1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bộ phim hay về đề tài chiến tranh

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi t, 29/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tifavn

    Tifavn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2014
    Bài viết:
    1.238
    Đã được thích:
    230
    3 tập đó bạn tìm khắp các diễn đàn, các trang sub cũng không có đâu. Mà phim này chủ yếu đề cao Mĩ quá, xem không nuốt nổi.
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Bản phụ đề tiếng Anh được không?
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    nếu có phu đề chuẩn thì bác cho e đi...e tự dịch lấy vậy...thanks
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Thế Chiến thứ I - tập 4
    https://www.fshare.vn/file/4KBIE452MN7R

    Kỵ binh, một binh chủng có tầm quan trọng lớn trên chiến trường, thực sự đã không còn cần thiết ở cuối Thế Chiến I. Khi đại liên và các loại vũ khí bắn nhanh khác chiếm lĩnh trận địa thì chiến thuật chiến đấu đã thay đổi đáng kể. Các đội hình dàn bộ binh và các đợt xung phong kỵ binh đã trở thành quá khứ. Các cuộc xuất kích kỵ binh quy mô lớn chỉ thành công nếu địch không dùng súng máy kịp thời.
    Quân đội Đức, Áo và Pháp giới hạn kỵ binh chỉ còn để trinh sát và truy kích địch.
    Chỉ kỵ binh Nga là tìm cách thích nghi với chiến thuật mới.
    Năm 1904 trên thế giới có hơn 75 triệu con ngựa. Trong số đó, 21 triệu (gần 1 phần 3) là ở Nga. 60% gia đình nông dân Nga có từ 3 con ngựa trở lên. Nga có lượng kỵ binh lớn hơn tất cả các nước tham chiến khác cộng lại:
    1.500 kỵ đội.
    thanhVNW, beta22, ngthi961 người khác thích bài này.
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Thế Chiến thứ I - tập 5

    https://www.fshare.vn/file/Z6NEUQX6R4WX

    Tàu dreadnought là một loại thiết giáp hạm có cái tên mang nghĩa là "không sợ hãi". Chiếc tàu Anh đầu tiên thuộc loại này được đặt tên là “Dreadnought”. Yếu tố cơ bản của tàu dreadnought là hỏa lực pháo mạnh gồm nhiều khẩu cỡ nòng lớn: 300 mm, 400 mm hay thậm chí lớn hơn, đủ để nhét vừa một người lớn. Những tàu này có thể dài hơn 200 m. Chúng bọc nhiều lớp giáp, tại một số chỗ dày hơn 50 cm. Thủy thủ đoàn của dreadnought từ 700 tới 1500 người. Các gã khổng lồ bọc thép biết bơi đó trở thành một trong các biểu tượng của Thế Chiến I. Nhiều tàu trong số chúng vẫn phục vụ kể cả tới khi Thế Chiến II kết thúc.

    Các pháo thủ Nga trên pháo thuyền "Grozyashy" và “Khrabryi” chắn đường địch và khai hỏa vào hạm đội Đức. Hai tàu cá Đức trúng thủy lôi và chìm. Quân Đức đành rút lui. Nhưng chỉ 1 tuần sau, họ đã lại lọt được vào vịnh. Lần này, họ được bổ sung 2 tàu dreadnought rất mạnh là “Nassau” and “Pozen”. “Slava” lại ra khơi, nhưng các thiết giáp hạm Đức ở ngoài tầm bắn của chiếc dreadnought Nga. Thuyền trưởng ra lệnh xả nước vào khoang hông để tàu nghiêng 3°, nhờ thế tăng được tầm bắn tối đa của tàu. Việc này giúp tăng tầm bắn các pháo chính của tàu lên đến 16,5 km. Các tàu Đức phải rút lui.
    Khi hôm sau quân Đức quay lại, “Slava” bị trúng 3 phát đạn của tàu Đức. Phát đầu xuyên qua vỏ giáp trên mạn và phát nổ trong khoang chứa than. Phát thứ 2 xuyên boong trên và trúng ống đỡ của khoang sau tháp pháo hông. Điều này gây hỏa hoạn trong băng chuyền đạn pháo và buộc phải xả nước vào hầm đạn. Phát thứ 3 trúng mấy thuyền cứu sinh nhưng phát nổ trong vùng nước bên hông tàu. Nhưng "Slava" không lùi bước.
    Khi tàu Đức tiến vào Vịnh Riga thì tàu đồng minh Anh đến cứu viện quân Nga.
    thanhVNW, beta22ngthi96 thích bài này.
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Thế Chiến thứ I - Hội LS QS Nga - tập 6

    https://www.fshare.vn/file/6MDQC5D9T3Q6

    Trong Chiến tranh Pháp-Phổ,Verdun là pháo đài Pháp cuối cùng chịu đầu hàng năm 1870.
    Cuối thế kỷ 19, Verdun được củng cố thêm. Các đồn mới được xây, lắp thêm các tháp pháo bọc thép và hầm đại bác. Các cấu trúc bị yếu của Pháo đài được gia cố bằng bê tông.
    Đến đầu Thế Chiến I, pháo binh của Verdun bao gồm 1000 pháo, và khi có lệnh động viên, Pháo đài Verdun có đội quân đồn trú 66 ngàn người. Tuy nhiên, sau vài trận đánh đầu tiên, bộ chỉ huy Pháp quyết định pháo đài này không phải là mục tiêu quan trọng nên bắt đầu rút bớt nó: dỡ pháo khỏi các đồn, lính được gửi ra chiến hào.
    Dọc 15 km chiến tuyến có 6,5 sư đoàn Đức đối đầu với chỉ có 2 đơn vị Pháp. Ngày 21/2, cuộc tấn công của Đức bắt đầu bằng đợt pháo kích 9 tiếng đồng hồ vào các vị trí Pháp bởi tất cả các khẩu pháo của Đức. Khi quân Đức cho rằng tất cả lính trong chiến hào Pháp đã chết, bộ binh của họ liền xông lên tấn công. Nhưng quân Pháp phản công bằng đại liên và súng trường: những lính Pháp sống sót vẫn đánh trả.
    Sau 4 ngày chiến đấu, phía Pháp mất tất cả các đồn quanh Verdun. Quân Đức vượt trội Pháp cả về quân số lẫn khí tài. Trong Trận Verdun, súng phóng lựu và loại súng phun lửa đáng sợ được sử dụng rộng rãi lần đầu tiên.
    Súng phun lửa là thứ vũ khí phun ra một luồng lửa dài về phía mục tiêu. Khẩu súng phun lửa cá nhân đầu tiên được sáng chế bởi nhà khoa học Đức Richard Fielder năm 1901. Sau các cải tiến cụ thể, thiết kế được quân đội Đức chấp thuận. Súng phun lửa không chỉ có hiệu quả cao, mà còn có tác động tâm lý mạnh mẽ: đôi khi lính địch bỏ chạy ngay khi vừa thấy bóng súng phun lửa.
    Súng phun lửa đã giúp lính Đức chiếm được các lô cốt bê tông Pháp ở Verdun. Những thứ sót lại sau trận pháo thực sự bị tràn ngập bởi lửa. Tổng Tư lệnh Pháp, Tướng Joffre ra lệnh: "Bất cứ chỉ huy nào ra lệnh rút lui đều sẽ bị đưa ra tòa án binh."
    thanhVNW, ngthi96, Tifavn1 người khác thích bài này.
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Thế Chiến thứ I - Hội LS QS Nga - tập 7

    https://www.fshare.vn/file/2C9YTZ6NIBQJ

    Chỉ vài ngày sau khi cuộc tấn công bắt đầu, quân của Tướng Kaledin đã chiếm được Lutsk. Đơn vị đầu tiên tiến vào thành phố là Sư đoàn bộ binh "Thép" của Denikin. Tiểu đoàn trưởng, Đại tá Timanovsky, vẫn chưa bình phục hoàn toàn sau lần bị thương nặng, vẫn chống gậy gỗ dẫn các binh sĩ "Thép" của mình xông lên giao chiến.
    Timanovsky Nikolai Stepanovich. Trong Chiến tranh Nga-Nhật ông đã trốn khỏi trường, đi ra mặt trận và tình nguyện nhập ngũ. Ông bị thương nặng và được 2 lần nhận Chữ Thập Thánh Georgy. Sau chiến tranh ông vượt qua các kỳ thi và nhận lon thiếu úy đầu đời. Qua chiến đấu chống quân Áo và Đức trong Thế Chiến thứ I, ông được nhận thêm nhiều huân huy chương khác. Binh sĩ rất kính trọng và gọi ông là Stepanovich Thép. Trong trận Lutsk, ông lại bị thương lần nữa.
    Tùy viên quân sự Ý, người quan sát cuộc tấn công của lính Denikin, đã thốt lên một câu thán phục: “Bravo!”
    Vì đã chiếm được Lutsk lần nữa, Anton Ivanovich Denikin được trao Thanh gươm Thánh Georgy có nạm kim cương. Timanovsky được trao Huân chương Thánh Georgy hạng 4.
    beta22, Tifavn, thanhVNW1 người khác thích bài này.
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Thế Chiến thứ I - Hội LS QS Nga - tập cuối 8/8

    https://www.fshare.vn/file/YU4R8JQSGORI

    Quân lệnh số 1 ban hành ngày 1/3/1917 chuyển giao quyền lực trong các đơn vị quân đội từ tay các sĩ quan sang cho các ủy ban đặc biệt do binh sĩ bầu ra. Mọi lệnh đều phải thực hiện chỉ khi chúng không trái ý với ủy ban. Mọi khí giới cũng đều phải chuyển giao cho các ủy ban đó và tuyệt đối không được cấp chúng cho các sĩ quan. Binh sĩ sẽ báo cáo cho ủy ban mỗi khi có bất đồng với chỉ huy của mình.
    Dù "Lệnh số 1" được ban hành chỉ cho quân đồn trú Petrograd, chẳng bao lâu cả quân đội đều biết về nó. Các ủy ban được lập ra ở khắp nơi, hoàn toàn xóa sạch kỷ luật quân đội. Khó mà nghĩ ra được điều gì quái gở hơn để có thể hoàn toàn hủy hoại quân đội Nga tại mặt trận ngay giữa lúc chiến tranh. Bất kỳ lệnh nào từ sĩ quan đều có thể bị bỏ qua. Một lính trơn vẫn có thể từ chối tấn công, anh ta có thể từ chối đưa đồng đội bị thương khỏi bãi chiến trường, anh ta có thể bỏ chiến hào khi quân địch tấn công. Và tất cả chuyện này xảy ra ngay trước khi có cuộc tấn công quyết định, đã được chuẩn bị từ lâu và dự kiến sẽ đưa nước Nga tới thắng lợi đã bao mong chờ.
    Dưới bề ngoài các khẩu hiệu tự do, các mong muốn nhân từ và các diễn văn kêu gọi hòa hợp, đất nước và quân đội ngập chìm trong vô chính phủ và vô luật pháp hoàn toàn, và hậu quả là, chìm trong hỗn loạn và tàn phá.
    beta22, thanhVNWTifavn thích bài này.
  10. Tifavn

    Tifavn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2014
    Bài viết:
    1.238
    Đã được thích:
    230
    Cảm ơn bác @dangngoc đã làm sub cho mọi người có phim để xem, nhưng có một điều là sub của bác font size hơi nhỏ coi một hồi là đau mắt quá :eek::eek::eek:

Chia sẻ trang này