1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao CNXH (Mác) không thành công tại Tây Phương & ảnh hưởng lớn tại Đông Phương ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Hoailong, 19/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Xét một cách tổng thể, Có 3 câu nói mà Chủ tịch Trung Quốc Tập_Cận_Bình từng sử dụng ở những bối cảnh khác nhau kể từ năm 2013, sau khi ông trở thành lãnh đạo cao nhất, đều được ông Tập đưa vào bài phát biểu trước Quốc hội Việt Nam.
    Động thái này được cho là một sự tổng kết và thông báo tới Việt Nam cũng như các quốc gia trong khu vực về sách lược và tôn chỉ ngoại giao đối với láng giềng của Trung Quốc, trong đó sự lặp lại của các điểm nhấn nhằm chứng minh tính nhất quán, không thay đổi của Bắc Kinh.

    Nói về quan hệ hai nước VN-TQ, ông Tập trích dẫn câu ngạn ngữ Trung Hoa:
    "Huynh đệ đồng tâm, kỳ lợi đoạn kim"

    (anh em đồng lòng thì đủ sắc bén để cắt vàng).

    Câu nói được "biến thể" từ một câu trong "Chu Dịch/KINH DỊCH" thời Tiên Tần:
    "Nhị nhân đồng tâm, kỳ lợi đoạn kim; đồng tâm chi ngôn, kỳ xú như lan".
    Ý nghĩa nguyên thủy từ thời xưa là hai người đồng lòng thì sức mạnh sẽ giống như lưỡi dao sắc bén cắt đứt được kim loại; nếu hai người hòa hợp về chí hướng, đồng tâm đồng đức thì sẽ tỏa hương như hoa lan.

    Trên thực tế, câu nói trên còn trở thành một "công cụ" ngoại giao mà nhà lãnh đạo Trung Quốc sử dụng trong khá nhiều trường hợp khi muốn nêu cao mối quan hệ hợp tác, gần gũi với các nước láng giềng và khu vực.

    Nếu ta theo dõi các sự kiện sau đây:
    Ngày 25/2/2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập_Cận_Bình hội kiến Chủ tịch danh dự Quốc dân đảng Liên Chiến (Đài Loan) đã đem câu "huynh đệ đồng tâm, kỳ lợi đoạn kim" để mô tả "cộng đồng vận mệnh" của Trung Quốc đại lục và Đài Loan.
    Sau đó 5 tháng, ngày 20/7/2013, trong điện mừng ông Mã Anh Cửu tái đắc cử chức Chủ tịch Quốc dân đảng, ông Tập nhắc lại câu này và nhấn mạnh "giấc mơ Trung Quốc cùng tiền đồ của Đài Loan có tương quan mật thiết".
    Đây cũng trở thành câu nói "phải có" trong các cuộc trao đổi của Chủ tịch Trung Quốc với các lãnh đạo, quan chức phía Đài Loan và được xem là "khái niệm của Tập_Cận_Bình về quan hệ 2 bờ eo biển Đài Loan".

    & Ngày 13/9/2014, ông Tập_Cận_Bình cùng Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon tham dự lễ khởi công đường ống dẫn khí qua khu vực Trung Á.
    Tại đây, ông tuyên bố: "Huynh đệ đồng tâm, kỳ lợi đoạn kim; chỉ cần chúng ta đồng tâm hiệp lực thì không có khó khăn nào không giải quyết được".
    Hôm 4/7/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập_Cận_Bình có bài phát biểu quan trọng tiêu đề "Cùng xây dựng tương lai hợp tác Trung-Hàn đưa châu Á chấn hưng thịnh vương" tại Đại học Seoul, Hàn Quốc.

    Câu nói khác với những người tiền nhiệm

    Nói về quan hệ hai nước VN-TQ, theo ông Tập
    "gen hòa bình" đã đi sâu vào lòng người dân Trung Quốc: “Dân tộc Trung Hoa luôn yêu chuộng hòa bình. Gen 'hòa' của dân tộc chưa bao giờ biến dị.

    Từ hơn 2.400 năm trước, cổ nhân Trung Quốc đã đề ra 'lễ chi dụng, hòa vi quý'. Nguyện vọng hòa bình đã ám rễ trong tâm tưởng người Trung Quốc, dung hòa vào dòng máu dân tộc Trung Hoa."

    Trong tình hình quốc tế hiện nay, sự trỗi dậy của Trung Quốc đang bị phương Tây mô tả như một mối đe dọa bành trướng.

    Với tuyên bố này trước Quốc hội Việt Nam, ông Tập muốn tái khẳng định trước truyền thông Việt Nam và quốc tế rằng Trung Quốc không phải là một nguy cơ đối với hòa bình và ổn định khu vực. Và điều này gây chú ý hơn bởi những người tiền nhiệm của ông không ai từng nói như vậy.

    Thông điệp 'Trung Quốc trỗi dậy hòa bình' cũng là điều mà Chủ tịch Trung Quốc từng nhiều lần chuyển tải đến dư luận quốc tế trong các chuyến công du của mình."

    Trong bài phát biểu, ông Tập_Cận_Bình nhấn mạnh thực tiễn đã chứng minh là nhân dân, hai Đảng, hai nước đã lựa chọn đúng con đường phát triển và cả hai dân tộc cần phải kiên định lòng tin, chung tay tiến lên, quyết không để thế lực nào cản trở sự hợp tác đó.
  2. Dani1

    Dani1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2016
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Tại sao chủ nghĩa Mác....?
    Tại vì dân Phương Đông quen với kiểu tư duy "êm đềm" rồi. Người khác nghĩ rồi thì cứ thế dùng thôi, cần gì phân tích, cần gì làm rõ nữa!:-)
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp)

    1 Nhà báo chuyên gia quốc tế Ông Kiều Tỉnh bình luận: "Câu nói về "gen hòa bình" của ông Tập_Cận_Bình nhận được sự quan tâm đáng kể của truyền thông bởi đây là lần đầu tiên, một nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra một tuyên bố như vậy tại Việt Nam.

    Ông Kiều Tỉnh (Nhà báo chuyên gia quốc tế) đánh giá: "Trong cuộc hội đàm với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Tập cũng nhắc lại phương châm 16 chữ và '4 tốt', đồng thời từ trước đến nay Trung Quốc vẫn thường cảnh báo về 'sự tác động của các thế lực bên ngoài' đối với quan hệ Việt-Trung.

    Đây cũng là một bước nhấn mạnh khác để bày tỏ kỳ vọng Việt Nam coi trọng và đề cao quan hệ với Trung Quốc hơn, trong khi phát triển đồng đều quan hệ với các nước khác."

    Cũng trong bài nói của mình, Chủ tịch Tập_Cận_Bình dẫn ngạn ngữ "Ngàn vàng chỉ để mua láng giềng"
    Câu nói này được ông Tập nhấn mạnh trong bài phát biểu trước Quốc hội Việt Nam, xuất phát từ câu ngạn ngữ "thiên kim mãi lân" (“mất hàng ngàn vàng mua láng giềng gần”) của người Trung Quốc, tương tự với câu nói "bán anh em xa, mua láng giềng gần" của người Việt Nam. và nói rằng rằng đây là câu nói mà nhân dân hai nước đều dùng, đều tâm đắc.Câu nói này vẫn đường được người dân Trung Quốc hiện đại sử dụng hàng ngày, như một cách nhấn mạnh tình nghĩa anh em, kêu gọi đồng tâm hiệp lực, giống với câu thành ngữ Việt Nam "một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao".
    Tuy nhiên, ý nghĩa nguyên thủy của câu ngạn ngữ này là lời khuyên dành cho con người, nhấn mạnh nên biết "chọn bạn mà chơi", "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Cụ thể hơn là khuyên người ta có ý thức tự cường và biết giao kết với những người có chí tiến thủ.

    Thời Nam Bắc Triều ở Trung Quốc, có một người tên Lữ Tăng Trân, nhiều đời sinh sống ở khu vực Quảng Lăng. Lữ là người chính trực, có mưu trí và đảm lược, được mọi người trọng vọng.

    Có một người cố ý tìm đến mua căn nhà ở sát vách Lữ Tăng Trân. Mọi người hỏi ông ta:
    "Ông mua nhà hết bao nhiêu tiền."
    Người này đáp lại:
    "1.100 lượng. 100 lượng tôi mua nhà, còn 1.000 lượng kia là để mua láng giềng".
    Trong bài diễn thuyết, ông Tập chỉ ra: "Trăm lượng mua nhà, ngàn lượng mua láng giềng. Láng giềng tốt ngàn vàng cũng không đánh đổi."

    "Người Trung Quốc thường nói, (hương)"Thân mong thân hơn, láng giềng mong gần gũi hơn".

    Hàng xóm láng giềng khó tránh những khi va chạm, nhưng song phương cần kiên trì xuất phát từ đại cục quan hệ hai nước,
    thông qua thảo luận hòa bình hữu nghị, kiểm soát và xử lý tốt mâu thuẫn,"
    ông Tập nói.

    Đây cũng là một câu nói thường sử dụng của người dân Trung Quốc và đã được ông Tập_Cận_Bình khái quát lên thành quan điểm về quan hệ trong khu vực.
    Ngày 7/4/2013, ông Tập có bài diễn văn tại lễ khai mạc Diễn đàn Bác Ngao châu Á, trong đó nêu ra:"Người thân mong thân hơn, láng giềng mong gần gũi hơn.
    Trung Quốc sẽ kiên trì thiện chí, hợp tác với láng giềng, củng cố tình hữu nghị láng giềng, đi sâu vào hợp tác, nỗ lực để sự phát triển của Trung Quốc đem lại lợi ích cho các nước xung quanh."

    Trước thềm chuyến thăm Tajikistan của mình vào tháng 9/2014, ông Tập_Cận_Bình cũng gửi đến truyền thông nước này văn kiện có ký tên.
    Trong văn kiện này, ông Tập chỉ ra: "Người thân mong thân hơn, láng giềng mong gần gũi hơn. Trung Quốc xem Tajikistan là đối tác hợp tác quan trọng để mở cửa về phía Tây."
    Nói về vấn đề an ninh châu Á hồi tháng 5/2014 tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 về tín nhiệm và hợp tác chung châu Á tổ chức ở Thượng Hải, Chủ tịch Trung Quốc nhắc lại những gì ông từng nói ở Diễn đàn Bác Ngao 2 năm trước đó như một lời cam kết về chính sách ngoại giao khu vực.

    Chuyên gia Kiều Tỉnh chỉ ra, phát biểu này trên thực tế không phải là điều mới mẻ.

    "Từ trước đến nay Trung Quốc vẫn thường lấy 'đại cục, tầm nhìn lớn, tầm cao chiến lược' để đưa ra tuyên bố rằng hai nước láng giềng khó tránh khỏi có va chạm, nhưng quan trọng là song phương quản lý và xử lý tốt bất đồng, không để ảnh hưởng đến quan hệ."
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp & sẻ Tiếp)
    Trở lại thập niên 1950, một vị tiền nhiệm của Gorbachev, ông Nikita Khrushchev, đã lần đầu thấy rõ sự mong manh của cái nền tảng của ngôi nhà mà Stalin đã xây lên trên sự khủng bố và dối trá. Nhưng thế hệ thứ năm này của giới lãnh đạo Xô-viết cảm thấy tin tưởng hơn về sức bật của chế độ. Gorbachev và các đồng chí của ông tỏ ra tin tưởng rằng những điều đúng cũng là những điều có thể quản lý được dễ dàng về mặt chính trị (politically manageable). Gorbachev tuyên bố rằng chủ trương dân chủ hóa “không phải là một khẩu hiệu nhưng là tinh túy củaperestroika”. Nhiều năm về sau, ông đã trả lời phỏng vấn như sau:

    Mô hình Xô-viết không những bị đánh bại trên bình diện kinh tế và xã hội; nó bị đánh bại ngay trên bình diện VĂN HÓA. Xã hội chúng ta, nhân dân chúng ta, những người có học vấn nhất, những người có trí thức nhất, đã bác bỏ mô hình ấy trên bình diện VĂN HÓA vì nó không tôn trọng con người, nó đàn áp con người về mặt tinh thần lẫn chính trị.

    Sự thể những cải tổ đã đưa đến cuộc cách mạng năm 1989 phần lớn cũng phát xuất từ một nguyên nhân “lý tưởng” khác: bản thân Gorbachev rất ghét bạo động và, vì thế, ông cương quyết không sử dụng việc áp bức quần chúng (mass coercion) khi tầm mức của các biến chuyển bắt đầu vượt quá ý định ban đầu của ông. Triển khai các lực lượng đàn áp kiểu Xít-ta-lin (Stalin) cho dù để “duy trì chế độ” cũng sẽ là một hành động phản lại niềm tin tưởng son sắt nhất của ông. Một chứng nhân nhớ lại Gorbachev đã nói vào cuối thập niên 1980, “Chúng ta được dạy là chúng ta phải đấm bàn”, rồi ông nắm tay lại, minh họa cú đấm. Viên Tổng bí thư phát biểu tiếp: “Nói chung, việc này có thể thực hiện. Nhưng chúng tôi không thích làm như vậy”.

    Vai trò của tư duy và lý tưởng trong việc mang lại cuộc cách mạng Nga xuất hiện rõ nét hơn khi chúng ta nhìn vào những diễn biến bên ngoài Điện Cẩm Linh. Một ký giả Xô-viết hàng đầu và về sau trở thành một tiếng nói nhiệt tình đối với chủ trươngglasnost, ông Aleksandr Bovin, đã viết vào năm 1988 rằng những lý tưởng củaperestroikađã “chín muồi” giữa lúc nhân dân ngày càng “bức xúc” trước nạn tham nhũng, ăn cắp của công trắng trợn, trước những GIAN_DỐI/LÁO KHOÉT, và những cản trở chặn đứng việc làm của người lương thiện. Những dự kiến “về một cuộc đổi thay có thực chất đang bàng bạc trong không gian”, một chứng nhân khác nhớ lại, và những người mang kỳ vọng này đã tạo nên một khối cử tri rõ nét (appreciable constituency) đang đòi hỏi những cải tổ triệt để. Thật vậy, những kỳ vọng đã đón chào Gorbachev khi ông lên cầm cầm quyền là rất mãnh liệt và ngày càng gia tăng đến độ chúng có thể định hình cho chính sách thực sự của ông. Đột nhiên, chính các tư duy đã trở nên một yếu tố có cấu trúc, có thực thể trong cuộc cách mạng đang diễn ra.

    Theo cách nói của Yakovlev, cái uy tín của ý thức hệ chính thống, vốn ràng rịt toàn bộ HỆ THỐNG chính trị và kinh tế của chế độ Xô-viết “như những niềng thép”, đang rã rệu nhanh chóng. Nhận thức mới đã giúp người dân thay đổi thái độ đối với chế độ và tạo ra “một chuyển biến trong HỆ THỐNG các giá trị”. Dần dần, tính chính đáng của các sắp xếp chính trị [cơ chế chính trị] bắt đầu bị chất vấn. Trong một trường hợp điển hình của “định lý Thomas” bất hủ mà [nhà xã hội học] Robert K. Merton xây dựng thành lý thuyết – “Nếu người ta tin rằng một tình thế là có thực, thì tình thế đó sẽ trở thành hiện thực trong hậu quả của nó”– sự suy đồi thực sự của nền kinh tế Xô-viết chỉ mang lại hậu quả nghiêm trọng sau khi và bởi vì có một chuyển biến cơ bản trong cách người dân cảm nhận và đánh giá thành tích của chế độ.

    Trở lại thập niên 1950, một vị tiền nhiệm của Gorbachev, ông Nikita Khrushchev, đã lần đầu thấy rõ sự mong manh của cái nền tảng của ngôi nhà mà Stalin đã xây lên trên sự khủng bố và dối trá. Nhưng thế hệ thứ năm này của giới lãnh đạo Xô-viết cảm thấy tin tưởng hơn về sức bật của chế độ. Gorbachev và các đồng chí của ông tỏ ra tin tưởng rằng những điều đúng cũng là những điều có thể quản lý được dễ dàng về mặt chính trị (politically manageable). Gorbachev tuyên bố rằng chủ trương dân chủ hóa “không phải là một khẩu hiệu nhưng là tinh túy củaperestroika”. Nhiều năm về sau, ông đã trả lời phỏng vấn như sau:

    Mô hình Xô-viết không những bị đánh bại trên bình diện kinh tế và xã hội; nó bị đánh bại ngay trên bình diện VĂN HÓA. Xã hội chúng ta, nhân dân chúng ta, những người có học vấn nhất, những người có trí thức nhất, đã bác bỏ mô hình ấy trên bình diện VĂN HÓA vì nó không tôn trọng con người, nó đàn áp con người về mặt tinh thần lẫn chính trị.

    Sự thể những cải tổ đã đưa đến cuộc cách mạng năm 1989 phần lớn cũng phát xuất từ một nguyên nhân “lý tưởng” khác: bản thân Gorbachev rất ghét bạo động và, vì thế, ông cương quyết không sử dụng việc áp bức quần chúng (mass coercion) khi tầm mức của các biến chuyển bắt đầu vượt quá ý định ban đầu của ông. Triển khai các lực lượng đàn áp kiểu Xít-ta-lin (Stalin) cho dù để “duy trì chế độ” cũng sẽ là một hành động phản lại niềm tin tưởng son sắt nhất của ông. Một chứng nhân nhớ lại Gorbachev đã nói vào cuối thập niên 1980, “Chúng ta được dạy là chúng ta phải đấm bàn”, rồi ông nắm tay lại, minh họa cú đấm. Viên Tổng bí thư phát biểu tiếp: “Nói chung, việc này có thể thực hiện. Nhưng chúng tôi không thích làm như vậy”.

    Vai trò của tư duy và lý tưởng trong việc mang lại cuộc cách mạng Nga xuất hiện rõ nét hơn khi chúng ta nhìn vào những diễn biến bên ngoài Điện Cẩm Linh. Một ký giả Xô-viết hàng đầu và về sau trở thành một tiếng nói nhiệt tình đối với chủ trươngglasnost, ông Aleksandr Bovin, đã viết vào năm 1988 rằng những lý tưởng củaperestroikađã “chín muồi” giữa lúc nhân dân ngày càng “bức xúc” trước nạn tham nhũng, ăn cắp của công trắng trợn, trước những GIAN_DỐI/LÁO KHOÉT, và những cản trở chặn đứng việc làm của người lương thiện. Những dự kiến “về một cuộc đổi thay có thực chất đang bàng bạc trong không gian”, một chứng nhân khác nhớ lại, và những người mang kỳ vọng này đã tạo nên một khối cử tri rõ nét (appreciable constituency) đang đòi hỏi những cải tổ triệt để. Thật vậy, những kỳ vọng đã đón chào Gorbachev khi ông lên cầm cầm quyền là rất mãnh liệt và ngày càng gia tăng đến độ chúng có thể định hình cho chính sách thực sự của ông. Đột nhiên, chính các tư duy đã trở nên một yếu tố có cấu trúc, có thực thể trong cuộc cách mạng đang diễn ra.

    Theo cách nói của Yakovlev, cái uy tín của ý thức hệ chính thống, vốn ràng rịt toàn bộ HỆ THỐNG chính trị và kinh tế của chế độ Xô-viết “như những niềng thép”, đang rã rệu nhanh chóng.
    Nhận thức mới đã giúp người dân thay đổi thái độ đối với chế độ và tạo ra “một chuyển biến trong HỆ THỐNG các giá trị”. Dần dần, tính chính đáng của các sắp xếp chính trị [cơ chế chính trị] bắt đầu bị chất vấn. Trong một trường hợp điển hình của “định lý Thomas” bất hủ mà [nhà xã hội học] Robert K. Merton xây dựng thành lý thuyết – “Nếu người ta tin rằng một tình thế là có thực, thì tình thế đó sẽ trở thành hiện thực trong hậu quả của nó”– sự suy đồi thực sự của nền kinh tế Xô-viết chỉ mang lại hậu quả nghiêm trọng sau khi và bởi vì có một chuyển biến cơ bản trong cách người dân cảm nhận và đánh giá thành tích của chế độ.
    ( sẻ Tiếp)
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Lời Phi lộ cho ~ Bài viết:

    Các bài viết trên đây Hẵng để cho Ng đọc nó suy ngẫm như người ta chơi cái trò chơi Trung Hoa được gọi là:
    (*)tangram28: ban đầu đây là một hình vuông mà người ta cắt ra thành bẩy miếng hình học: tam giác, quả trám, vuông.
    Sau đó, Người ta có thể xáo trộn bẩy miếng này rồi cấu thành lại hình vuông ban đầu, nhưng người ta cũng có thể tổ hợp chúng thành nhiều hình dạng giống những con người, những con vật hoặc đồ vật khác nhau tùy theo ý tưởng Ng đọc.
    Như André Chieng ở đoạn cuối bài Tựa quyển sách Thực tiễn Trung Hoa bàn với F. Jullien, Grasset, 2006 _ trần tình:

    Xem:


  6. hoadaols

    hoadaols Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    203
    4rum này hồi xưa đông vui, nhiều bài bổ ích. Lâu lâu ghé qua thấy vắng như chùa Bà Đanh, thấy buồn buồn.
  7. Dani1

    Dani1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2016
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Thì bạn hãy góp phần làm cho nó vui lại đi! Ghé qua 1 nhoáng, quăng một câu như ổi chát thì ai chẳng làm đc! Hử?:-)
  8. Nong_nan_HaNoi

    Nong_nan_HaNoi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2016
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    55
    Chuẩn rồi chấm com.
    chuanroi.com
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Nếu các Bạn đọc có hứng thú Có thể chơi trò "Trí uẩn" sau đây:
    Lắp ghép 1 hình "Búa Liềm" BT của CNXH Mác trên lá Quốc Kỳ LX củ
    [​IMG][​IMG]
    Hãy Biến đổi chúng lại thành Ngôi sao 5 cánh trên Quốc Kỳ VN & TQ thử xem nó sẻ đơn giản ra sao?
    [​IMG]
    Từ 2 mô hình trên Biến đổi chúng thành BT chử "CHI" xem nó ra sao nhé !!!

    Chử CHI :

  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    CHÂN LÝ hay BIỆN CHỨNG đường VÒNG – (#) Phần IV
    (*) (#) tiêu đề do Ng viết đặt bổ sung
    Nguồn tham khảo: André Chieng – Bàn về thực tiễn của Trung Hoa cùng với Francois Jullien – NXB ĐN 2007
    (Tiếp & còn Tiếp)
    :-t!!!! ...Bài viết còn hơi dài !!! Các Bác kiên nhẫn !!!....~X(

    Thói quen Trung Hoa đọc một diễn ngôn & luận ra nhiều cách hiểu và tìm tòi mọi ý nghĩa đã hình thành quá sâu trong tâm thức nên một số diễn ngôn phương Tây đơn tuyến bị hiểu nhầm. Có một hôm tôi (A. Chieng) phải chữa một bản thuyết trình mà một trong những khách hàng của tôi phải trình bày trong một hội nghị quốc tế diễn ra ở Trung Quốc. Trước khi đọc bản thuyết trình này, ông muốn biết ý kiến của tôi liệu nó có được những thính giả Trung Hoa hiểu đúng không.
    Mọi sự có vẻ như trôi chảy rồi gặp phải một đoạn ở đó khách hàng của tôi có lời bình về mọt quy tắc Trung Hoa mới được công bố. Theo ông ta, quy tắc này có những điều tích cực và những điều tiêu cực, tuy vậy trong bài thuyết trình ông triển khai chủ yếu những phương diện tiêu cực. Tôi hỏi ông về những cảm nghĩ thực sự của ông, ông trả lời rằng luật này thực sự có những phương diện hết sức tích cực có tính chất hiển nhiên đối với mọi người, không cần thiết phải nhấn mạnh điều này.
    Trái lại, những phương diện tiêu cực trực tiếp khó thấy hơn, do đó cần phải làm rõ. Thái độ của ông rất lôgích.
    Nhưng tôi lưu ý ông về nguy cơ của cách trình bày này: những người Trung Quốc nghe bản thuyết trình của ông họ sẽ không chú ý đến ý kiến ông nhìn nhận có cả mặt tốt và mặt xấu. Đặc biệt họ sẽ so sánh nội dung những lời giải thích của ông và nhận thấy rằng ông nói kỹ về những phương diện tiêu cực, họ sẽ kết luận rằng ông chỉ thấy những mặt tiêu cực. Hậu quả là ông sẽ bị chê là thiên vị mà họ đã xem ông là thiên vị, là thái quá thì họ sẽ không coi trọng lắm lời nói của ông. Tôi bèn khuyên ông đừng có sợ nói về những điều hiển nhiên, những điều này sẽ góp phần lập lại sự thăng bằng cần thiết cho một bài diễn văn ở Trung Quốc có tầm quan trọng.

    Việc sử dụng sự VÒNG VO trong diễn ngôn Trung Hoa bày ra đầy đủ khía cạnh trong một chiến thương mại diễn ra giữa Trung Hoa và Hoa Kỳ được gọi là “chiến tranh xu-chiêng (áo nịt nhũ hoa)” được thể hiện sau đây.
    (còn Tiếp)

Chia sẻ trang này