1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân vật nào được yêu thích nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Bee_Gees, 29/09/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.549
    Đã được thích:
    2.873
    Lượng đánh Kỳ sơn bất lợi đủ đường nhưng van bảo toàn quân quay về. Tuy vậy vẫn là thất bại vì không đạt được mục đích. Tu ma y van tự hào là thắng được Lượng. Khương Duy đánh tuy không thất bại nhưng cũng không thắng, hao tổn nguyên khí binh lực mà không được cái gì, bị Chung Hội cầm chân rồi Đặng ngãi thịt Thành Đô. Khương Duy tính ra là bại chứ không phải thắng.
    còn Tốn ở hoàn cảnh thuận lợi mà không chiếm được mãnh đất nào ở Kinh Châu chứng tỏ Tốn cũng cùi mía. không xứng với cái danh bạn đặt cho là tài năng thuộc hàng đầu tam Quốc, còn không so được với Đặng Ngãi.
    Tam quốc chém gió anh Bị cầm 70 vạn quân thì phải chém gió thêm là đóng quân 700 dặm với 40 trại chứ sao? thưc ra Bị chỉ cầm có từ 4 -8 vạn quân vì Bị chỉ muốn chiếm lại mấy quạn Kinh châu bị Quyền thịt từ tay Vũ. Lực của Xuên thục làm gì có khả năng huy động 70 vạn quân? hơn nửa Bị còn phải cho quân ở nhà thủ thành đô và hasn Trung đề phòng Phi đánh úp. Lúc Lượng cầm 20 vạn quân là lúc Lượng quyết sống mái với Nguỵ. Mục tiêu của Lượng không còn là chiếm lại 1 vùng đất mà là san phẳng cả kinh đô Nguỵ nên mới huy động toàn bộ quân tây xuyên, Lượng cũng yên tâm vì đã kết giao với Quyền nên không sợ đánh úp sau lưng
  2. warhorses

    warhorses Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2016
    Bài viết:
    1.552
    Đã được thích:
    1.179
    Sau khi Bị chết, biên giới 3 nước định hình trên cơ sở những yếu tố về địa lý, khi đó Thục đánh Ngụy, Ngô đều khó, Ngụy đánh Thục, Ngô cũng khó Ngô vượt sông đánh 2 nước còn lại cũng thế. Cho đến khi Quyền chết, Tư Mã Ý chết thì biên giới hầu như không đổi.

    Do vậy, Ngô ít đánh nhau nhất nên dân Ngô no ấm thoải mái nhất, Thục nước nhỏ mà động binh nhiều nhất nên dân Thục khổ nhất, Thục mất nguyên khí về sau là nước yếu nhất. Ngụy tuy bị đánh nhưng sức nhàn (đánh ở trong nước) chống sức mỏi của Thục nên nguyên khí của Ngụy không suy hao thậm chí dần mạnh hơn 2 nước kia.

    Sau khi, Quyền, Lượng chết đi, Ý chiếm được quyền thì thế mạnh của Ngụy đã vượt tầm hẳn so với 2 nước còn lại. Thục phải thua vì là nước yếu trừ khi ở Ngụy có binh biến giữa họ Tư Mã và họ Tào nhưng họ Tào bị đánh úp không kịp ngáp nên không có nội chiến.

    Như vậy, thời kỳ Lục Tốn là thời kỳ Đông Ngô lấy được đất Kinh Châu, nước Ngô có diện tích lớn nhất trong lịch sử của nó. Thời chưa mất Kinh châu, chiếm xong 3 xuyên, Hán Trung là thời Thục mạnh nhất trong lịch sử. Xét về công lao, Tốn giúp Lã Mông chiếm kinh châu, Tốn cũng là người khuyên Quyền mở đất về phía Nam (Chu Du không kiếm được tý đất Kinh Châu nào) nên về công thì Tốn hơn Du. Phía Thục thì Lượng và Pháp Chính hơn cả, Thống thì chưa đánh đã chết không tính. Phía Ngụy thì Quách Gia, Tuân Úc, Giả Hủ và sau này Tư Mã Ý và con cháu được đánh giá khá nhất.

    Do vậy, so với các danh tướng cùng thời Tốn lập đại công cho Ngô có thể so với Gia Cát Lượng, Pháp Chính ở Thục, Quách Gia, Tư Mã Ý ở Ngụy. Xét tổng thể ai hơn, ai kém thì tùy quan điểm từng người. Dưới ngòi bút của La Quán Trung thì Nhất Lượng (1 trong tam tuyệt) hội còn lại không lệch nhiều (Quách Gia tư vấn Tháo thắng Thiệu nhưng không trực tiếp cầm Đại Quân), Quách Gia khuyên Tháo không giết bị chứng tỏ nhãn quan còn hạn chế.

    Nói chung, đọc TQDN gần như 100% cho là Lượng giỏi nhất, nhưng về kết quả cuối cùng thì thua anh Tư Mã Ý hết. Còn hỏi những người nghiên cứu kỹ về Tam Quốc thì Lục Tốn luôn được thừa nhận, đánh giá thuộc nhóm hàng đầu trong các tướng của Tam Quốc.
  3. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.549
    Đã được thích:
    2.873
    nếu so thế thì Đặng Ngãi giỏi nhất. giỏi hơn Ý nhiều vì Ý không lấy được mãnh đất nào của Thục, còn Ngãi thì lấy được kinh đô nước Thục.
    Bây giờ thì chỉ cần bàn: kế hoạch đánh Đông Ngô giành Kinh Châu của Bị có chính xác hay không và tại sao Lượng lại không nghe theo?
    và tại sao Lượng lại quyết ra Kỳ Sơn những 6 lần cho đến nỗi chết mà không chọn con đường khác như đánh Kinh Châu giành lại thế chủ động?
  4. warhorses

    warhorses Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2016
    Bài viết:
    1.552
    Đã được thích:
    1.179
    Chắc bác đọc chưa kỹ trả lời của tôi, tôi hoàn toàn đồng ý với bác ở một số điểm:
    + Hướng ra Kỳ sơn không thuận lợi bằng Thục có Kinh Châu và đánh Ngụy theo hướng 2 hướng. Kinh Châu là trung tâm 3 nước nên tiến thoái thuận lợi.
    + Tôi cũng đồng ý nếu lấy lại Kinh Châu thì tốt nhất và Bị đánh Ngô và thỏa hiệp đòi lại vài quân Kinh Châu sau đó ký hòa ước lấy lý do cùng chống Ngụy thì chắc Quyền cũng cắt lại vài quận. Tất nhiên phải chia chác chứ Quyền chẳng sợ gì Bị mà phải nhường Kinh Châu. Ý Quyền rất sợ khi Bị khởi binh là do LQT, còn đất Ngô đến Ngụy sang nó còn chống được sợ chi anh Bị.
    + Tôi cũng nói rõ Bị đánh lấy Ngô là khó, nếu chỉ vài vạn quân (ít hơn quân đồn trú kinh châu là 5 vạn, tổng động viên khoảng 20 vạn) thì sao lấy được Kinh Châu, chưa nói đánh Ngô. Nên dù tư liệu nào nói mang 4 vạn vào Ngô là khó tin.

    Nói chung, các trận chiến cách đây gần 2 ngàn năm thì khó có thể có thông tin chính xác, về cơ bản tôi và bác cũng có nhiều điểm chung về vị thế 3 nước. Nhưng nhận định về nhân vật chắc chắn sẽ khác Ví dụ : bác thích Bị, thích Tháo, tôi thích Ý thích Tháo là bình thường. Bác đánh giá Trường lên bét của hàng soái tôi đánh giá Trường thất bại nặng ở Kinh Châu cũng khá tương đồng. Soái giỏi hàng đầu trong Tam Quốc phải là Trương Liêu, Lã Mông.

    Còn Đặng Ngải bị Chung Hội diệt, Chung Hội bị họ Tư Mã diệt ngay khi có ý đồ bá vương thì tôi chưa đánh giá thành công, kiểu Hàn Tín đánh trận giỏi nhưng sao bằng Trương Lương, Phạm Lãi tiến thoái đúng lúc.
  5. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.549
    Đã được thích:
    2.873
    Tốn cũng bị Quyền úp sọt, chết trong tức tưởi. Không khá hơn nhóm Đặng Ngãi chung hội.
    mà Quyền không có lực huy động 20 vạn cho Kinh Châu trong trận Di lăng, Quyền còn phải điều quân đóng ở Hợp Phì vì sợ Tào Phi đánh úp quân của Quyền đồn trú chỉ là 5 vạn. Trận này Bị cầm quân ít hơn Lục Tốn. Mục đích của Bị chỉ là chiếm lại 4 quận của Vũ bị Quyền hốt là Linh lăng Trường sa Quế Dương Vũ Lang. Bị không có ý định tiến xa hơn vì quân quá ít, Bị vẫn để Đại tướng ma sieu Nguy dien ở nhà. Có thể Bị chủ quan vì Tốn còn nhỏ tuổi
    Bị tính đúng khi đánh Kinh Châu nhưng Bị thua vì Bị không giỏi cầm quân đánh trận, hồi trẻ Bị vẫn thua, sau già vẫn không khá hơn, nên mới cần Lượng làm quân sư. Trận Di lăng tốn nhận xét Bị nếu dùng cả thuỷ bộ kết hợp thì Tốn sẽ nguy, nhưng Bị sai lầm khi cho thuỷ quân lên bờ lập trại lại dàn quân mỏng và đóng quân ở trong rừng, Tào Phi còn nhìn ra sai lầm này của Bị thì nếu có Lượng ở đó sẽ không có sai lầm này. Tôn sẽ rất khó thắng
  6. fuman

    fuman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2015
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    55
    Túm lại là bàn sử hay bàn tiểu thuyết đây :-w

    Xin phép được quay trở lại tiểu thuyết.
    Xét cho cùng TQDN thực chất chỉ là cuộc đấu cân tài cân sức giữa Bị và Lượng. Đến như Tháo và Quyền còn chỉ là những nhân vật phụ (Tháo chỉ tham gia nửa truyện còn Quyền hơi mờ nhạt dù thọ lâu nhất [do trẻ nhất]) thì lũ quạ rỉa xác chết như Tư Mã hay dạng diễn viên quần chúng như Ngải, Hội tuổi gì mà đòi chòi mâm ngọc.:))

    Đúng là 1 cuộc đấu kinh điển kẻ tám lạng người nửa cân, cuối cùng cả 2 đều lăn quay ra chết không ai thắng cả vì quá ngang cơ. Lượng trẻ khoẻ hơn nên chết sau chút. Trung thâm lắm đấy.

Chia sẻ trang này