1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bí quyết cho một cuộc sống chủ động và giản đơn

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi tuonghoangnam4488, 17/11/2015.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    Cho dù là cỗ máy linh hồn hay cỗ máy vật chất thì đều là cấu trúc cho nên ta cần biết được quá trình tiến hóa chung của cấu trúc. Sự tiến hóa của cấu trúc trải qua 4 giai đoạn:
    Cấu trúc không hoàn hảo --> Tan rã --> Cấu trúc trở nên hoàn hảo --> Hợp lại
    Toàn bộ sự sống cũng như nền tảng của sự sống đều là do lực hấp dẫn tạo ra nên ta cũng cần biết được quá trình tiến hóa của lực hấp dẫn. Hai giai đoạn tiến hóa của lực hấp dẫn là:
    Lực hấp dẫn hướng ngoại (tương ứng giai đoạn tan rã) --> Lực hấp dẫn hướng nội (tương ứng giai đoạn hợp lại)
    Xét quá trình tiến hóa của cấu trúc, con người đang ở trong giai đoạn cấu trúc trở nên hoàn hảo. Xét quá trình tiến hóa của lực hấp dẫn thì con người đang dần đi từ hướng ngoại vào hướng nội. Như vậy, sự tiến hóa của cả cỗ máy linh hồn lẫn cỗ máy thân xác đều mang tính đi vào bên trong. Bề ngoài của thân xác do đó không thay đổi mà là các cơ quan bên trong thân xác kết hợp với nhau ăn ý hơn. Tính tương khắc trong hoạt động của các cơ quan giảm đi, tính tương sinh tăng lên. Cơ thể của con người đã là hoàn hảo nhưng do các bộ phận chưa kết hợp ăn ý nên tính tương khắc cao, dẫn đến những bộ phận mang tính chất thanh nhẹ như bộ não bị thui chột đi. Tuyến tùng hay con mắt thứ ba, trung tâm điều khiển của bộ não bị teo nhỏ lại. Trong tương lai, khi sự tương sinh giữa các cơ quan tăng lên, bộ não phục hồi hoàn toàn, những năng lực vốn có sẽ quay trở lại.
    Ban đầu, do bị tách rời với tự nhiên, thân thể con người tiến hóa theo kiểu phải thay đổi bản thân để thích ứng với môi trường như mọi loài vật khác. Trong tương lai, khi bộ não được khôi phục, con người gắn kết với tự nhiên thông qua cấu trúc vũ trụ trong vô hình. Chính cái cấu trúc trong vô hình này mới là cái kiến tạo nên cấu trúc hữu hình, do đó, trong tương lai, con người không cần phải thay đổi bản thân để tuân theo môi trường nữa mà tiến hóa theo hướng làm môi trường phải thay đổi tuân theo ý mình thông qua sự tác động của bộ não vào cấu trúc trong vô hình, như kiểu điều khiển rối ấy.
    Cỗ máy tâm trí hay linh hồn là một cỗ máy có tính chất động nên nó có xu hướng điên, hỗn loạn. Cỗ máy thân xác là một cỗ máy có tính chất tĩnh nên nó có xu hướng chết, tan rã. Bạn có thể thấy cho đến tận ngày nay, con người vẫn phải đối mặt với bệnh tật ngày càng gia tăng của cả thân xác lẫn tâm lý. Khi bộ não phục hồi lại như cũ, cỗ máy tâm trí và cỗ máy thân xác tương sinh với nhau, làm tâm lý bình ổn và thân xác mạnh khỏe. Bất tử thì không dám khẳng định nhưng sống trường thọ và luôn vui tươi, sảng khoái là chắc chắn.
    Hành trình nội tại sẽ giúp mọi thái cực trong cả thân xác lẫn tâm trí gắn kết lại với nhau, giúp con người trở nên mạnh mẽ vô cùng, thực sự có được sự tự do.
    Ba yếu tố liên quan tới hành trình nội tại đó là:
    Thiền định = Trở về với căn bản.
    Tâm linh = Nhìn thấy các dòng chảy (dòng chảy của các hạt cơ bản nhỏ nhất)
    Yoga/ Phong thủy = Nương tựa vào các dòng chảy.
    Yếu tố thiền định là yếu tố quan trọng nhất vì nó là nền tảng để có hai cái còn lại.
  2. fuman

    fuman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2015
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    55
    Phải chăng những người chơi thể thao giỏi (như Messi chẳng hạn) họ thiền ngay trong lúc đang vận động rất nhanh.
  3. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    Thiền định liên quan tới xu hướng vận động bên trong tâm trí. Vận động của thân xác vốn chỉ là cái tương hỗ. Cùng một kiểu vận động của thân xác nhưng nếu vận động trong tâm trí không đúng thì cũng không được coi là thiền định. Không phải cứ giống về ngoại hình và trang phục thì là cùng một người.
    Thiền định nghĩa là trở về với căn bản. Đối với thế giới hữu hình bên ngoài tâm trí thì những cái cao siêu được coi trọng còn những cái căn bản là không quan trọng, nhưng đối với thế giới vô hình, hư hư thực thực bên trong tâm trí thì những điều căn bản lại là tối quan trọng. Cái gì cũng được hình thành từ sự đơn giản rồi phát triển theo hướng phức tạp dần. Nếu ví sự phát triển giống như việc xây dựng một tòa nhà cao tầng thì cái đơn giản là nền móng của tòa nhà còn cái cao siêu là những tầng phía trên. Ở thế giới tĩnh và hữu hình bên ngoài, khi cái gì được xây xong thì nó sẽ tồn tại vững bền. Ngày hôm nay bạn làm xong cái móng nhà, bạn có thể nghỉ ngơi, vài hôm nữa xây tiếp tầng 1 cũng được. Nền móng đã xây xong thì không bị mất đi. Nhưng trong tâm trí thì mọi thứ được xây xong sẽ nhanh chóng tan ngay, kể cả cái căn bản. Nếu không giữ được cái căn bản thì mọi động thái bên trong tâm trí không khác gì đem muối bỏ biển.
    Cái căn bản là điều gì đó rất tầm thường và dễ dàng thực hiện, giống như việc hít thở vậy. Chỉ cần ta tập trung một chút vào nó là thực hiện được. Bản thể gốc của chúng ta là hỗn độn, cái luôn di chuyển, do đó, trở về với căn bản tức là tuân theo đúng tính chất của bản thể gốc đó là không ngừng chuyển động. Việc của ta là phải khiến cho những chướng ngại vật ngăn cản bản thể gốc di chuyển biến mất, không được để nó gặp bế tắc. Ta coi cấu trúc tâm trí là một mạch điện và bản thể gốc của ta là dòng điện đi qua mạch điện này. Tâm trí con người luôn bị lôi kéo bởi quá nhiều điều cùng một lúc cũng như không thể dứt ra khỏi những điều khó khăn, hóc búa nhưng lại quan trọng với mình. Mạch điện tâm trí trở nên vô cùng phức tạp với rất nhiều điện trở, khiến dòng điện chảy qua có cường độ rất yếu. Cường độ dòng điện tương ứng với sức sống của bạn. Thiếu sức sống, bạn luôn cảm thấy âu lo, mệt mỏi. Thiền định là động tác đưa tâm trí tập trung vào một điều gì đó mà ta có thể dễ dàng thực hiện. Lúc đó, mọi điều khác đều chỉ là thứ yếu, chỉ có việc dễ dàng đó mới là mối quan tâm hàng đầu, như thể đó là việc phải làm duy nhất trên đời vậy. Mạch điện tâm trí trở nên đơn giản, không có điện trở nên dòng điện chảy qua với cường độ cao, mang lại sức sống lớn cho bạn.
    Thế giới của thân xác là một thế giới tĩnh cho nên bạn phải chủ động xây dựng thì mọi cái mới xuất hiện. Ngược lại, thế giới tâm trí là một thế giới động nên chỉ cần giữ được cái nền móng cho vững thì mọi cái cao siêu tự khắc được xây dựng trên cái nền móng đó. Tâm trí chia làm hai phần là cảm xúc và ý thức. Cảm xúc do hỗn độn tạo ra, ý thức do hài hòa tạo ra. Cái căn bản khiến ý thức trợ giúp cho cảm xúc nhiều hơn. Ban đầu, việc bạn có thể làm là bé nhỏ, nhưng càng làm, tính có thể đó càng tăng lên. Ý thức sẽ kéo cảm xúc tới gần với hài hòa hơn, giúp cho khả năng nhận thức và sự cân bằng cảm xúc tăng mạnh. Không tập trung giữ cái căn bản, để nó mất đi thì ý thức không những sẽ không giúp được cảm xúc mà còn bị sự hỗn loạn của cảm xúc làm cho thui chột. Con người rơi vào một trạng thái bất tỉnh, không tỉnh táo, hay làm việc hồ đồ và dễ hưởng ứng theo những tư tưởng cực đoan.
    Những người chơi thể thao như Messi vừa có niềm đam mê vừa có năng khiếu chơi bóng. Khi đá bóng, họ thường hành động theo phản xạ, tâm trí chỉ hướng tới một mình trái bóng. Với những cầu thủ tầm cỡ như Messi thì những phản xạ sẽ rất tốt. Trái bóng dường như là một phần thân thể bị tách rời của họ vậy. Họ có thể di chuyển với trái bóng giữa những cầu thủ đối phương mà như đi giữa chốn không người. Niềm đam mê khiến họ không để ý tới điều gì khác ngoài trái bóng. Năng khiếu và niềm đam mê giúp họ thiền định một cách vô tình. Tuy nhiên, nếu trình độ của cầu thủ đối phương cũng thuộc dạng kẻ tám lạng người nửa cân, còn bản thân những siêu sao như Messi lúc thi đấu lại quan tâm cùng một lúc quá nhiều thứ như áp lực phải chiến thắng, áp lực làm hài lòng khán giả hay lăn tăn về chuyện gia đình thì cái căn bản cũng biến mất. Thường thì chỉ những hành động có chủ đích tập trung vào gìn giữ cái căn bản thì mới được coi là thiền định. Các nhà sư ngồi im, lẩm nhẩm tụng kinh hoặc có lúc kết hợp với gõ mõ, làm việc lao động nhẹ nhàng, từ tốn là đang thiền định. Thân xác của họ hành động một cách từ từ để tâm trí nhận thức rõ mình đang làm gì. Mọi hành động của họ đều có chủ đích hướng tới gìn giữ cái căn bản để điều hòa tâm trí chứ không phải làm để cho xong việc. Công việc là cái họ hướng tới chứ không phải kết quả của công việc. Chùa chiền là một thế giới tách rời với các sự kiện do hỗn độn tạo ra ở bên ngoài nên ở trong đó, cảm xúc của bạn cũng ít bị hỗn loạn hơn. Tuy nhiên, khi đã hiểu điều căn bản của thiền rồi thì bạn luyện thiền ở đâu cũng được, dưới bất kỳ hình thức nào cũng được.
  4. fuman

    fuman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2015
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    55
    Nếu tòan bộ lòai người đều đạt cảnh giới thiền, liệu khi đó có xuất hiện xã hội cộng sản như Marx hình dung???
    Lần cập nhật cuối: 09/12/2015
  5. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    Xã hội loài người là một cấu trúc, do đó sự phát triển của cấu trúc xã hội sẽ tuân theo tiến trình phát triển chung của cấu trúc:
    Cấu trúc không hoàn hảo --> Tan rã --> Cấu trúc trở nên hoàn hảo --> Hợp lại

    Xã hội cộng sản mà Marx hình dung là một xã hội trong đó cái chung được đặt cao hơn cái riêng, ám chỉ là tính gắn kết giữa người với người trong xã hội đó là cao hơn tính gắn kết ở các hình thái xã hội trước đó. Giai đoạn cuối cùng của quá trình tiến hóa của cấu trúc là hợp lại. Cấu trúc tổng thể của toàn vũ trụ đã tới giai đoạn cuối cùng này. Nếu cấu trúc đó không đủ bền vững thì vũ trụ sẽ chẳng thể tồn tại được. Sự tiến hóa của cấu trúc xã hội loài người chỉ là theo đuôi sự tiến hóa của cấu trúc vũ trụ mà thôi. Tính gắn kết trong cấu trúc xã hội dứt khoát sẽ trở nên cực kỳ bền chắc.

    Từ trước tới giờ, trật tự trong xã hội loài người được gìn giữ bằng các hệ tư tưởng và hệ thống luật pháp. Đây là cái vỏ ngoài của cấu trúc xã hội còn cái lõi bên trong của cấu trúc xã hội là tư duy, tâm lý con người thì vẫn luôn hỗn loạn. Cái vỏ ngoài chỉ kìm giữ sự hỗn loạn ở bên trong mà thôi, và cái vỏ phải liên tục tiến hóa để trở nên hoàn hảo hơn. Khi tới thời kỳ hệ tư tưởng không còn đủ sức gìn giữ cấu trúc xã hội nữa thì cấu trúc xã hội lại tan rã, một hệ tư tưởng mới lên ngôi để lập lại trật tự.

    Như đã nói, quá trình tiến hóa của cấu trúc là đi từ ngoài vào trong. Mỗi hệ tư tưởng đều đại diện cho một thể chế chính trị pháp luật. Cho dù là hệ tư tưởng nào thì nó cũng mang tính đóng, cứng nhắc, thiếu linh hoạt nên đều không hoàn hảo. Chính tâm trí con người tạo ra các hệ tư tưởng nên nó phải luôn tuân theo tâm trí con người chứ không có khả năng áp đặt tâm trí. Xã hội này cần phải được điều tiết bởi cái gì đó tạo ra tâm trí con người.

    Tâm trí chia làm hai phần là cảm xúc và ý thức. Cảm xúc là do hỗn độn, cái không cấu trúc, tạo ra; ý thức là do hài hòa, cái có cấu trúc, tạo ra. Cảm xúc thì sản sinh hành động nhưng ý thức mới là cái hướng dẫn và điều tiết hành động cho phù hợp với cảm xúc và thế giới bên ngoài. Do không gìn giữ cái căn bản nên sự trợ giúp của ý thức dành cho cảm xúc ngày càng yếu. Tâm trí con người chịu sự chi phối của hỗn độn nhiều hơn nên mọi động thái của họ, cho dù là mong muốn gìn giữ cấu trúc nhưng lại có xu hướng hủy hoại cấu trúc. Sự gắn kết giữa người với người là yếu ớt. Nếu con người tập trung vào gìn giữ cái căn bản thì sức mạnh của ý thức sẽ được khôi phục, hài hòa sẽ tác động đến tâm trí nhiều hơn, từ đó phát triển nhận thức và điều tiết hành vi của mỗi cá nhân một cách tốt hơn cho chính bản thân và cho toàn xã hội. Hài hòa là cấu trúc nên mọi động thái do hài hòa tạo ra sẽ gìn giữ cấu trúc và giúp cấu trúc phát triển đa dạng hơn.

    Hệ tư tưởng hay luật pháp trong tương lai chỉ là cái vỏ nên sẽ không còn được coi trọng nữa. Toàn xã hội là một khối thống nhất, giống như một người duy nhất và người này cũng cần phải được gìn giữ cái căn bản để có thể nhận được sự chỉ dẫn của hài hòa. Cái căn bản được gìn giữ thì toàn xã hội sẽ phát triển một cách tự do trên cái nền tảng đó. Những người mà ta tạm gọi là những vị thầy giảng sẽ xuất hiện. Họ sẽ đảm đương công việc gìn giữ cái căn bản cho toàn xã hội. Con người sẽ tiến hóa theo hướng làm thế giới xung quanh phải thay đổi theo ý mình. Cảm xúc của mỗi cá nhân sẽ sản sinh hành động một cách ngẫu hứng còn ý thức của người đó sẽ hướng dẫn họ cách hiện thực hóa những mong muốn của mình. Mỗi người giống như một người nghệ sĩ cầm bút tô vẽ một cách tự do cho thế giới. Những vị thầy giảng sẽ không cấm đoán bất cứ sự sản sinh nào mà chỉ theo sự chỉ dẫn của hài hòa, thêm nét thêm mầu vào toàn bức tranh xã hội để bức tranh được hài hòa, gắn kết. Những lời nói và hành động của những vị thầy giảng sẽ hướng tới làm thông suốt tâm trí con người, phá tan những mâu thuẫn, bế tắc. Họ không lãnh đạo bất cứ ai mà chỉ được coi là những người đáng tin cậy nhất trong xã hội với khả năng tư duy tổng thể và những lời nói thuyết phục. Không cần bầu cử hay thi thố để chọn ra họ. Năng lực điều tiết thế giới bẩm sinh của họ tự khắc sẽ giúp họ trở thành những vị thầy giảng.

    Trong tương lai, khi ý thức của loài người phát triển cực thịnh, trực giác, thần giao cách cảm và vô số các năng lực thuộc về nhận thức khác sẽ phổ biến rộng rãi, giúp cho con người luôn thấu hiểu bản thân và thấu hiểu lẫn nhau, tâm thức gắn liền như một. Sự tương hỗ giữa tâm trí và thân xác giúp con người phát triển những siêu năng lực vốn đã bị thui chột từ lâu. Ý thức phát triển mạnh cũng kéo theo những tiến bộ vượt trội về công nghệ. Suy cho cùng thì cỗ máy hiện đại nhất chính là cỗ máy vũ trụ mà cỗ máy con người là bản sao thu nhỏ của nó. Khoa học công nghệ chỉ cần bắt chước cỗ máy con người thông qua việc tự nhận thức bản thân một cách mạnh mẽ của mỗi cá nhân. Vũ trụ vốn là một ma trận của những hạt cơ bản. Con người có thể sáng tạo mọi thứ trong ma trận này bằng trí tưởng tượng của mình. Cái sẽ chi phối toàn xã hội loài người sẽ không phải là một hệ tư tưởng hay một thể chế chính trị pháp luật mà chính là sự tự do.
  6. fuman

    fuman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2015
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    55
    Có không ít tôn giáo cho rằng thế giới tồn tại 2 thế lực thiện (thần thánh) và ác (qủy) đối lập nhau, luôn xô đẩy nhau trên 1 cái giường. Theo thuyết âm dương thì đây là 1 cặp không thể thiếu 1. Và phải chăng nó sẽ vĩnh viễn là như vậy??? Tương lai tươi sáng nào cho lòai người, cho vũ trụ???
  7. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    Thuyết âm dương nói rằng vũ trụ này luôn có hai thái cực và chúng luôn tương sinh, tương khắc với nhau. Cả sự tương sinh và tương khắc đều nên được hiểu theo nghĩa tích cực. Tương khắc là để hai thái cực rèn luyện cho nhau cho tới khi cả hai đều đạt sự hoàn hảo tuyệt đối, hai bên hiểu rõ nhau hơn thông qua cọ xát, lúc đó sự gắn kết giữa hai thái cực mới vững bền tuyệt đối. Tình yêu giữa một người đàn ông đích thực và một người đàn bà đích thực sẽ hoàn hảo chứ tình yêu kiểu hai đứa con nít với nhau thì sẽ chóng tan vỡ. Tương sinh là để hai thái cực xoa dịu nỗi đau cho nhau, bù khuyết cho nhau và gìn giữ hòa bình giữa hai thái cực cho đến khi chúng hòa hợp thực sự với nhau thành một. Sự hòa hợp phải bao gồm có cả tương sinh và tương khắc. Nếu tương khắc thái quá thì tất nhiên hai thái cực sẽ đẩy nhau ra mà nếu tương sinh thái quá sẽ dẫn đến tăng sự phụ thuộc, giảm tính tự chủ của cả hai thái cực. Hòa thành một thể thống nhất có nghĩa là cho dù có tách ra làm hai thì tâm ý vẫn như một, không có sự khác biệt giữa tách ra và gắn kết.

    Như vậy, sự đấu đá qua lại do tính tương khắc là một điều tích cực chứ đâu phải tiêu cực. Tính tương khắc trong vũ trụ giúp nâng cao sức mạnh của từng cá thể và khi kết hợp lại thì sức mạnh sẽ trở thành vô hạn nhờ sự bù khuyết. Ngược lại, sự đoàn kết nhiều khi lại không cùng nâng nhau lên mà lại cùng kéo nhau xuống, cản trở sự phát triển của nhau do mỗi cá thể đều yếu đuối. Ví người tự chủ giống như cái phao, tự nổi được trên mặt nước thì người thiếu tự chủ giống như tảng đá bị chìm xuống dưới đáy. Trong một tập thể gồm toàn những cá thể mạnh, có tính tự chủ cao thì khi có một người yếu, người đó sẽ được nâng lên. Trong một tập thể gồm toàn những người yếu đuối, thiếu sự tự chủ thì khi có một cá nhân bỗng trở nên nổi trội thì cá nhân đó sẽ bị kéo chìm xuống.

    Các tôn giáo ngày nay đều xuất hiện từ cách đây đã rất lâu rồi. Thời kỳ đó, hiểu biết của con người về thế giới còn chưa nhiều. Nhận thức đơn giản khiến cho tiêu chuẩn thiện hay ác trở nên rõ ràng. Nhưng ngày nay, những tiêu chuẩn đúng/ sai, thiện/ ác càng ngày càng trở nên tương đối. Con người thời hiện đại hầu như ai cũng minh triết. Các giác giả ngày xưa có tái thế cũng chưa chắc đã có những nhận định hay bằng con người bây giờ. Mọi người thời nay có xu hướng nhận thức rằng trong đúng có sai và trong sai cũng có đúng. Dường như trong mọi sự kiện xảy ra đều có cái lợi và cái hại, giống như triết lý đúc kết từ truyện "Tái ông mất ngựa". Bạn đủ tỉnh táo thì sẽ luôn thấy cái lợi, thấy cuộc sống tràn ngập những món quà bất ngờ, còn bất tỉnh thì chỉ luôn thấy cuộc sống là một chuỗi những trò chơi khăm của ma quỷ.

    Cái thiện cần được bảo vệ, cái ác cần bị tiêu diệt. Cái ác là kẻ thù của cái thiện, nếu nó bị tiêu diệt rồi thì không phải cái thiện sẽ an toàn hay sao. Vì vậy, toàn bộ loài người từ trước đến nay đều có xu hướng bảo vệ cái thiện bằng cách dùng hết sức mình để tiêu diệt cái ta cho là ác, là nguyên nhân của mọi vấn đề. Tiêu chuẩn về cái ác đã có, ai có vẻ giống cái ác là phải bị hủy diệt luôn và ngay. Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót. Vì cứ toàn nhìn vào cái ác nên con người trở nên giống với nó, tức là hà khắc hơn, hà khắc với chính mình và hà khắc với người khác. Tư duy "tiêu diệt cái ác" là một cái lăng kính tối tăm mà nhìn qua nó sẽ thấy bạn thì ít mà thù thì nhiều. Mà bạn biết con người ta sẽ làm những gì với kẻ thù của mình rồi đấy.

    Quan điểm phân biệt thiện/ ác của những tôn giáo xa xưa đó đã không còn phù hợp nữa rồi. Có lẽ không hề có cái ác, tức là cái gì đó sinh ra đã đáng bị tiêu diệt. Có lẽ chỉ có sự thiếu tự chủ, sự bất tỉnh, sự mù quáng, sự không nhận thức dẫn đến hiểu lầm mà thôi. Vật chất vốn dĩ là một khối thống nhất nhưng bị chia tách do không gian, và không gian do tồn tại xen kẽ cùng vật chất mới khiến hiện tượng đó xảy ra chứ không gian đâu có cố tình hãm hại vật chất. Những phần vật chất bị tách rời và bay loạn xạ trong không gian chắc chắn là rất hoang mang, hoảng sợ và đau đớn. Sự phá hoại của hỗn độn với cấu trúc chỉ là do nó bị điên, một trạng thái chới với, giống như người đang rơi xuống một cái vực sâu không đáy, mãi không chịu dừng lại. Hỗn độn là cái gì đó không thể ngủ, không thể cảm thấy bình yên, cái gì đó bất khả kháng. Khi ra tòa, nếu ta chứng minh được bằng khoa học rằng một người đang bị bệnh và họ bị mất kiểm soát thì người đó sẽ không bị kết tội mà sẽ được đưa đi chữa bệnh. Bất khả kháng thì đâu phải là ác. Hỗn độn không ác mà chỉ bị bệnh và hài hòa giống như vị bác sĩ đang giúp hỗn độn chữa lành bệnh, giúp những phần rời rạc đó có thể dừng lại một ngày nào đó. Bên trong tâm trí, ý thức là bác sĩ, cảm xúc là bệnh nhân. Vấn đề là cảm xúc của con người thường coi chính ý thức mới là cái có vấn đề nên mới hình thành lối suy nghĩ vắt óc hại não. Thể xác có cơ chế tự phục hồi, vết thương có thể đóng vảy và liền da sau một thời gian. Tâm trí cũng có khả năng tự cân bằng, chỉ cần cảm xúc hướng về ý thức và chờ đợi thì đầu óc sẽ sáng rõ.

    Chúng ta vốn không tồn tại mà chỉ là kết quả của các nguyên tắc vật lý, do đó thiện và ác cũng chỉ là nguyên tắc vật lý mà thôi. Tư duy một cách khoa học thì chẳng có thiện mà cũng chẳng có ác. Khoa học tìm ra những nguyên lý của vũ trụ rồi từ đấy, con người tự xây dựng cuộc sống tuân theo đúng những nguyên tắc đó là sẽ ổn. Chúng ta tuy không tồn tại nhưng lại không thể thoát khỏi cảm giác tồn tại, cho nên vai trò của tôn giáo là không thể thiếu. Tâm trí còn thì tôn giáo còn. Chính những khám phá khoa học mới quyết định những quan điểm trong tôn giáo và định hướng cách sống cho con người chứ không phải ngược lại. Tôn giáo phù hợp với thời đại khoa học công nghệ này phải không gây chia rẽ thì mới đưa con người tiến tới phía trước được.

    Hai thái cực ở trên cùng một chiếc giường đơn thực ra có nhiều chuyện thú vị khác để làm hơn là đạp nhau. Sự xung đột giữa người đàn ông và người đàn bà chỉ lớn lúc đầu, sau này khi đã hiểu nhau hơn thì sự xung đột sẽ giảm và tình yêu sẽ nảy nở. "Yêu nhau kéo áo đắp chung" mà. Cứ kết nhau, ôm nhau thật chặt thì giường đơn vẫn rộng mà bạn.
  8. fuman

    fuman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2015
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    55
    Bài phân tích lần này bác có vẻ đi sâu vào quan niệm thiện ác của xã hội, cũng có thể do cách dùng từ của tôi chưa được chuẩn lắm. Theo tôi cái ý nghĩa về 2 thế lực "thiên thần" và "ác quỷ" trong các tôn giáo nó sâu xa hơn nữa cơ (tất nhiên nó cũng liên quan đến vấn đề "thiện-ác" trong xã hội lòai người nhưng không chỉ đơn giản là vậy). Ác quỷ ở đây chính là sự vô minh. Dường như nó được tạo ra một cách tất yếu. Mà nói là sự vô minh cũng chưa hẳn đúng. Vô minh là khái niệm con người đưa ra để nói về sự nhận thức của những đối tượng được coi là có nhận thức (ví dụ như người, động vật). Có lẽ sâu hơn thì "ác quỷ" là cái gây ra sự vô minh đó. Cái gì gây ra sự vô minh??? Trong cái thế giới mà Chúa đang nghịch ngợm lung tung beng, sự TÍCH CỰC và TIÊU CỰC luôn tồn tại song hành (như 1 cặp âm-dương?), có lẽ nó khác với mong ước của con người là hướng tới TÍCH CỰC TUYỆT ĐỐI ????
  9. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    Sự sống vốn dĩ là tiêu cực. Một tâm hồn đau đớn, mất cân bằng, không trọn vẹn thì mới có khao khát, mong ước. Khao khát, mong ước mới tạo ra sự chuyển động. Chuyển động lại tạo ra các sự kiện, các câu chuyện. Nếu tâm hồn đã trọn vẹn, đã tuyệt đối cân bằng, đã no đủ thì sao cần phải khao khát, mong ước? Không cảm thấy cần phải khao khát nữa chính là tích cực tuyệt đối.

    Cuộc sống là một chuyến hành trình đi về phía trước để tìm sự giải thoát khỏi đau đớn. Sự sống không mục đích mang lại nỗi tuyệt vọng, nền tảng của sự sống mang lại hy vọng. Sự sống hướng tới nền tảng sự sống sẽ làm giảm nỗi tuyệt vọng và tăng niềm hy vọng. Sự sống là một nồi canh, tiêu cực là vị đắng cay, tích cực là vị ngọt bùi. Hai loại hương vị này cùng tồn tại trong nồi canh đó, chỉ cần ta đổ thật nhiều vị ngọt bùi vào nồi canh thì ngọt bùi sẽ át đi đắng cay, khiến hương vị chủ yếu mà bạn cảm nhận trong món canh là ngọt bùi. Vị đắng cay đã bị át đi, bạn phải thật tập trung thì mới cảm nhận được vị đắng cay đó. Hướng tới hài hòa trong tâm trí, nền tảng của sự sống, sẽ giúp bạn lúc nào cũng cảm nhận được tích cực. Nếu giá trị của tích cực là 2, giá trị của tiêu cực là 1 thì sự triệt tiêu lẫn nhau của tích cực và tiêu cực sẽ để lại cho bạn một lượng tích cực có giá trị là 1.

    Chúng ta phải liên tục tiến về phía trước để một ngày kia có thể hòa vào làm một với nền tảng của sự sống. Chúng ta trải qua sự sống không phải để sống mãi mà là để bước qua nó. Những gì đã trải qua sẽ được để lại phía sau. Cuộc sống luôn chỉ có tương lai và quá khứ, hiện tại chỉ là một điểm mơ hồ ở giữa, gần như không có thật. Nỗi đau đến từ quá khứ, tạo ra sự khao khát và thúc giục ta hướng về tương lai để tìm sự thỏa mãn. Tương lai tồn tại là vì quá khứ. Hài hòa, cái có cấu trúc, là tương lai của hỗn độn, cái chưa có cấu trúc. Khi phần nào của hỗn độn nhập được vào hài hòa, phần đó đã kết thúc chuyến hành trình. Sự thỏa mãn đã vĩnh viễn ở trong ta, khao khát biến mất, quá khứ và tương lai hòa vào nhau và bị triệt tiêu, chỉ còn duy nhất hiện tại. Khi tâm trí chỉ còn duy nhất hiện tại, ta đã dừng lại, ta tách rời hoàn toàn khỏi sự sống, được giải thoát hoàn toàn khỏi những nỗi đau lao đi vun vút ở bên ngoài. Tâm trí trở thành ngôi nhà bình an, là chốn nghỉ ngơi an toàn cho ta vào bất kỳ lúc nào ta muốn, ở bất kỳ nơi đâu. Thiền định là cách để giải thoát. Hãy hướng tới có một cuộc sống thiền thì cái tiêu cực sẽ không thể tràn vào tâm trí bạn được.

    Nếu tính thiền trong cuộc sống của bạn chưa sâu, tiêu cực sẽ dễ dàng tràn vào tâm trí bạn. Ngôi nhà tâm trí của bạn bị xâm lăng bởi hỗn độn, không còn bình yên nữa. Khi đó, cảm xúc lúc thì cảm thấy tuyệt vọng, bất lực, yếu đuối, lúc thì cảm thấy giận dữ, điên cuồng, muốn làm loạn, cảm thấy khó chịu vô cùng. Cảm xúc hãy hướng vào hài hòa ở ý thức và cầu nguyện. Hài hòa ở ý thức có tĩnh năng, hỗn độn ở cảm xúc có động năng. Trong tâm trí, tĩnh năng nhiều hơn động năng thì tâm trí sẽ mang tính chất tĩnh theo nguyên tắc triệt tiêu. Sự tăng động đến với tâm trí con người theo chu kỳ, giống như chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ ấy. Một số người còn tệ hơn là gặp phải tình trạng tăng động mạn tính. Khi tâm trí bị tăng động, sự cầu nguyện giúp tăng cái tĩnh bên trong tâm trí lên. Đó là cái ôm ấm áp của hài hòa dành cho hỗn độn, cái ôm yêu thương. Gắn kết với hài hòa bên trong tâm trí khiến bạn có cảm giác như Nobita khi có Doraemon vậy. Cậu bé cảm xúc vụng về, yếu đuối nhưng có một người bạn tài phép vô cùng luôn ở cạnh bên. Cuộc sống của bạn sẽ bớt phải dựa vào ý chí hơn bởi quá lạm dụng ý chí cũng dẫn tới bệnh tăng động. Áp lực trong cuộc sống được giải tỏa. Cảm xúc không còn phải gồng gánh sức nặng của trách nhiệm nữa mà trách nhiệm sẽ được chuyển lên ý thức. Trách nhiệm khi đó dù có khối lượng lớn tới đâu cũng sẽ trở thành không trọng lượng.
  10. fuman

    fuman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2015
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    55
    Hôm nay tôi lại nghĩ ra 1 câu hỏi mới : Tại sao con nhím lại có lông cứng và nhọn làm những động vật ăn thịt khó xơi được chúng???

Chia sẻ trang này