1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm Lý Học Giáo Dục: Tản mạn cùng Bạn suy ngẫm !

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 16/11/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    Nhân Đọc "Hợp Lưu Các Dòng TÂM LÝ HỌC Giáo Dục" | Vũ Quang Việt |TẠP CHÍ THỜI ĐẠI MỚI Số 15 -Tháng 3/2009

    Công nghệ Giáo dục qua tác phẩm "Hợp Lưu Các Dòng TÂM LÝ HỌC Giáo dục"
    Tác giả: PHẠM TOÀN Nhà xuất bản: Tri thức, Hà Nội, 2008

    & Bài viết “Cho con trẻ học sách của Giáo sư HỒ NGỌC ĐẠI, tương lai của chúng ta sẽ ra sao?” của tác giả Trần Hương Giang đăng tải ngày 28/9/2015 trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam

    http://giaoduc.net.vn/GDVN/Cho-con-...uong-lai-cua-chung-ta-se-ra-sao-post162071.gd


    Chúng ta hãy cùng nhau suy ngẫm !!!
  2. taitrochoifree10

    taitrochoifree10 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    2
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    Cùng Các Bạn suy ngẫm

    [​IMG]



    Công nghệ Giáo dục qua tác phẩm
    "Hợp Lưu Các Dòng TÂM LÝ HỌC Giáo dục"





    Tác giả:
    PHẠM TOÀN
    Nhà xuất bản: Tri thức, Hà Nội, 2008

    Người đọc: Vũ Quang Việt

    <

    Vài dòng giới thiệu

    Công nghệ giáo dục, một từ nghe lạ, có vẻ nghịch nhĩ, bởi vì chúng ta vẫn thường cho rằng giáo dục mang dấu ấn dường như là tâm linh truyền từ người thày đến học trò.
    Công nghệ như công nghệ đúc thép, làm xe hơi mang tính kỹ thuật, khách quan, biến việc sản xuất một sản phẩm nhất định thành một qui trình, chia ra từng giai đoạn, với công cụ và các động tác cụ thể, chuẩn xác, để rồi tạo ra các thành phẩm đồng đều về hình dáng, tính khả dụng và phẩm chất.
    Công nghệ phi tình cảm. Đấy là nói về quá trình, công cụ, động tác thực hiện và kết qủa. Nhưng nói về tình cảm giữa người thiết kế và người thực hiện chúng đối với kết quả được tạo ra thì cái phần gọi là tình cảm đó không thể cắt bỏ. Nó đúng với giáo dục và cũng đúng với công nghệ làm thép, làm xe hơi. Chữ công nghệ giáo dục nhằm diễn tả việc thiết kế giáo dục trẻ em như một khoa học và thực hiện chúng như một công nghệ.
    Còn cái tình cảm đối với trẻ em và giáo dục của người cha đẻ công nghệ giáo dục này ở Việt Nam là HỒ NGỌC ĐẠI và người cộng sự đắc lực là PHẠM TOÀN thì khỏi phải bàn. Nhưng quan trọng hơn cả là cái triết lý nền tảng của công nghệ giáo dục, đó là phải làm sao cái công nghệ ấy bảo đảm được rằng khi đi học, trẻ em vừa chiếm lĩnh được tri thức, tức là học được, vừa nhận thấy, một cách hồn nhiên, rằng đi học là hạnh phúc, chiếm lĩnh tri thức là hạnh phúc. (Coi hộp 1).


    Hộp 1

    Triết lý của công nghệ giáo dục (CGD) –

    PHẠM TOÀN trả lời phỏng vấn của tác giả

    Có thể trả lời bằng một câu: ĐI HỌC LÀ HẠNH PHÚC.

    Triết lý đó không chỉ nằm trong bản thân phát ngôn kia, mà còn nằm trong CÁCH THỰC HIỆN nội dung ấy. Trong cách thực hiện, sẽ hiểu rõ: VÌ SAO đi học lại là hạnh phúc của con trẻ, và LÀM CÁCH GÌ để có thể có thực một cái hạnh phúc ấy?

    Xưa nay trẻ em đi học dưới dấu hiệu của chủ nghĩa kinh nghiệm: bé không học, lớn làm gì? Nói cách đó là chơi khó trẻ em: có những người không được đi học mà vẫn thành công trong cuộc đời, thế thì đã sao nào? Và trẻ em cũng từng đi học như một sự ép buộc: vì thế mà từng có bậc tiểu học có thời được ta dịch là "cưỡng bách" (Obligatoire/Compulsory).

    CGD cũng đòi hỏi PHẢI đưa kỳ hết trẻ em đến trường phổ thông, nhưng làm như vậy mà lại theo cách TÔN TRỌNG trẻ em thay vì bắt bí trẻ em. Vậy là, ở đây nên hiểu cái "bắt buộc" như là cái Tất Yếu.

    Lý giải chuyện đó như sau: trẻ em phát triển trong tư thế một THỰC THỂ TINH THẦN. Trẻ em phát triển lên thì cân nặng thêm, nhưng nó "lớn lên" không chỉ vì cân nặng – có những em gầy gò ốm yếu (còn ai gầy yếu hơn Stephen Hawking nữa?) – song đó vẫn là một thực thể mạnh, và nó mạnh là bởi vì tinh thần nó mạnh. Nhà trường phổ thông, do đó, phải là nơi thỏa mãn nhu cầu phát triển tinh thần của đứa trẻ, coi sự phát triển tinh thần đó như là một Tất Yếu của Trẻ em với cả hai chữ T viết hoa.

    Làm cách gì đạt được tiêu chí đó?

    Làm bằng hai cách: nghiên cứu để hiểu thật rõ CÁCH HỌC của trẻ em, thậm chí cả cái cách học Phi Học Đường của trẻ em. Khi đã hiểu rõ cách học khác nhau trước từng đối tượng chiếm lĩnh (khoa học, nghệ thuật, niềm tin) của trẻ em, khi đó sẽ có khả năng tổ chức CÁCH DẠY nương theo cách học của các em, để trẻ em có được những năng lực đồng đều như nhau. Và khi hiểu rõ cách học khác nhau diễn ra trong bản thân mỗi em, khi đó sẽ có khả năng tổ chức cách dạy khu DỊ BIỆT HÓA (différencié/differentiated) để các em cùng phát triển nhưng lại không kìm chân nhau.

    Một cách dạy học như thế có thể tìm thấy ở Maria Montessori, ở Jean Piaget, ở Vasili Davydov, và ở CGD Việt Nam với người sáng lập là Tiến sĩ Khoa học HỒ NGỌC ĐẠI.

    Một cuộc đời học tập như thế khiến trẻ em thích học – vì vậy mà CGD có cái triết lý của mình phát biểu thành hai vế như sau: ĐI HỌC LÀ HẠNH PHÚC – MỖI NGÀY ĐẾN TRƯỜNG LÀ MỘT NGÀY VUI

    (còn tiếp)
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    (tiếp)
    Quyến sách Hợp Lưu Các Dòng TÂM LÝ HỌC Giáo Dục cho ta thấy cơ sở của Công nghệ Giáo dục của HỒ NGỌC ĐẠI.
    Quyển sách có thể nói là chia ra hai phần chính:

    Phần đầu gồm khoảng 300 trangtrình bày một cách tuần tự quá trình phát triển tư duy và công nghệ của thế kỷ 20, với các đóng góp của triết học về khai sáng, tự do tư duy, sáng kiến, phát minh, qua đó phát triển khoa học, công nghiệp hóa sản xuất, và đưa đến những tiến bộ về kinh tế, và từ cơ sở đó, quyển sách trình bày quá trình phát triển khoa học nghiên cứu về tâm lý trẻ em, và trên cơ sở này khoa học tâm lý trẻ em, phương pháp hiện đại về giáo dục trẻ em ra đời.

    Phần hai của quyển sách cũng khoảng 300 trang chủ yếu trình bày Công nghệ Giáo dục ở Việt Nam, do ông HỒ NGỌC ĐẠI qua tiếp cận với ngành TÂM LÝ HỌC trẻ em ở Liên Xô, khi trở về nước, cùng với sự cộng tác của ông PHẠM TOÀN và một số người khác đã bỏ cả đời xây dựng công nghệ giáo dục cho cấp tiểu học.

    Vài nét về HỒ NGỌC ĐẠI và việc đọc sách

    Ông HỒ NGỌC ĐẠI sinh năm 1936 ở Quảng Trị, thuở nhỏ học ở đó, rồi Nghệ An. Năm 1951, ông đi bộ lên Việt Bắc để sang Trung Quốc học ở Khu Học xá Trung ương. Tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm năm 1954 (hồi đó gọi là Trường Sư phạm Trung cấp Trung ương), ông về dạy học ở Sơn La và biên soạn sách cho học sinh dân tộc Sơn La. Rồi theo học hàm thụ Toán Đại học tổng hợp, tốt nghiệp, 1960, về dạy Toán trường Trung học Ngô Quyền, Hải Phòng. Năm 1970, ông qua Liên Xô học TÂM LÝ HỌC. Bảo vệ Phó tiến sĩ rồi tiến sĩ năm 1977. Khi về nước năm 1978, ông mở trường thực nghiệm tại Giảng Võ, Hà Nội. Đến năm 1985, trường thực nghiệm được phép mở ra các tỉnh "có yêu cầu". Năm 1990, đề tài quốc gia Công nghệ Giáo dục được nghiệm thu, thành lập Trung tâm Công nghệ GD, HỒ NGỌC ĐẠI trở thành giám đốc trung tâm này. Đến năm 2001, Công nghệ Giáo dục đã mở ra 43 tỉnh và thành phố. Nhưng sau đó, tiếc thay, toàn bộ các lớp dạy theo công nghệ giáo dục bị dẹp bỏ vì Quốc hội Việt Nam, bởi những cuộc vận động chưa thật minh bạch từ những người lãnh đạo giáo dục lúc đó, đã ra nghị quyết "một chương trình, một bộ sách giáo khoa", dễ dàng đưa tới tình trạng độc quyền của một cách dạy học (thày giảng trò chép). Nghị quyết này được dễ dàng chấp nhận cũng vì nó rất phù hợp với ý tưởng bảo đảm là nền giáo dục phải từ trên quyết xuống, và phải tạo ra một khuôn mẫu người duy nhất nhằm phục vụ những gì mà HỆ THỐNG quản lý xã hội muốn.

    Tất cả những kết quả của công trình thực nghiệm của HỒ NGỌC ĐẠI gần như bị xóa bỏ vì chủ trương giáo dục độc đoán một kiểu, áp dụng cho đến nay ở các trường thuộc quyền chi phối của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở Việt Nam, trừ những trường do người nước ngoài mới được phép mở những năm gần đây, dạy theo chương trình nước ngoài. (Nhưng thật kỳ lạ, Bộ Giáo dục và các địa phương, ngược với Nghị quyết Quốc hội, lại rất cởi mở với chương trình ở trường có yếu tố nước ngoài mở cho con em người lắm tiền nhiều của, và thắt chặt với nền giáo dục đại chúng!) Tất nhiên, lâu lâu cũng có báo chí nhắc đến Công nghệ Giáo dục hoặc phỏng vấn GS HỒ NGỌC ĐẠI như mới đây ở Tuần Việt Nam.[1] Nhưng đối với rất nhiều người, dù có đọc qua nhiều bài phỏng vấn này và nhiều bài phỏng vấn khác, Công nghệ Giáo dục là cái gì đó vừa bí hiểm vừa khó tin, lại còn bị đồn thổi bởi những người muốn dẹp nó là nó hoạt động của những nhân vật "hâm hâm". Tuy vậy, nó trở nên hấp dẫn cần tìm hiểu, vì cái triết lý xem ra rất ấn tượng, là với công nghệ giáo dục, trẻ em thấy việc đến trường là niềm hạnh phúc. Quyển sách của PHẠM TOÀN lấp một phần vào cái chỗ trống đó. Người đọc nó có thể vẫn chưa hiểu nó là gì, nhưng ít nhất hiểu rằng nó được xây dựng một cách khoa học. Để viết bài đọc sách này, người đọc này không những phải đọc kỹ quyến sách của PHẠM TOÀN, lại phải tìm hiểu thêm về triết lý giáo dục và việc học của trẻ em ở nước ngoài để có cái nhìn so sánh, đồng thời phỏng vấn riêng PHẠM TOÀN về những điểm rất cụ thể, và phỏng vấn các học sinh đã từng học ở đó để hiểu thêm về cảm nhận của họ.

    Có thể kết luận đây là một phương pháp giáo dục có cơ sở khoa học, dựa vào sự nghiên cứu và hiểu biết về tâm lý trẻ em, và cũng rất gần với những trường phái giáo dục cấp tiến ở nhiều nước tư bản phát triển, dù người điểm sách này không có thông tin về hiệu quả so sánh của nó.

    (còn tiếp)
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    ( tiếp)
    Quyển sách của PHẠM TOÀN không dễ đọc và nó cũng là nguyên nhân cho bài đọc sách này. Bởi vì người đọc này muốn giới thiệu một công trình khoa học đã bị lãng quên, lại chưa được nghiên cứu đánh giá bằng các phương pháp khoa học hiện đại, dù nó được thực hiện khoảng hai chục năm ở Việt Nam với Trường Thực Nghiệm Giảng Võ và với các lớp thực nghiệm có lúc mở ra trên 43 tỉnh ở Việt Nam.
    Nghe nói với tình cảnh giáo dục bi đát như hiện nay, nhiều tỉnh trở lại tiếp xúc với HỒ NGỌC ĐẠI để xây dựng lại các trường hoặc lớp áp dụng Công nghệ Giáo dục. Như vậy, các nhà nghiên cứu sẽ có cơ hội thực hiện viết luận án nhằm đánh giá công nghệ này, những điều mà đáng lẽ ra họ đã phải làm trước đây.

    Việc đánh giá hiệu quả của Công nghệ Giáo dục và so sánh nó với phương pháp giáo dục chính thống vừa giúp xem xét khách quan một công trình khoa học với thiện ý chuyển hướng cách dạy học, vừa giúp nâng tầm sử dụng các phương pháp hiện đại trong nghiên cứu các vấn đề xã hội chưa từng được áp dụng ở Việt Nam. Hy vọng có bạn trẻ thấy được sự cần thiết của việc làm này.



    Từ khoa học tâm lý trẻ em đến giáo dục trẻ em

    Quá trình phát triển của khoa học tâm lý được trình bày qua quyển sách chia sẻ quá trình chung của khoa học là cố gắng của con người biết tư duy, khi không còn bị kiềm chế bởi các chế độ thần quyền ở châu Âu, cố gắng thoát khỏi nền triết học mang tính siêu hình hoặc tư biện.

    Lúc đầu, dù mang tính thực nghiệm, thực chứng với phòng thí nghiệm, chúng vẫn được thực hiện dựa trên quan sát phát triển của tự nhiên như sinh lý con người, hay qua thí nghiệm thực chúng về chúng như đo cảm giác, đo và quan sát phản ứng trước sự kiện khách quan.

    TÂM LÝ HỌC như một khoa học được trình bày trong quyển sách là bắt đầu từ Wilhelm Maximilian Wundt (August 16, 1832 - August 31, 1920) ở Đức, rồi tới E. L. Thorndike ở Mỹ. Wundt thì tiến hành thực nghiệm trên con người, nhưng Thorndike đã tiến hành thực nghiệm cả với các con vật, thí dụ như xem xét xem con vật vận động trong điều kiện đã xếp đặt sẵn, khả năng lập lại trong điều kiện tương tự và rồi xem chúng có thể dùng ký ức, trí nhớ để đi tới khái niệm không. Và việc đo lường quan sát được thực hiện bằng thống kê học.
    Cũng do đó việc đo lường dựa vào thống kê có những phát triển quan trọng, để từ đó phát sinh các phương pháp làm test đo lường trí khôn như của Binet sau này ở Pháp và nở rộ ở Mỹ. Thorndike (1874 – 1949) cũng là người viết bài "Đóng góp của TÂM LÝ HỌC cho giáo dục" nói về đo lường xác xuất đạt tới mục tiêu giáo dục mà PHẠM TOÀN dịch đưa vào quyển sách, cho rằng "[do] chỗ TÂM LÝ HỌC có phương pháp đo lường trí thức và kỹ năng nên nó có thể gợi ra những phương pháp đo nghiệm và xác minh hoặc trau chuốt các phương pháp dạy học".

    PHẠM TOÀN giới thiệu thêm những phát triển sau đó về nghiên cứu TÂM LÝ HỌC trẻ em nhằm phục vụ giáo dục của Jean Piaget (9 August 1896 – 16 September 1980) ở Thụy Sĩ, người đưa ra lý thuyết về phát triển nhận thức của trẻ em qua từng độ tuổi, dựa vào quan sát và ghi chú, được gọi bằng từ chuyên môn là tri thức luận biến sinh (PHẠM TOÀN dịch từ genetic epistemology).

    Jean Piaget cho rằng trẻ em phát triển tốt hơn khi có giao thoa với trẻ em khác (chứ không phải ngồi lì một chỗ nghe dạy). Còn về quan niệm đạo đức, trẻ em phát triển theo giai đoạn. Trẻ em tự tạo ra các quan niệm về đúng sai, về công bằng. Những quan điểm này phát triển và tiến hóa theo độ tuổi, không thể ép buộc theo khuôn quan điểm đạo đức của người lớn. Chúng phát triển, bất chấp sự dạy bảo của người lớn, qua quan sát và cọ xát với thế giới chung quanh đặc biệt qua môi trường giao thoa với trẻ em khác và người lớn. Vấn đề là hiểu tâm lý trẻ em, không áp đặt, thiết kế việc giáo dục để chúng tự làm chủ tri thức, tự tin, thay đổi tự nhiên theo độ tuổi, và thấy hạnh phúc. Tư tưởng của Piaget có ảnh hưởng lớn đến giáo dục ở châu Âu và Mỹ từ những năm 60 và 70.

    Từ những nhà TÂM LÝ HỌC trên, PHẠM TOÀN giới thiệu công trình của nhà TÂM LÝ HỌC Nga Lev Semenovich Vygotsky (November 5, 1896 – June 11, 1934), người đã nhấn mạnh đến vai trò "bối cảnh VĂN HÓA" trong việc hình thành tâm lý trẻ em, tức là bước thêm một bước xa hơn Piaget. Trên cơ sở hiểu biết sự đa dạng của các công cụ và các kỹ thuật VĂN HÓA mà con người đã chiếm lĩnh hoặc hoặc không có khả năng chiếm lĩnh trong các nền VĂN HÓA khác nhau hoặc trong các giai đoạn lịch sử khác nhau,…", giáo dục bây giờ là "nguồn tương đối độc lập của phát triển" thay cho việc trước đây coi nó là phương tiện củng cố tiến trình phát triển tự nhiên.
    Từ đây các nhà TÂM LÝ HỌC đưa đến mô thức "phát triển nhân tạo", nghiên cứu các thao tác nhằm giúp người học có ý thức chiếm lĩnh các HỆ THỐNG khái niệm trong tiến trình học. Nói theo ngôn ngữ khoa học hơn là nghiên cứu "đi sâu vào việc chiếm lĩnh các khái niệm khoa học của con người – đó là chiếm lĩnh quan trọng nhất trong tiến trình đi học ở nhà trường."
    (còn tiếp)
  6. suninguyen

    suninguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2015
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Tâm lý học là một lĩnh vực mà không phải ai cũng có thể hiểu và làm được
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    (tiếp)
    Từ Semenovich Vygotsky, hai nhà TÂM LÝ HỌC Nga khác đã có các công trình nổi trội về TÂM LÝ HỌC, đó là Alexander R. LuriaVasili DavydovHỒ NGỌC ĐẠI mặc dù nghiên cứu dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Elkonin và Davydov, song vẫn coi mình như học trò của cả một trường phái TÂM LÝ HỌC mới trên đất nước này.

    HỒ NGỌC ĐẠI, lấy học vị tiến sĩ TÂM LÝ HỌC ở Nga, cùng với Phạm Minh Hạc làm thành hai tiến sĩ TÂM LÝ HỌC đầu tiên, đáng lẽ khi về nước đã có thể có chức vụ quan trọng, nhưng ông chọn dạy tiểu học và từ lớp một, để từ đó xây dựng lý thuyết và thực nghiệm Công nghệ Giáo dục về dạy trẻ em ở Việt Nam, lúc đầu tại trường thực nghiệm Giảng Võ, nhưng sau đó phát triển ra 43 tỉnh và thành phố, cho đến lúc bị giải tán. (Lý do tại sao đã được giải thích trong phần giới thiệu của bài điểm sách này, nhưng người đọc không thể tìm được câu trả lời sau khi đọc hết quyển sách, có lẽ chỉ vì PHẠM TOÀN không thể đưa những tình tiết "thời cuộc" vào một cuốn sách có ý định mang tính kinh điển.) PHẠM TOÀN, tác giả quyển sách, là người tham gia cùng với HỒ NGỌC ĐẠI phát triển công nghệ giáo dục dạy ngôn ngữ và dạy văn ở bậc tiểu học.

    Công nghệ giáo dục của HỒ NGỌC ĐẠI

    Vậy nói một cách đơn giản (dù vấn đề không đơn giản chút nào), công nghệ giáo dục là gì? Đó là tổ chức công cuộc giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm, ở đó:

    1.Giáo viên thiết kế, học sinh thi công, thày tổ chức trò hoạt động thay cho giáo viên giảng giải học sinh nhắc lại. Nguyên lý vận hành được tóm gọn trong công thức A → a. Thành phần A gồm ba dạng: khoa học, nghệ thuật và niềm tin. Mũi tên là quy trình tổ chức để học sinh có thể tự chiếm lĩnh A và có được cái a riêng trong tinh thần của từng em.

    2.Phương pháp giáo dục không phải là cách giảng dạy mà là phương pháp để trẻ em chiếm lĩnh thực tại, chiếm lĩnh đối tượng khoa học, đi lại con đường nhà bác học đã đi, đi lại con đường người nghệ sĩ đã đi, không buộc trẻ tiếp nhận chân lý có sẵn. Theo người đọc sách này, đây là một cách nói "ấn tượng" nhằm diễn đạt điểm cốt yếu của phương pháp tiếp cận vấn đề, là tìm ra nguyên lý, chứ không nên hiểu theo nghĩa đen là tìm về cách mà các nhà khoa học ngày xưa đã thật sự đi qua để khám phá ra lời giải.

    3.Nguyên lý của phát triển bài học là đi từ trừu tượng đến cụ thể, nâng nấc thang trừu tượng kế tiếp nhau để đi đến trình độ cụ thể ngày càng cao hơn. Từ phát triển hiện thực vật chất đến phát triển tư duy trong tâm lý và khái niệm. Rồi từ phát triển trong hợp tác với thày giáo đến phát triển độc lập, từ trong giáo dục nhà trường đến ngoài khuôn khổ nhà trường. (Coi hộp 2 để biết là một thí dụ cụ thể trong việc dạy toán từ từ trừu tượng đến cụ thể như thế nào).

    (còn tiếp)
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    (tiếp)

    Hộp 2

    TỪ TRỪU TƯỢNG ĐẾN CỤ THỂ

    [​IMG]

    Công cụ trên có thể dùng đề dạy toán cộng và toán trừ. Thay vì dạy 2 hòn bi cộng với 1 hòn bi thành 3 hòn bi, ta có thể giới thiệu vấn đề hết sức trừu tượng như sau, chẳng hạn +3 - 4 = -1, là bước sang bên phải theo hình vẽ từ điểm (0) 3 bước (+3) và bước ngược lại 4 bước (-4), thì kết quả là -1, tức là bước ngược lại 1 bước. Bước sang phải hay trái, lên hay xuống là thao tác (operator). Học sinh có thể học và hiểu ngay được ý niệm 0-7 = -7. Thày giáo trong Công nghệ Giáo dục là nghiên cứu tìm ra các công cụ, phân tích thành thao tác để học sinh tự thực thiện để học và hiểu.
    4. Quá trình hình thành bài học là: hành động phân tích tìm ra logic của khái niệm, hành động diễn đạt logic và phát hiện dưới các mô hình khác nhau và cuối cùng là hành động "chuyển vào trong", tức là hiểu và có thể hành động.

    5. Thiết kế là xác định mục đích (thí dụ đọc được chữ, làm được toán cộng với con số từ 1 tới 10), thao tác cần làm và phương tiện cần thiết, để học sinh tự hành động chiếm lĩnh tri thức, và đánh giá kết quả học tập.

    6. Giáo án là kế hoạch tổ chức cho học sinh làm, là bản thiết kế làm việc,rành rọt cái gì làm trước cái gì làm sau, thày làm gì, trò làm gì, tức là phù hợp với từng học sinh. Giáo án không phải là cái thày đọc cho học sinh chép. Sách giáo khoa chỉ là biên bản quá trình làm và kết quả làm việc giữa thày và trò.
    (còn tiếp)
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    Đ/v môn Tiếng Việt,

    Hộp 3

    PHẠM TOÀN giải thích: Dạy Tiếng Việt lớp 1 thế nào?

    Bản thiết kế dạy TV lớp 1 tổ chức cho học sinh đi theo các "công đoạn" của các nhà ngữ âm học khi học và tìm cách ghi lại một ngôn ngữ.

    - - Công đoạn 1: tách lời nói thành các tiếng (rời, hoặc đơn âm tiết). Thí dụ "Cháu chào bà cháu đi học ạ" là lời gồm 7 tiếng cháu , chào, bà, cháu, đi, học. Tự ghi lại được (viết "chính tả") bằng mô hình ba chiều (hột ngô, nút chai, hòn sỏi) và mô hình hai chiều (hình vuông, tròn).

    - - Công đoạn 2: phân tích các tiếng (điều đã biết, sản phẩm có được từ công đoạn trước) thành những tiếng giống nhau tiếng khác nhau. Tự ghi lại bằng cách tô cùng mầu nếu chúng giống nhau. Như lời nói bên trên có các tiếng cháu phát âm như nhau thì nhận ra được sự giống nhau của 2 tiếng này. Chú ý: ở công đoạn này, dừng lại phân tích tiếng giống nhau, tạm thừa nhận số còn lại là khác nhau.

    - - Công đoạn 3: phân tích các tiếng khác nhau; tập trung phân tích vào chỗ khác nhau ít nhất (nhưng lại quan trọng nhất song lại dễ phân tích nhất): tiếng mang thanh ngang, thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng. Tự ghi và viết chính tả tiếng có các thanh bằng các dấu quy ước (không dấu, dấu sắc, dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng) đặt trên các mô hình vuông, tròn.

    – Công đoạn 4: phân tích một tiếng thanh ngang bất kỳ thành hai phần: phần đầu phần vần.

    – Công đoạn 5: phân tích từng phần của một tiếng thanh ngang mẫu [ba] để phân biệt cách phát nguyên âm [a] và phụ âm – mở rộng ứng dụng cách phát âm sang tất cả các nguyên âm và tất cả các phụ âm – tự học cách ghi chữ a và chữ b theo quy ước – mở rộng sang phát âm và ghi lại được tất cả các nguyên âm và phụ âm trong chuỗi lời nói (kể cả các phụ âm của người dân tộc Tây Nguyên như [B’r], [T’r] và của người Tày-Nùng [sl], thì học sinh dân tộc thiểu số cũng tìm cách ghi lại). Bắt đầu từ công đoạn 5, học sinh phải đọc to và đọc thầm những văn bản chỉ gồm những tiếng có hai phần với tốc độ 60 tiếng mỗi phút, biết đọc thầm, có khả năng ghi lại đúng chính tả với tốc độ 5 tiếng mỗi phút.

    - Công đoạn 6: khi học đến các nguyên âm [e], [ê], thì học luật chính tả ghi phần đầu của tiếng (phụ âm ["cờ"] không ghi bằng chữ c nữa, mà ghi bằng chữ k – mở rộng cách ghi ke, kê, ki, sang ghe, ghê, ghi và nghe, nghê, nghi.

    - Công đoạn 7: phân tích từng phần của một tiếng thanh ngang mẫu tiếng [loa] để nhận ra, so với tiếng [ba] chỉ gồm có phụ âm đầu và âm chính là một nguyên âm, thì nay tiếng [loa] còn có âm đệm nằm giữa âm đầu và âm chính – mở rộng sang tất cả các vần có âm đệm: [oe] [uê] [ươ] [uy] – mở rộng luật chính tả c/k sang c/k/q khi phụ âm ["cờ"] đứng trước vần có âm đệm – yêu cầu về tốc độ đọc và chính tả giữ nguyên như công đoạn 6.

    - Công đoạn 8: phân tích từng phần của một tiếng thanh ngang mẫu tiếng [lan] để nhận ra phần vần không có âm đệm, chỉ có âm chính âm cuối – học các bán nguyên âm [ă] và [â] và ghi chúng trong những tiếng nhất thiết phải có âm cuối khép lại – ứng dụng luật chính tả c/k vào dạng tiếng như [kem], [kêm], [kim] – yêu cầu về tốc độ đọc và viết chính tả giữ nguyên như công đoạn 7.

    - Công đoạn 8: phân tích từng phần của một tiếng thanh ngang mẫu tiếng [loan] để nhận ra phần vần có đủ âm đệm, âm chínhâm cuối – ứng dụng luật chính tả c/k/q vào dạng tiếng như [quan], [quăn], [quân] – yêu cầu về tốc độ đọc và viết chính tả giữ nguyên như công đoạn 7.

    - Công đoạn 9: học luật chính tả ghi nguyên âm đôi [iê], [uô], [ươ] làm âm chính với cách ghi ia, ua, ưa khi vẫn không có âm cuối (thí dụ: bia, cua, trưa) và với cách ghi iê, uô, ưa khi vần có âm cuối (thí dụ: biên, chuông, trương).


    Bản thiết kế này hoàn toàn khác với những bản thiết kế dạy "vỡ lòng" dùng trong cả thế kỷ 20 ở Việt Nam: nó hướng dẫn học sinh biết cách tự học qua các hành động học như: tự phát âm, tự phân tích ngữ âm, tự ghi lại.

    (còn Tiếp)
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    Nhà giáo Phạm Toàn nói về cách học Tiếng Việt theo Công nghệ Giáo dục.

Chia sẻ trang này