương tây rồi, cho thằng Mẽo nó tác oai tác quái
    Đông Lào dâng hết các loại đảo cho cẩu cho yên chuyện nhỉ
    Có lẽ bác có mỗi hận bên u cà chưa nuốt trôi được nên ảnh hưởng đến việc bên syria
    sonlinh103 thích bài này.
  6. trungnguyenneu2

    trungnguyenneu2 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/11/2015
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    52
    Đồng ý là chuyện Nước Nga là của Nước Nga, tuy nhiên giống như câu chuyện Tăng Sâm giết người, nếu cái sai được lặp đi lặp lại đủ nhiều, nó sẽ thành cái đúng.
    Về Crimea, có một thứ mà trong truyền thông phương tây và trong tư duy của nước Nga không bao giờ dung hoà được đó là việc can thiệp vào "sân sau". Nước Nga hậu xô viết yếu đi và Phương tây luôn tìm cách bao vây nó, với tư cách là một cường quốc, Putin và dân Nga không chấp nhận điều đó. Crimea, nếu Putin không lấy về vào lúc này thì không bao giờ lấy được, khi mà Ukraine có một chính quyền đủ mạnh, nguy hiểm hơn là nếu nước này vào Nato thì khả năng đây là nơi đặt tên lửa đánh chặn hướng vào Nga. Ngoải ra có Crimea, Nga kiểm soát được vùng biến, có chỗ cho hạm đội của mình. Những thứ đó đừng nghĩ có tiền mua được.
    Có nhiều người ưa thích văn hoá phương tây nhưng không hiểu hết được hoàn cảnh lịch sử của các nước này dẫn đến áp dụng các tiêu chuẩn không phù hợp với hoàn cảnh. Ngoài ra sự áp đặt của các nước này tạo ra sự phản kháng của các nước bị áp đặt, cho dù sự áp đặt đó được nguỵ trang mỹ miều thế nào đi chăng nữa thì nó cũng vẫn là "cưỡng dâm" mà thôi, khá hơn "hiếp dâm" trong giai đoạn đế quốc - thuộc địa.
  7. chess0210

    chess0210 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/08/2015
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    221
    nguon CNN
    Yet already, German and Czech officials are expressing surprise at Turkey's action -- taken after the Russian plane was inside Turkish airspace for 30 seconds or less, according to U.S. calculations.
    Erdogan's NATO partners can now only look at him as a loose cannon, an unstable element in a very combustible situation. Not a steady partner capable of calm nerve that saw the alliance last the Cold War. Erdogan has thrown the whole card table in the air.

    CNN, giờ đây cái Putin có thể đạt được là làm suy yếu sự đoàn kết của Nato. Trong mắt các thành viên Nato giờ đây, có vẻ Thổ Nhĩ Kì là một mắt xích yếu kém và không ổn định.

    Đức và Séc tỏ vẻ ngạc nhiên trước hành động của Thổ.

    Câu in đâm có vẻ CNN nói là anh Erdogan đang ném đá hội nghị chăng? :)) câu chơi chữ nên mình k có kiến thức dịch LOL
  8. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.742
    Đã được thích:
    10.143
    Cái đấy không phải trả đũa, mà là nhân cơ hội để leo thang. Trả đũa thì thổ phải thiệt hại gì đó. Bọn Thổ hiện vẫn ăn no ngủ kỹ, không mất cọng lông nào.

    Và chuyện Nga sẽ leo thang thì ai chả biết, chỉ có các tín đồ lúc đầu la hét trả thù, phản ứng mạnh bây giờ phải đổi giọng ca bài Nga tăng cường hiện diện QS ở Syria, chết mày chưa TNK.

    TNK thiệt cái gì khi Nga leo thang ở Syria ?
    bibibibooo, mikienLefan_1 thích bài này.
  9. Lefan_1

    Lefan_1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2014
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    1.699
    BBC: Bênh Thổ thấy gớm: Lại là cuộc chiến truyền thông!
    Erdogan: 'Nga lừa dối chống khủng bố
    http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/11/24/151124210556_erdogan_950x633_ap_nocre***.jpgImage copyrightAP
    Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc nước Nga 'lừa dối' sau khi Nga cam kết đưa tên lửa đất đối không vào Syria và nói sẵn sàng bắn hạ mối đe dọa cho các phi cơ ném bom của họ.

    Các diễn biến mới nhất này đẩy căng thẳng tại Trung Đông lên một mức cao hơn nữa sau vụ chiếc SU-24 của Nga bị bắn hạ hôm 24/11.

    Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergey Shoygu thông báo trên mạng Twitter rằng nước ông sẽ đưa các dàn tên lửa S-400 vào triển khai tại căn cứ Hmeymim, gần Latakia, Syria.

    Tầm bắn của tên lửa này là 250 km, trong khi biên giới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ chỉ cách đó chừng 50 km, theo CNN.

    Không quân Nga tại Syria cũng được lệnh cử máy bay tiêm kích lên hộ tống các phi cơ ném bom để khi cần thì bắn hạ "mối nguy hiểm".

    Vùng tác chiến của phi cơ từ Nga và các nước khác hiện rất nhỏ, chủ yếu ở mạn Đông Bắc Syria, đặt ra nguy cơ va chạm hoặc bắn nhầm rất cao.

    Nhưng tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ rằng F-16 của họ đã cố ý bắn hạ phi cơ Nga sau "10 lần cảnh cáo" khiến Moscow bị choáng.

    Chỉ dùng cớ 'chống khủng bố'
    Chưa hết, T̀ổng thống Recep Tayyip Erdogan nay dùng lời lẽ nặng nề nhất để lên án Nga vào ngày thứ Tư.

    Ông nói phi cơ Nga "đã xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ" và cho đó là chuyện đụng chạm tới chủ quyền quốc gia.

    Nhưng nghiêm trọng hơn, ông cáo buộc Nga "lừa dối" vì dùng cớ chống "khủng bố" để ủng hộ chế độ của ông Bashar al-Assad.

    Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ gọi chế độ Assad mới là "những kẻ khủng bố với chính người dân của mình".
    acutaramikien thích bài này.
  10. chess0210

    chess0210 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/08/2015
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    221
    filber70Lefan_1 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này