1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân vật nào được yêu thích nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Bee_Gees, 29/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.549
    Đã được thích:
    2.873
    Miến cũng nện cho tụi Mông Cổ mãn Thanh tóe khói, nhưng nó không thèm PR mạnh mồm như Vịt.
    trận sông bạch Đằng của Ngô Quyền hồi đó Hoằng Tháo chỉ là đứa trẻ dại, Nam hán chỉ là quốc gia cùi bắp trong ngũ đại thập quốc. trận này Ngô Quyền đánh 1 trận là diệt sạch, sao so được với Xích bích khi mà quân Tào có ít nhất là 25 vạn quân.
    sử Vịt chỉ có 1 trận tạm so được với Xích Bích là trận Thị nại.
    còn chuyện diệt mấy chục vạn quân Thanh trong vài tuần chỉ là sản phẫm tự sướng của mấy ông cuồng anh Huệ. quân Thanh sang chưa đầy 3 vạn quân
  2. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.549
    Đã được thích:
    2.873
    anh em họ có thể lấy nhau, nhưng cháu lấy cô ruột thì chỉ có Trần Hưng Đạo mới làm, sau này nhà Trần không có vụ nào như thế, lợi hại hơn chỉ có Trần Dụ Tông chịch nhau với chị ruột
  3. fuman

    fuman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2015
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    55
    Ngoại truyện kiểu này chắc không phải do La lão lão viết thêm kiểu như "Hậu Thuỷ Hử". Vậy nguồn gốc hay tác giả của ngoại truyện có chứa tích này thế nào, vì TQ ngoại truyện trên mạng nhiểu kiểu lắm.

    Câu chuyện này gợi mình nhớ đến bài hát này:
    --- Gộp bài viết: 14/03/2016, Bài cũ từ: 14/03/2016 ---
    Đúng vậy, giống như Marilyn Monroe từng nói câu gì đại ý là "Cơ thể người phụ nữ là để khoe ra chứ không phải để che đi" :-D
  4. warhorses

    warhorses Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2016
    Bài viết:
    1.552
    Đã được thích:
    1.179
    Miến kém Việt trong chiến tranh với Nguyên Mông vì triều đại Pangan lần đầu tiên thống nhất được Miến đã bị nguyên mông đánh tan, phế bỏ năm 1287 nên so về chống Nguyên mông thì Miến kém Việt. Mãi sau này đến triều đại Toungo (1510 - 1782) mới thống nhất Miến lần 2. Bác xem lại lịch sử Miến, nếu Miến thắng Mông cổ như Việt họ sẽ ghi vào sử sách rõ ràng. Nhật Bản thì ở Đảo nên quân Nguyên không xâm phạm được do bão đánh đắm tàu.

    Bác phải xem xét trên khía cạnh phát triển, các triều đại phóng kiến phía bắc luôn là nước lớn và phát triển hơn VN cả về văn hóa, chính trị, quân sự hàng trăm năm, nhiều vương triều Việt còn sơ khai mà đánh lại được đội quân hùng mạnh, chuyên nghiệp hơn đó là lấy yếu chống mạnh rồi. Việt Nam do có địa hình đặc biệt và cha ông ta biết vận dụng địa lợi trong chiến tranh mới giữ quốc được, nếu lãnh thổ chúng ta là đồng bằng để ngựa sải vó thì chắc chúng ta giờ đã là một quốc gia khác.
  5. warhorses

    warhorses Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2016
    Bài viết:
    1.552
    Đã được thích:
    1.179
    Trả lời vào câu hỏi chính của Topic "Thích nhân vật nào nhất?"

    Sở thích tôi thay đổi cùng thời gian

    Thời trẻ mới đọc tam quốc tôi thích Khổng Minh, Vân Trường, Lưu Bị, Triệu Vân nhưng thích nhất Khổng Minh. Lớn thêm chút nữa, đọc lại tôi thích Tào Tháo hơn hẳn Lưu Bị vẫn thích Triệu Vân. Đến giờ tôi phục nhất Tư Mã Ý, Triệu Vân vẫn được tôi quý mến nhưng độ thán phục phải dành cho Ý. Tại sao?
    Về Triệu Vân chắc các bác cũng đồng ý là đại tướng hội tụ đủ Trung, Nghĩa, Trí, Tín là những đức tính của đại tướng tài. Triệu hơn hẳn Vân Trường vì không cậy quyền thế, ý thức tổ chức tốt nên Khổng Minh tin tưởng giao nhiệm vụ lớn đều hoàn thành. Còn Vân Trường thì các bác biết, coi thường Khổng Minh, không kết giao với Đông Ngô để mất Kinh Châu và mất mạng, mạng ông ta mất không ảnh hướng lớn đến quốc gia nhưng Kinh Châu hiểm yếu khó công dễ thủ mà đánh mất làm Thục suy yếu, bất lợi trong chiến tranh. Nếu xét đại tướng Thục thì Vân Trường không thể so với Triệu Vân, thậm chí tôi thích Hoàng Trung, Trương Phi hơn cả Vân Trường. Tuy nhiên, Triệu Vân vẫn bị giới hạn ở tầm mãnh tướng chứ chưa đủ đẳng cấp Đồ Vương dựng nghiệp như Ý.

    Về Tư Mã Ý, tôi đánh giá cao nhất ông này trong Tam Quốc.

    Đây là nhân vật đặc biệt, đã bị ruồng bỏ, mất vị thế thậm chí suýt chết nhiều lần và vẫn giữ được mạng, lấy lại được vị thế, quyền hành. Để làm được thế, đây là con người biết kiềm chế, có tài dùng binh, có chiến lược rõ ràng trong hành động nên luôn thắng ở các trận đánh lớn. Từ một tướng thất sủng, được cầm quân trở lại đã chiếm được quyền bính, khống chế thiên tử làm tiền đề để con cháu ông ta thống nhất 3 nước. Còn câu chuyện Khổng Minh vây Ý trong hang thì chưa chắc đã có thật trong sử, tác giả quá yêu mến Khổng Minh nên phải viết để chữa ngượng 6 lần ra Kỳ Sơn không đạt được mục đích, thậm chí có lần Khổng Minh thua bị vây trong thành suýt bị bắt sống (câu chuyện gảy đàn đuổi Ý cũng rất khó kiểm chứng). Trong truyện Tam Quốc có nhiều đoạn hư cấu như vậy : Trương Phí hét chết người, Không Minh mượn tên, Trâu gỗ ngựa máy, phép thu đất, gãy đàn đuổi ý, trận đá vây Lục Tốn, bộ tộc giáp mây mình đồng gia sắt, giáp mây đi trên nước ...

    Kết luận
    Với tôi, sở thích về các nhân vật có sự thay đổi. Cuối cùng, tôi thấy Tư Mã Ý là số 1 vì ai giành được giang sơn, diệt cả 3 quốc gia thống nhất Trung quốc, người đó là số 1. Cũng như Hán - Sở, Hạng Vũ đánh thắng hàng chục trận, thua một trận mất nước thì Lưu Bang giỏi hơn. Còn con cháu Ý không giữ quốc được đó câu chuyện Hậu Tam Quốc.
    Lần cập nhật cuối: 14/03/2016
  6. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.549
    Đã được thích:
    2.873
    tư Mã Viêm mới diệt được 2 nước Thục Ngô chứ có phải Ý đâu. Ý chỉ diệt được anh Nguỵ
  7. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.549
    Đã được thích:
    2.873
    Lần thứ nhất, sau khi triều đình Mông Cổ thôn tính xong Vương quốc Nam Chiếu vùng Vân Nam, Trung Quốc vào năm 1253, đế quốc Nguyên Mông đòi triều đình Miến Điện phải cống nạp. Năm 1273, sứ giả Nguyên Mông lá Khất Giác Thoát Nhân đến chiêu phục Miến Điện với thái độ ngạo mạn và bị Vua Miến Điện Naratgugapate từ chối. Tháng 3-1277, quân Nguyên từ Vân Nam, Trung Quốc do tướng Hốt Đô dẫn đầu tiến vào lãnh thổ Miến Điện. Các cuộc xung đột ác liệt ở khu vực biên giới diễn ra khiến quân đội hai bên đều bị thiệt hại nặng. Quân Nguyên buộc phải rút lui.

    Lần thứ hai, năm 1282, Vua Nguyên là Kublai Khan (Hốt Tất Liệu) cử đoàn sứ giả 10 người cùng đoàn hộ tống hùng hậu đến kinh đô Bagan đòi triều đình Miến Điện cống nạp. Vì quá ngạo mạn, cả đoàn sứ thàn nhà Nguyên bị vua Miến Điện Naratgugapate ra lệnh giết hết. Sự kiện này khiến Hốt Tất Liệt nổi giận, quyết tâm báo thù. Mùa thu năm 1283, Hốt Tất Liệu đều một đạo quân lớn từ Vân Nam, do tướng Tương Ngô Hợp Nhi chỉ huy, tiến sang trừng phạt Miến Điện.

    Chiến sự diến ra quyết liệt ở phòng tuyến sông Bhamo, phía Bắc Miến Điện. Trước sự tấn công ồ ạt của quân Nguyên, quân Miến Điện phải rú lui, nội bộ hoàng cung Miến Điện bất hòa chia rẽ. Quân Nguyên tiến sát đến kinh đô Bagan.

    Năm 1287, vương triều Miến Điện không thể đứng vững trước sự tấn công ồ ạt của quân Nguyên Mông. Bagan thất thủ, đế quốc phong kiến Miến Điện lần thứ nhất bị diệt vong. Triều đình Nguyên Mông tuyên bố vùng lãnh thổ phía Bắc và miền Trung của Miến Điện là hai tỉnh của đế quốc Nguyên Mông trên đất Miến Điện. Các vị vua người Miến tiếp theo đều cam chịu làm chư hầu của triều đình nhà Nguyên ở Bắc Kinh.

    Sau khi tàn phá Bagan, quân Nguyên Mông rút về phía Bắc Miến Điện, đất nước Miến Điện rơi vào thời kỳ hỗn loạn. Mười năm sau, năm 1297, “ba anh em người Shan” (bố là người Shan, mẹ là người Miến) do Axamkhaya làm thủ lĩnh, nổi lên tập hợp dân chũng khỏi nghĩa, kiểm soát miền trung Miến Điện chống lại sự đô hộ của quân Nguyên Mông. Lực lượng khởi nghĩa của “ba anh em người Shan” không ngừng lớn mạnh, đã đánh đuổi quân Nguyên đến ngần biên giới VânNam.

    Lần thứ ba, đầu năm 1301, triều đình Nguyên cử tướng Mang Ngột Đô Lỗ Mê Thất dẫn 12000 quân sang Miến Điện dẹp loạn, nhưng bị lực lượng quân đội Miến Điện do Axamkhaya lãnh đạo chống trả quyết liệt, quân Nguyên Mông bị thương vong nhiều vì chiến tranh và bệnh tật. Tháng 3-1301, Mang Ngột Đô Lỗ Me Thất buộc phải xin hòa đẻ rút quân về Trung Quốc, chấm dứt cuộc chiến tranh Miến – Nguyên. Sau khi thất bại trở về nước, các tướng Nguyên Mông bị Hốt Tất Liệt trừng trị với nhiều hình phạt khác nhau, kể cả tử hình.
    tuy là sau đó co chia cắt nhưng tụi Miến nó vẫn đánh bại được Mông Cổ 3 lần khiến cho mục tiêu xâm lược của Hốt Tất Liệt thất bại, đó cũng là chiến công. Cho nên bạn nói chỉ có Vịt và Cao Ly đánh bại được Mông Cổ là không chính xác
  8. warhorses

    warhorses Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2016
    Bài viết:
    1.552
    Đã được thích:
    1.179
    @ atlast

    Tôi biết Miến quật cường chống lại Mông Cổ nhưng việc bị thôn tính, bị diệt quốc, sau nổi dậy được nhưng đất nước phân chia, tức là không toàn vẹn lãnh thổ, phải gần 150 trăm năm sau mới thống nhất lần 2. Do vậy, không thể so sánh với Việt nhà Trần không hàng, vẫn đứng vững và không bị xóa bỏ vương triều.
    Còn Cao Ly chiến đấu mãnh liệt nhiều lần, nhưng cuối cùng vẫn kém thế, phải cử Thái Tử làm con tin để cầu hòa nhưng họ vẫn giữ được vương triều và không bị xóa sổ. Nếu Mông Cổ thấy có thể ăn được Cao ly mà ít thiệt hại, giữ được đất với thiệt hại không lớn chắc khó chấp nhận cho cầu hòa.

    Chính vì thế, trong trận chiến Nguyên Mông tôi vẫn đánh giá cao Việt, Cao Ly hơn Miến, nếu xét cho cùng Miến có thể được đưa vào là quốc gia thứ 3 chiến đấu mãnh liệt với Nguyên nhưng cuối cùng vẫn bị chiếm đóng (nói thực với bác khi viết vài nước có thể chống lại Nguyên Mông tôi định đưa cả Miến vào, sau cân nhắc do Miến mất nước nên chỉ đưa Việt và Cao Ly vào. Bác có thể nghĩ tôi phịa ra chuyện cân nhắc đưa Miến vào sau khi bác phản đối thì tùy bác, nhưng sự thực là vậy)
  9. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.549
    Đã được thích:
    2.873
    việc nước nó bị phân chia là việc sau này không liên quan đến Mông Cổ. chắc là do vụ mấy anh em cha người san mẹ người Miến nên tụi nó mới phân chia. Nhưng nó vẫn đánh bại được Mông Cổ, không cúi đầu quỳ gối như tụi cao Ly. Nếu kể nhất Vịt thì nhì tôi đánh giá Miến hơn Cao Ly.
    nhắc đến Việt nam thì lịch sử Việt hơn ngàn năm phong kiến thì người tôi dành cho sự khâm phục nhất đó là vua Gia Long. Toi đánh giá tài năng và bản lĩnh ông này còn cao hơn cả nhân vật được chúng ta phong thánh ở thế kỷ XX. Tiếc là ông Gia Long này lại bị những chuyên gia lịch sử chửi nhiều nhất bằng những ngôn từ khó nghe nhất
  10. warhorses

    warhorses Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2016
    Bài viết:
    1.552
    Đã được thích:
    1.179
    Thanks bác đã nhắc, nhưng tôi viết rất rõ là khống chế thiên tử làm tiền đề để con cháu ông ta thống nhất 3 nước. Chuyện tam quốc hợp nhất sau khi Ý chết Tam Quốc ghi rõ chắc ai đọc đều biết.

Chia sẻ trang này