1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.365
    Đã được thích:
    26.709
    Đó là cái booster (khởi tốc) của tên lửa nó vứt lại khi hoàn thành chức năng đề pa cho đạn chứ không phải thất bại gì cả

    [​IMG]
    Massu, Bebibang, filber705 người khác thích bài này.
  2. miaki01

    miaki01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2015
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    276
    Massu, NGUOIQUETRAC, filber701 người khác thích bài này.
  3. BaoSoViet

    BaoSoViet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2015
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    395
    khắc Mẽo với Tây chứ khắc gì is. Theo mốt thì iS cờ đen thuộc hành thủy, như vậy nó khắc mình còn gì. Vịt ta nên ít thở mà đợi nó bị diệt thôi, chớ có mon men
    kachiusa07 thích bài này.
  4. Lefan_1

    Lefan_1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2014
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    1.699
    Căng thẳng Nga-Thổ Nhĩ Kỳ: Ankara thử thắt tử huyệt Moscow
    Trong bối cảnh quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ leo thang căng thẳng, Ankara đã nhắm vào "tử huyệt" của Moscow: eo biển Bosphorus.
    Theo đó, ngày 30/11, Thổ Nhĩ Kỳ đã buộc các tàu Nga phải đợi nhiều giờ mới cho phép đi qua eo biển Bosphorus.

    Bosphorus được coi là một trong những eo biển khó vượt qua nhất thế giới từ cả hai phía.

    [​IMG]

    Eo biển Bosphorus

    Tuy nhiên, động thái nói trên cho thấy họ đang nắm được "tử huyệt" của Moscow bởi Hạm đội Biển Đen của Nga muốn tới Syria chỉ có một con đường độc đạo duy nhất là đi qua eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ.

    Bosphorus là một eo biển có chiều dài 31 km, ngăn cách giữa châu Á và châu Âu; chiều rộng lớn nhất 3,7 km ở lối vào phía bắc và nhỏ nhất là 0,75 km nằm giữa hai pháo đài Anadoluhisari và Rumelihisari; độ sâu dao động trong khoảng 36 - 124 m tính theo giữa luồng.

    Eo biển này cũng nối liền biển Đen và biển Marmara, khiến nơi đây từ lâu trở thành một trong những tuyến đường hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới.

    Ước tính mỗi năm có trên 50.000 lượt tàu qua lại giữa biển Marmara và biển Đen, bao gồm các tàu thương mại từ Bulgaria, Romania, Georgia và đặc biệt là các tàu chiến và tàu hậu cần thuộc Hạm đội biển Đen của Nga.

    Do hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ, đây chính là yết hầu khống chế toàn bộ cửa ngõ ra vào biển Đen.

    Nhờ địa thế cực kỳ hiểm yếu, nếu không được sự cho phép của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, chắc chắn không một loại tàu thuyền nào có thể đi qua khu vực này, bất chấp quốc gia đó sở hữu lực lượng hải quân mạnh đến đâu.

    Ông Phúc Lai, thạc sĩ luật quốc tế, nhà nghiên cứu độc lập cho biết, lịch sử đã chứng kiến giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ 13 cuộc chiến tranh từ năm 1568 đến 1918, chỉ vì hai nước nằm trên đường tiến của nhau. Đặc biệt, nước Nga muốn có đường ra một vùng biển ấm ở phương Nam, buộc phải vượt qua “chốt chặn” Đế chế Ottoman.

    Đế chế Nga, được đặt nền móng bởi Sa hoàng Pie Đệ nhất, còn mơ chiếm cả cặp eo biển Bosphorus và Dardanelles nhưng chưa bao giờ thành công.

    Nước Nga Xô-viết và sau đó là Liên Xô, vẫn tiếp tục thể hiện sự quan tâm đến hai eo biển này; không có nó, nước này chỉ còn có bờ biển phía Bắc dài dằng dặc nhưng đóng băng gần như quanh năm và bờ biển Viễn Đông quá xa xôi.

    Năm 1936, Công ước Montreux được ký kết gồm các nước: Australia, Anh, Bulgaria, Pháp, Nhật, Rumania, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên Xô và Nam Tư, Italia nhằm duy trì nguyên tắc tự do đi lại và giao thông trên biển.

    Theo Công ước này, trong thời bình, các tàu được tự do đi lại qua eo biển không thu phí và thuế. Trong thời chiến, trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ không tham chiến thì quyền đi lại của các tàu thương mại qua eo biển vẫn được đảm bảo.

    Trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ là bên tham chiến, tàu bè của các nước có chiến tranh với Thổ và cả những nước đồng minh với kẻ thù của Thổ Nhĩ Kỳ bị cấm đi lại.

    Công ước có hiệu lực 20 năm, nhưng các nội dung bổ sung cho điều khoản hiệu lực về thời gian này là nếu không có nước nào có văn bản phản đối sau khi hết thời hạn 20 năm đó, Công ước tự động được gia hạn.

    Trở lại sự kiện máy bay Su-24 Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, Ths Phúc Lai chỉ ra hai trường hợp:

    Thứ nhất, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không dám khóa eo biển vì còn tồn tại Công ước Montreux.

    Thứ hai, tại sao Tổng thống Putin, dù rất tức giận, nhưng lại khá nhanh chóng tuyên bố sẽ không trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ bằng hành động quân sự.

    Một trong những nguyên tắc của pháp luật quốc tế là “không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế”.

    Chưa biết máy bay Nga có xâm phạm không phận Thổ hay không, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đã làm “đúng quy trình” khi cảnh báo Nga vài lần, rồi mới bắn hạ thật, tức là hành động bảo vệ chủ quyền.

    Còn nếu đáp lại, Nga tuyên bố dùng hành động quân sự, thì đó không khác thì lời tuyên chiến.

    Đó chính là cái cớ để Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa eo biển đối với tàu bè Nga, biến Hạm đội Hắc Hải của Nga trở thành mớ thuyền lá tre đáng thương, đồng thời lực lượng quân sự Nga ở Syria cũng bị cắt rời với đất mẹ, chỉ còn đường hàng không.

    Kịch bản trên chắc chắn là điều mà Nga không hề mong muốn, trong cuộc chơi này, rõ ràng Thổ Nhĩ Kỳ đang nắm giữ trong tay nhiều lợi thế hơn.

    An Nhiên (Tổng hợp)
    mikienRapidArrow thích bài này.
  5. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.749
    Đã được thích:
    10.157
    Các bạn thi thoảng không biết đọc báo nào mà cứ hỉ hả NATO giận thổ, đấu tố thổ vì tội bắn máy bay Nga rớt cái bịch. Hôm nay mình đọc được lời ấm ức, tấm tức của đồng chí đại diện Nga ở NATO mà mới thấy thương cho cái thân phận cô thế, đơn lẻ của nước Nga.

    http://tass.ru/en/politics/840618

    Russian lawmaker: NA*****pport for Ankara over Su-24 incident suggests joint provocation

    Russian ambassador to NATO Alexander Grushko said earlier in the day that NATO had provided "political coverage" for Ankara in the military jet's downing and the alliance shared responsibility for it.
    ------------------------------------------------------------------------------


    Nga tuyên bố NATO phải chia sẻ trách nhiệm bắn rơi máy bay Nga vì đã che chở chính trị cho Ankara. Nghị sĩ Nga còn âm mưu rằng chắc NATO cùng lên kế hoạch với thổ nên mới bao che nhau như thế. Buồn cười cho các bạn Nga. Một mình TNK không thôi mà Nga đã không dám hó hé gì, đến trừng phạt kinh tế cũng phải bảo từ từ sẽ áp dụng, bây giờ con đòi NATO chịu trách nhiệm. Chúng nó nhận trách nhiệm ngay từ ngày đầu ấy chứ, tuyên tố là ủng hộ TNK bảo vệ vùng trời rồi mà lại. Nga làm được cái đếch gì ?
  6. Ho_XuanHuong

    Ho_XuanHuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2015
    Bài viết:
    1.544
    Đã được thích:
    2.546
    Nó nổ banh ta lông trúng mục tiêu rồi đấy cô!

    Cô về trùm chăn đọc thêm về tên lửa 9M79 Tochka của quân triều đình Assad nhé:-)
    Massu, kachiusa07miaki01 thích bài này.
  7. abutin

    abutin Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2015
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    678
    Một số "Đối tượng chống chống khủng bố " bắt đầu không rét mà camơrun:
    Lầu Năm Góc hy vọng rằng chiến đấu cơ Su-34 được Nga trang bị tên lửa không đối không sẽ không dùng để chống lại Liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu tại Syria.

    Tuyên bố trên được đại diện Lầu Năm Góc - trung tá Michel Baldansa đưa ra.

    "Như tôi đã nói trước đây, các hệ thống tên lửa tương tự như S-400 được Nga triển khai tại Syria sẽ làm phức tạp thêm tình hình (vốn đã phức tạp) trên bầu trời Syria, bởi nó sẽ không dùng để chống lại khủng bố IS vì IS không có lực lượng không quân", Michel Baldansa nhấn mạnh.

    "Chúng tôi hy vọng rằng nếu Nga triển khai tên lửa (tên lửa không đối không trang bị trên Su-34) tại Syria, họ sẽ thực hiện theo Bản ghi nhớ giữa Nga và Mỹ liên quan đến an toàn các chuyến bay và không dùng các hệ thống này chống lại các máy bay của Liên quân", đại diện Lầu Năm Góc nói.

    Ngày 30/11, phát ngôn viên Không quân Nga Igor Klimov cho hay các máy bay ném bom Su-34 của nước này sẽ được trang bị thêm tên lửa không đối không tham gia chiến dịch không kích IS ở Syria.

    “Các chiến đấu cơ Su-34 của Nga lần đầu tiên được trang bị không chỉ là các loại bom và mìn lõm mà còn các loại tên lửa không đối không tầm trung và tầm ngắn. Việc trang bị tên lửa chỉ nhằm mục đích phòng vệ”, ông Klimov nhấn mạnh.
  8. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.749
    Đã được thích:
    10.157
    Bọn nhà báo thì biết gì ? Crimea là lợi ích sống còn của nước Nga, có Crimea thì Nga sẽ duy trì được hạm đội biển đen, tung hoành thiên hạ không gì cản được. Một cái eo biển làm gì làm khó được hạm đội biển đen hùng mạnh của Nga.
    Lần cập nhật cuối: 01/12/2015
    mikien, Lefan_1NamtuocLexusGX460 thích bài này.
  9. Ho_XuanHuong

    Ho_XuanHuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2015
    Bài viết:
    1.544
    Đã được thích:
    2.546
    Cô Mr_Hoang có làm dư luận viên cho VCCopr cũng làm cho khéo kẻo hãng của chị không chỉ trả tiền quảng cáo kiểu đếm hit bằng mọi giá đâu nhé:-D

    NATO trong vụ này chỉ ú ớ ủng hộ quyền của TNK bảo vệ không phận chứ không hề một từ lên án máy bay Nga xâm phạm đất Thổ như phe cậu Đồ gàn tấu nhé! Quyền bảo vệ không phận thì NATO không cần tuyên nó cũng đã hiện hữu.
    mrx1368, Bebibang, filber702 người khác thích bài này.
  10. NamtuocLexusGX460

    NamtuocLexusGX460 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/10/2015
    Bài viết:
    5.008
    Đã được thích:
    5.276
    Thấy nga khóc lóc kêu nhiều tàu của nga bị giam tại eo biển Bosphorushàng giờ đồng hồ liền . Với vị trí chiến lược nắm giữ lối ra vào biển đen anh tin cứ cẩn thận . Anh Thổ chỉ cần tuyên bố chiến tranh là được quyền đóng eo biển Bosphorus lại ngay :-D
    http://sputniknews.com/world/20151201/1031038783/russia-turkey-ships-strait.html

    Xem tàu containerships nga đợi hàng giờ ko đi qua eo biển Bosphorus . Anh Thổ cứ mỗi ngày giam tàu nga vài giờ đồng hồ là thiệt hại khối tiền rồi . Xem ai cứng hơn :))
    Nhìn tàu nga kẹt hàng giờ nhiều quá :-D


    Trước đã bảo rồi Mỹ ko cần cái Crimea mà là cần TNK vì khóa được biển đen ngay
    [​IMG]
    arrow2, gautonyx, mikien2 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này