1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
  1. Yazidi

    Yazidi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/10/2015
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    211
    Nga đang tống hàng cũ vào Syria, đến cả phi công máy bay bị Thổ bắn hạ còn dùng thiết bị liên lạc cũ ko nhận đc cả tín hiệu theo đường dây liên lạc quốc tế nữa thì đừng mong họ cải thiện việc giết nhầm đồng minh. Nhớ vụ kho xăng dầu quân cp ở Deir to bổ bổ mà còn dõng dạc bảo của IS để không kích :(
  2. HungSon12C7

    HungSon12C7 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    3.047
    Đã được thích:
    3.910
    Clone của chú nào đây ? Giọng điệu giống chú Đá quá ... =))
    Nhảm vừa thôi bợn ... Bố mèo của bọn với những vũ khí siu hiện đại nhứt quả đất còn bắn nhầm đồng bọn và bệnh viện thường xuyên thì Nga với hàng cùi bắp ,lạc hậu lại sắp chết đói thì nhầm là chuyện thường thôi . Chắc thằng phi công Nga sáng đi ném bom mà ko được ăn sáng nên hoa mắt rồi ném nhầm đóa :))
    filber70, nhomnhemHaiphongfun thích bài này.
  3. HungSon12C7

    HungSon12C7 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    3.047
    Đã được thích:
    3.910
    Mình ko biết ngôn ngữ Arab như tước nên đành copy và pate từ báo mạng VN đóng góp bài vào đây vậy . :))
    Nga cảnh báo đơn phương dùng vũ lực nếu lệnh ngừng bắn ở Syria bị vi phạm
    [​IMG]
    Hãng tin RT dẫn lời trung tướng Sergei Rudskoi, phát ngôn viên Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga, cho biết: “Nếu Mỹ không phản hồi đề xuất của chúng tôi về việc kiểm soát lệnh ngừng bắn, bắt đầu từ ngày 22/3, Nga sẽ đơn phương áp dụng các điều khoản nêu trong thỏa thuận ngừng bắn”.

    Quan chức này cũng nói thêm, Nga chỉ sử dụng lực lượng quân đội sau khi có bằng chứng xác thực về các hoạt động vi phạm thỏa thuận ngừng bắn mà các nhóm vũ trang ở Syria đã cam kết hồi tháng 2.

    Tuyên bố đưa ra sau khi Nga hồi cuối tháng 2 đã gửi cho các đại diện của Mỹ một đề xuất về việc làm thế nào để kiểm soát tuân thủ lệnh ngừng bắn ở Syria. Văn bản này kêu gọi hai bên tham vấn trong trường hợp các có thông tin về hoạt động vi phạm, cũng như thảo luận các biện pháp quân sự đối phó các bên vi phạm, ông Rudskoy cho biết.

    Nga tiếp tục đưa ra đề nghị này với Mỹ trong tháng 3, nhưng đến nay, Mỹ vẫn chưa sẵn sàng thảo luận đề xuất đó, ông Rudskoy nói.

    Bộ Ngoại giao Nga xác nhận họ đã liên hệ với các đại diện của Mỹ liên quan đến vấn đề này, nhưng không có hiệu quả. Trong tình hình như vậy, Nga “có thể đơn phương ngăn chặn các hoạt động vi phạm của phiến quân”, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố hôm qua.

    Trong khi đó một quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng: “Bất cứ hành động đơn phương nào của Nga để ứng phó vi phạm ngừng bắn là không thể chấp nhận được và đi ngược lại tinh thần của Thỏa thuận ngừng thù địch”.

    Thỏa thuận ngừng bắn ở Syria có hiệu lực từ ngày 27/2. Thỏa thuận này tuy nhiên không áp dụng với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), Mặt trận al-Nusra, cùng các nhóm bị liệt vào danh sách khủng bố. Theo thống kê của Bộ Quốc phòng Nga hôm qua, trong vòng 24 giờ qua đã có ít nhất 6 vi phạm lệnh ngừng bắn ở Syria, và khoảng 250 lần kể từ khi thỏa thuận có hiệu lực. Gần đây, cả IS và Mặt trận Al-Nusra đều tăng cường các hoạt động vũ trang ở Syria.

    Hiện Nga đã rút phần lớn lực lượng không kích khỏi Syria sau khi đã hoàn thành các mục tiêu đề ra ban đầu và cũng nhằm tạo điều kiện cho cuộc đàm phán hòa bình Syria đang diễn ra ở Geneva.

    Minh Phương
    Massu thích bài này.
  4. HungSon12C7

    HungSon12C7 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    3.047
    Đã được thích:
    3.910
    Nga triển khai các trực thăng tấn công Mi-28 và Ka-52 tại Syria
    [​IMG]
    Máy bay Mi-28N. (Nguồn: immortaltoday.com)
    Trích dẫn các bức ảnh chụp căn cứ không quân Nga ở ngoại ô Latakia trưa 17/3 - thời điểm hơn 1/4 nhóm không quân Nga rút khỏi Syria, các nhà phân tích lưu ý Moskva đang mở rộng cơ sở hạ tầng căn cứ này và trong những ngày qua đã triển khai lực lượng bổ sung.

    Theo Stratfor, Nga đã triển khai tại căn cứ các trực thăng tấn côngMi-28 và Ka-52. Các nhà phân tích cho rằng những trực thăng này có thể thực hiện không chỉ chức năng bảo vệ, mà cả hoạt động tìm kiếm-cứu hộ, và yểm trợ bộ binh trực tiếp từ trên không.

    Ngoài ra, Stratfor lưu ý Nga vẫn chưa rút các máy bay Su-30 và Su-35, và sau khi tuyên bố rút quân vẫn tiếp tục yểm trợ từ trên không cho lực lượng chính phủ Syria, giao tranh với các tay súng tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng ở ngoại ô Palmyra. Stratfor cũng dẫn các hình ảnh chụp cảng Tartus, theo đó không thấy bất cứ sự chuyển dịch thiết bị quân sự đáng kể nào của Nga khỏi Syria.

    Các nhà phân tích lưu ý tại cảng này có thể thấy các phương tiện vận tải quân sự, song không có pháo hạng nặng. Stratfor cho rằng đây là bằng chứng về khả năng Nga muốn tiếp tục tích cực hỗ trợ hoạt động của lực lượng chính phủ Syria trên bộ. Thêm vào đó, Nga có thể đã chuyển giao một phần các thiết bị này cho các đồng minh ở Syria.

    Việc rút các đơn vị chính khỏi Syria được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố hôm 14/3. Hãng tin Reuters, sau khi phân tích hình ảnh trên truyền hình nhà nước Nga, hôm 16/4 ước tính Nga đã rút khỏi Syria gần 1/2 số máy bay. Ngày 18/3, đại diện chính thức Bộ Tư lệnh trung tâm quân đội Mỹ, Trung tá Patrick Ryder nói rằng Nga đã rút phần lớn các máy bay ném bom khỏi Syria./.
    Massu thích bài này.
  5. HungSon12C7

    HungSon12C7 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    3.047
    Đã được thích:
    3.910
    Chiến tranh: Nga hiệu quả nhất, Mỹ hao người tốn của nhất
    Trong tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa công bố chi phí cho chiến dịch không kích các mục tiêu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS tại Syria là khoảng 464 triệu USD (33 tỷ rúp). Đây là nguồn kinh phí trích từ ngân sách hoạt động quân sự của Bộ Quốc phòng Nga.

    Các chuyên gia quân sự Nga cho rằng, đây là khoản chi rất nhỏ, chưa bằng 0,8% ngân sách quốc phòng năm 2015 của nước này. Điều đó chứng tỏ, hoạt động ném bom các phần tử khủng bố IS ở Syria đòi hỏi chi phí không lớn hơn nguồn ngân sách giành cho hoạt động tập trận quân sự hàng năm.

    Theo hãng tin CNBC, báo cáo ngân sách quốc phòng hàng năm (Defense Budgets Annual Report) của tạp chí quốc phòng IHS Jane’s cho thấy, năm 2015 chi tiêu quốc phòng của Nga đạt mức 54,1 tỷ USD, cao nhất kể từ năm 2006.

    Kể cả so với công bố ngân sách quốc phòng Nga năm 2016 mà điện Kremlin mới công bố vào ngày 7-3 vừa qua là 3,14 nghìn tỷ rúp (43,6 tỷ USD theo tỷ giá hiện hành), chi phí cho hoạt động quân sự hỗ trợ chính quyền Assad ở Syria cũng chỉ chiếm khoảng 1%.

    Khi phát biểu tại lễ trao thưởng tại điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, hầu hết nguồn kinh phí 33 tỷ rúp đó là ngân sách dự trữ của Bộ quốc phòng, nằm trong ngân sách của Bộ năm 2015 để thực hiện các cuộc diễn tập quân sự và huấn luyện chiến đấu.

    "Chúng tôi chỉ đơn giản là chuyển hướng các nguồn lực đó vào việc đảm bảo hoạt động của nhóm quân ở Syria. Và có lẽ, chưa từng có ai phát minh ra một cách hiệu quả hơn để đào tạo, rèn luyện kỹ năng chiến đấu trên thực tế như Nga" - ông chủ điện Kremlin nhấn mạnh.

    [​IMG]
    Nga duy trì mức chi phí khá thấp cho hoạt động không kích IS ở Syria
    Tổng thống Putin tuyên bố rằng, về cơ bản, lực lượng không quân Nga ở Syria đã đảo ngược tình hình trong việc tiêu diệt các tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS và al-Qaeda (al-Nusra) tại Syria và củng cố quy chế nhà nước và chính quyền hợp pháp của ông Assad, với chi phí thấp nhất.

    Trong khi Nga chỉ mất suýt soát 3 triệu USD/ngày cho chiến dịch không kích tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria nhưng vẫn đạt được hiệu quả cao, thì Mỹ chi tới gần 11,5 triệu USD mỗi ngày cho hoạt động quân sự ở Iraq và Syria mà chỉ khiến IS càng ngày càng mạnh.

    Sau phát ngôn của ông Putin, các chuyên gia Nga cho rằng, xét về tương quan giữa tính hiệu quả và ngân sách bỏ ra, chiến dịch quân sự của nhóm Hàng không-Vũ trụ Nga ở Syria xứng đáng được coi là cuộc chiến tranh có chi phí thấp nhất nhưng lại đạt hiệu quả cao nhất.

    Ngoài hai cuộc chiến tranh thế giới, những hoạt động quân sự nào của thế kỷ XX và XXI có chi phí tốn kém nhất? Các chuyên gia quân sự Nga không ngần ngại chỉ ra rằng: Đó là Mỹ. Các hoạt động quân sự của Mỹ ở nước ngoài được xếp vào dạng “hao người, tốn của, gây ra hậu quả trầm trọng nhất”.

    Những cuộc chiến của Mỹ: “Hao người, tốn của, gây ra hậu quả trầm trọng nhất”

    Chiến tranh vùng Vịnh 1990-1991 có thể được gọi là một trong những xung đột quân sự chớp nhoáng trong lịch sử Hoa Kỳ. Hoạt động của lực lượng liên quân do Hoa Kỳ đứng đầu mang tên "Bão táp sa mạc" kéo dài 42 ngày và kết thúc bằng việc giải phóng Kuwait và quân đội Iraq tháo lui.

    Thế nhưng hoạt động quân sự ngắn ngủi này cũng đã khiến Mỹ mất 102 tỷ USD và 298 quân nhân thiệt mạng (nhiều người trong số đó bị chết do trúng đạn của chính quân đội Mỹ bắn nhầm).

    Sau các cuộc tấn công khủng bố vào Tòa Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, Thành phố New York ngày 11-9-2001, Tổng thống Mỹ George W. Bush phát động "cuộc chiến chống khủng bố" - chiến dịch "Nền tự do bền vững", được tiến hành ở Afghanistan, Iraq, Pakistan, Somalia, Yemen...

    Các chuyên gia trường Đại học Harvard ước tính rằng sự tham gia của Mỹ trong cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan tiêu tốn khoảng 4 nghìn tỷ đến 6 nghìn tỷ USD, khiến cho "cuộc chiến chống khủng bố" này thành xung đột quân sự tốn kém nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

    Tuy nhiên, hiệu quả của cuộc can thiệp quân sự lần 2 vào Iraq thì vô cùng không tương xứng. Không cần bất cứ số liệu thống kê nào thì chúng ta cũng đã thấy, hiện nay Iraq loạn lạc và chết chóc như thế nào.

    Còn ở Afghanistan thì sao? Tờ Washington Post, dựa theo các nguồn tin phương Tây và bản xứ cho biết rằng, hiện khoảng 30% lãnh thổ nước này nằm dưới sự kiểm soát của tổ chức khủng bố Taliban, 7.000 binh sĩ Afghanistan thiệt mạng, 12.000 người bị thương cho đến năm 2015.

    Cuộc chiến ở Afghanistan của Mỹ kết thúc với việc 30% lãnh thổ nước này bị Taliban kiểm soát

    Còn cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài 8 năm đã khiến Mỹ phải tiêu tốn 738 tỷ USD và hơn 58.000 quân nhân thiệt mạng, cùng với một khối lượng vũ khí, trang bị và viện trợ quân sự khổng lồ.

    Tuy nhiên, hậu quả lớn nhất mà Washington phải gánh chịu sau cuộc chiến này là "hội chứng Việt Nam", thể hiện trong việc nhiều người Mỹ từ chối hỗ trợ việc các lực lượng vũ trang tiến hành những chiến dịch quân sự lâu dài và mạo hiểm cùng với hàng loạt binh lính mắc các chứng bệnh khác nhau, hoặc nhiễm chất độc da cam...

    Cuộc chiến giữa miền Bắc và miền Nam Triều Tiên bắt đầu năm 1950 và kéo dài trong 3 năm. Tham gia vào cuộc chiến tranh này, đối đầu với Liên Xô, Trung Quốc và Triều Tiên cũng khiến Mỹ thiệt hại 341 tỷ USD và khoảng 34.000 người thiệt mạng.

    Cuộc chiến ở Kosovo kết thúc với hoạt động “Lực lượng đồng minh” (Allied Force), kéo dài trong 78 ngày của NATO, trong đó máy bay Đồng minh tiến hành chiến dịch không kích vào các mục tiêu quân sự và cơ sở hạ tầng dân sự của nước Cộng hòa Liên bang Nam Tư.

    Theo các chuyên gia quân sự của Tạp chí Jane's, chiến dịch không kích Nam Tư khiến NATO tốn khoảng 43 tỷ USD. Theo chính quyền Nam Tư, trong quá trình đó "lực lượng liên quân" giết hại hơn 1.700 dân thường, khoảng 10 ngàn người bị thương nặng.

    Theo Toàn Thắng

    Đất Việt
    ngotuanMassu thích bài này.
  6. Yazidi

    Yazidi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/10/2015
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    211
    Baodatviet với Sputnik và FARS cần đưa vào list nguồn cấm vì post tin bịa với tự sướng chủ yếu :))
    Lefan_1, mikienjun_lee thích bài này.
  7. HungSon12C7

    HungSon12C7 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    3.047
    Đã được thích:
    3.910
    BBC , CNN , FOX , RFA .... là nguồn tin chính thống của thế giới văn minh đúng ko chú ? :))
    ngotuan thích bài này.
  8. mikien

    mikien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2003
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    199
    Những sai lầm chiến lược của Putin

    (GDVN) - Chính phủ không có tiền cho trẻ em bị bệnh nhưng có hàng triệu USD cho chiến tranh. Xin hãy thương xót những bậc cha mẹ đã không bỏ rơi con cái của họ...


    The Guardian ngày 18/3 đưa tin, những người khuyết tật ở Nga đã tỏ ra phẫn nộ với chính quyền nước này khi thay đổi quy định về điều kiện trợ cấp cho người khuyết tật, khiến cho khoảng 500.000 người khuyết tật trên toàn nước Nga bị mất trợ cấp bởi quy định mới.

    Theo đó, Bộ Lao động và Bảo trợ xã hội Nga đã giới thiệu các quy định mới dựa trên mô hình của Đức về việc hỗ trợ quyền lợi cho người khuyết tật theo các loại bệnh lý và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

    Với hệ thống các quy định mới, người khuyết tật chỉ được trợ cấp khi được cơ quan y tế xác nhận mất ít nhất 40% chức năng nào đó của cơ thể. Nhiều gia đình chăm sóc cho trẻ em khuyết tật đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các quy định mới này của chính phủ Nga.

    Kết quả là, số người Nga khuyết tật chính thức được công nhận là người khuyết tật theo quy định mới đã giảm gần 500.000 trong 18 tháng - từ 12,9 triệu vào đầu năm 2014 xuống còn 12,5 triệu người vào tháng 9/2015, theo số liệu của chính phủ Nga.

    Có thể thấy rằng đây là một sự phơi bày thực chất khó khăn của nước Nga. Hậu quả của các lệnh cấm vận cộng với sự sụt giảm của giá dầu, chi phí tốn kém trong cuộc không kích tại Syria đã khiến cho kinh tế đất nước này ngày càng xuống dốc.

    Tuy nhiên, việc thay đổi quy định để cắt giảm trợ cấp cho người khuyết tật là một việc làm khó có thể chấp nhận được của chính quyền Tổng thống Putin trong việc giải quyết khó khăn cho nền kinh tế Nga.

    Từ sai lầm đến tàn nhẫn

    [​IMG]

    Vì những khó khăn kinh tế, chính quyền Nga đã thực hiện những hành động tàn nhẫn là cắt giảm trợ cấp của người khuyết tật. Ảnh: TASS.


    Như người viết đã từng phân tích, Tổng thống Nga Putin đã mắc sai lầm chiến lược khi không tập trung hoàn thiện thể chế chính trị tại nước Nga để rồi từ đó tiếp tục mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác, dẫn đến sự khủng hoảng tồi tệ cho nền kinh tế của nước Nga hiện nay.

    Đến giờ này có thể khẳng định rằng, tất cả những toan tính của ông Putin nhằm kéo nước Nga ra khỏi khủng hoảng đều là những toan tính không thành công. Con bài Ukraine xem ra không còn một chút giá trị gì, ngược lại nó còn làm thiệt hại cho nước Nga rất lớn.

    Khi đang vùng vẫy trong cơn khủng hoảng chưa lối thoát thì ông Putin lại quyết định ném bom IS tại Syria, mà mục đích là chống đỡ cho chế độ Adssad để dùng con bài này mặc cả với Mỹ. Nhưng ông lại quên rằng, Mỹ chuẩn bị vào mùa bầu cử nên sự quan tâm vào cuộc chiến Syria sẽ trở thành thứ yếu.

    Một mục đích khác lớn hơn là nhắm tới NATO, nhưng ông Putin lại có hành động được xem là không tương xứng khi đi quá đà trong “sự kiện 17 giây” với Thổ Nhĩ Kỳ. Vậy là NATO nhường quyền quyết định cho đồng minh của họ đối mặt với Nga, còn họ có những toan tính khác.

    Khi có được con bài dân nhập cư có thể giúp Nga giảm nhẹ được cấm vận thì Nga lại không chủ động khai thác. Đến bây giờ thì EU đã không cần tới Nga nữa, vì đã có Thổ Nhĩ Kỳ san sẻ gánh nặng nhằm lấy điểm với Liên minh kinh tế này.

    Quanh đi quẩn lại chỉ còn con bài dầu thô là Nga có thể sử dụng thì đùng một cái Mỹ ném cái phao cho Iran. Cuối cùng Nga phải ngậm đắng nuốt cay nhìn dòng dầu thô từ Iran chảy đi nhiều ngả cùng với đó là giá dầu thế giới không thể sớm đảo chiều.

    Trong cơn bĩ cực, ông Putin đã bắt tay với anh “nhà giàu cũng khóc” Saudi Arabia – đối thủ của Iran. Nhưng rõ ràng đây là một bước đi mà không cần tính toán nhiều cũng biết không thể thành công trong thời đểm hiện tại.

    Ông Putin hướng về người bạn chiến lược mới Trung Hoa với hy vọng AIIB sớm vận hành, để Nga có thể tận dụng vốn vay của định chế tài chính khổng lồ này nhằm vượt qua khó khăn hiện tại.

    Nhưng ông Putin đã lầm. Tập Cận Bình sẽ để cho Nga không còn cựa quậy được nữa thì mới rót vốn. Bởi lúc đó, đồng tiền của Bắc Kinh sẽ có sức mạnh gấp nhiều lần.

    Quay về chiến trường Syria, Putin đã không nhanh chóng cùng Obama gút lại những điểm chính của con bài này, mà cứ cò cưa để đến lúc không còn chịu đựng được nữa thì phải tuyên bố rút quân, bỏ bạn cứu lấy mình. Việc Nga rút khỏi Syria là một thất bại chứ không thể gọi là thành công như ai đó đã nhận định.

    Bởi lẽ, đến giờ này không ai có thể phân tích hay liệt kê những gì Nga đạt được trong mấy tháng mang bom ném xuống cứ địa của IS tại Syria. IS thì vẫn lẩn như trạch, Mỹ thì không hợp đồng tác chiến nên chỉ có bom đạn Nga cày xới đất nước Syria.

    Có thể thấy rằng, tất cả những gì mà ông Putin hành động trong thời gian qua, từ sự kiện Crimea, đều là những sai lầm mang tính lũy tiến, sai lầm sau lớn hơn sai lầm trước.

    Đến lúc này thì "gấu" Nga khó có thể đúng vững được với những hậu quả nặng nề mà chưa biết khi nào mới tới ngày nhẹ gánh.

    Tuy nhiên, khó có thể tưởng tượng được chính quyền Nga sẽ có những hành động nhắm vào việc cắt giảm phúc lợi dành cho người khuyềt tật. Bởi lẽ phúc lợi xã hội dành cho những người phải gánh nỗi đau đồng loại luôn là thể hiện của tiến bộ xã hội. Vì vậy hành động ấy rất tàn nhẫn.

    "Đó là một cú sốc đối với chúng tôi. Bây giờ, chúng tôi phải trả tiền cho các bài kiểm tra và các loại thuốc từ túi riêng của chúng tôi. Họ đã lấy đi mọi thứ của chúng tối. tất cả sự quan tâm của họ là giảm số lượng người tàn tật để cắt giảm ngân sách",bà Marina Nizhegorodova, mẹ của một đứa trẻ khuyết tật nói với The Guardian.

    "Chính phủ không có tiền cho trẻ em bị bệnh nhưng có hàng triệu USD cho chiến tranh. Xin hãy thương xót những bậc cha mẹ đã không bỏ rơi con cái của họ trong trại trẻ mồ côi", Tamara Gil, sống ở Omsk, Siberia đã đề cập đến chiến dịch không kích đầy tốn kém của Nga ở Syria.

    Bà Olga Murtazina, sinh sống ở Magnitogorsk có con gái bị từ chối tình trạng khuyết tật, cho rằng mục đích thực sự của hệ thống những quy định mới về khuyết tật là để tiết kiệm ngân sách trả cho các chi phí dành cho người người tàn tật ở Nga. Khi được hỏi bà có đưa ra vấn đề tòa án nhờ xem xét thì bà cho biết, từ lâu bà không còn tin vào chính quyền, theo The Guardian.

    Tổng thống Putin sẽ đưa nước Nga đi về đâu?


    Có thể thấy rằng, trong bất cứ chế độ nào, việc cắt giảm trợ cấp phúc lợi dành cho người khuyết tật là biện pháp cuối cùng khi nhà nước không còn đủ ngân sách để trang trải, nghĩa là khi kinh tế rơi vào khủng hoảng. Vì vậy, việc chính phủ Nga phải có hành động bất nhẫn này chứng tỏ họ đã hết cách.
    “Những thay đổi diễn ra trong thời buổi khó khăn kinh tế của nước Nga. Cả nước đang quay cuồng bởi những tác động của giá dầu thế giới thấp, bởi lệnh trừng phạt phương Tây trong cuộc xung đột ở miền đông Ukraine, và bởi cả "biện pháp trừng phạt" hạn chế nhập khẩu của riêng Kremlin.

    Kết quả là nền kinh tế Nga sụt giảm tới 3,7% trong năm 2015, và dự kiến sẽ giảm thêm 1% trong năm 2016”, The Guardian bình luận.

    Không ai có thể nghĩ được rằng sẽ có ngày một nước Nga hùng mạnh phải khốn khó, quay quắt như lúc này. Bao nhiêu thành quả mà nước Nga có được trong gần một thập kỷ với hai nhiệm kỳ Tổng thống của ông Putin đến lúc này đã gần như mất hết. Ông Putin vẫn đang dò dẫm tìm lối ra cho ông và cho nước Nga, nhưng ít ai tin ông làm được điều ấy.

    Nếu không nhanh chóng có một phép màu, mà cụ thể là giá dầu đảo chiều một cách bền vững, thì hậu quả của nước Nga sẽ rất tồi tệ. Kinh tế Nga đang khủng hoảng và xã hội Nga cũng bắt đầu rạn nứt, mâu thuẫn và nguy cơ bất ổn đang chực chờ. Nội lực thì yếu và cũng đã sử dụng gần hết những gì tích lũy được.

    Sau “sự kiện 17 giây” Nga thực hiện cấm vận kinh tế với Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng biện pháp này bây giờ đã phản chủ, đưa Nga vào thế "gậy ông đập lưng ông”. Nó đã kết hợp với lệnh cấm vận của phương Tây nhắm vào Nga trở thành “cấm vận kép”, thu hẹp thêm đối tác thương mại của Nga.

    Ván bài này xem ra Nga chưa biết tháo gỡ ra sao nên hậu quả do nó gây ra ngày càng trầm trọng.

    Các định chế tài chính quốc tế, một là bị ràng buộc bởi cấm vận, một là nhìn vào tình hình không mấy sáng sủa của kinh tế Nga, nên đồng vốn của họ đến được với Nga là cả một hành trình dài và đầy gian khó. Dù có đến được, nhưng xem ra cũng chẳng đáng là bao với tình trạng khát vốn hiện nay của kinh tế nước này.

    G7 thì tuân thủ cấm vận, BRICS thì nằm hoàn toàn trong sự khống chế của Bắc Kinh, chỉ còn đồng minh dầu lửa OPEC.

    Tuy nhiên, những mâu thuẫn quyền lợi của các thành viên tổ chức này khiến Nga không dễ thuyết phục cắt giảm sản lượng để tăng giá dầu. Nhất là quyền lợi của Iran sau bao năm bị cấm vận nên nay họ muốn tăng sản lượng để bù đắp.

    Nga sẽ đi về đâu, có lẽ sẽ không nằm trong toan tính của Putin nếu như mức sống của người dân Nga không nhanh chóng được cải thiện.

    Song cải thiện bằng cách nào, dựa vào đâu, sử dụng công cụ nào thì có lẽ ông Putin cũng chưa tìm được, dù tình hình nước Nga đang rất cần ông sớm có giải pháp khả thi.

    Phe đối lập đang lợi dụng tình hình khó khăn của nước Nga để tạo ra lợi thế chính trị. Thậm chí, trên chính trường Nga có thể xuất hiện một Lực lượng thứ ba, kiểu “Third Force” do cựu Thủ tướng Chavalit Youngchaiyudh thành lập tại Thái Lan, thu hút dân chúng tham gia vào việc giải quyết khó khăn của đất nước.

    Lúc đó, đời sống chính trị tại Nga sẽ rất phức tạp và có thể nằm ngoài sự kiểm soát của Tổng thống Putin.

    Nghĩa là nước Nga sẽ bất ổn nếu ông Putin tiếp tục bế tắc. Mỹ và phương Tây sẽ có thể xem đây là cơ hội cho việc họ buộc Putin phải rời khỏi vũ đài chính trị. Tuy nhiên, sẽ có một nước không để cho điều ấy xảy ra, đó là Trung Quốc.

    Ông Tập Cận Bình sẽ không để Putin rơi vào thế cùng đường, dù không giang tay ra ngay lúc này. Bởi lẽ, với chính sách tái cơ cấu nền kinh tế, Trung Quốc rất cần đến BRICS, trong khi Brazil đang khủng hoảng nên Tập Cận Bình sẽ không để Moscow mất khả năng kiểm soát tình hình.

    Mặt khác, với ý đồ toàn cục của mình, thì BRICS mới là định chế quan trọng nhất giúp cho Bắc Kinh thực hiện được ý đồ ấy.

    Tóm lại, nước Nga sẽ như thế nào, đi về đâu lúc này gần như là một tương lai vô định. Tổng thống Putin đã đưa nước Nga ngày càng đi vào vòng xoáy của khủng hoảng. Đến mức chính phủ Nga phải cắt giảm trợ cấp cho người khuyết tật để giảm chi cho ngân sách, thì có thể nói rằng sai lầm của người đứng đầu đã đến mức báo động.
    Ngọc Việt

    http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Nhung-sai-lam-chien-luoc-cua-Putin-post166556.gd
    Lefan_1, Hanoi1979jun_lee thích bài này.
  9. polite people

    polite people Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    01/05/2014
    Bài viết:
    4.385
    Đã được thích:
    19.533
    Bắc Aleppo.
    Sau trận phòng ngự thành công trước Al-Nusra tại Al-Eis và Al-Hadher, chiến sự tại nam Aleppo lại lắng xuống. SAA thấy êm đã chuyển 1 phần quân xuồng khu vực thị trấn Al-Safira (vẩn do IS kiểm soát) phía tây sân bay Kuweires

    [​IMG]
    Bất ngờ vào chiều chủ nhật IS tấn công SAA ở Kafr Saghir, SAA chịu không nổi phải rút, IS đã chiếm được Kafr Saghir và tiếp tục tấn công vào Barner gần đó nhưng tại đây IS đã buộc phải dừng bước trước lực lượng SAA phòng ngự tại khu công nghiệp.

    [​IMG]

    Vào chiều ngày hôm qua SAA đã phản công tái chiếm Kafr Saghir.
    . Mi-8 SyAF và T-90 số hiệu 21-6 tham gia phản công
    [​IMG]
    [​IMG]

    Cuối cùng SAA đã tái chiếm Kafr Saghir.
    [​IMG]
    . T-55 của IS bị phá hủy
    [​IMG]
    và ZSU bị SAA bắt
    [​IMG]
    Trong trận này IS thiệt mạng gần 50 tên, trong đó có tên ở trong vid của IS ( hình phía trên)
    [​IMG]
    1 IS đánh bom tự sát nhưng đã bị tiêu diệt trước khi kịp bấm nút khai hỏa
    [​IMG]
    Văng nút khai hỏa
    [​IMG]

    Vid. IS bỏ chạy khỏi Kafr Saghir khi bị SAA phản công.
    sinbadvking, filber70, Massu3 người khác thích bài này.
  10. quankhunamdong70

    quankhunamdong70 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2015
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    882
    Phụ thêm tí tin về Kafr Saghir với bác:
    tổng cộng khoảng 30 thánh IS tử trận đi lĩnh trinh nữ trong trận SAA phản công lấy lại làng Kafr Saghir. Do rút chạy vội vàng IS đã bỏ lại thi thể của 18 thánh trong đó có chỉ huy Abu Anas Al-Jazeera quốc tịch Algeria. Lực lượng IS vẫn còn chốt giữ ở Al - Bab và một trường huấn luyện của quân đội cũ tại Aleppo
    Massu, Tifavn, polite people2 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này