1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Nghe nói Mỹ mới tích hợp LRASM cho FA18 và sắp tới triển khai 1 loạt cho tàu chiến, thật buồn cười khi Nga, TQ thậm chí Ấn độ đi trước Âu Mỹ khả năng chống hạm cân âm cho tới siêu âm từ những năm 1960-nay, gồm P-15, SY-2, P-270, P-700, P-800, YJ-83, YJ-91, YJ-12, YJ-18, 3M-54E, Kh-31A, PJ-10, DF-21D......, bây giờ ASHM độc tôn của phe Âu Mỹ lại là 2 quả cận âm, thiết kế bằng ngựa LRASM, NSM

    Hé lộ vũ khí mới trên tiêm kích hạm F/A-18 của Mỹ

    [​IMG]

    http://www.baomoi.com/He-lo-vu-khi-moi-tren-tiem-kich-ham-F-A-18-cua-My/c/18320918.epi

    Từ thập niên cuối 1980, TQ đã có YJ-8K sử dụng trên JH-7, tầm bắn vượt xa Harpoon khi đó, trong khi FA-18E mãi tới tận bây giờ mới có loại tên lửa vượt trội hơn về tầm bắn

    [​IMG]

    JH-7A và YJ-8K 1993

    [​IMG]

    JH-7A + YJ-91 2013
    Lần cập nhật cuối: 29/12/2015
  2. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Thót tim: Tên lửa Iran bắn suýt trúng tàu sân bay Mỹ
    (Bình luận quân sự) - Trong một sự cố “vô tình”, tàu sân bay Mỹ CVN-75 Harry Truman vừa suýt bị tên lửa chống hạm Iran bắn trúng, khi di chuyển qua eo biển Hormuz.
    Iran đang xây dựng chiến thuật “bầy kiến” hạ sát tàu sân bay Mỹ

    Hồi đầu năm nay, lực lượng hải quân thuộc Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã tổ chức cuộc diễn tập phòng không và hải quân quy mô lớn tại eo biển Hormuz. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến khoa mục tấn công hủy diệt các tàu sân bay Mỹ.

    Vụ thử nghiệm này diễn ra trong khuôn khổ cuộc diễn tập quy mô lớn mang tên “Nhà Tiên tri vĩ đại 9” (Great Prophet 9), được lực lượng vệ binh cách mạng Iran tổ chức hôm 25-2 tại eo biển Hormuz, nơi mà 1/5 lượng dầu mỏ của thế giới được vận chuyển qua đây.

    Trong ngày đầu tiên của cuộc diễn tập, hải quân Iran đã tiến hành khoa mục diệt tàu sân bay với sự tham gia của trăm tàu hộ vệ, pháo hạm và tàu tên lửa cỡ nhỏ. Số tàu này, được triển khai theo hàng ngang và tấn công vào một chiếc tàu sân bay mô phỏng đang chạy trên biển.

    Theo thông báo của hải quân Iran, các tàu này đã tung ra đòn tấn công khủng khiếp khi đồng loạt phóng 20 quả tên lửa chống hạm thế hệ mới và 400 quả rocket 107mm, số lượng đạn mà tàu sân bay và cả biên đội tàu hộ tống của Mỹ có sử dụng tất cả các loại vũ khí cũng không đánh chặn xuể.

    Ngoài ra, các tàu hộ vệ Iran còn phóng kèm 4 tên lửa hành trình Nasr vào mô hình tàu sân bay này. Nasr là tên lửa hành trình thông minh tầm ngắn, có thể tiêu diệt tàu chiến 3.000 tấn của địch. Các trực thăng Iran cũng “góp vui”, khi phóng 2 rocket không điều khiển vào “tàu sân bay Mỹ”.

    [​IMG]
    1/5 lượng dầu mỏ của thế giới được vận chuyển qua eo biển Hormuz

    Hàng trăm tàu này di chuyển với mật độ đông và lại rất nhỏ, tấn công ồ ạt trong cự ly gần, nên ngay cả những chiến đấu cơ của Mỹ có bay lên cũng không tiêu diệt xuể. Có cảm tưởng như các tàu Iran như không lả là “bầy sói” mà như một “bầy kiến” xông lại xâu xé con mồi khổng lồ.

    Tư lệnh lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, tướng Mohammad Ali Jafari tuyên bố, các tàu sân bay Mỹ là các kho đạn lớn, chứa nhiều tên lửa, rocket, ngư lôi nên một cuộc tấn công tên lửa trực tiếp vào tàu sân bay này có thể gây ra một vụ nổ thứ 2 rất lớn và phá hủy nó.

    Đô đốc Fadavi cho biết, chiếc tàu sân bay mô hình dài 202m trên được Iran chế tạo từ tháng 4-2014 để làm mục tiêu cho quân đội diễn tập tiêu diệt.

    Việc sử dụng hàng trăm tàu tên lửa loại nhỏ sẽ giúp hải quân nước này vượt qua vòng bảo vệ của các tiêm kích hạm, tiếp cận tàu sân bay ở khoảng cách trên dưới 100km, sau đó tiến hành “tấn công bão hòa” tên lửa hành trình chống hạm khiến tàu sân bay và các tàu bảo vệ bất lực trong việc đánh chặn.

    Nếu kết hợp phương thức tấn công “bầy sói” của các tàu chiến cỡ nhỏ với các máy bay chiến đấu chuyên đánh biển, có tên lửa chống hạm phóng từ trên không thì hiệu quả còn cao hơn bởi nó sẽ hút các tiêm kích hạm và lực lượng tàu khu trục phòng không, tạo điều kiện cho các tàu tên lửa ra tay.

    Phương thức tấn công tiêu diệt các tàu sân bay của Iran có thể coi là là phương án tác chiến điển hình tối ưu của các nước có tiềm lực hải quân chưa mạnh.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...an-suyt-trung-tau-san-bay-my-3296491/?paged=2
  3. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Ảnh các tàu chiến tối tân của Mỹ bị vũ khí được đánh giá kém hơn đánh trọng thương

    USS Hanson ăn rocket của phòng thủ bờ biển Bắc VN tại Hải Phòng 1972

    [​IMG]


    USS TRIPOLI ăn thủy lôi của Iraq tại vịnh Ba Tư năm 1991

    [​IMG]
    [​IMG]

    USS Princeton (CG-59) cùng thời điểm ăn thủy lôi cùng USS TRIPOLI

    [​IMG]

    USS Stark ăn 1 quả Exocet vào năm 1987, đây là thất bại đau đớn nhất của hệ thống PK trên tàu chiến Mỹ

    [​IMG]

    USS Cole bị cano cảm tử đâm lủng thân năm 2000 tại vịnh Aden

    [​IMG]


    USS Chancellorsville thử nghiệm hệ thống Aegis nâng cấp, nhưng đã ăn trọn 1 quả đạn giả BQM-74 cận âm lủng thân tàu, năm 2013

    [​IMG]
    souri thích bài này.
  4. alsou1

    alsou1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Bài viết:
    1.568
    Đã được thích:
    4.539
  5. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Gửi nhầm trước khi bình thường hóa quan hệ giưa hai nước thế này thì ban căng nhỉ.
    Tây nhiều khi cũng quan liêu tắc trách phết, lẽ nào đây là âm mưu gì đó???

    Business | Thu Jan 7, 2016 8:15pm EST
    Related: World, Aerospace & Defense
    Inert U.S. Hellfire missile wrongly shipped to Cuba in 2014: WSJ
    WASHINGTON

    An inert U.S. Hellfire missile sent to Europe for a training exercise ended up by mistake in Cuba in 2014, in a serious loss of military technology, the Wall Street Journal reported on Thursday, citing people familiar with the matter.

    U.S. investigators are trying to find out what went wrong and authorities have been trying to get the Cuban government to return the air-to-ground missile, which is often fired from helicopters and used as an anti-tank weapon, those familiar with the matter said, according to the Journal.
    beta22 thích bài này.
  6. dungnhaxinh

    dungnhaxinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2015
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Tiềm lực quân sự của Mỹ đúng là ít có quốc gia nào sánh bằng, Mong Việt Nam cũng ngày càng mạnh lên về quân sự để bảo vệ non sông bờ cõi
  7. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.366
    Đã được thích:
    26.709
    Cơ cấu máy phóng phức tạp quá.

    Mắc cười nhất có quả đạn phóng thế nào rơi ngay boong tàu phải lấy nước xối cho nguội rồi 1chú cảm tử ra khiêng liệng xuống biển. Không còn cách nào khác sao?
  8. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Chưa khai chiến nhưng Mỹ đã thua số lượng so với TQ


    Trung Quốc tăng tàu chiến, Mỹ sụt giảm liên tục
    Quang Minh | 07/01/2016 20:00


    [​IMG]
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Việt Nam sẽ mua Đại bàng F-15 để phối hợp cùng Su-30MK2?

    Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hiện nay có ít tàu chiến hơn thời điểm giữa năm 1990, dẫn tới tranh cãi rằng liệu quốc gia này có đủ khả năng đối phó với thách thức mới từ Trung Quốc?
    Type 054A - Tàu hộ vệ tên lửa chủ lực trong tham vọng của Trung Quốc
    Trung Quốc vừa tuyên bố tuần trước rằng tàu sân bay thứ hai của nước này sẽ được đóng mới trong thời gian tới.

    Chiếc đầu tiên mang tên Liêu Ninh được trang bị vũ khí dựa trên một tàu chiến Liên Xô đóng cách đây 25 năm. Tàu được được vào sử dụng từ năm 2012 sau khi thay đổi và cải tiến nhiều chi tiết.

    Quan chức Hải quân Mỹ khẳng định công nghệ tân tiến có thể bù đắp cho khoản thiếu hụt số lượng tàu chiến.

    Hiện nay Hải quân Mỹ sở hữu 10 tàu sân bay.

    Đô đốc Scott Swift trả lời trên AP rằng nghi vấn về số lượng tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương là do căng thẳng trong khu vực chứ không chú trọng tới sức mạnh thực sự của hạm đội.

    Kể cả khi toàn bộ Hạm đội Thái Bình Dương có mặt ở Biển Đông thì vẫn có nhiều người đặt câu hỏi liệu Washington đã điều động đủ tàu hay chưa, ông Swift nói.

    “Tôi có cảm giác khu vực đang lo lắng vì những điều không có thật và những lời nói khoa trương quá mức về nguy hiểm hiện tại”, Đô đốc Swift tuyên bố. “Tôi rất hài lòng với số lượng tàu chiến hiện nay mà hạm đội sở hữu”.

    Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền phần lớn Biển Đông, khu vực hàng năm có hơn 5 nghìn tỉ USD lưu lượng thương mại chảy qua, dẫn đến tranh chấp chủ quyền với nhiều nước trong khu vực.

    Khi Trung Quốc ngang ngược thực hiện nhiều dự án bồi đắp trái phép, các quốc gia khác trong khu vực lập tức tăng cường an ninh quốc phòng và trông đợi sự đảm bảo luật quốc tế được thực thi từ phía Washington.

    Hạm đội Thái Bình Dương hiện nay có 182 tàu, bao gồm tàu chiến như tàu sân bay cũng như tàu kho vận, trợ giúp. Cách đây 20 năm, hạm đội sở hữu 192 tàu các loại.

    Trên toàn thế giới, Hải quân Mỹ có 272 tàu chiến có thể chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu, ít hơn 20% so với năm 1998. Mỹ hiện nay sở hữu 10 tàu sân bay.

    Đô đốc Swift cho biết sẽ chèo lái hạm đội Thái Bình Dương dù với ít tàu chiến hơn nhưng vượt trội về công nghệ so với hai thập kỷ trước.

    Hải quân Trung Quốc có 300 tàu mặt nước, tàu ngầm, tàu tuần tra, tàu đổ bộ, theo báo cáo về Chiến lược an ninh hải quân châu Á - Thái Bình Dương của Lầu Năm Góc đăng tải tháng 8/2015.

    http://soha.vn/quan-su/trung-quoc-tang-tau-chien-my-sut-giam-lien-tuc-20160107152501433.htm

    Mỹ nhẵn túi cho kế hoạch đóng tàu ngầm mới
    Thùy Dung | 08/01/2016 09:41

    0
    [​IMG]
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Trao giải: Làm thế nào để phân biệt sĩ quan và QNCN qua quân hàm kết hợp?

    Dù đã lên kế hoạch chi 100 tỷ USD để đóng đội tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới nhưng đến nay, ngân quỹ để đóng tàu của Mỹ vẫn trống rỗng.
    Trung Quốc tăng tàu chiến, Mỹ sụt giảm liên tục
    Kế hoạch không tưởng

    Theo Defense News, ngày 6/1, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, đô đốc John Richardson đưa ra kế hoạch chi tiết về việc tăng cường sức mạnh hải quân của nước này, trong đó ưu tiên số 1 là đầu tư đội tàu ngầm mới được trang bị vũ khí hạt nhân.

    Hải quân Mỹ có kế hoạch thay thế đội tàu ngầm hiện nay gồm 14 chiếc lớp Ohio bằng 12 tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới.

    “Đây là cơ sở cho sự tồn tại của quốc gia”, đô đốc Richardson nhận định trong kế hoạch mà ông gọi là “thiết kế cho tương lai”.

    Để thực hiện chương trình này ước tính, tổng vốn đầu tư cho kế hoạch tăng cường sức mạnh hải quân Mỹ lên tới 100 tỷ USD.

    Một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất đối với dự án hải quân này, thượng nghị sĩ Richard Blumenthal, cũng cho rằng, mức chi phí này “gây sửng sốt, làm choáng váng”.

    Đô đốc Richardson công nhận đây là khoản đầu tư tốn kém, nhưng cho rằng, nó là một phần của chi phí làm ăn trên vũ đài quốc tế. “Từ quan điểm an ninh trong thời đại ngày nay, năng lực hạt nhân đẳng cấp thế giới” phải được coi là một nguồn sức mạnh to lớn, ông nhận định.

    Không có nó “chúng ta có thể bị quốc gia khác đe dọa hoặc ép buộc; quốc gia khác có thể treo nguy cơ hạt nhân này lơ lửng trên đầu chúng ta”, vị Đô đốc này nói thêm.

    [​IMG]
    Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio.
    Mỹ lấy đâu ra tiền?

    Chương trình tốn kém này của hải quân Mỹ mang tên “Kế hoạch thay thế Ohio” có mục tiêu tạo ra thế hệ tàu ngầm mới, có khả năng vượt trội thay thế các tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Ohio hiện đang sử dụng trong lực lượng hải quân Mỹ và dự tính hoàn thành vào năm 2031.

    Tuy nhiên, các nhà lập pháp và đô đốc hải quân của Mỹ đang lo sợ rằng nguồn vốn cho chương trình này có thể làm phá sản toàn bộ ngân sách đóng tàu của Hải quân Mỹ.

    Chính vì vậy, Quốc hội Mỹ đã thành lập ra một quỹ đặc biệt nhằm thu hút vốn cho chương trình trên, tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại, quỹ này vẫn chưa hề có một đồng vốn nào.

    “Chúng ta phải làm điều gì đó để chắc chắn rằng chương trình này sẵn sàng khởi công và có tiền trong quỹ đặc biệt mới thành lập”, Thượng nghị sĩ Mazie Hirono nói tại phiên họp của Uỷ ban Vũ khí Thượng viện Mỹ.

    Có kế hoạch phục vụ đến năm 2085, loại tàu ngầm mới của chương trình thay thế Ohio sẽ bắt đầu được chế tạo từ năm 2021.

    Các công việc cần thiết như thiết lập thông số kĩ thuật và chế tạo nguyên mẫu đều đang được thực hiện tại trung tâm phát triển của Công ty đóng tàu General Dynamics Electric Boat.

    Ngoài việc có thiết kế dài 185 mét và mang theo được 16 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) Trident II D5, phóng từ ống phóng 14 mét, các tàu ngầm thay thế Ohio còn có khả năng tàng hình và phòng thủ hạt nhân công nghệ cao.

    Tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới được mong chờ có những khả năng vượt trội như tuần tra bí mật dưới đáy biển và có khả năng sinh tồn cao để đáp trả được các đợt tấn công hạt nhân từ kẻ thù.

    Trước đây, chi phí sản xuất cho 12 chiếc tàu ngầm thay thế Ohio được tính toán ở mức 12,4 tỉ USD, trong đó, 4,8 tỉ tiền phát triển công nghệ, thiết kế và 7,6 tỉ USD cho đóng tàu.

    Tuy nhiên, con số này được cho là quá ít bởi chi phí đóng chỉ 1 chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược được đã lên tới hàng tỷ USD.

    Phó Đô đốc Joseph Mulloy, phụ trách hoạt động của Hải quân Mỹ cho biết khả năng phòng thủ hạt nhân dưới biển của chiếc tàu ngầm này phụ thuộc vào việc trao đổi thông tin với chiếc E-6 Mercury - phiên bản quân sự hoá của máy bay dân dụng Boeing 707.

    Chiếc máy bay này đảm nhận nhiệm vụ như một trung tâm điều khiển và chỉ huy cho biên đội tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo. Hiện Mỹ đang có 15 chiếc máy bay loại này và luôn tác chiến với các tàu ngầm hoặc tàu mặt nước trong trường hợp khẩn cấp.

    Theo kế hoạch đóng tàu trong 30 năm tới của Mỹ, nếu không tính tới lạm phát, Hải quân nước này sẽ phải tăng chi tiêu lên từ 17,2 lên 19,7 tỉ USD mỗi năm bắt đầu từ 2025 nếu muốn hoàn thành chương trình thay thế Ohio.

    Mỹ chỉ cần đóng 12 chiếc tàu ngầm mới để thay thế cho 14 chiếc tàu lớp Ohio đang hoạt động do nó được trang bị lò phản ứng hạt nhân nâng cấp, có thể hoạt động tới 42 năm mà không cần thay thế các thanh nhiên liệu, nâng cao hệ số an toàn và thời gian hoạt động tác chiến của tàu ngầm.

    http://soha.vn/quan-su/my-nhan-tui-cho-ke-hoach-dong-tau-ngam-moi-20160108094202275.htm
  9. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    RC-135V thất bại khi theo dõi Triều Tiên thử bom H?
    (Vũ khí) - Theo Kyodo News, gần như toàn bộ quá trình Triều Tiên thử nghiệm bom nhiệt hạch đã bị máy bat trinh sát RC-135V của Mỹ theo dõi.
    Nguồn tin cho biết, máy bay trinh sát RC-135V của Mỹ đã cất cánh từ đảo Okinawa của Nhật Bản 10 phút trước khi Triều Tiên thử nghiệm bom nhiệt hạch hôm 6/1.

    Cụ thể, chiếc RC-135V đã khởi hành từ căn cứ Kadena của Nhật Bản lúc 10h30 giờ địa phương, tức là 10 phút trước khi xảy ra cơn địa chấn dưới lòng đất mạnh 5,1 độ richter, gần khu vực thử hạt nhân của Triều Tiên hôm 6/1.

    Sau đó chiếc máy bay RC-135V đã trở về căn cứ khi đã hoàn thành hành trình bay gần 10 giờ đồng hồ. RC-135V được thiết kế cho nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo kĩ thuật từ hệ thống phát xạ radar đối phương.

    RC-135V là máy bay trinh sát điện tử cải biến từ loại máy bay Boeing 707, hoạt động lần đầu từ năm 1964. Phi hành đoàn và nhân viên kỹ thuật đi theo lên đến 30 người, trang bị các thiết bị dò tìm phân tích tín hiệu điện tử, phóng xạ, từ trường… Máy bay này bay cao 15 km, tầm hoạt động 6.500 km, tốc độ bay hơn 900 km/h.

    [​IMG]
    Địa điểm bị nghi ngờ Triều Tiên thử nghiệm bom nhiệt hạch.
    Dù được Mỹ tung hô và tin dùng từ hàng chục năm nay nhưng trong chuyến bay theo dõi Triều Tiên thử nghiệm bom nhiệt hạch hôm 6/1 vừa qua, chiếc RC-135V đã không thu thập được bất cứ bằng chứng nào về vụ thử nghiệm này.

    Sự không rõ ràng về vụ thử nghiệm này khiến chính người Mỹ nghi hoặc về loại vũ khí Triều Tiên thử nghiệm. Các chuyên gia về vũ khí hạt nhân của Mỹ khẳng định quả bom mà Triều Tiên vừa cho nổ khó có thể là bom nhiệt hạch (còn gọi là bom khinh khí - H).

    Theo cựu chuyên gia cố vấn cho tư lệnh chiến dịch hải quân Mỹ - Theodore Postol gần như chắc chắn rằng vụ thử hạt nhân mới nhất của Triều Tiên không phải là để thử một quả bom khinh khí (bom H) hay còn gọi là bom nhiệt hạch.

    “Điều duy nhất tôi có thể tưởng tượng họ làm được với giới hạn công nghệ và nguồn lực của mình là đưa tritium và deuterium vào khoang một quả bom nguyên tử thông thường”, theo chuyên gia Theodore Postol.

    Dù Triều Tiên tuyên bố cuộc thử hạt nhân mới đây của nước này là đối với một quả bom khinh khí hoàn thiện, nhưng chuyên gia Postol cho biết, nhiều khả năng đó chỉ là một vũ khí nguyên tử thông thường sử dụng hai yếu tố phóng xạ có liên quan đến khinh khí là tritium và deuterium.

    Vị chuyên gia này giải thích thêm rằng để giải phóng năng lượng cao, các neutron 14 triệu volt sản sinh từ phản ứng hợp hạch sẽ tăng hiệu quả cháy plutonium cho đến khi nó phân rã và phản ứng hạt nhân chấm dứt.

    Tuy điều này có tạo ra năng lượng cao hơn (so với vũ khí nguyên tử) nhưng đây vẫn không phải là thiết bị nổ nhiệt hạch nhiều pha. Nói cách khác, đây không phải là bom khinh khí mà bên trong lõi chứa một trái bom nguyên tử cùng một số vật liệu hạt nhân khác dùng để kích hoạt một phản ứng nhiệt hạch đầy đủ.

    Để khẳng định cho nghi ngờ của mình, người Mỹ điều máy bay chuyên dụng để tìm kiếm các dấu hiệu phóng xạ từ cuộc thử hạt nhân của Triều Tiên.

    Dù kết quả thế nào đi chăng nữa nhưng gần như chắc chắn rằng người Mỹ khó có thể cung cấp bằng chứng xác thực về vụ thử nghiệm vũ khí hủy diệt Triều Tiên vừa tiến hành.

    Bởi năm 2013, trong lần thử nghiệm hạt nhân thứ 3 của Triều Tiên, một máy bay trinh sát của Mỹ cũng đã được sử dụng để theo dõi hoạt động này nhưng Mỹ đã không cung cấp dược bất cứ bằng chứng cụ thể nào về vụ thử.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/rc-135v-that-bai-khi-theo-doi-trieu-tien-thu-bom-h-3297289/
    --- Gộp bài viết: 09/01/2016, Bài cũ từ: 09/01/2016 ---
    P-3/8, CG-47, DDG-51, USS carrier trang bị sonar, radar khủng khiếp cũng không thể phát hiện ra tàu ngầm Type 039, máy bay Su-24, Su-27 ngay trước mũi và trên đầu. Patriot thì bắn trật cả thập kỉ, thậm chí bem luôn máy bay phe ta, E-2/3/8, RC-135 cảnh báo sớm, trinh sát điện tử, theo dõi chiến trường bề mặt tốt tới mức khiến cho FA-18C, F-15E, F-16 thậm chí F-117 trả giá đắt tại Nam Tư, Iraq, hệ thống radar S-band siêu to, PR có khả năng phát hiện quả bóng gôn ở cách đó 1000km, nhưng mọi năm BTT thử tên lửa hành trình đều bất ngờ và ở thế bị động, hệ thống định vịnh toàn cầu siêu khủng, vũ khí thông minh cảm biến siêu tối tân như AGM, GBU, JDAM, TLAM thì toàn đánh vào nhà dân, bệnh viện, trường học.....
  10. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    F-14 Iran và F-15 Saudi Arabia sẽ có "Cuộc đối đầu lịch sử"?

    [​IMG]

    http://soha.vn/quan-su/f-14-iran-va...co-cuoc-doi-dau-lich-su-20160109020827227.htm

    Theo ý kiến cá nhân, bọn soha thường nâng bi hàng Mỹ mới hoặc các nước phe Mỹ thì đúng hơn, vì F-14A Iran từng sử dụng trong thực tế, tuy với lực lương ít hơn, nhưng F-14A và AIM-54 đã vừa làm đánh chặn, chiếm ưu thế trên không vừa cảnh báo sớm, trước số lượng đông đảo hơn máy bay Iraq, F-15SA cũng không phải F-15SE, ko có khả năng giảm RCS, hệ thống ECM có thể gây khó khăn cho AIM-54, tuy nhiên ECM như đã nói ko thể bảo vệ hết toàn bộ máy bay cũng như số lượng tên lửa tấn công ồ ạt, hiện Iran cũng đã sản xuất được AIM-54, trong chiến tranh với Iraq, tầm bắn AIM-54 đạt được xa nhất là khoảng 86km (khác xa quảng cáo lên tới 190km), F-15SA có RCS rất lớn, do đó thì thua kém về radar nhưng radar cũ AWG-9 vẫn dư khả năng phát hiện F-15SA ở phạm vi trên 90km. Trong thực tế sử dụng ECM,EW tầm bắn và độ chính xác sẽ còn giảm hơn, F-15SA cũng có trang bị AIM-120C7, mặc dù quảng cáo tầm bắn 100km, nhưng trong thực tế AIM-120C7 vẫn được định nhiệm vụ là tầm trung, do đó tầm bắn hiệu quả của nó chắc chắn ko quá 50km, tuy nhiên cũng có thể xảy ra trường hợp ngoại lệ do F-14A Iran là lô xuất khẩu đầu tiên (lô F-16A/B xuất khẩu đầu tiên cho Pakistan cũng ko có RWR, AIM-120 và ECM), nó ko được trang bị ECM, do đó F-14A cũng chưa chắc an toàn trước AIM-120C7, như vậy trong tác chiến tầm trung hoặc tầm xa (trường hợp AIM-120C7 đạt hiệu quả 100%) thì F-15SA chiến thắng hoàn toàn, còn trong tầm gần rõ ràng là F-15SA. Nhưng F-14A vẫn còn con át chủ bài AIM-54 mà F-15SA cũng phải dè chừng
    Lần cập nhật cuối: 10/01/2016
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này