1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Số La Mã-I, II, III, IV, V...

Chủ đề trong 'Toán học' bởi koala, 13/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. koala

    koala Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Số La Mã-I, II, III, IV, V...

    Ngày nay, chữ số La Mã không được dùng phổ biến nữa. ( nhất là những số lớn ).Nhưng khi đi thăm các bảo tàng, các công trình lịch sử chúng ta vẫn bắt gặp những con số này.

    I = 1; V = 5; X = 10; L= 50; C=100; D=500; M=1000

    Trang này cho phép chuyển số latin (và ngày) sang số La Mã. http://www.guernsey.net/~sgibbs/roman.html?

    Tôi chỉ nhớ cách đọc các số đơn giản, các số phức tạp hơn thì chịu. Vì vậy nhờ các bạn trong box Toán học chỉ giúp nguyên tắc đọc những con sồ này.
  2. g8ubvn

    g8ubvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    1
    Một dãy số La Mã nhìn rất hình dung là bao nhiêu nhưng thực tế rất dễ nhận biết giá trị của nó. Nguyên tắc là cộng dồn giá trị của mỗi chữ hay cặp số từ trái sang phải. Khi nào dùng giá trị của từng chữ khi nào dùng giá trị của từng cặp?
    Ở mỗi chữ số (gọi là A) và chữ số đi ngay sau đó (gọi là Z):
    1. Nếu chữ số Z có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn chữ số A thì bạn lấy giá trị của chữ số A cộng vào tổng. Sau đó di chuyển sang Z.
    2. Nếu chữ số Z lớn hơn thì bạn phải tính giá trị của cặp số AZ như sau:
    giá trị của AZ = giá trị của Z - giá trị của A
    Sau đó cộng giá trị của AZ vào tổng. Di chuyển sang chữ số đi sau Z
    Lập lại cho đến khi hết
    Thí dụ:
    VI = 6
    IV = 4
    iX = 9
    LXXX = 80
    XC = 90
    CCCXCVIII = 100 + 100 + 100 + 90 + 5 + 1 + 1 + 1 = 398
    CCCXCIX = 100 + 100 + 100 + 90 + 9 = 399
    Bạn thử xem sao
  3. koala

    koala Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn g8ubvn nhé.
    Tôi đă thử với nhiều số rồi, lúc đầu hơi khó vì chưa quen.
    Bây giờ đi đâu gặp những số này sẽ không ấm ức là "mù số La Mã" nữa rồi.
  4. Username_Reincarnated_new

    Username_Reincarnated_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    354
    Đã được thích:
    0
    Số Latin là số nào thế Latin với La Mã thì có khác gì nhau đâu.
    Mấy cái số ta đang dùng là do tụi Ả rập phát minh ra. Công nhận bọn này cũng gớm. Mấy từ algebra, algorithm đều bắt nguồn từ tiếng Ả rập cả (để ý mạo từ al)
    Chúng ta thấy hệ thống số La Mã rất không tiện cho việc tính toán, cộng đã khó rồi còn nhân thì chịu chết, chả trách nền văn minh La Mã suốt mấy trăm năm không sản xuất được nhà toán học nào cả. Mấy bác nhà toán học cổ đại có tên tuổi (Archimedes, Pythagoras, etc. ) đều thuộc văn minh Hy Lạp đấy chứ.
  5. Odin2003

    Odin2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Thưa với bạn là số Latin chính là số mà bạn đang dùng đấy ( 1,2,3,4,....). Trước khi nói thì làm ơn nghĩ kĩ một chút nhá, và cỉ nói những gì mình biết thôi.
    Thực tế thì số La Mã là rất bất tiện vì nó quá rắc rối và nếu bạn để ý thì chữ số lớn nhất nó có thể biểu diễn là M tương đương với 1000 nên đối với chúng ta, các con số là vô hạn còn với số La Mã thì số lớn nhất chỉ là MMMDCCCLXXXVIII ( 3888 )
  6. Username_Reincarnated_new

    Username_Reincarnated_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    354
    Đã được thích:
    0
    OK, câu này áp dụng với chính bạn đấy, tôi đã nói ở trên số ta đang dùng là Ả rập, bạn nói là Latin mà chẳng có chứng cớ , lập luận gì cả.
    Vào cái trang http://www.guernsey.net/~sgibbs/roman.html? mà bác koala nói ở trên và đọc dòng chữ sau : CONVERT BETWEEN ARABIC NUMBERS & ROMAN NUMERALS
    Kiến thức thì không có mà khi nghe cái đúng lại không chịu học hỏi thật không hiểu loại người gì.
    Ông bạn lấy nick là Odin không biết có biết gì về thần thoại Bắc Âu không thế ?
    Hê hê anh em đang rỗi rãi nên chọc tức chơi cho box náo nhiệt, xin lỗi các bác
    Được username reincarnated sửa chữa / chuyển vào 15:33 ngày 22/04/2004
  7. Odin2003

    Odin2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi bạn, tôi không giải thích gì thêm vì với nững người nói rằng Latin và La Mã là một thì chẳng còn gì dể nói thêm cho tốn sức. Không ngờ box Toán học mà lại ....he he ... bê tha thế này
  8. g8ubvn

    g8ubvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    1
    Số La Mã (Roman Numerals) dùng để đếm và ghi ngày tháng chớ không để tính toán (calculation) như chúng ta dùng ngày nay nên thông thường chỉ bao gồm các ký hiệu:
    I= 1 V=5 X=10 L=50 C=100 D=500 M=1000 ( không có ký hiệu cho zero - không có năm zero !!)
    nên số lớn nhất có thể diển tả dùng những ký hiệu này là
    9999 = MMMMMMMMMCMXCIX
    Tuy nhiên những người La Mã ngày xưa cũng có cách thể hiện những con số từ 5000 trở lên bằng phép nhân vào những ký hiệu cơ bản trên. Họ đặt một vạch ngang bên trên các ký hiệu trên (ngoại trừ I) để diển tả giá trị bằng ký hiệu đó nhân cho 1000:
    _ _ _ _ _
    V = 5000 X = 10000 L = 50000 D = 500000 M = 1000000
    và bạn có thể viết
    ______________ _
    9.999.999 = MMMMMMMMMCMMXCMXCIX
  9. g8ubvn

    g8ubvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    1
    Mặc dù gọi là số Ả rập nhưng thực tế các ký hiệu 1,2,3,4,5,6,7,8,9, và 0 và cách thức đếm dựa trên vị trí của ký hiệu đó (place value numeration) không phát xuất đầu tiên từ Ả Rập mà từ những nhà toán học Hindu Ấn độ vào thế kỷ thứ 6 hay trước nữa nhưng không được biết nhiều bên ngoài. Cho đến khoảng năm 800-850, nhà toán học Ả Rập ở Đại học Baghdah Mohammed ibn-Musa al-Khowarizmi viết một quyển sách về hệ thống số Hindu này mà bản dịch sang tiếng Latin De numero indorum giúp truyền bá hệ thống số Hindu này vào châu Âu vào khoảng năm 1000 nhưng không thay đổi việc dùng hệ thống số La Mã. Ít lâu sau, al-Khowarizmi (được biết đến dưới tên Latin là Algorismus là gốc Latin của từ tiếng Anh algorithm) viết một quyển sách khác dài hơn và gây nhiều ảnh hưởng hơn Al-jabr w''''al muqabalah giới thiệu các thuật toán số học (mà chúng ta vẫn còn học ngày nay) với hệ thống số Hindu. Quyển sách này được dịch rộng rãi sang châu Âu dưới tựa đề Algebra và gây nhiều tranh luận cũng như quan tâm trong giới học giả châu Âu. 1202, Leonardo of Pisa (ngày nay được biết đến dưới tên Fibonacci, "người con của Bonaccio") viết một quyển sách nổi tiếng Liber abaci giải thích hệ thống số Hindu, sự quan trọng của zero, phân số, và những thuật toán trong Algebra tới quảng đại Âu châu. Dần dần hệ thống số Hindu-Arabic được dùng nhiều hơn nhưng hệ thống số La Mã vẫn còn dùng trong sổ sách và chứng từ cho nhiều thế kỷ nữa.
    Được g8ubvn sửa chữa / chuyển vào 04:06 ngày 24/04/2004
  10. mignon

    mignon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    tham gia với nhỉ, không thấy đại ca Username quay lại hơi chán
    Muốn chứng minh cái gì đó thì lập luận phải như thế này này, sắp tới presentation đại ca phải lấy đây làm học tập :

    0. Giả thiết những gì tìm được trên Google mà không phải tin giật gân, chuyện lá cải thì ( hầu như ) là kiến thức đúng.
    1. "numeral" là gì ?
    "numeral" ="A symbol or mark used to represent a number"
    ="Ký hiệu để biểu diễn một số"
    Dẫn chứng :
    http://dictionary.reference.com/search?q=numeral&r=67

    2. "Latin numerals" là gì ?
    Là "Roman numerals"
    Dẫn chứng :
    http://www.unilang2.org/wiki2/wiki.phtml?title=Latin_numerals
    3. "Latin letters" là gì ?
    Là chữ cái a,b,c,..... đang dùng bây giờ ( không cần dẫn chứng )

    4. DPCM
    Gửi cả hai đồng chí : ai chả đôi khi có chút nhầm lẫn, những forum tuy mục đích giải trí là chính, nhưng nếu biết thêm được gì để sửa sai của mình thi vẫn hay, tại sao lại cứ phải hạ thấp nhau thì mới thoả chí như vậy ???????

Chia sẻ trang này