1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân vật nào được yêu thích nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Bee_Gees, 29/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.530
    Đã được thích:
    2.860
    kế hoạch đánh Ngô lúc đó của anh Bị là đúng, sác xuất thành công dĩ nhiên là cao hơn kế hoạch đánh Nguỵ của anh Lượng. Lúc này Nguỵ binh lực mạnh hơn Ngô và Tào Phi vừa lên ngôi đế. Thế lực đang rất cao. Hơn nửa Kinh Châu đã mất muốn đánh Nguỵ thì Thục phải vòng quân ra Kỳ sơn thì càng chết. Vậy thì buộc phải lấy lại Kinh Châu mới xưng hùng thiên hạ được, không thì cả Lượng và Bị cứ ru rú ôm đất tây xuyên ngồi an hưởng tuổi già.
    Lúc này thế của Thục rất mạnh, mới hạ được Tào bình định xong Hán Trung lên ngôi Đế. Lại vừa có cớ đánh NGô để trả thù hai em. Đây là cớ hoàn hảo để đòi kinh Châu vì anh Bị và Lượng có hứa mượn Kinh Châu đến khi có được Xuyên thì trả, giờ có Xuyên rồi Bị không trả thì Ngô lấy là đúng, lấy cớ gì mà đòi? không danh chính ngôn thuận, chỉ có cớ Ngô giết hai em của ta, lòng đau như cắt ta đánh không phải đòi đất mà là vì báo thù. Rất có chính danh và đủ sức huy động quân dân toàn quốc cho cuộc chiến. Sau này sẽ không còn cơ hội nửa. Ạnh Lượng kém hơn Bị ở chổ này, hoặc anh ấy lo cho sự an nguy của Gia Cát Cẩn bên Ngô.
    Ngô lúc này các tướng giỏi đã chết. Lục Tốn còn trẻ làm đô đốc, các tuớng không phục. Ngô sau Xích Bích thì 1 thời gian dài chưa có trận nào lớn, binh sĩ trận mạc chưa nhiều. Còn Thục đánh nhau nhiều các tướng lẫn binh sĩ đều trãi chiến trận rất dũng mãnh, khí thế báo thù cao. nếu có anh Lượng đi cùng hợp sức bày mưu khả năng thắng là rất cao, chắc chắn là cao hơn kế hoạch phiêu lưu đánh Nguỵ của anh Lượng. Lục Tốn làm gì có tuuổi so tài với anh Lượng và dàn đại tướng hùng hậu của Thục
    Anh Bị có thể chưa chắc muốn đánh tiêu diệt Ngô hoàn toàn, khả năng là anh ta đánh để đòi Kinh Châu, vì trận này anh ta mang binh đi chỉ có mấy vạn quân, bằng đó quân thì làm sao mà lấy được Ngô. anh ta nghĩ Lục Tốn còn trẻ thì khả năng dứt điểm lấy lại Kinh Châu là có thể. Vì anh ta còn phải để quân thủ Hán Trung sợ Nguỵ đánh úp. Cớ là đòi đánh Ngô báo thù, nhưng thực chất chỉ là thu hồi lại Kinh Châu. Tiéc là anh Lượng lại không nghe.
  2. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.530
    Đã được thích:
    2.860
    anh Bị rất lạnh lùng và bản lĩnh đấy. khi anh tào và Anh Quyền đã hùng cứ thiên hạ mà anh Bị vẫn long đong, hết nương nhờ Tào Khiêm, Tào Tháo đến Viên Thiệu, Lưu Biểu. không 1 tấc đất cắm dùi, đánh nhau thường bại trận, cầm quân không có khả năng vậy mà chỉ 1 thời gian ngắn sau những kẻ anh ta nương nhờ đều chết mà anh ta vẫn thọ, anh ta hùng cứ 1 phương cả Tháo lẫn Quyền nghe tên là khiếp.
    Anh Bị lạnh lùng ở chổ khi nguy cấp có thể bỏ cả vợ con, chỉ cần thoát bản thân mình. mấy lần thua trận đều chạy trước, thằng nào bắt vợ con mình kệ cha nó. Vợ con thì chỉ còn cái cần tăng dân số trong quần là đủ, kiếm vợ con khác mấy hồi. Thử hỏi ai đủ năng lực làm điều đó? lần Trương Phi cãi lời Bị uống rượu say để mất Từ Châu lẫn vợ con anh Bị. Trương Phi sợ quá định tự sát. Anh Bị vẫn đủ bình tĩnh đánh Phi 1 bạt tai rồi nói: "vợ con như tay chân anh em như quần áo. Quần áo rách thì vá, tay chân gãy sao lành" Phải là kẻ tàn nhẫn phi thường trong hoàn cảnh đó mới nói được câu này. Lần ném con thu phục Vân cũng thế. cả đời Phi cũng như Vân chết vì câu nói này của Bị. Kế này chỉ phù hợp với bọn đầu đất tướng quân Phi hay Vân, nếu áp dụng với bọn Lượng Thống thì không thể và phản Dame ngay vì tụi kia có trí. Nó chỉ cần suy nghĩ 1 chút: vợ con hắn mà hắn không thương thì cớ gì hắn quý mình. Mình chỉ là con cờ của hắn mà thôi."
    Khi đánh Xuyên cũng vậy. anh Thống xúi anh Bị giết Lưu Chương anh Bị không nghe vì giết Chương thì đất Xuyên sẽ đoàn kết lại nhận rõ bộ mặt anh Bị. Xuyên thục đất hiểm thành cao lương nhiều, anh Bị tuổi gì phá nổi. Phải để Chương sống thì thằng ngu như Chương mới hàng. Nhưng phải tạo cớ để Chương đánh anh Bị, và nhờ đó anh Bị mới có cớ đánh Xuyên mà vẫn danh chính ngôn thuận không mất tiếng nhân nghĩa. Vì thế đột nhiên vụ anh Tùng làm nội ứng cho Bị tự nhiên lộ ra, anh Tùng bị chém cả nhà. hai bên trở mặt với nhau xem nhau như kẻ thù. Thế là anh Bị có cớ đem đại binh đập anh Chương, vậy là xong đất Xuyên. Lúc lấy đất Xuyên không tốn mấy binh đao, Anh Chương thành cao hào sâu lương nhiều binh mạnh tự nhiên hàng. Anh Bị lấy đất Xuyên mà vẫn khóc lóc tỏ ra là mình bất đắc dĩ lắm. Mọi chuyện trên đời làm gì có thứ gì tự nhiên thế?
    anh Tùng nhận lộc của chủ mà bán chủ cầu vinh, đem đất tây xuyên đi rao hết cho Tháo rồi cho Bị, người như vậy anh Bị có được cho không cũng không xài, nhưng giết thì sau này kiếm những thằng bán chủ như thế hơi khó vì tụi nó sẽ không theo anh Bị nửa. Vì vậy cái chết của anh Tùng quả là hữu ích cho anh Bị. Anh Thống tiếng là Phụng sồ mà bày kế ngu. 5 lần 7 lượt đòi giết Lưu Chương. Anh Bị nóng lắm mà phải dằn lại. Tôi mà là anh Bị chắc tôi phải nhãy xuống bạt tai chết anh Thống ở Hồng môn yến rồi. ăn gì mà ngu thế? Anh Bị quả là bình tĩnh phi thường.
    sau này anh Lượng mới nhìn rõ bản chất anh Bị ở câu trối trăn thành Bạch đế. lần đầu tiên trong Tam Quốc thấy anh Lượng sợ đến thế. Anh ấy lạy như tế sao trán đầy máu khóc lóc thãm thiết thề có trời đất quyết trung thành với A đẩu làm thân trâu ngựa gan óc lầy đất quyết không hai lòng. Anh Bị mới yên tâm nhắm mắt mà không còn tâm tư nữa. Anh Bị đã nắm rõ thóp của anh Lượng ngay từ lúc đến nhà tranh. Anh Lượng tài cao và lại háo danh. Anh lượng không muốn phí tài ở Ngọa Long mà mốn tìm chủ để thực hiện hoài bão lưu danh với đời. Khi gặp Lượng thì anh Bị đã nói trúng ngay tim đen anh Lượng: " Đại trượng phu kỳ tài khuynh loát thiên hạ, lẽ nào lại chịu sống nơi thôn dã mai một tài năng phí công tạo hóa. chi bằng hãy cùng ta dựng nghiệp lớn tiếng thơm lưu mãi ngàn thu". Anh Lượng chỉ cần câu nói đó là đủ, và khi anh Bị lộ rõ tham vọng của mình thì anh Lượng quyết chí đi theo. Anh Lượng mà dám 2 lòng lấn chủ thì anh Bị thịt cả nhà ngay
    Lần cập nhật cuối: 16/03/2016
  3. fuman

    fuman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2015
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    55
    Luận điểm của bạn Atlas đang theo chiều hướng mà người ta gọi là thuyết âm mưu, nhìn đâu cũng thấy kẻ gian. Cái hứng thảo luận của mình nó qua đi mất rồi, vì lúc trước đang hí hửng cứ nghĩ Warhorse cũng là 1 tay cao thủ nào đó, cỡ như Atlas chẳng hạn :-D . Giờ rất lười viết. Thôi tạm thời nghỉ giữa 2 hiệp cho 2 bác tranh luận tiếp với nhau, bác nào thắng tớ sẽ tiếp chiêu. :-D
  4. warhorses

    warhorses Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2016
    Bài viết:
    1.552
    Đã được thích:
    1.179
    Trong Tam Quốc có thể phân làm 3 hạng cao thủ :

    Hạng 1 là mãnh tướng : Mưu lược tầm tầm nhưng sức lực dũng mãnh. Các tướng giỏi cũng thuộc nhóm nhân tài, mức độ ảnh hưởng khi mới phát triển khá cao nhưng khi trở thành quốc gia mạnh thì mức độ ảnh hưởng giảm mạnh. Hạng này tôi đánh giá kém nhất trong 3 loại cao thủ (Trương Phi, Vân Trường, Triệu Vân, Mã Siêu, Hứa Chử, Điển Vi, Lã Bố, Hoàng Trung, Hàn Đương, Chu Thái, Thái Sử Từ ...). Mới đọc Tam Quốc khi ít tuổi, tôi thích nhất hạng tướng.
    Hạng 2 : Hạng mưu sỹ giỏi với nhiều mưu lược, dạng này khi quốc gia càng lớn thì ảnh hưởng càng mạnh, càng phát huy được năng lực điều binh khiển tướng. Nhưng hạng này chỉ làm mưu sỹ, không đủ gan làm quân vương. Hạng này được xếp trên hạng làm võ tướng nhưng không thể so sánh với hạng muốn làm vua. Khi mới đi làm, tôi chuyển sở thích từ hạng tướng sang hạng mưu sỹ.
    Hạng 3 : Hạng người giang hùng, có chí lớn, chí làm vua chứ không chịu làm quân của người khác, sẵn sàng chịu rủi ro, tranh đoạt để đoạt được giang sơn : Đổng Trác, Tào Táo, Viên Thiệu, Viên Thuật, Tôn Kiên, Tôn Sách, Tôn Quyền, Lưu Bị, Tư Mã Ý. Loại này cũng có toàn loại giang hùng, chí lớn, xét tổng thể hơn hẳn 2 loại kể trên (hạng chỉ làm bề tôi, không thể so với hạng giang hùng muốn làm vua). Trong số này chỉ có 4 nhân vật nổi bật là Tháo, Bị, Quyền và Tư Mã Ý. Tư Mã Ý như ngư ông đắc lợi tranh quyền đoạt vị thành công, dẹp 3 họ Tào, Lưu, Tôn (3 họ này sau khi thua chắc chắn bị tiêu diệt) và họ Tư Mã thống nhất Trung Quốc. Khi nhiều tuổi, tiếp xúc với nhiều dạng người khác nhau, tôi thích hạng có chí làm vua bất chấp mọi thủ đoạn.

    Nếu fuman đánh giá hạng giang hùng hạng nhất, có chí làm vua như Tư Mã Ý mà kém hạng mưu sỹ như Khổng Minh, Từ Thứ, Chu Du thì tùy sở thích của bạn (giống tôi thời mới tốt nghiệp đại học và đi làm) vì Tam Quốc có hàng trăm nhân vật và mỗi người có một sở thích về nhân vật khác nhau. Thậm chí rất ít người thích Tư Mã Ý. Nhưng tôi đánh giá Tư Mã Ý tay không làm nên cơ đồ, họ Tư Mã diệt cả 3 họ kia thì thuộc nhóm giang hùng số 1 trong Tam Quốc. Đương thời Ý chỉ sợ Tháo vì Tháo vừa mưu lược vừa nhiều tôi trung, sau khi Tháo chết Ý đã được nắm binh quyền thì chẳng còn sợ ai, thiên hạ rơi vào tay họ Tư Mã chỉ là vấn đề thời gian.
    Lần cập nhật cuối: 16/03/2016
  5. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.530
    Đã được thích:
    2.860
    về tướng có 2 loại tướng: đó là tướng tiên phong và soái: tướng tiên phong là bọn võ biền như Điển vi hứa chử trương Phi Triệu vân Mã Siêu Lã Bố Hoàng Trung... bọn này chỉ có tài võ ít mưu hoặc mưu không nổi bật chỉ như thiên lôi sai đâu đánh đó lúc xông trận mãnh liệt chém giết tướng địch sức muôn người nhưng không có tài làm soái bài binh bố trận cầm quân trấn thủ 1 vùng.
    bọn thứ hai cao thủ hơn tướng là soái như: Tào Nhân, Trương Liêu Quan Vũ Cam Ninh Từ Hoảng Lã Mông Nguỵ Diên Khương Duy... bọn này biết bài binh bố trận vừa dũng mãnh thiện chiến của võ tướng vừa biết dùng kế biết hoặc khá về binh pháp có thể trấn thủ 1 vùng hoặc có thể tự mình cầm quân chỉ huy kẻ khác. Trong đó tiếc nhất là Quan Vũ. Vũ vừa giỏi về võ tướng lại có tài cầm quân làm soái trấn thủ biết dùng binh pháp công thành. Tào Tháo thèm Vũ là ở chổ này. Tiếc là ông ta quá kiêu ngạo và háo danh nên Vũ sếp hạng chót trong dàn soái. Thà ông ta cứ làm tướng tiên phong như bọn kia thì sẽ khá hơn.
    mưu sĩ thì Ý lúc đầu là dạng này: ông Fuman so Ý với bọn Khổng minh Chu Du Quách Gia Bàng Thống Từ thứ. nếu so tài cầm binh bố trận tính về mưu sĩ thì Ý không bằng Khổng Minh, chỉ có thể so được với bọn Chu Du, Từ Thứ, Bàng Thống, Giả Hũ sợ còn không so được với Quách Phụng Hiếu. Ý từ khi về đội anh Tào mưu kế chỉ tầm thường, trận đánh hán Trung anh Tào đem Ý theo nhưng thua thãm dưới tay Lượng. Trận đánh Nhai Đình anh Ý chỉ cũng đánh cầm đồng mặc dù anh ta có quá nhiều lợi thế so với Lượng. Mỗi lần đem quân đi công là thất bại. Chỉ có thủ kỹ đợi đối phương hết lương. đánh như vậy hội Chu Du Từ Thứ Bàng Thống dư sức làm. Còn nếu Quách Gia đập nhau với Lượng mà nắm quá nhiều lợi thế như vậy thì Lượng chết chắc
    Nhưng anh Ý lại có lợi thế là anh ta có mộng bá vương. Bạn đánh giá anh ta cao ở chỗ này, khác với hội mưu sĩ chỉ là tìm chủ thoả mãn công danh và khao khát thể hiện. Anh Ý lúc đầu dưới thời Tào Tháo anh ta sợ 1 phép không dám ho vì Tào là kẻ có bản lĩnh, có thể thịt anh ta bất cứ lúc nào. Nhưng Tháo chết Ý vẫn sợ, hội Tào Phi Tào Duệ cũng là kẻ gian hùng, thể hiện 1 chút là anh ta bị thịt ngay. Anh ta gặp may là khi Duệ chết thì bọn Tào Sảng Tào Phương ngu như bò tạo cơ hội cho anh ta lên ngôi bá, anh ta cũng có may mắn là bọn con cháu Sư chiêu Viêm đều có thực tài trong hoàn cảnh Tôn Lưu tinh anh đã hết, con cháu IQ cao ngang Sảng và Phương nên cháu anh ta thống nhất được. nếu gặp bọn Tháo Bị Quyền như nhóm Chu Du Từ Thứ Quách Gia Khổng Minh thì còn lâu mới lượt mấy cha con ông cháu Tư Mã thể hiện.
    Ý cũng là kẻ có thực tài và ông ta hơn những kẻ khác là gặp thời thế vì đối thủ đã hết tinh anh. nếu Tháo mà có may mắn như Ý thì Tháo thống nhất giang hồ lâu rồi
  6. warhorses

    warhorses Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2016
    Bài viết:
    1.552
    Đã được thích:
    1.179
    Đồng ý với bác ở điểm đánh Ngô khả năng thành công cao hơn và nếu đánh Ngô để đòi Kinh Châu thì được. Nhưng khi Bị dẫn 70 vạn quân + Sa Ma Kha đi đánh Ngô đã mắc phải nhiều sai lầm trong đó có sai lầm khi nhận xét về Lục Tốn:

    1- Sai lầm lớn nhất : Coi thường Lục Tốn. Lục Tốn tuy trẻ nhưng xuất thân con quan lại, tài của Lục Tốn (được Lã Mông, Tôn Quyền rất nể trọng, riêng Tôn Quyền có biệt tài chưa nhìn người sai bao giờ) có thể nói cao hơn Chu Du nhưng La Quán Trung thân Hán nên không viết nhiều về ông này. Sau khi đánh bại, tiêu diệt toàn quân Thục, Quyền muốn đánh vào đất Thục nhưng Tốn khuyên dừng quay lại phòng Ngụy vì lúc đó Ngô tuy tổn hại ít hơn Thục nhưng binh lực cần củng cố. Khi Ngụy không đợi được Ngô đánh Thục, nghĩ Ngô dễ nuốt khởi binh đánh Thục bị Tốn đánh cho đại bại. Trong chiến tranh 3 nước, Quyền chủ trương giữ nước, là nước đánh thắng nhiều trận chiến có quy mô lớn nhất.

    2- Sai lầm 2 : Bị nghĩ Thục Mạnh đủ sức lấy Ngô hoặc đòi ngay Kinh Châu. Nhưng tương quan lực lượng Ngụy, Ngô, Thục thì Thục là nước yếu nhất, Ngụy mạnh nhất (cái này xem bản đồ thì rõ). Thực tế chiến đấu thời cổ (điều kiện đường xá hậu cần khó khăn) thì mang quân chiếm quốc gia khác có binh lực tương đương đã rất khó chưa nói đánh nước khác mạnh hơn khi nó đang ổn định khả năng thất bại cao. Trong đánh trận lớn, tướng văn quan trọng hơn tướng võ trong khi Minh ở nhà thì Lưu Bị, Hoàng Trung làm gì còn cửa so với Lục Tốn một tài năng quân sự.

    3- Sai lầm 3: Bị nghĩ lấy Ngô thì yên ổn nhưng bị nhầm, quân Ngụy sẽ phục sẵn quân ở Biên giới Ngụy - Ngô khi chiến trận sắp xẩy ra nếu Ngô thua, ngay lập tức Ngụy sẽ đánh úp nước Ngô trước, tướng khỏe, đường dễ đi thì Ngụy mới lấy được nhiều đất và không hao tổn binh lực. Lúc đó người Ngô thù Thục sẽ hàng Ngụy và Thục hoàn toàn yếu thế hơn so với Ngụy.

    Cộng cả 2 nước Ngô - Thục thì binh lực mới nhỉnh hơn Ngụy một chút thôi, đất Ngụy ở Trung Nguyên nên nhân tài nhiều hơn. Kể cả 2 nước cùng khởi binh đánh Ngụy cũng khó chiến thắng. Do vậy, kế hòa Ngô đánh Ngụy của Lượng là cực chuẩn, liên kết chiếm dần đất Ngụy để làm Ngụy suy yếu là kế sách tốt nhất cho Ngô - Thục (không ăn ngay cả nước được). Thất bại lớn của Bị là tin Quan Vũ "đầu đất, kiêu ngạo" cho nắm Kinh Châu. Quan Vũ kiêu ngạo làm mất liên kết Tôn - Lưu, vô mưu mất mạng, mất luôn cả Kinh Châu. Lúc đó, Thục mất vị trí chiến lược nhất để tiến đánh Ngụy và mất toàn bộ lực lượng Thủy quân tinh nhuệ. Về sau Anh Lượng đánh Ngụy cứ phải qua Kỳ Sơn, rừng núi trùng điệp thì khả năng thành công rất ít.

    Bàn thêm về Lục Tốn

    Lục Tốn khác Mã Tốc, Tốn còn trẻ tưởng ít tham chiến nhưng con Lục Khang cầm quân cả đời nên đã va chạm chinh chiến từ nhỏ (khác Mã Tốc). Sau Tốn thường xuyên phò trợ Tôn Quyền, Lã Mông có nhiều kế hay nên rất được nể trọng. Chỉ mấy anh Tướng già hữu dũng vô mưu của Ngô mới không biết đến Tốn. Quyền dùng "Chu Du, Lã Mông, Lục Tốn" đều lập đại công, cho thấy nhãn quan Quyền cực cao. Nếu suy luận, mưu kế "Áo trắng qua sông" đánh úp Kinh Châu là của Tốn cũng không phải không có lý vì Tốn tham gia chiến dịch này được Lã Mông hết sứ tin cậy. Mà Lã Mông là tướng võ, ít học, sau Quyền phê mới học hành chút ít nhưng chắc chưa đủ bản lĩnh để nghĩ ra kế úp sọt Kinh Châu, phục bắt sống Vân Trường. Sau Lã Mông cử Tốn là đô đốc chứng tỏ Mông rất nể phục Tốn.
  7. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.530
    Đã được thích:
    2.860
    Bị không có đem 70 vạn quân theo đâu. 70 vạn là Mr La chém lên thành thần. Bị chỉ mang khoảng 4-5 vạn quân vì Bị mới đánh được hán Trung và cũng cần cho quân thủ chắc Tây xuyên ích châu đề phong tào Phi đến cướp. Vì vậy mục tiêu của Bị phao là chiếm Ngô chứ đúng ra Bị chỉ cần Kinh Châu là đủ.
    Bị cho Vũ giữ Kinh Châu vì Bị chỉ có tin tưởng mỗi Vũ. Vũ cũng là kẻ có trí có dũng, chỉ tiếc là kiêu ngạo quá, vấn đề là Vũ mất thfi cũng mất rồi, làm sao khắc phục đây? lúa ấy Bị nên đánh Ngô hay Đánh Ngụy?
    Đánh Ngô cũng khó, đánh Ngụy càng khó hơn nhưng giữa hai cái khó chỉ có thể chọn cái nào dễ hơn mà làm. Mục tiêu của Bị là thống nhất thiên hạ vậy mà đánh ai cũng sợ thì thống nhất cái Gi? nếu thấy cái gì cũng khó thì cứ làm Lưu Chương ôm ích châu mà hưởng lạc. muốn thống nhất vậy thì phải lấy lại Kinh Châu. Lúc này đánh Kinh Châu là hợp lý nhất vì Quyền giết hai thằng em của Bị, Bị có cớ báo thù. Nếu không thì sau này nguôi đi Bị lấy cớ gì đánh Ngô lấy Kinh Châu, cho sứ sang đòi thì Quyền đem cái văn bản Bị và Lượng ký ra hứa mượn Kinh Châu lấy Xuyên thục sẽ trả thì Bị vỡ mồm à?
    Đúng ra Lượng phải đi cùng Bị trận này. Đánh được Kinh Châu thì lúc ấy Lượng có thể khuyên Bị dừng lại mượn cớ Tào Phi chuẩn bị cho quân úp hán Trung thì Bị sẽ dĩ nhiên nghe theo. Tiện cả đôi đường nhưng anh Lượng lại khuyên Bị đánh Ngụy đương cự với binh lực hùng mạnh mà lại mất Kinh Châu vậy đánh Ngụy bằng niềm tin à? cái kém của Lượng là ở chỗ đó.
    Lục tốn có giỏi cỡ nào thì cũng thể so được với Lượng. Lượng cùng Bị hành quân đánh lấy lại Kinh Châu thì Tốn sẽ không phải đối thủ. Bộ binh Đông Ngô làm sao dũng mãnh bằng bộ binh của Thục tướng Đông Ngô sao so được với bọn mãnh tướng của Thục lúc ấy như Hoàng Trung Triệu vân mã Đại Ngụy diên.
    sau này cũng vậy! bắc phạt thế nào không biết chứ không lấy được Kinh Châu mà đòi bắc phạt thì Lượng cứ nằm mơ đi. 6 lần ra Kỳ sơn nhưng chẳng được cái gì. nếu cùng đi với Bị úp sọt Ngô lấy được Kinh Châu thì có phải dễ hơn không
  8. warhorses

    warhorses Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2016
    Bài viết:
    1.552
    Đã được thích:
    1.179
    Thời cổ, khi đánh nhau hay phao tin tăng thêm quân lực để tăng thanh thế, nên có thể Bị chưa mang đến 70 vạn đi đánh Ngô kiểu Tháo mang khoảng 50 vạn phao tin lên 80 vạn. Nhưng nếu chỉ mang 4 - 5 vạn quân đi đánh thì không thuyết phục vì Vua khởi binh là mang theo quân lực mạnh nhất toàn quốc, nếu mang 4-5 vạn chỉ bằng 1/4 quân Kinh Châu (Kinh Châu 9 quân có thể tổng động viên 20 vạn quân) sao đánh Kinh Châu chứ chưa nói đánh được Ngô (có thể tổng động viên tầm 40 - 50 vạn quân). 5 vạn chỉ tương đương quân của tướng tiên phong thì Vua cần gì phải thân chinh, cầm quân ít quá thậm chí vua có thể bị bắt sống. Do vậy, không có thông tin nào nói Bị dẫn 5 vạn quân đi đánh Ngô được vì quá vô lý.

    Còn Lượng so với Tốn thì La Quán Trung và đọc giả đánh giá Lượng cao hơn chỉ là trên lý thuyết. tìm hiểu kỹ hơn về Lục Tốn thấy tay này không chỉ là tướng mà còn là nhà chính trị có tài an quốc yên dân. La đã quá ưu ái Lượng khi phong cho Lượng nhiều công của Lượng không làm (như giết Chu Du, kế mượn gió, rút đất, trâu gỗ ngựa máy .... lịch sử nói rõ đánh Xích bích do Du, lúc đó Bị ăn nhờ, Quyền, Du nhìn Bị bằng nửa con mắt nữa là Lượng). La Quán Trung dìm Du nâng Lượng viết sai sử về Xích Bích và sai cả cái chết của Chu Du để đề cao Lượng.

    Lượng và Tốn ai giỏi hơn? Lượng và Tốn chưa từng đánh nhau thì sao biết Lượng giỏi hơn Tốn. Tài của Lượng quá rõ nhưng tài của Tốn thì qua đánh hai trận với Thục, Ngụy là hai chiến dịch lớn, có lẽ chỉ thua Xích Bích và tranh chấp Tháo - Thiệu chứng tỏ tài của Tốn thuộc hàng đầu của Tam Quốc. Các chiến dịch có Tốn đều chiến thắng vẻ vang, Tốn chưa từng thua trận bao giờ. Sau này, Quyền điều Tốn đóng đô ở Kinh Châu làm thế Ỷ Giốc, hổ oai một vùng Ngụy, Thục không dám phạm vào Kinh Châu cả mấy chục năm. Kinh Châu như miếng bánh ngon Lượng muốn lấy lắm nhưng không dám, các đời Ngụy Vương cũng không dám đánh Tốn. Điều này chứng tỏ Lượng hay Ngụy đều sợ Tốn, Tốn cầm 20 chục vạn quân Kinh Châu không khác quốc gia thứ 4 ở Tam Quốc. Trận chiến Thục - Ngô Lượng biết có đi cùng Bị cũng thất bại nên không đi thì sao? Còn trong chiến trận thực tế, tên bay ầm ầm cả chục vạn quân xông vào nhau trong lửa khói có 100 anh Vân, Phi, Trung đều không giải quyết được, La Quán Trung mô tả đánh nhau kiểu 2 tướng xông vào quyết định trận chiến là chỉ có trong lý thuyết.
  9. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.530
    Đã được thích:
    2.860
    Tốn có giỏi hơn Lượng hay không chỉ cần qua 1 chi tiết nhỏ là thấy: lúc Lượng ra Kỳ sơn lần thứ 5 đề nghị Ngô liên minh cứ Tốn bọc đường Kinh Châu đánh Nguỵ. Trong lúc đại quân NGuỵ đang cùng Tư mã y bem nhau với Lượng, NGuỵ để Tào Duệ thân chinh cầm quân nhưng Tốn thắng không nổi phải rút, không chiếm được quận nào của Kinh Châu trong tay Nguỵ. Chứng tỏ Tốn cũng chẳng kiệt suất gì.
    nên nhớ Tốn đánh Nguỵ không phải để giúp Thục mà vì bản thân mình. Lúc này Kinh Châu có 1 số thành như Phàn Thành Tương Dương bao gồm 8 quận Kinh Châu. Đông Ngô và Tốn rất thèm vùng đất này nhưng đánh không nổi đó là chua kể Nguỵ còn vướng mặt trận Kỳ sơn không dồn toàn sức cho Kinh châu được
    Trong tam Quốc khi đánh trên bộ Lượng thân chinh cầm quân không có ai là đối thủ. Lượng không dứt điểm được Ý vì có quá nhiều bất lợi về quân số về lương thảo cũng như địa hình khí hậu. Ý không dám đối công trực diện cùng Lượng mà tận dụng cơ hội ẩn mình chờ cho Thục hết lương tự rút.
    trận di lăng luu bị cầm từ 4-8 vạn quân. theo đúng tư liệu lịch sử. Không có con số 70 vạn.
    Trận này Lượng là bề tôi của Bị. Theo nguyên tắc Lượng phải theo Bị. Huống chi kế hoạch của Bị là chính xác hợp lý. Lượng cãi lời ở nhà là Lượng sai, thứ nhất là bề tôi mà cãi lời chủ công, thứ hai chủ công làm đúng mà Lượng ngăn cản dẫn đế kế hoạch thất bại
  10. warhorses

    warhorses Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2016
    Bài viết:
    1.552
    Đã được thích:
    1.179
    Việc Thục đóng quân với chiều dài 700 dặm trong 40 trại thì tương đương 350km nếu chỉ có 4 vạn quân tức là mỗi trại 1000 người và khoảng gần 10km/trại là cực vô lý. Như vậy ai tổ chức quân đội như vậy, nếu chiều dài thế thì cũng không thể đánh hỏa công được.

    Nếu 4 vạn và quân Ngô do Lục Tốn cần 5 vạn chưa tính đại quân quân do Quyền cầm đóng sau lưng làm quân dự bị thì Lượng theo cũng thua chắc. Tuy nhiên, số liệu 4 vạn đưa ra không được thuyết phục vì quy mô quá nhỏ, khi Lượng đánh Ngụy toàn mang 20 vạn mà Bị là Thục chủ mang 4 vạn đi đánh Ngô càng vô lý. Tôi vẫn bảo lưu quan điểm quân số phải nhiều hơn.

    Việc Tốn dẫn quân đánh Ngụy không đạt được mục đích quay về là thường, cũng như Lượng đánh Ngụy 6 lần Duy đánh Ngụy 9 lần cũng về và chẳng giữ được tấc đất đó thôi. Hơn nữa, Quyền ít đi viễn chinh chủ yếu giữ đất, chỉ nghe ngóng nếu Thục thắng thì đánh hôi chút đất thôi. Bên Ngụy nhiều tướng giỏi, trước chỉ mình Trương Liêu giữ đất Quyền cũng không ăn được.

    Do vậy, về thiệt hại, về chiến lược không ai đánh giá Lục Tốn thua trận cả, chỉ không ăn được phải rút thôi. Cũng như 6 lần ra kỳ sơn của Lượng, 9 đánh Ngụy của Duy không ai nói họ kém.

Chia sẻ trang này