1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân vật nào được yêu thích nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Bee_Gees, 29/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. warhorses

    warhorses Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2016
    Bài viết:
    1.552
    Đã được thích:
    1.179
    Trong đoạn bác trích cũng nói rõ Mông Cổ đánh xong chiếm mấy tỉnh xong rút về, Miến phải trở thành Chư hầu. Vương triều thì bị phế, nó chiếm đất và bắt làm chư hầu.

    Còn Cao Ly thì gần Mông Cổ hơn, Mông Cổ đánh nhiều lần hơn (6 lần) tức là nó đánh đếu thua thì thôi chứng tỏ nó cay và muốn diệt Cao ly thế nào. Dù Cao Ly nhiều lần cầu hòa nhưng vẫn kháng Mông đến kiệt quệ, vương triều Cao Ly vẫn đứng vững không bị xóa sổ như Miến. Có thể bác đánh giá Miến hơn nhưng tôi vẫn giữ quan điểm Cao Ly chiến đấu hiệu quả và thành công hơn Miến.
  2. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.530
    Đã được thích:
    2.860
    trong cuộc đấu giữa anh Lượng và anh Ý thì anh Ý có quá nhiều thuận lợi: quân đông đảo hơn tiềm lực kinh tế quốc gia mạnh gấp nhiều lần Thục, đánh ngay trên sân nhà quen thuộc địa hình, bên anh Lượng hành quân xa đường núi hiểm trở, quân phải hành quân mệ mõi quân lương vận chuyển khó khăn thiếu thốn, mỗi lần vận chuyển lương cấtq uân ra Kỳ sơn là cả nước Thục náo loạn vì tiềm lực nước nghèo kinh tế khó khăn. Anh ta 6 lần ra được Kỳ sơn tuy không thắng nhưng ít ra cũng không thua, sau vẫn rút được 20 vạn quân về Thục an toàn. Anh Ý lợi thế quá nhiều mà chỉ cầm hoà không đứt diểm được anh Lượng phải đến đời cháu mới xong thì anh Ý cũng chẳng giỏi.
    anh Lượng sai lầm lớn nhất của anh ấy là lúc cuối đời bất hoà với Lưu Bị, khi anh Vũ bị bem chết mất kinh châu lẽ ra anh Lượng phải hợp cùng anh Bị đập chết Tôn Quyền, không chiếm được Giang Đông thì ít ra cũng phải thu hồi lại Kinh Châu. Từ Kinh Châu đường thoải mái tiến ra công Nguỵ hay đánh Ngô đèu được, lương thảo thoải mái dân Kinh Châu cũng rất giàu có, tiền phục vụ cho chiến tranh. Anh Lượng không chịu nghe lời anh Bị đẻ anh Bị thân hành nướng mây vạn quân ở Đông Ngô, kế hoạch thất bại không thu hồi Kinh Châu về, sau đó anh Lượng cũng không nghĩ đến chuyện thu hồi Kinh Châu nửa. Sai lầm lớn nhất của anh Lượng là đây. Chắc vì nghĩ đến anh ruột còn ở bên Đông Ngô nên anh ấy không quyết.
    Lúc đó Tư Mã Ý còn bị tống cổ về quê. Không có Tư Mã Ý thì Nguỵ không có cửa tiến công đất Thục. yên mat bắc mà anh ấy quyết dùng đại quân báo thù tiên chủ Lưu Bị thì có thể anh ấy đã ăn được Đông Ngô rồi thu hồi Kinh Châu về, từ đó tấn công ra Phàn Thành Hứa Xương đó là cơ hội lớn nhất để thống nhất.
    fuman thích bài này.
  3. warhorses

    warhorses Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2016
    Bài viết:
    1.552
    Đã được thích:
    1.179
    Sử học gần đây đã thừa nhận nhà Nguyễn có công mở cõi phía Nam rồi. Tức là 50% đất của Việt Nam là do nhà Nguyễn. Thực ra công này do nhiều vua chúa triều Nguyễn chứ không chỉ riêng Gia Long. Về tài năng của Gia Long chắc chắn là giỏi vì vong quốc mà vẫn phục quốc được là giỏi rồi.
    Lời bình của bác hoàn toàn đúng ý của La Quán Trung, nhưng em có suy nghĩ khác một chút:

    Về Gia Cát Lượng tương đối đồng ý với Bác về Kinh Châu, không có Kinh Châu thục khó tiến quân đánh được Ngụy, việc Lượng để Bị đi lấy Kinh Châu là sai lầm nhưng có lẽ do Bị lúc đó nóng vội, Lượng can gián nên không cần Lượng nữa, ta cứ hành động. Còn Lượng muốn chia đôi Ngụy với Ngô và không muốn đánh Ngô. Nếu đánh Ngô nửa vời, đòi Kinh Châu và hòa lại với Ngô thì Lượng mới là cao thủ (vì không đánh thì Bị cũng đánh). Còn vụ Ngụy Diên khuyên đi tắt hang Tý Ngọ đánh úp Tràng An Lượng cẩn thận quá (hoặc nghi ngờ Diên) nên không hành động theo cũng là điểm yếu. Tuy nhiên, tổng thể thì Khổng Minh cũng là hạng cao thủ bậc nhất, em nghĩ chỉ thua Ý và Tháo vì Ý và Tháo có mộng đế vương.

    Về Tư Mã Ý: Trước em đọc cũng thấy Ý kém nhưng sau nghĩ lại mới thấy Ý giỏi:

    1- Nếu Ý thắng Lượng và bình định nước Thục khi Ý chưa nắm được Ngụy thì Ý sẽ bị như Đặng Ngải, Chung Hội và các danh tướng đời Hán (Hàn Tín, Bành Việt...), đời Tần. Tức là chiến tranh xong thì chó săn bị diệt, cung nỏ phải hủy.
    2- Nếu Ý thua thì Ngụy mất Ý cũng thân bại danh liệt, Lượng sẽ khống chế cục diện 3 nước.
    3- Nếu quân Lượng đại bại, không đủ lực tấn công nữa thì Ngụy vương lại tước quyền Ý, Ý trở về tình trạng bị treo vì trước đó Ngụy chủ cũng đã được khuyên về dã tâm của Ý.

    Do vậy, Ý phải có chiến lược, không đánh bại Thục, không được thua. Việc quan trọng của Ý là chiếm lấy binh quyền, khống chế Ngụy chủ như Tháo, Đổng Trác từng làm. Sau đó con cháu mới đánh chiếm 2 nước để xưng vương và Ý đã đồ vương thành công.

    Từ phân tích trên, em thấy Tư Mã Ý có ý đồ lấy ngụy từ trước và dần thực hiện việc thâu tóm quyên bính ở Ngụy, xong việc mới tính thống nhất 3 nước. Nếu Ý không làm như vậy thì thậm chí cả nhà Tư Mã Ý sẽ chết dù Ý có chiếm được Ngụy, Ngô hay đánh đại bại Khổng Minh.

    Vài suy nghĩ của cá nhân, em nghĩ suy nghĩ của mình rất ít người luận theo hướng này, thậm chí cả lời bàn của các nhà văn, nhà sử học. Nhưng với em, họ nào được thiên hạ là số 1 và họ Tư Mã làm được điều này nên Tư Mã Ý là số 1 của Tam Quốc.
    hoatranganhn thích bài này.
  4. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.530
    Đã được thích:
    2.860
    tôi cũng từng nghĩ thế nhưng Ý để diệt được Luong và 20 vạn quân Thục là rất khó. Muốn diệt được số quân lớn vậy Ý phải chủ động nhữ cho Lượng mắc mưu mà muốn Lượng mắc mưu điệt được số quân lớn vậy là rất khó, Ý chưa đủ trình.
    để xử được Ý thì vua Nguỵ ngoài Tào Duệ anh minh lúc trẻ ra thì rất khó. Huống chi Tào Duệ sau khi Lượng qua đời đã ăn chơi tứu sắc quá độ. Nếu Ý mà diệt được chủ lực quân Thục thì uy vọng danh cao lại nắm đại binh quyền, thêm cơ mưu nửa thì Ý đủ sức làm 1 Tào Tháo thứ 2 lật được nhà Nguỵ ngay lúc này. Vì Ý chỉ đánh cầm đồng, không diệt được chủ lực quân Thục nên uy tín chưa đủ, lúc về phải nằm im chờ thời cơ. Ý lúc bị đi đày vì ys chưa nắm đại binh quyền, khi Ý đã nắm được đại binh quyền trong tay làm gì có ai đủ sức thanh trừng Ý
    tuị Trung Quốc có câu: súng đẻ ra chính quyền. Ý lúc này nắm đại binh trong tay nhưng uy tín chưa đủ vì chưa điệt được Thục. Nếu Ý thắng được Lượng hoặc diệt được chủ lực quân Thục thì uy tín lên cao, các tướng đều nghe. Ý đủ uy tín lên ngôi ngay lúc này.
  5. warhorses

    warhorses Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2016
    Bài viết:
    1.552
    Đã được thích:
    1.179
    Đồng ý với bác ở hầu hết nội dung trên, nhưng nếu nói Ý thắng Lượng ngay từ những chiến dịch đầu mới cầm quân và quay về đoạt Ngụy thì rất khó thành công. Bác chắc cũng đọc nhiều sách dã sử kiểu Đông chu liệt quốc, Hán sở tranh hùng, Tam Quốc, Tùy Đường diễn nghĩa, Phong Thần ... thấy rõ 2 điểm:

    Thứ nhất, Vua chúa xưa rất đề phòng với tướng cầm đại binh ra trận, thường là rất trung thành thì mới cử cầm đại quân. Nhưng kể cả trung thành đến đâu khi đại tướng cầm quân ra trận thì toàn bộ họ hàng 9 đời đều chịu khống chế của Vua ở kinh thành để tránh làm phản và thường quân lực được chia cho hai tướng để tránh tập quyền làm phản và thường xuyên phải báo tin về kinh. Mặc khác, đại quân đóng tại kinh và các tỉnh vua có thể huy động nhanh thường có quân lực mạnh hơn quân lực của tướng cầm quân đánh giặc để đề phòng tạo phản. Do vậy, nếu Ý làm phản khi chưa lấy được binh quyền và chưa tạo được sự ủng hộ của các tướng khác (có vây cánh mạnh) thì khả năng thất bại cao, họ Tư Mã sẽ bị tận diệt.

    Thứ hai, khi huy động toàn lực của quốc gia đánh chiếm nước khác thì đích thân Vua hoặc Thái tử phải ra trận, kể cả giao cho các vương gia trong hoàng tộc rủi ro rất cao. Đó chính là lý do tại sao Tào Tháo, Ngô Vương, Tào Phi hay trước đó Tần Thủy Hoàng, Lưu Bang, Hạng Vũ, Lý Thế Dân ... thường xuyên phải đích thân cầm đại quân ở một số chiến dịch quy mô lớn. Lực lượng dự bị của Vua Ngụy chắc chắn mạnh hơn quân của Tư Mã Ý ở chiến trường đánh Thục. Kể cả Khổng Minh diệt được Ý cũng chưa chắn hạ được Ngụy.

    Tào Tháo cũng đã có ý muốn giết Ý từ trước khi Tháo chết nhưng tiếc tài Ý và Ý biết nhẫn nhịn nên thoát chết, điều này thể hiện tài của Ý. Ngụy chủ cũng được khuyên về dã tâm của Ý nhưng vẫn phải giao quyền vì sợ Thục đó là vận may của Tư Mã Ý. Nhưng Tư Mã Ý giỏi, biết nhịn chịu đựng, hoạch định chiến lược và hành động đúng thời điểm (an toàn cho gia đình và khả năng thành công cao) nên đoạt quyền bính khống chế Nguỵ chủ thành công . Chỉ cần chọn sai thời điểm, thiếu kiên quyết là Tư Mã Ý sẽ có số phận như Hàn Tín ngay.
  6. fuman

    fuman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2015
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    55
    Lâu lắm rồi không đọc lại Tam Quốc nên không nhớ rõ cụ thể về con người của Tư Mã Ý trong truyện ra làm sao nên không dám lạm bàn ở góc độ nội dung tiểu thyết TQ. Nhưng ở đây có bác nào xem phim Tam Quốc bản 2010 không nhỉ? Trong đó mình thấy phim có vẻ xây dựng nhân vật TMY không phải là 1 người tham quyền bính. Phải chăng những nhà làm phim năm 2010 lại có 1 góc nhìn khác chăng?

    Không bàn về tính cách con người nhưng về tài năng và bàn trên góc độ tranh đoạt chính trị, chiến tranh, thì mình có 1 số ý kiến như sau:

    - Khổng Minh giỏi về quân sự nhưng về chính trị thì thua Tư Mã Ý và Lưu Bị (tuy rằng có thể vẫn hơn Tháo và Tôn Quyền)

    - Mọi người thường nói họ Tào gặp thời nhưng nếu nói vậy thì thực ra chính Tôn Quyền và Lưu Bị cũng gặp cái thời loạn đó để có cơ hội lên làm người đứng đầu Trung Hoa (ai đọc Tam Quốc chắc cũng hay nghe: Tào Tháo được thiên thời, Tôn Quyền được địa lợi, Lưu Bị được nhân hoà).
    Rõ ràng xét về đại cục thì chính họ Tư Mã mới là gặp thời. Mình không đánh giá quá cao Tư Mã Ý (cùng đám con ngu dốt của ông ta) như bác Warhorse.
    Tào Tháo thực ra chẳng gặp thời tí nào khi mà vào lúc sự nghiệp đang lên như diều gặp gió thì đụng ngay Lưu Bị với Khồng Minh (đấy là chưa kể Chu Du. Du mà không chết (vì bản tính quá nhạy cảm của 1 thiên tài chính trị - quân sự nhưng lại mang quá nhiều chất nghệ sỹ) thì kể cả không có Bị-Lượng, Tháo chưa chắc đã ăn được Đông Ngô (với 1 dòng họ lãnh đạo rất quý trọng trung thần, coi trung thần như người nhà chứ không chỉ coi như công cụ sử dụng như họ Tào, mà trường hợp của Tuân Úc là điển hình nhất). (bên lề tí: về tính đoàn kết đồng lòng thì bên Ngô [thời Tôn Quyền] hơn đứt Nguỵ, Thục)
    Tào Tháo chỉ là con tép nếu so với cặp Bị-Lượng (may mắn với được thằng quân sư giỏi thì lại chết yểu mất). Cái điểm mạnh nhất của Tháo chỉ là nỗi khao khát mạnh mẽ được làm kẻ thống trị, cái đó nó tạo ra 1 nguồn năng lượng khổng lồ, 1 sức mạnh ghê gớm có thể đè bẹp, san bằng mọi thứ. Tháo says: "You must choose: Một là chết, hai là làm quân của tao."


    Tại sao nói họ Tư Mã gặp thời:

    Mình rất đồng tình, à không, tâm đắc mới phải, với cả Warhorse và Atlas ở những luận điểm (theo mình có tính mấu chốt) sau:
    + Quan Công chết không ảnh hưởng nhiều đến sức mạnh quân sự của Thục, mà việc mất Kinh Châu mới là nhân tố gây nên điều này. Tuy rằng cái này chỉ đúng trong điều kiện lý tưởng: toàn bộ nhân sự bên Thục đều là những cái đầu lạnh, những robot chiến tranh đúng nghĩa. (còn ở điều kiện bình thường thì như đã thấy : Vũ chết kéo theo Bị chết, Phi chết -> 3 anh em kết nghĩa keo sơn thống lĩnh 1 tập đoàn chính trị đều toi, Thục thành rắn mất đầu. KM có giỏi mấy sao dám lấn hậu chủ)
    + Khổng Minh và Lưu Bị không có tiếng nói chung sau "biến cố 75"...à quên "biến cố Kinh Châu" :-D, và bi kịch của bên Thục bắt đầu từ đây, cho dù về sau có thêm 1 Khổng Minh "phẩy" như Khương Duy cũng không cứu vãn được.

    Tư Mã Ý có 1 điểm mạnh nhất đó là tính lì lợm, 1 chiến binh rất lì đòn. Tào Tháo vẫn cười hề hề sau đại bại Xích Bích nhưng so với Ý thì vẫn chưa là gì. Nếu ví von như những cầu thủ bóng đá thì Tháo thua hẳn Ý về mặt tâm lý thi đấu. Nổi nóng là điều gần như không có trong từ điển của Ý. Cái này từ Tháo, Bị, Quyền, Du cho đến Khổng Minh đều có hết.
    Với cái tố chất rất quan trọng đó, cộng với việc được lên nắm quyền bính vào đúng cái lúc mà 1 người, có thể coi là "ông vua của mọi ông vua", tạm biệt cuộc giao tranh tam quốc (để đi theo tiếng gọi của con tim): LƯU BỊ, vâng vào đúng cái lúc thiên tài quân sự bậc nhất Tam Quốc của bên Thục Khổng Minh Gia Cát Lượng mất đi cạ cứng (cao thủ số 1 về chính trị) là Lưu Bị thì họ Tư Mã cũng có chút tài thao lược kèm với 1 cái đầu lạnh tuyệt đối đã hứng trọn cả vài Kilôgam sung vì biết kiên nhẫn nằm há mồm chờ :))
    Lần cập nhật cuối: 15/03/2016
  7. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.530
    Đã được thích:
    2.860
    để có được thien hạ bắt buộc Bị và Lượng phải nhìn chung 1 hướng. Bị có cái đầu lạnh có nhân tâm và có nhãn quan chính trị thủ đoạn tuyệt vời, Lượng có khả năng có mưu lược có tài chỉ huy quân sự làm cố vấn rất hợp. Nhưng Bị phải làm chủ và Lượng phải làm tôi, nghĩa là Lượng phải nghe lời Bị. lần đầu tiên Lượng không nghe Bị chính là vụ đánh Đông Ngô kéo theo cái chết của Bị và kế hoạch nhất thống thiên hạ phá sản, lần thứ hai Lượng không nghe Bị dùng mã Tốc và mất Nhai Đình khiến cho kế hoạch đánh nhanh diệt gọn Ý ở Kỳ sơn thất bại khiến Lượng bị cầm chân ở Kỳ sơn.
    Ngay từ lúc Lượng về với đội anh Bị Lượng đã xúi Bị làm 1 chuyện rất tào lao là chiếm lấy Kinh Châu khi Lưu Biểu vừa mất. Bị quyết không nghe vì nếu chiếm Kinh Châu Bị sẽ đối phó 3 điều bất lợi: mất tiếng nhân nghĩa và mang tiếng cướp đất huynh trưởng, khi chiếm Kinh Châu Bị làm cách nào đối phó với đám Thái mạo Trương Doãn Lưu phu nhân và đặc biệt là Lưu Tông cùng hàng loạt tướng trung thành với Lưu Biểu trong thành và cuối cùng nếu chiếm Kinh Châu Bị sẽ đối mặt với hùng binh của Tháo. Tháo muốn nam hạ chiếm Đông Ngô thì buộc phải lấy Kinh Châu. Bị trong hoàn cảnh bất lợi vừa mang tiếng bất nghĩa vừa dối phó với thù trong giặc ngoài chưa kể nện xong Tào Tháo thì đến lượt Tôn Quyền nhăm nhe.Néu nghe lời Lượng thì Bị sẽ chết. Không hiểu kế hoạch tào lao vậy mà anh Lượng cũng nghĩ ra được.
    sau này lúc Xich Bích xong anh Bị lấy Kinh Châu bị Tôn Quyền đòi, Lượng nhớ thù xưa liền giả bộ hỏi: sao hồi trước tôi đề nghị chúa công lấy Kinh Châu sao chúa công không chịu. Tôn quyền đòi rát như vầy hay là ta trả quách cho nó. Anh Bị phản đối liền: trước lấy là không hợp lý hợp tình, bây giờ lấy là hợp tình hợp lý. Khó khăn lắm mới có được Kinh Châu, ngu gì trả. Điều đó cho thấy anh Bị rất cao thủ, cũng thèm đất của Huynh Trưởng chứ chả phải tốt đẹp gì, nhưng anh ấy biết tiết chế, biết lúc nào cần lấy lúc nào cần dừng. Rất là cao thủ. Sau này lấy đất của Lưu Chương cũng thế. Nhãn quan chính trị của anh Bị cao hơn Bàng Thống nhiều.
    sau này khi anh Vũ chết, mất Kinh Châu. cái anh Bị về tiếng là đánh báo thù nhưng thực ra cái anh ấy muốn là thu hồi Kinh Châu. Có Kinh Châu là có thiên hạ. Với lại anh ấy nhìn ra rất rõ Tôn Quyền dễ đánh hơn Nguỵ vì muốn đánh Nguỵ đi ra Kỳ Sơn là rất khó nhằn. Muốn đánh Nguỵ đi từ ngõ Kinh Châu dễ hơn vì toàn đường bằng phẳng. Anh Vũ cùi mía mà đánh Tương Dương Phàn Thành xong là uy hiếp Hứa Xương ngay, anh Tháo sun 1 số thứ tính dời đô liền. Chứng tỏ Kinh Châu mới là cái trung tâm của thiên hạ. Anh Lượng không nghe mà lại xúi anh Bị bắc phạt đánh Nguỵ. Nên nhớ lúc này Nguỵ mới phế nhà Hán xong, là tôn thất nhà Hán dĩ nhien anh Bị phải đau hơn ai khác nhưng anh Bị không cất quân đánh NGuỵ vì anh ta biết không chiếm lại được Kinh Châu thì không có cách nào bắc phạt được. Anh Lượng nhất quyết không nghe.lần đầu tiên Bị Lượng mâu thuẩn trầm trọng. Anh Bị cũng tức anh Lượng chuyên quyền nên tự mình đi đánh, xui là đụng ngay Lục Tốn bị đốt sạch. Lúc về đến nơi là lúc anh Bị sắp chết nhưng anh Bị phải dằn mặt anh Lượng và xác định xem ai mới là chủ của Tây thục: Anh ta nói 1 câu kinh điển: "con ta ngu thì khanh cứ tự mình phế đi" Anh Lượng sợ chết con mẹ. dập đầu lạy như tế sao. Anh Bị mới yên tâm nhắm mắt, vì anh Lượng đã bắt đầu biểu lộ công cao lấn chủ và có ý chuyên quyền. Anh Bị sợ mình chết đi không ai kìm được anh Lượng làm phản là nguy nên phải doạ trước đồng thời dùng Lý Nghiêm để kiềm chế anh Lượng
    Nhưng anh Lượng vẫn kém hơn anh Bị. Đó là không nhìn ra vai trò của Kinh Châu, thay vì tập trung quân đánh Kinh Châu báo thù tiên chủ tạo cơ hội thống nhất trung nguyên anh ấy lại cứ đổ quân ra Kỳ Sơn.Có lẽ anh ấy muốn chứng tỏ với anh Bị là mình mới đúng, cuối cùng ôm hận mà chết.
    Anh Lượng về cách dùng binh bố trận cách chỉ huy quân thì đúng là kỳ tài nhưng nhãn quan chính trị, chiến lược và sự linh hoạt trong đối sách không cao và tính cố chấp bảo thủ thì đúng là vô đối, anh Lượng ghét ai thì ghét đến chết, thích ai thì thích đến cùng.
  8. warhorses

    warhorses Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2016
    Bài viết:
    1.552
    Đã được thích:
    1.179
    Các ý khác bác nói trong bài viết trên em thấy hợp lý nhưng bác nói con cháu họ Tư Mã không ra gì thì chưa hợp lý lắm:
    Họ tư Mã nắm quyền thời Tam Quốc gồm : Ý, Sư, Chiêu, Viêm xưng vương hiệu Tấn Vũ đế đều dạng giang hùng: Ý chiếm đoạt quân quyền của Ngụy vương, Sư bức vua củng cố quyền lực, Chiêu chiếm Thục xưng Vương, Viêm chiếm nốt Ngô thống nhất thiên hạ đặt ra chế độ cai trị. Con, cháu 2 đời của Tư Mã Ý đều dạng có tầm cả.

    Chỉ từ đời thứ 3, con Tấn Vũ Đế tư chất kém nên trong hoàng gia nổi nạn xứ quân, mỗi vương gia họ Tư Mã Tự củng cố binh quyền đánh nhau giành quyền làm họ Tư Mã suy yếu và cuối cùng bị phương bắc đánh quấy, trong nước nội loạn nên suy yếu mất nước. Họ Tư Mã đã tự đánh nhau là khởi nguồn của việc mất thiên hạ.

    Thời loạn, được làm vua thua làm giặc, Ý là người tay không quyền bính mà cuối cùng giòng họ đoạt thiên hạ, tức là dẹp cả 3 nước chứng tỏ Ý, Sư, Chiêu đều có đầu óc, thủ đoạn không lường, giang hùng cự phách.
    Lần cập nhật cuối: 15/03/2016
  9. warhorses

    warhorses Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2016
    Bài viết:
    1.552
    Đã được thích:
    1.179
    @ atlas07

    Từ khi theo Bị, Khổng Minh luôn đánh giá cao vị trí của Kinh Châu vì nó nằm giữa 3 nước, dễ thủ, khó công. Đánh úp thì có thể được nhưng đánh chính diện thì mang cả vài chục vạn cũng khó công được Kinh Châu. Chính vì thế Lưu Biểu chẳng xuất sắc nhưng cũng hùng cứ Kinh Châu bao năm có ai dám đánh. Kiên chết ở Kinh Châu mà con còn không dám báo thù rửa hận. Bản thân Kinh Châu không dựa vào ai cũng đủ sức đối phó với Ngô bao năm rồi. Tháo cũng phải xác định lấy được Kinh Châu mới dám mở trận Xích Bích đánh Ngô, không thì đưa quân đi xa quân Kinh Châu nó đánh úp hoặc quấy nhiễu hậu phương cũng ngại.

    Kinh Châu cả 3 nước đều muốn nhưng Thục muốn lấy lại không dễ vì binh lực Kinh Châu nó mạnh, thủy quân Kinh Châu nổi tiếng kinh nghiệm nên Lưu bị khởi binh cũng không dám đánh Kinh Châu mà đánh trên bộ. Theo tôi nghĩ, thời điểm Bị đánh Ngô thì đất Ngô + Kinh Châu (9 quận Kinh Tương) quân lực không kém Thục (thậm chí hơn), kể cả Thục khởi binh toàn quốc. Thời điểm đó, Bị không thể lấy được Ngô, kể cả anh Lượng đi cùng.

    Tốt nhất là đánh vài trận, đòi lại Kinh Châu xong rút, củng cố lực lượng rủ Ngô giải quyết Ngụy trước (Đánh 3 đường) chia đôi thiên hạ sau tính tiếp là hơn cả. Nếu không diệt Ngụy thì có lấy được Ngô "LƯỠNG BẠI CÂU THƯƠNG" thì Ngụy nó đánh úp Thành Đô cũng khó chống.
  10. fuman

    fuman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2015
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    55
    Bài của Atlas ở trên mình thấy là 1 cách phân tích rất độc đáo. Tuy nhiên liệu bạn có coi Lưu Bị quá hoàn hảo không, mình đang e là bạn đã "lạnh cóng" hoá nhân vật này mất rồi. Mình thì không nghĩ Lưu Bị siêu nhiên đến mức lạnh lùng như vậy, mặc dù rất phục ông ta. Trong truyện Tam Quốc mình thích nhất Quan Công (dưới góc độ 1 hình tượng nghệ thuật lộng lẫy được xây dựng nên trong 1 tác phẩm văn học kinh điển) nhưng người khiến mình ngưỡng mộ và nể phục nhất thì lại chính là nhân vật Lưu Bị. Cái này nếu có thời gian thì mong sẽ được bàn sâu thêm sau này. Còn bây giờ mình rất muốn được nghe bạn cho ý kiến về quan điểm của Warhorse dưới đây:

    Warhorse qua việc Tư Mã Sư bức vua Nguỵ đời cuối, Chiêu chiếm Thục vào thời điểm đó, Viêm chiếm Ngô cũng sau đó một thời gian, để đánh giá 3 anh này là những gian hùng có tầm, thì không biết Atlas có cao kiến nào khác chăng ? :-?

    (Đánh giá của mình về Tư Mã Ý: đương nhiên cũng là 1 tay đáng gờm, quân sự cỡ ngang (thậm chí chưa chắc đã bằng) Chu Du, về chính trị có thể hơn Du ở chỗ lạnh lùng điềm tĩnh hơn (mặc dù tầm nhìn và độ tinh tường chưa chắc hơn), nhưng xét cả thao lược quân sự lẫn mưu lược chính trị thì theo mình Ý không hơn được Quách Gia. Riêng về quân sự thuần tuý thì cỡ như Từ Thứ cũng có thể thịt được Ý. Còn mấy đứa con của ông ta thì chả được vài phần của bố, chỉ cần lấy riêng cái việc gà nhà cắn lẫn nhau mà đem so với anh em nhà họ Tôn thì đã thấy là quạ so với công rồi)

Chia sẻ trang này