1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ Trụ - Thiên Văn học Phương Đông

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Chitto, 04/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Vũ Trụ - Thiên Văn học Phương Đông

    Ở đây mọi người đã thảo luận rất hay về Thiên văn học, Chitto không dám múa rìu qua mắt thợ, tuy nhiên cũng xin góp một chút theo khía cạnh phương Đông, mà cụ thể là Trung Hoa cổ đại và trung đại.

    Quan điểm về Vũ trụ của TQ là : Hư vô sinh Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, Bát quái biến hoá khôn cùng.
    Theo một vòng lớn (Đại luân) là Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm và quay lại từ đầu.

    Hư vô là trống rỗng không có gì.
    Thái Cực là Một điểm duy nhất khởi đầu, thủy nguyên của Vạn vật.
    Lưỡng nghiÂmDương
    Tứ tượng là Nhật, Nguyệt, Tinh, Thần
    Bát quái là Càn Khảm Cấn Chấn Tốn Ly Khôn Đoài
    Biến hoá khi chồng quẻ thành Kinh dịch
    (Hai cái sau đi xa khỏi Thiên Văn học rồi)

    Dương và Âm là hai bản thể không bao giờ tách rời, trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, cái này thịnh thì cái kia suy và ngược lại.
    Nếu trong một tổng thể lớn thì luôn luôn có phần tử mang tính Âm và phần tử mang tính Dương. Nhưng mỗi phần tử nếu xét riêng nó là một tổng thể thì nó lại là tổng hoà của Âm và Dương. Đã có Dương khắc có Âm. Giống như cục nam châm bao giờ cũng có cực nam cực bắc nhưng khi chặt ra thì mỗi phần lại có cực nam cực bắc của nó.

    Dương là những yếu tố sáng, nóng, động, tích cực, nam, phát triển, mở rộng...
    Âm là yếu tố tối, lạnh, tĩnh, tiêu cực, nữ, suy thoái, thu hẹp....
    Nếu biểu diễn Dương là vạch liền: ----- và Âm là vạch đứt: -- -- thì chu kỳ vũ trụ như sau:
    O --> 1--> ----- và -- -- là Lưỡng nghi
    Tứ tượng: Nhật: là vầng Thái Dương: mặt trời: ====
    Nguyệt: vầng Thái Âm: mặt trăng: == ==
    Tinh: Thiếu Âm: là các vì sao:
    Thiếu Dương: là các "vì sao" ban ngày, ánh sáng của nó bị ánh sáng của Thái Dương che khuất.

    Hãy xét với quan điểm hiện đại của Thiên văn học hay Vật lý hiện đại thì xem ra người Trung hoa cổ đại đã khái quát hoá từ lâu rồi.

    Hư vô: không có gì cả, không có thông tin, đó là trước khi hình thành Vũ trụ, không có Thời gian, Không gian....

    Thái Cực: hình thành Chất điểm ban đầu của Vụ nổ Lớn
    Và rồi: Big Bang: Thái Cực đã hình thành, chứa đựng trong nó tất cả những nguồn gốc Vật chất của Vũ trụ, nhưng những nguồn gốc này vẫn chưa phân tách.

    Lưỡng Nghi: Dương và Âm: hạt và phản hạt, sóng và phản sóng, điện tích dương và điện tích âm, lực đẩy và lực hút,... Âm Dương luôn tồn tại: Lỗ đen và Lỗ trắng, Vật chất và phản Vật chất.....

    Chu kỳ của Tứ tượng:
    Thái Dương: sự phát triển mở rộng mạnh mẽ: Vũ trụ giãn nở nhanh đồng đều về mọi hướng, không có khái niệm tâm, mà mọi hướng đều giãn nở, các lực đẩy (yếu tố Dương) rất mạnh, Dương là cực thịnh. Tuy nhiên trong lòng nó cũng đã có những lực hút (yếu tố Âm)
    Thiếu Dương: sự phát triển đó chậm lại. Vẫn giãn nở nhưng không còn nhanh như trước, khi các lực đẩy (Dương) đã không còn thắng được các lực hút (Âm) thì sang giai đoạn sau
    Thái Âm: sự suy thoái, khi lực hút (Âm) đủ mạnh thì Vũ trụ co lại rất nhanh
    Thiếu Âm: Vũ trụ co lại chậm dần
    Để đến lúc nào đó trở về Vụ Co lớn - Big Crunch.
    Không phải kết thúc, mà bắt đầu cho một chu kỳ mới. Quá trình lặp lại....

    Trong Phật giáo cũng có chu kỳ tương ứng là: Thành - Trụ - Hoại - Không, tương tự trên.
    Tuy nhiên tư tưởng của Phật giáo còn cao hơn một bậc.
    Đó là "Tam thiên vũ trụ" "Ngoài Vũ trụ này còn Vũ trụ khác".
    Như vậy một chu kỳ trên cũng chỉ là một khoảnh khắc trong một Chu kỳ vĩ đại hơn, của những Thực thể vĩ đại hơn mà con người có thể không nhận thức được.
    Và khái niệm đó mở rộng đến Vô cùng vô tận.


    -------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng


    Được sửa chữa bởi - chitto vào 04/04/2002 02:08
  2. Attheng

    Attheng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    482
    Đã được thích:
    0
    cái này cũng hay nhưng nói thật là nó hơi khó hiểu ! à mà bác Chitto này các bạn của chúng ta thường thích theo quan niệm phương tây hơn thì phải ! vì phương đông thì nó nói chung là rất rất khó hiểu !
    Attheng
  3. Attheng

    Attheng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    482
    Đã được thích:
    0
    cái này cũng hay nhưng nói thật là nó hơi khó hiểu ! à mà bác Chitto này các bạn của chúng ta thường thích theo quan niệm phương tây hơn thì phải ! vì phương đông thì nó nói chung là rất rất khó hiểu !
    Attheng
  4. crazyboy2001vn

    crazyboy2001vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2002
    Bài viết:
    1.113
    Đã được thích:
    0
    Ái dà ! Được đấy !
    Attheng này cậu nên quan tâm hơn đến văn minh Trung Hoa nhé. Đấy là tinh tuý của nhân loại đấy. Tuy rằng nó lạc hậu cổ hủ không cập nhật nhưng nó mang một vẻ đẹp trong sáng và dễ hiểu. Có thể nói là khi đọc lich sử Triết học Trung Hoa mình tìm thấy nhiều điều rất thú vị về quan niệm vũ trụ. Mỗi thời đại đều cố gắng giải thích về vũ trụ và vũ trụ của TRung Hoa cổ đại cũng là một mô hình như bigbang hay steady state.
    Đọc những điều này làm giàu kiến thức của chúng ta
    Mình vừa học lịch sủ Triết học Trung hoa cổ đại cúng hông hay bằng phân tich của Chittô. Cám ơn bạn.
    Vao day de lon len trong su thong thai, ra di de phuc vu tot hon cho dat nuoc va dong loai.

    [​IMG]
  5. crazyboy2001vn

    crazyboy2001vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2002
    Bài viết:
    1.113
    Đã được thích:
    0
    Ái dà ! Được đấy !
    Attheng này cậu nên quan tâm hơn đến văn minh Trung Hoa nhé. Đấy là tinh tuý của nhân loại đấy. Tuy rằng nó lạc hậu cổ hủ không cập nhật nhưng nó mang một vẻ đẹp trong sáng và dễ hiểu. Có thể nói là khi đọc lich sử Triết học Trung Hoa mình tìm thấy nhiều điều rất thú vị về quan niệm vũ trụ. Mỗi thời đại đều cố gắng giải thích về vũ trụ và vũ trụ của TRung Hoa cổ đại cũng là một mô hình như bigbang hay steady state.
    Đọc những điều này làm giàu kiến thức của chúng ta
    Mình vừa học lịch sủ Triết học Trung hoa cổ đại cúng hông hay bằng phân tich của Chittô. Cám ơn bạn.
    Vao day de lon len trong su thong thai, ra di de phuc vu tot hon cho dat nuoc va dong loai.

    [​IMG]
  6. Pakita

    Pakita Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2001
    Bài viết:
    821
    Đã được thích:
    0
    Có cái rất lạ là cùng một hiện tượng, vấn đề, quan điểm phương Đông và quan điểm phương Tây giải thích nghe có vẻ khác hẳn nhau nhưng suy cho cùng thì nhiều khi giải thích theo kiểu nào cũng có cái lý của nó. Cũng như trường hợp chẩn bệnh và chữa bệnh theo 2 trường phái Đông Y và Tây Y vậy.
    Bác Chitto chắc là nghiên cứu cả Kinh dịch nữa nhỉ? Mấy món đó thì em chịu, sợ đọc vào bị tẩu hoả nhập ma lắm.
    Mà người Trung Hoa cũng chấp nhận quan điểm vũ trụ học phương Tây từ khá sớm đấy nhé. Năm 1660, họ đã nhờ sự giúp đỡ của các thầy tu Bồ Đào Nha để xây dựng lên một đài thiên văn lớn trên tường Cấm Thành ở Bắc Kinh. Các thiết bị gồm có: 2 mô hình cầu lớn, Thiên cầu, vòng chân trời được chia độ để tìm góc phương vị, kính đo góc và kính lục phân. (he he mấy cái này là cái gì em cũng không biết nữa)
    All I wanna do is some fun
  7. Pakita

    Pakita Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2001
    Bài viết:
    821
    Đã được thích:
    0
    Có cái rất lạ là cùng một hiện tượng, vấn đề, quan điểm phương Đông và quan điểm phương Tây giải thích nghe có vẻ khác hẳn nhau nhưng suy cho cùng thì nhiều khi giải thích theo kiểu nào cũng có cái lý của nó. Cũng như trường hợp chẩn bệnh và chữa bệnh theo 2 trường phái Đông Y và Tây Y vậy.
    Bác Chitto chắc là nghiên cứu cả Kinh dịch nữa nhỉ? Mấy món đó thì em chịu, sợ đọc vào bị tẩu hoả nhập ma lắm.
    Mà người Trung Hoa cũng chấp nhận quan điểm vũ trụ học phương Tây từ khá sớm đấy nhé. Năm 1660, họ đã nhờ sự giúp đỡ của các thầy tu Bồ Đào Nha để xây dựng lên một đài thiên văn lớn trên tường Cấm Thành ở Bắc Kinh. Các thiết bị gồm có: 2 mô hình cầu lớn, Thiên cầu, vòng chân trời được chia độ để tìm góc phương vị, kính đo góc và kính lục phân. (he he mấy cái này là cái gì em cũng không biết nữa)
    All I wanna do is some fun
  8. Mog

    Mog Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    677
    Đã được thích:
    0
    Hay quá bác Chitto ơi, vote cho bác 5 sao. Tôi đã từng đọc nhiều sách về triết học phương Đông nhưng họ viết dài dòng, khó hiểu lắm. Bác tóm tắt lại khá hay và dễ hiểu.
    Người phương Đông tuy họ không đạt được những thành tựu nghiên cứu như người phương Tây nhưng những quan niệm của họ về vũ trụ nảy sinh từ rất sớm. Quan điểm của họ về vấn đề này cũng không phức tạp, nên rất dễ hiểu.

    Kupo Kupoo...
    I like Kupo Nuts, give me some
  9. Mog

    Mog Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    677
    Đã được thích:
    0
    Hay quá bác Chitto ơi, vote cho bác 5 sao. Tôi đã từng đọc nhiều sách về triết học phương Đông nhưng họ viết dài dòng, khó hiểu lắm. Bác tóm tắt lại khá hay và dễ hiểu.
    Người phương Đông tuy họ không đạt được những thành tựu nghiên cứu như người phương Tây nhưng những quan niệm của họ về vũ trụ nảy sinh từ rất sớm. Quan điểm của họ về vấn đề này cũng không phức tạp, nên rất dễ hiểu.

    Kupo Kupoo...
    I like Kupo Nuts, give me some
  10. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Thuyết Âm - Dương đặc trưng bởi vòng tròn Đại luân, Âm thịnh Dương suy, Âm thăng Dương giáng, trong Âm có Dương và ngược lại.
    Khái niệm này đâu có xa lạ với Thiên Văn học. Mọi Vật chất đều song hành với cái đối lập của nó hoặc cái bổ sung cho nó.
    Đời sống một ngôi sao cũng không khác gì Vũ trụ. Từ các hạt Vật chất, bụi khí...bị lực hút tác động mà tập trung lại (Giống như thần thoại Trung Hoa: Khí nặng mà đục đọng lại thành Đất, khí nhẹ mà trong bay lên thành Trời).
    Khi một ngôi sao phát sáng, đó là thời kỳ Thái Dương của nó. Có thể nói Mặt trời hay vầng Thái Dương của chúng ta đang ở trong thời kỳ Thái Dương của nó. Và kéo theo là sự sống trên Hành tinh xanh cũng đang ở vào thời thịnh.
    Nhưng rồi các ngôi sao hay Mặt trời cũng không thể sáng mãi. Yếu tố Dương (sinh nhiệt, ánh sáng, quá trình đốt cháy, lực đẩy...) không còn đủ mạnh để duy trì. Bản thân ngay trong khi đang Thái Dương thì các yếu tố Âm (mất nhiệt, lực hút...) vẫn tồn tại, nay mạnh hơn. Tổng hoà cân bằng yêu cầu các yếu tố Dương suy yếu, nhưng vẫn mạnh hơn yếu tố Âm. Giai đoạn Thiếu Dương chờ đợi để chuyển sang giai đoạn Thái Âm. Giai đoạn này ngôi sao suy sụp nhanh chóng. Các lực hấp dẫn mạnh hơn lực đẩy, năng lượng từ các phản ứng không giữ được cân bằng nữa. Và ngôi sao đổ sụp vào trong. Nó đang Chết. Các lực hút cực mạnh có thể biến ngôi sao thành Lỗ đen. Lỗ đen là một hình ảnh của Thái Âm, của suy thoái tột độ.
    Nhưng không hẳn ngôi sao nào cũng suy sụp thành lỗ đen. Nó chậm lại, đó là Thiếu Âm. Nhiều trường hợp hình thành sao lùn trắng. Một chu kỳ mới ở cấp độ nhỏ hơn hình thành.
    Thuyết Âm Dương trong Thiên Văn đi kèm với thuyết Ngũ hành: Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ.
    Thuyết Âm Dương có từ thời Thượng cổ, Tam Hoàng Ngũ đế tức là 2800 năm trước CN, còn thuyết Ngũ hành thịnh vào đời nhà Tần 200 năm trước CN.
    Người Trung Hoa cổ đại đã phân loại các ngôi sao trong Vũ trụ theo năm cấp độ sáng hoàn toàn đúng với quan sát ngày nay, và năm cấp độ sáng đó cũng tương ứng với Ngũ sắc của Ngũ hành. Đó là
    Màu xanh: màu của hành Mộc : những sao bề mặt nóng nhất, trên 20.000 oC
    Màu trắng: màu của hành Kim: những sao nhiệt độ 10 - 15 nghìn độ
    Màu vàng : màu của hành Thổ: sao bề mặt nóng 6000-9000 độ
    Màu đỏ: màu của hành Hoả: sao nóng 2000 - 5000 độ
    Màu đen: màu của hành Thuỷ: sắp nguội hẳn
    Mặt trời của chúng ta thuộc loại sao màu Vàng
    Tiêu biểu cho các sắc màu là các vì sao mang màu sắc rõ rệt bằng mắt thường thấy được. Ví dụ sao Tâm Tú là tượng trưng cho màu đỏ của các sao (không phải Sao Hoả)
    Trong sử ký Tư Mã Thiên về Thiên văn có chỉ ra năm ngôi sao tượng trưng cho ngũ sắc. Đặc biệt ngôi sao tượng trưng cho màu Vàng thì đến nay sau 2000 năm nó đã chuyển sang màu Đỏ hoàn toàn. Đó là hiện tượng nguội của sao duy nhất mà con người nhìn thấy bằng mắt thường cho đến nay.
    Ngũ hành còn tượng trưng cho năm phương:
    Mộc thuộc phương Đông
    Kim thuộc phương Tây
    Thuỷ thuộc phương Bắc
    Hoả thuộc phương Nam
    Thổ thuộc phương trung tâm
    -------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng

Chia sẻ trang này