1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    2.372
    Đã được thích:
    1.592
    :-D:-D:-D:-D Bác lái kinh thế , tuy nhiên ăn thua gì :-D:-D:-D Nga nó còn sát nhập cả Criemea của UKR vào lãnh thổ nó với những gì lịch sủ để lại :-D:-D:-D mà chả bị trừng phạt gì cả :-D:-D:-D Thì bây giờ vụ bắn Su24 của Thổ này chỉ là con tép nhé :-D:-D
    RapidArrow thích bài này.
  2. HungSon12C7

    HungSon12C7 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    3.047
    Đã được thích:
    3.910
    Sau vụ thổ tả bắn hạ Su Nga thì mình thấy trong Nato toàn thằng hèn kể cả Mỹ . Chỉ có duy nhất thổ tả là tay chơi có hạng . Nên xét theo số má giang hồ thì thổ tả xứng đáng làm đại ca của Nato chứ ko phải Mỹ . Cho nên bây giờ thổ tả xứng đáng chỉ huy Nato nhất . Nếu thổ tả chỉ huy Nato thì bảo đảm 3 ngày sau nước Nga sẽ bị thu phục dưới tay đại ca này . :D
    The_Mummy, miaki01, Baycao3 người khác thích bài này.
  3. daituong_th

    daituong_th Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/04/2011
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    567
    Baycao, BaoSoVietMassu thích bài này.
  4. HungSon12C7

    HungSon12C7 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    3.047
    Đã được thích:
    3.910
    Nhân dân Crime trưng cầu dân ý chứ Nga nó có tự ý đâu thím .
    miaki01alsou1 thích bài này.
  5. Lefan_1

    Lefan_1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2014
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    1.699
    Ai phá sản thì cứ phá sản, riêng thánh tin tin không phá sản đâu nhé.

    Nga trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ và nỗi lo “bức màn sắt”
    Đối với nhiều người Nga, việc nước này trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ là đòn cuối cùng giáng vào hy vọng có được một kỳ nghỉ ở nước ngoài...
    [​IMG]

    Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: AP/FT.

    Bóng ma “bức màn sắt” quay trở lại với nước Nga sau khi Tổng thống Vladimir Putin ban lệnh cấm người dân nước này sang Thổ Nhĩ Kỳ du lịch - tờ Financial Times nhận định.

    Cuối tuần vừa rồi, ông Putin ký một sắc lệnh trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ Ankara bắn rơi một chiến đấu cơ Su-24 của Nga hôm 24/11. Động thái này là cách để ông chủ điện Kremlin thực hiện tuyên bố trước đó về “những hậu quả nghiêm trọng” mà Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải hứng chịu vì hạ máy bay Nga.

    Tuy nhiên, đối với nhiều người Nga, việc nước này trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ là đòn cuối cùng giáng vào hy vọng có được một kỳ nghỉ bên bờ biển đầy nắng và gió.

    Những lựa chọn để người Nga có một kỳ nghỉ nước ngoài với mức giá phải chăng ngày càng thu hẹp. Thực tế này khiến nhiều người lo ngại rằng Moscow đang cố tình tạo ra một tinh thần dân tộc chủ nghĩa biệt lập vào thời điểm mà nước Nga đối mặt khó khăn kinh tế và theo đuổi chủ nghĩa phiêu lưu quân sự ở nước ngoài.

    Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập là hai địa chỉ du lịch nước ngoài duy nhất có mức giá phù hợp với nhiều người Nga trong bối cảnh kinh tế Nga suy thoái và giá trị đồng Rúp giảm sâu. Trong nửa đầu năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập chiếm 38% lượt kỳ nghỉ ở nước ngoài của người Nga.

    Một câu chuyện vui lan truyền trên mạng Internet ở Nga trong tuần qua là một bản danh sách mang tựa đề “kế hoạch đi nghỉ”. Trong “kế hoạch”, các điểm đến Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Crimea đều đã bị gạch bỏ - khiến nhiều người Nga không còn lựa chọn nào khác ngoài việc “ngồi nhà và không làm gì cả”.

    Sau vụ máy bay chở khách của Nga bị rơi ở Ai Cập hôm 31/10 khiến 224 người thiệt mạng, Tổng thống Putin đã ký lệnh cấm bán tour du lịch tới Ai Cập. Trong khi đó, Crimea bị mất điện toàn bán đảo từ tuần trước do đường dây dẫn điện từ Ukraine bị hư hỏng.

    Trong thập kỷ qua, lượng người Nga đi du lịch nước ngoài đã tăng mạnh nhờ sự đi lên của giá dầu và sự phát triển mạnh của tầng lớp trung lưu. Theo dữ liệu của Chính phủ Nga, năm 2013, có hơn 18 triệu người Nga, tương đương 1/8 dân số nước này, đi nghỉ ở nước ngoài trong năm 2013 - tăng gấp 3 lần sau 10 năm.

    Tuy nhiên, xu hướng này đang đảo ngược. Sau khi giảm 4% trong năm ngoái, lượng khách Nga đi du lịch nước ngoài đã giảm 34% trong nửa đầu năm nay.

    Sau các biện pháp hạn chế du lịch đối với Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập, giới chức ngành du lịch Nga dự báo số lượt khách Nga ra nước ngoài du lịch sẽ giảm 40%, trở về ngưỡng của giữa thập niên 2000.

    “Điều này có ảnh hưởng rất tiêu cực đối với sự hội nhập của tầng lớp trung lưu Nga vào mối quan hệ bình thường với các quốc gia khác. Đây là một vấn đề rất đáng lo, chính là bóng ma của bức màn sắt”, ông Sergei Smirnov, Giám đốc Viện Chính sách xã hội ở Moscow, nhận định.

    Ngành du lịch Nga hiện đang đối mặt với một làn sóng phá sản, bao gồm nguy cơ sụp đổ của hãng hàng không lớn thứ nhì nước này là Transaero. Những diễn biến mới nhất có thể sẽ đẩy ngành này lún sâu hơn nữa vào khủng hoảng.

    “Tình hình đang rất nghiêm trọng. Nếu thị trường du lịch Thổ Nhĩ Kỳ không được mở lại trước tháng 5, thì [ngành du lịch Nga] sẽ suy sụp hoàn toàn”, bà Irina Tyurina, một phát ngôn viên ngành du lịch của Nga, phát biểu.

    Trong bối cảnh hiện nay, một số người Nga có dịp thể hiện tinh thần yêu nước thông qua lựa chọn địa chỉ đi nghỉ. Ông Andrei Kostin, Giám đốc điều hành (CEO) ngân hàng lớn thứ nhì của Nga là VTB, tuần này nói người Nga “nên đi nghỉ ở Crimea hơn là Thổ Nhĩ Kỳ”.

    Tuy nhiên, nhiều người nhận thấy sự nổi lên của chủ nghĩa biệt lập khi điện Kremlin ban lệnh cấm du lịch Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ.

    “Những người ủng hộ chủ nghĩa biệt lập và hạ bức màn sắt đã có thể nâng ly chúc mừng. Sau khi hai địa chỉ du lịch nước ngoài quen thuộc đối với người Nga bị đóng lại, tôi cho rằng nhiều người sẽ không phản đối ý tưởng đóng cửa toàn bộ biên giới”, ông Alexander Boreyko, một người Nga làm trong lĩnh vực PR (quan hệ công chúng), viết trên mạng xã hội Facebook.

    Thậm chí, một số nghị sỹ Nga đã đề xuất áp dụng lại thị thực (visa) xuất cảnh - chế độ được áp dụng lần gần đây nhất vào thời Liên Xô cũ. Tuy nhiên, nhiều nghị sỹ Nga thừa nhận ý tưởng này khó có cơ hội thành công.
    NamtuocLexusGX460RapidArrow thích bài này.
  6. alsou1

    alsou1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Bài viết:
    1.564
    Đã được thích:
    4.531
    Like mạnh. :-D:-D:-D:-D:-D:-D:-D:-D:-D
    Lefan_1NamtuocLexusGX460 thích bài này.
  7. daituong_th

    daituong_th Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/04/2011
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    567
    Nga ra tay trên Syria: Thổ Nhĩ Kỳ lãnh đủ hậu quả khủng khiếp

    Nếu như cho rằng, giới tinh hoa chính trị, quân sự Mỹ - Phương Tây thấu suốt mọi chuyện là có thể hơi thiếu khiêm tốn. Họ vẫn mắc sai lầm mà dư luận vẫn nhận ra từ kết quả.
    Mỹ - Phương Tây "chết đứng" khi Crimea hoàn toàn bị “lính lạ” làm chủ

    Khi phe đối lập cùng với Mỹ và phương Tây đang ăn mừng chiến thắng cuộc biểu tình bạo loạn lật đổ TT Ukraine Yanukovych trong tháng 2/2014, thì họ như chết đứng, tê liệt phản ứng, khi biết bán đảo Crimea hoàn toàn bị “lính lạ” làm chủ trong chớp nhoáng.

    Toàn bộ quân đội, Hải quân Ukraine trên Crimea hoàn toàn bị thúc thủ và Chính quyền cộng hòa tự trị Crimea tuyên bố muốn sát nhập vào Liên bang Nga. Ba ngày sau Crimea đã trở về thuộc Nga.

    Đây là đòn đau nhất của Mỹ - Phương Tây trong khủng hoảng Ukraine. Đau là vì chính họ là nguyên nhân để Crimea về tay Nga. Đâu là “miếng bánh ngon nhất”, họ cần nhất, đã thuộc Nga không một tiếng súng, không tốn một giọt máu, không tốn một đồng nào.

    Giới quân sự, chuyên gia…trên thế giới đã phân tích nhiều về hành động của Nga như thế nào để có Crimea và coi đó như là “nghệ thuật tác chiến độc đáo” mang tên Nga mà cả đối phương cũng phải “tâm phục khẩu phục”.

    Một hành động mau lẹ, gọn, ít tốn sức, nhưng có kết quả lớn nhất khiến đối phương không kịp phản ứng và không thể đảo ngược…được coi như một miếng đánh mang tên “Crimea”.

    Những tưởng rằng khi biết Nga có một miếng đánh sở trường như vậy thì rút kinh nghiệm, lần sau phải tránh ra hoặc phải tìm cách hạn chế, không để cho Nga có điều kiện để thi thố.

    "Lính lạ" ở Crimea.

    Thật không ngờ… Thổ Nhĩ Kỳ và các thế lực khác lại tạo điều kiện cho Nga thi thố miếng đánh sở trường này tại Syria và Trung Đông.

    Nga có muốn Crimea về tay mình hay không? Quá muốn đi chứ, nhưng quan trọng mang tính quyết định ở đây không phải là bằng cách nào mà là lúc nào. Đó chính là thời cơ để hành động. Chính Mỹ-phương Tây đã tạo ra thời cơ để Nga hành động.

    Trên chiến trường Syria và rộng ra trên khu vực Trung Đông, thế trận hiện tại, Nga có muốn khóa chặt và kiểm soát biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ hay không?

    Cực kỳ muốn, vì nhóm nổi dậy chống TT Assad chủ yếu ở phía Tây quanh Damascus, Homs, Hama…các lực lượng này sống được là nhờ nguồn tiếp tế của các thế lực nước ngoài qua đường biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.

    Khóa chặt biên giới, chặn được nguồn tiếp tế là các lực lượng này hết đất sống. Nga có muốn tấn công quân nổi dậy chống Assad mà Thổ Nhĩ Kỳ nuôi dưỡng, hỗ trợ, huấn luyện là người Turkuman trên biên giới Thổ-Syria không?

    Cực kỳ muốn, vì đây là lực lượng mạnh, thiện chiến cùng nhóm Al-Nusra-chi nhánh của Al Qeada, là át chủ bài của chiến lược lật đổ Assad của Ankara… nhưng vì lý do địa chính trị nên Nga chưa thể để tấn công.

    Nga có muốn tạo ra một vùng cấm bay trên vùng duyên hải phía Tây Syria và thậm chí một vùng cấm bay trên toàn Syria không?

    Đương nhiên rồi, có điều, điều một lực lượng phòng không, máy bay tiêm kích mạnh qua Syria, khi quân khủng bố không có không quân là thiếu minh bạch. Nga không thể bất chấp các thách thức địa chính trị trên toàn khu vực…

    Bất ngờ, chiếc máy bay ném bom SU-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ mai phục bắn hạ, một phi công, một lính thủy đánh bộ đi cứu hộ thiệt mạng cùng chiếc trực thăng Mi-8 bị quân khủng bố đốt cháy… đã tạo ra một tình thế mới thay đổi hiện trạng thế trận tại Syria.

    Thế giới nín thở chờ Putin ra đòn trả đũa, cổ phiếu giảm giá, dầu tăng giá…

    Các thế lực cực đoan hí hửng đã đành nhưng các thế lực có máu mặt cũng hí hửng phen này Nga chuẩn bị làm lớn theo kiểu “Nga-Thổ đánh nhau và hành động của chúng ta”, nào là thế giới bên bờ vực Chiến tranh lần thứ 3…

    Nga không thể bất chấp các thách thức địa chính trị trên toàn khu vực…

    Hành động của Nga lại rất bình tĩnh đến mức lạnh lùng.

    Bộ Quốc Phòng Nga chỉ tuyên bố 3 điểm.

    1. Từ giờ trở đi, máy bay ném bom không hoạt động một mình mà được các máy bay tiêm kích bảo vệ.

    2. Sẽ thông qua các biện pháp nhằm tăng cường phòng thủ trên không. Theo đó, tàu tuần dương hạm mang tên lửa Moscow được trang bị hệ thống tên lửa phòng không “Fort” tương tự hệ thống S-300 vào trực chiến, gần khu vực ven biển Latakia.

    Bất cứ mục tiêu, đại diện cho một mối nguy hiểm tiềm tàng đối với Nga xuất hiện trong khu vực phòng thủ sẽ bị phá hủy.

    3. Chấm dứt liên lạc quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ.

    Như vậy, tại điểm 1 được hiểu là Nga sẽ đưa nhiều máy bay tiêm kích sang Syria để “bảo vệ” SU-24 đi ném bom. Nga không thể chấp nhận F-16 không quân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chiếm ưu thế khi “đâm sau lưng” một lần nữa.

    Tại điểm 2 được hiểu là Nga sẽ triển khai lực lượng phòng không đủ mạnh để đề phòng và sẵn sàng trừng trị không quân Thổ Nhĩ Kỳ “đâm sau lưng”.

    Rõ ràng Nga đã hóa giải tất cả những áp lực cho hành động của mình nung nấu từ lâu một cách mau lẹ, gọn gàng, tuyệt đối, như không.

    Các thế lực thù địch với nước Nga chưa kịp hết hí hửng và chưa kịp “đọc hiểu” hết tuyên bố của Bộ QP Nga thì đã sửng sốt khi tại Syria, tiêm kích Nga đã xuất hiện và cùng với nó là hệ thống S-300, S-400 đã đi vào trực chiến.

    Tên lửa phòng không S-300, S-400 của Nga đã đi vào trực chiến ở Syria.

    Toàn bộ không phận của Syria được quản lý, bất kỳ máy bay nào bay vào phải báo cáo với Nga để tránh xảy sự cố như SU-24.

    Sự phản ứng của Mỹ trước việc Nga triển khai S-300 và S-400 khiến Nga vô cùng “ngạc nhiên”. Ý của Nga là Mỹ phản đối một chuyện đã rồi và chuyện đó như là “nhu cầu tất yếu không thể khác”, Mỹ phản đối một chuyện mà không liên can gì đến Mỹ…

    Thật là hài hước.

    Cái đau của Mỹ - NATO, Israel, Saudi Arabia và Qatar là hệ thống phòng không S-300, S-400 và các máy bay tiêm kích Nga đã bố trí tại Syria đâu phải chỉ dành cho Thổ Nhĩ Kỳ.

    Cùng với hệ thống phòng thủ tên lửa mà Nga đã ký thỏa thuận với Armenia thì biên giới Nga đã kéo sát đến Trung Đông.

    Nếu như tình hình chỉ đến đây thì chiến trường Syria chưa thể coi là có phiên bản “Crimea2.0”. Về quân sự, Nga không phản ứng trả đũa trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng gián tiếp thì sự trả đũa của Nga là khủng khiếp trên 2 vấn đề.

    Đầu tiên là Nga hủy diệt không nương tay toàn bộ cơ sở hạ tầng của Thổ Nhĩ Kỳ dày công xây dựng một “vùng đệm” mấy năm qua trên tuyến biên giới với Syria và do đó phiến quân người Turkuman đều là đối tượng tác chiến của không quân Nga.

    Đồng thời, Nga tập trung đánh mạnh vào nguồn thu của LIH từ bán dầu lậu, tất cả các đầu mối kể cả nơi khai thác đều bị truy kích thay vì như trước kia.

    Vấn đề tiếp theo là Nga sẽ “quan hệ sâu sắc hơn” với lực lượng dân quân người Kurd Syria. Đây là mối nguy hiểm thách thức đến sự toàn vẹn Thổ Nhĩ Kỳ mà Ankara lo sợ nhất. Nếu thế thì Nga thực sự “vươn tay” vào trong lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ.

    Có thể nói, đây là những đòn mà Nga ra tay trên Syria nhưng hậu quả khủng khiếp thì thuộc về Thổ Nhĩ Kỳ.

    Cũng như Crimea, một sự chấn động địa chính trị thế giới, sau vụ SU-24 Nga bị bắn hạ, tình thế và thế trận trên Syria, Trung Đông và chống khủng bố IS sẽ thay đổi lớn.

    http://soha.vn/quan-su/nga-ra-tay-t...-du-hau-qua-khung-khiep-20151130074641166.htm
    Bài phân tích tiệm cận tình hình tại Sirya
    hoasua2000, Tifavn, lopbopp7 người khác thích bài này.
  8. X_CUT

    X_CUT Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/11/2015
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    146
    Mời các bạn tìm hiểu nước Thổ đã đối xử ra sao với dân tỵ nạn Syria, và lí do tại sao dân tỵ nạn Syria lại tìm mọi cách để thoát khỏi nước Thổ sang châu Ảu, và cũng để biết tại sao EU laị phải lụy thằng chí phèo :

    Tổng cộng có xấp xỷ 4 triệu dân tỵ nạn Syria tại 4 quốc gia, trong đó có 2 triệu tại Thổ, Lebanon 1.2 triệu ( cứ 5 người dân Lebanon thì có 1 dân tỵ nạn ), 650 ngàn tại Jordan, 250 ngàn tại Iraq, và khoảng 130 ngàn tại Ai Cập.

    Tại sao dân tỵ nạn Syria lại tìm mọi cách tham gia hành trình đầy nguy hiểm tới châu Ảu, bỏ lại sau lưng sự bảo hộ an toàn của Thổ:

    Về mặt chính thức, nước Thổ không hề cấp qui chế tỵ nạn cho nạn dân Syria, vì lý do Thổ Nhĩ Kỳ vẫn giữ giới hạn địa lý của nó đối với Công ước 1951 về người tị nạn. Theo đó, chỉ những người tị nạn gốc châu Âu mới có quyền để xin tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ, và dân tỵ nạn không có gốc châu Âu chỉ có thể xin tị nạn tạm thời.

    Lý do chính của dòng người tỵ nạn vượt biên đến các quốc gia châu Âu, ngoài vẻ như là để có được điều kiện sống đầy đủ của lục địa, thì lý do chính là việc Thổ không có các biện pháp pháp lý để bảo vệ dân tỵ nạn. Dân tỵ nạn Syria không được hưởng qui chế tỵ nạn, không được phép tham gia thị trường lao động một cách chính thức, và không được hỗ trợ tiếp cận hệ thống giáo dục. Người lao động Syria bị coi như làm chui, bị bóc lột bởi giới chủ, bị ép buộc làm ngoài giờ mà không được trả công sòng phẳng. 1/2 số dân tỵ tạn Syria tại Thổ có độ tuổi dưới 18, và chỉ có 14% trẻ em được tiếp cận hệ thống giáo dục theo báo cáo của UNHCR.

    Hội nghị cấp cao Thổ - EU tổ chức vào ngày 29/11 là "nhằm tiếp thêm sinh lực cho mối quan hệ hai bên và giải quyết tình trạng dân tỵ nạn " . Frontex báo cáo có 630.000 người tị nạn đã nhập cư bất hợp pháp vào EU từ tháng Chín năm 2015, trong đó bổ biến qua các tuyến đường từ phía Đông Địa Trung Hải bắt đầu từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp , từ Bắc Phi đến Ý.
    Vì lý do chính Thổ không đưa ra các biện pháp pháp lý bảo vệ dân tỵ nạn Syria khiến cho hàng trăm ngàn người đã mạo hiểm mạng sống của mình trong hành trình nguy hiểm đến Châu Âu,mà Châu Âu đã phải tìm cách thuyết phục Thổ ngăn chặn dòng người tỵ nạn, và chống lại hệ thống buôn lậu người .

    Trái ngược với sự nhấn mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ về có khu vực an toàn cho dân tỵ nạn, châu Âu đã lập một chiến lược xử lý nóng, theo đó sáu trại tỵ nạn sẽ được xây dựng tại Thổ Nhĩ Kỳ để tiếp nhận hai triệu người tị nạn. Các cơ sở này sẽ hoạt động như các trung tâm để xử lý các đơn xin tị nạn trước khi người tị nạn được định cư ở nước ngoài. Một bản dự thảo hế hoạch với ngân sách hơn 1 tỷ euro cũng được soạn thảo nhằm đáp ứng nhu cầu của của dân tỵ nạn trong thời gian tỵ nạn tại Thổ, bao gồm quyền lao động, tiếp cận các dịch vụ công.
    Thổ đã lợi dụng vị thế của mình như một lá bài để mặc cả , đòi hỏi châu Âu : tiếp nhận thêm 500 ngàn dân di cư, miễn thị thực nhập cảnh cho công dân Thổ, tổ chức hội nghị thưởng định EU-Thổ thường niên để đàm phán qui chế gia nhập EU và 3 tỷ euro viện trợ trong 2 năm kế tiếp.
    Mặt khác, Thổ Nhĩ Kỳ với nhận thức về vị trí chiến lược của mình ,đã sử dụng nó như là một con bài mặc cả, đòi hỏi EU phải đáp ứng, trong số đó có các yêu cầu : cam kết của EU tiếp nhận 1/2 triệu dân tị nạn, áp dụng chế độ miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ, tổ chức hội nghị thượng đỉnh Thổ Nhĩ Kỳ-EU thường xuyên, tiếp tục cuộc đàm phán thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ và 3 tỷ euro viện trợ trong hai năm tới .
    http://www.hurriyetdailynews.com/ex...tions.aspx?PageID=238&NID=91826&NewsCatID=351

    Các bạn yêu quí TTVNOL hãy vào linh này để kiến nghị Admin xử lý những thành phần cặn bã, bảo vệ hình ảnh của TTVNOL, forum lâu đời gần nhất Việt nam nhé:
    http://ttvnol.com/threads/de-nghi-a...rrow-va-cac-clone-khac.1729731/#post-26241373
    Lần cập nhật cuối: 30/11/2015
    hoasua2000, lopbopp, miaki015 người khác thích bài này.
  9. Lefan_1

    Lefan_1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2014
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    1.699
    Em không to tát bằng anh đâu, nhưng đừng đùa với lửa nhé.

    Thổ Nhĩ Kỳ điều cả ngàn xe tăng, súng máy, đại bác áp sát biên giới với Syria
    Thông tin mới nhất từ báo chí Hy Lạp cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đã điều động hơn 1.000 phương tiện quân sự hạng nặng, bao gồm cả xe tăng Leopard 2A4 tới khu vực biên giới Syria.
    [​IMG]

    Xe tăng của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Newsweek)

    Các tiểu đoàn xe tăng, xe bọc thép có trang bị súng máy tự động APC và Firtina đang được vận chuyển từ khu vực Evro và nơi Quân đoàn số 1 của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phụ trách, tới khu vực biên giới Syria. Ngoài ra, có thông tin cho thấy những xe tăng Leopard 2A4 có đại bác 120 ly cũng được điều động tới khu vực này.

    Xe tăng Leopard 2A4 được quân đội Đức sản xuất, nghiên cứu và phát triển. Đây là loại xe tăng có khả năng giao chiến tốt hơn khi đối đầu xe tăng T-90 của Nga so với phiên bản nâng cấp xe tăng M60T Sabra.

    Những xe tăng APC, Firtina và Leopard được điều động từ các tỉnh phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ và gia nhập vào Lữ đoàn tăng thiết giáp số 5 đóng tại Gaziantep. Thổ Nhĩ Kỳ đã huy động mọi phương thức vận chuyển xe tăng nhanh chóng nhất, bằng cả tàu hỏa và xe chuyên chở xe tăng.

    [​IMG]

    Ước tính Thổ Nhĩ Kỳ đã điều động hơn 1.000 xe tăng đến biên giới Syria. (Ảnh: Japan Times)

    Tổng cộng có hơn 1.000 xe tăng, xe pháo, xe bọc thép và bệ phóng tên lửa tự động được Thổ Nhĩ Kỳ điều động tới khu vực biên giới Syria. Quân đoàn 1 Thổ Nhĩ Kỳ hiện bao gồm 4 lữ đoàn xe thiết giáp, 7 lữ đoàn bộ binh cơ giới hóa và 2 sư đoàn bộ binh. Hiện số xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ bố trí ở biên giới Hy Lạp gần gấp đôi số xe tăng Hy Lạp.

    Các lữ đoàn bộ binh và tăng thiết giáp của Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành tập trận 4-5 lần, triển khai tổng cộng 28 trung đoàn xe tăng. Trong vài năm gần đây, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã trang bị thêm 52 thuyền đổ bộ Samur, 36 xe tăng cầu Leguan, 56 xe chống mìn Keiler và 12 xe lội nước AZMIM.

    Trong số 100 xe tăng Firtina được điều động tới biên giới Syria, hầu hết được trang bị pháo tự động 155mm. Ngoài ra, 339 xe tăng Leopard trang bị đầy đủ cũng nằm trong gần 1.000 xe tăng được điều động ở vùng Đông Thrace.

    Khu vực này còn trang bị 36 xe phóng tên lửa được trang bị 100 tên lửa đạn đạo Yildirim, có tầm bắn lên tới 150km. Bên cạnh đó là 12 bệ phóng MLRS M270 có 72 tên lửa đạn đạo MGM-140A (tầm bắn 165km) và khoảng 600 pháo tự động khác. Ước tính số vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ điều động tới biên giới Syria chiếm khoảng 1/4 sức mạnh của quân đội nước này.
    Massu, filber70RapidArrow thích bài này.
  10. RapidArrow

    RapidArrow Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/03/2015
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    1.678
    Lefan_1 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này