1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao CNXH (Mác) không thành công tại Tây Phương & ảnh hưởng lớn tại Đông Phương ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Hoailong, 19/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    46
    DẪN THƠ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

    Một điểm nhấn độc đáo & đáng chú ý hơn là, mà Chủ tịch Trung Quốc chưa thể hiện trong các bài diễn văn hay phát biểu ngoại giao nhiều năm qua, đó là nhà lãnh đạo Trung Quốc nhắc khá nhiều đến Chủ tịch Hồ Chí Minh & Việc ông dẫn câu thơ của nhà thơ thời Đường Vương Bột trong bài diễn thuyết tại Việt Nam.
    Ở phần cuối bài phát biểu, ông Tập tiếp tục "mào đầu" và dẫn dắt bằng 2 câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động cách mạng ở Trung Quốc 1942-1943:"Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".

    ÔngTập_Cận_Bìnhcho rằng chuyến thăm Việt Nam của mình trở nên có ý nghĩa hơn khi được thực hiện trong năm 2015, kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Ông cũng nhấn mạnh tình hữu nghị truyền thống Việt-Trung là do các nhà lãnh đạo tiền bối hai nước như Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai và Chủ tịch Hồ Chí Minh đích thân xây đắp, là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần phải hết sức quý trọng và gìn giữ.

    Chủ tịch Trung Quốc dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh:"Việt Trung tình nghị thâm, đồng chí gia huynh đệ", khẳng định"hai nước chúng ta có chế độ chính trị giống nhau, quan niệm lý tưởng tương thông, lợi ích chiến lược nhất quán".

    Tiếp đó, ông đưa vào hai câu thơ của Vương Bột:
    "Đăng Thái sơn nhi quán chúng nhạc, tắc cươngloan chibản mạt khả tri dã"
    登泰山而覽群岳,則岡巒之本 末可知也
    (Đứng trên Thái Sơn mà nhìn các ngọn núi khác sẽ thấy vì sao Thái Sơn là đứng đầu).
    Xung quanh lời phát biểu này đến nay đã xuất hiện nhiều ý kiến tranh luận thuận & trái chiều về ‘Ẩn ý’ của ông Tập_Cận_Bình
    (còn tiếp)
  2. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    CNXH không thành công tại phương Tây ( thực chất là nó bị phá sản trên toàn thế giới ) vì nó không tạo được sức sáng tạo, nói đúng hơn là nó triệt tiêu động lực sáng tạo giá trị thặng dư. Sai lầm chí tử của Marx chính là ở học thuyết về giá trị thặng dư. Theo đó ông cho rằng giai cấp tư sản không sáng tạo ra giá trị thặng dư mà chỉ có bóc lột giá trị ấy từ giai cấp lao động. Từ đó dẫn tới chủ trương sai lầm là xoá bỏ giai cấp tư sản, xoá bỏ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất v.v….
    Nhưng một điều mà Marx ( một bộ óc được các đệ tử tâng bốc là siêu thông minh) không ngờ tới, lại thua kém cả trí tuệ dân gian Việt Nam, khi các cụ đã tổng kết là " cha chung không ai khóc". Vì khi đã công hữu tư liệu sản xuất, không ai còn động lực để sáng tạo, để làm giàu nữa ! " sáng cắp ô đi tối cắp về", chẳng ai hơi đâu suy nghĩ, sáng tạo. Những người làm thuê ở chế độ XHCN, tuy được tiếng là "giải phóng" khỏi giai cấp bóc lột, nhưng thực chất họ ngày càng nhận thấy là họ còn bị bóc lột thậm tệ hơn là làm thuê cho giai cấp tư sản. Vì thế họ luôn ước mơ được làm thuê cho bọn tư sản khốn kiếp. Không những thế, nhiều người, hễ có cơ hội là bỏ trốn sang chế độ tư bản "dãy chết", để được bọn chúng bóc lột "tốt" hơn, đến nỗi có thể thực hiện được giấc mơ "đổi đời". Trong khi đó, hễ còn ngày nào phải sống dưới chế độ XHCN tươi đẹp, thì họ chẳng những không sáng tạo mà còn ra sức ăn cắp hoặc lãng phí. Vì thế có thời những thùng hàng viện trợ của Liên Xô có hàng chữ Nga viết tắt CCCP , bị người dân chế thành "Các Chú Cứ Phá", " Các Cụ Cũng Phá", "Càng Cho Càng Phá", v.v….
    Một chế độ mà tuy lý thuyết thì hay ho " làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu" hay ít ra thì cũng "làm theo năng lực, hưởng theo lao động" ….Nhưng thực chất là một chế độ độc tài toàn trị, người bóc lột người kiểu mới và mọi sức sáng tạo bị triệt tiêu, người lao động chỉ lo ăn cắp, ăn bớt, người lãnh đạo chỉ lo tham nhũng , lãng phí….thì không bị sụp đổ mới là lạ !
    Ngày nay tuy trên danh nghĩa, chế độ này còn tồn tại ở một vài nước Á Đông, nhưng nó cũng đã biến chất một cách láu cá, theo kiểu " treo đầu dê bán thị chó". Tuy nó có thể kéo dài sự tồn tại thêm một thời gian nhưng chắc chắn sẽ bị đào thải.
    Từ xưa, Khổng Tử đã nghiệm thấy rằng " Danh bất chính tất ngôn bất thuận, ngôn bất thuận tất sự bất thành".
  3. Dani1

    Dani1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2016
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Mà nói cụ thể, dân Việt ta cũng kỳ cục nhiều thứ lắm cơ! Da thì đã không trắng hồng như người ta mà cũng chẳng đen sì sì như người ta mà là da vàng, vàng tai tái!:-) Các kích thước mọi chiều của thân xác cũng không lớn bằng người ta nữa....:-)
    Đã thế, tâm lý, tính khí lại thường là âm tính; chứ có được dương tính như người ta đâu!:-p
  4. daythemvungtau

    daythemvungtau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2016
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    3
    Vì các cuộc cách mạng của phương Đông phần lớn lấy cơ sở từ chủ nghĩa Mác làm cơ sở lý luận và kêu gọi nhân dân. Còn bên trời Tây thì ko như vậy
  5. thanh16992

    thanh16992 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2016
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Chủ nghĩa Mác-Lê có quá nhiều lỗ hổng, triệt tiêu sự sáng tạo, tính cá nhân hóa. Nó thực sự chỉ có thể thành công với một giống loài nào đó không có cảm xúc chứ tham-sân-si như loài người thì nó chỉ mãi là giấc mơ đẹp mà thôi.
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    46
    Trên Đây là ~ mành vỡ của các mãnh ghép trong trò chơi trí uẫn (Tangram) mà chúng ta đang tìm Như ở đoạn cuối bài Tựa quyển sách: THỰC TIỄN TRUNG HOA BÀN VỚI F. JULLIEN, Grasset, 2006 _ TG André Chieng trần tình:
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp & còn Tiếp)
    Tháng 11 năm 2003, Hoa Kỳ quyết định đánh thuế hải quan có tính chất răn đe đối với những xu-chiêng (áo nịt nhũ hoa) được nhập từ Trung Hoa. Một nhà báo Mỹ đã nói gì về chủ đề này?

    Có phải những người sản xuất xu-chiêng (áo nịt nhũ hoa) Mỹ phát tài trước khi họ va chạm với con rồng TQ? Ngược lại mới đúng: sản xuất của họ đã tụt 14% năm 2001 [trước khi những xu-chiêng (áo nịt nhũ hoa) Trung Quốc được nhập số lượng đáng kể vào Hoa Kỳ]… Ta hẵng nhìn sát vào những số liệu thống kê năm ngoái: thị phần của những nhà sản xuất Hoa Kỳ đã giảm đi 7% trong khi thị phần của những nhà sản xuất Trung Hoa tăng lên 13%. Vậy thì những nhà sản xuất Trung Hoa lấy đâu ra 6% bổ sung? Họ đã loại trừ những nhà sản xuất ở Mexico và Caraibes là những người trong những năm gần đây thống trị việc xuất khẩu xu-chiêng (áo nịt nhũ hoa) vào Hoa Kỳ.

    Nói một cách khác, công nghệ Hoa Kỳ làm xu-chiêng (áo nịt nhũ hoa) lần lần mất đi thị phần và những người Trung Hoa đâu có chịu trách nhiệm về việc này. Những người Trung Hoa cạnh tranh với công nghệ Mexico và những nước vùng Caraibes và, nếu như những người Trung Hoa dừng lại, điều này đâu có vực dậy công nghệ Hoa Kỳ, chỉ có những nước xuất khẩu xu-chiêng (áo nịt nhũ hoa) truyền thống vào Hoa Kỳ mới được lợi thôi. Tuy vậy công luận ở Mỹ rất xôn xao chống lại những hàng nhập khẩu Trung Hoa và văn phòng Tổng thống Mỹ, sắp đến thời kỳ bầu cử năm 2004, đã có những biện pháp để công chúng yên lòng. Với một chính quyền đương nhiên phải am hiểu tình hình, thế mà lại lên án Trung Quốc là nguyên nhân sinh ra những khó khăn cho công nghệ khăn vải ở Hoa Kỳ thì điều này rành rành là không tôn trọng CHÂN LÝ.

    Nhưng điều đáng chú ý là bài báo này được viết ở Mỹ chứ không phải ở Trung Quốc. Phản ứng phía Trung Quốc như thế nào? Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Liu Jianchao tuyên bố: “Trung Quốc hy vọng rằng vấn đề thương mại sẽ được giải quyết đúng đắn bằng đối thoại và tham vấn trên một cơ sở bình đẳng. Những hành động đơn phương không có tính chất xây dựng và không giúp cho sự giải quyết những sự bất đồng”.
    Trước một vấn đề mà người ta biết rằng động lực sâu xa là chuyện bầu cử, những phản ứng của nhà báo Mỹ và của nhà cầm quyền Trung Quốc khác nhau hoàn toàn.

    Người thứ nhất tìm tòi CHÂN LÝ còn nhà cầm quyền Trung Hoa đi thẳng ngay vào giai đoạn sau: giai đoạn thương lượng. Điều mà người ta trách Hoa Kỳ không phải là sự nói dối về những nguyên nhân khó khăn cho những nhà công nghệ Hoa Kỳ, mà người ta trách những biện pháp đơn phương, không thông qua bàn luận.
    Từ đây có thể rút ra hai bài học: một mặt là cảm phục sự tự do ngôn luận của một nhà báo Mỹ không sợ “nói SỰ THẬT/CHÂN LÝ” chống lại chính phủ của mình, nhưng mặt khác là sự ghi nhận rằng người Trung Hoa không quan tâm mấy đến SỰ THẬT/CHÂN LÝ.
    Mối quan tâm của họ là HIỆU QUẢ sinh ra từ những sự thương lượng chứ không phải là từ sự tìm tòi SỰ THẬT/CHÂN LÝ.

    Phải chăng người Trung Hoa bằng lòng với sự đáp ứng rất ngoại giao này trong cuộc chiến tranh xu-chiêng (áo nịt nhũ hoa)? Không hẳn là như vậy. Vài ngày sau những sự kiện này phía Trung Hoa báo rằng họ đã phát hiện một loại nấm trong một chuyến hàng 60.000 tấn đậu nành được cất từ Hoa Kỳ và lấy làm tiếc phải chối từ việc giao nhận khoản hàng này. Những người buôn bán hàng nguyên liệu đâu có khờ và giá đậu nành tụt hẳn xuống ngay lập tức.
    (còn Tiếp)
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp)
    Đậu nành là một chủ đề đặc biệt nhạy cảm vì đây là một trong những món hàng số lượng lớn mà Hoa Kỳ xuất khẩu sang Trung Hoa và nó được bảo vệ bởi một lobby có thế lực mạnh, đó là lobby của những nhà nông. Trung Quốc trước đó đã đưa ra một lời đe dọa: cấm những hàng nhập khẩu đến từ Hoa Kỳ mà đậu nành Hoa Kỳ là vật hữu cơ được biến đổi về gen. Vấn đề đã trở nên khá căng thẳng.
    Tổng thống Bush đã đích thân ra tay và đây là một chủ đề của ông trong chuyến đi thăm Trung Hoa năm 2003. Không có gì đáng ngạc nhiên là Trung Hoa đã chọn chủ đề này làm giải pháp đầu tiên trả đũa nhưng điều đáng chú ý ở đây là cách tiến hành trả đũa. Tuyệt không có nói đến việc từ chối của Trung Hoa về món hàng đậu nành có liên quan đến cuộc chiến tranh xu-chiêng (áo nịt nhũ hoa). Lý do chính thức được đưa ra: đây là một biện pháp đảm bảo sự trong sạch cho tiêu dùng của dân chúng, đây là sự bảo vệ cho nhân dân Trung Hoa tránh những tác hại của loại nấm đáng sợ này. Đồng thời, cơ quan Trung Quốc quản lý những dự trữ hối đoái công bố một thông báo nói rằng “Trung Quốc sẽ không trả đũa bằng cách bán tháo những trái phiếu của kho bạc Hoa Kỳ”. Bài báo của tờ báo đưa tin này giải thích rằng Trung Hoa có những dự trữ đôla quan trọng thứ hai trên thế giới. Một phần lớn của số tiền này đã được sử dụng để mua những trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ giúp cho “tờ bạc xanh giữ lãi suất thấp”. Nếu như Trung Quốc đột ngột đem ra bán những trái phiếu này, ắt sẽ gây ra một sự tăng lãi suất, cực kỳ tai hại cho nền kinh tế Hoa Kỳ.

    Sự vứt bỏ cách đánh đối đầu hao tốn và vô ích này được xác nhận trong sự tương tác của hai cặp khái niệm, trong những tập binh pháp cổ (như Binh pháp Tôn Tử vv...), có vai trò cấu trúc hóa lý thuyết nhằm đánh bại này: đó là những ý niệm “chính” (đánh “chính diện”) và “kỳ” (VÒNG VO đánh úp), “trực” (đánh thẳng) và “vu” (VÒNG VO).
    (còn Tiếp)
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    46
    @thanh16992; @
    yuyu

    TRong các Bài viết: Bàn về thực tiễn Trung Hoa cùng với Francois Jullien – NXB ĐN (2004). A. Chieng có trình bày về V/đ này dưới tiêu đề sau đây: "SÁNG TẠO & BIẾN HÓA" mà Ng viết tạm bổ sung như sau:
    'Sáng tạo biến/CHUYỂN hóa và ... thành CÁI CHI? (hay Dịch Lý của Tư Duy'.
    Câu chuyện được TG diễn tả như sau:

    I – Khi tôi tiếp những người giám đốc xí nghiệp có nguyện vọng “tìm hiểu Trung Hoa”, 1 trong những cách trả lời của tôi là đưa họ đến thăm Cấm Thành ở Bắc Kinh. Nhưng đây không phải là đi tham quan và khâm phục nó như là 1 công trình tưởng niệm sự lớn lao quá khứ của đất nước.

    Phải xem nó như 1 cuốn sách minh họa và vật chất hóa nền văn hóa Trung Hoa, và đặc biệt là cách nhìn thế giới của Trung Hoa. Vì sao những viên ngói của Điện Thái Hòa lại mầu vàng? Đó là vì màu đỏ là màu của lửa có liên hệ đến phương Nam theo thuyết ngũ hành của Trung Hoa.

    Màu vàng, màu của Đất, biểu tượng Trung tâm và Hoàng Đế. Ghi nhận này đưa tôi đến sự tiếp cận thuyết Ngũ hành của Trung Hoa.

    Hành có nghĩa là “đi, hành động”. Nhà triết học và nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng Trung Hoa, Phùng Hữu Lan trong cuốn Giản yếu lịch sử triết học Trung Hoa đề nghị dịch Ngũ hành là Năm tác nhân của Chu Kỳ Vận động Ngũ Hành.

    Đó là Nước, Lửa, Gỗ, Kim loại, Đất (Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ). Mỗi yếu tố lại được gắn liền với 1 phương trời: Nước gắn với phương Bắc, Lửa gắn với phương Nam, Gỗ gắn với phương Đông, Kim loại gắn với phương Tây và cuối cùng là Đất gắn với trung tâm. Như vậy là ở Trung Hoa có năm phương trời.
    Mỗi yếu tố tương ứng với 1 màu (Đen, Đỏ, Xanh, Trắng, Vàng) và cả 1 Bộ fận nôi tạng & vị của Vị giác nữa. Như chúng ta được biết qua cuốn Sử ký (& 1 số sách Đôg Y).

    Nước chảy về chỗ thấp, Lửa cháy bốc lên cao, Gỗ có thể cong hoặc thẳng, Kim loại là cái dễ dát và dễ uốn, Đất là cái có thể gieo hạt lên đấy và sinh hoa lợi. Cái chảy xuống thấp trở nên mặn, cái cháy bốc lên cao trở nên đắng. Cái cong hoặc thẳng trở nên chua, cái dễ dát và dễ uống trở nên hắc, cái có thể gieo hạt lên đấy và là nguồn của hoa lợi sinh ra vị ngọt.

    Hy Lạp cũng có thuyết Bốn yếu tố (Nước, Đất, Khí, Lửa) được trình bày trong Timée.

    Sự giống nhau bề ngoài giữa 2 thuyết này còn được củng cố bởi việc sử dụng những từ ngữ như nhau để gọi tên, thực ra chỉ là bề ngoài rất dễ lầm.

    Ngũ hành có liên hệ với nhau (qua ~ Chu kỳ). Trước tiên do nguồn sinh của chúng: Gỗ sinh ra Lửa, Lửa sinh ra Đất, Đất sinh ra Kim loại, từ Kim loại sinh ra Nước, từ Nước lại sinh ra Gỗ. Sau nữa do tác động tiêu trừ lẫn nhau: Kim loại chặt Gỗ, Gỗ lại chinh phục Đất, Đất hút Nước, Nước dập tắt Lửa và Lửa lại làm Kim loại tan chảy.

    Điều này vừa cho thấy không 1 Yếu tố nào cao hơn những yếu tố khác và lần lượt, mỗi Yếu tố chiếm ưu thế. Chính là bằng cách này người ta giải thích sự kế tiếp của những triều đại đầu tiên: Vũ là Đất, Hạ là Gỗ, Ân là Kim loại, Chu là Lửa. Đến đây cần nhớ rằng những người Trung Hoa là những người làm nông nghiệp, họ nhạy cảm chủ yếu với sự luân phiên (Chu kỳ) của bốn mùa mà họ lấy làm cơ sở cho quan niệm của họ về thế giới.

    Ngũ hành, cũng vẫn là ý kiến của Phùng Hữu Lan, là cơ sở cho sự suy tư của 1 trong những Trường phái vẫn được gọi là huyền học và theo học giả này có sáu trường phái. Trong những trường phái này có 2 trường phái tìm cách giải thích cấu trúc của vũ trụ: trường phái Ngũ hành và nổi tiếng hơn, đó là trường phái Âm DƯƠNG (của Dịch học)
    Trong triều đại nhà Hán, 2 trường phái này hòa vào nhau. Tư Mã Đàm, nhà chiêm tinh mất năm 110 trCN và là người khởi thảo bộ Sử ký mà con ông, nhà sử học nổi tiếng Tư Mã Thiên hoàn thành, chính ông đã gộp lại 2 trường phái này lấy tên là trường phái Âm DƯƠNG mà cơ sở là KINH DỊCH.

    (còn tiếp)
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    46
    ( tiếp)
    Trong tất cả những bộ sách mà các nền văn minh đã có thể sản sinh ra được hoặc mơ ước thì KINH DỊCH có lẽ là bộ sách lạ lùng nhất […]. Bởi lẽ bộ sách này ban đầu không phải là sách, phác thảo đầu tiên của nó không được “viết” ra […]. Ở khởi điểm nó không được cấu thành bằng những từ mà chỉ được tạo bằng 2 vạch, hết sức đơn giản, nét liên tục và nét bất liên tục, nét liền hoặc nét gẫy […] và chỉ từ những tổ hợp khác nhau của 2 loại nét này […] mà văn bản của bộ sách được tết dệt […]. QUÁ TRÌNH là như vậy, cái được hình thành chẳng giống tí nào như 1 cuốn sách lại là cuốn sách nền tảng của cả 1 nền văn minh.

    Trong Cấm Thành có thể thấy ảnh hưởng của Âm và DƯƠNG khắp mọi nơi. Ngoại Hồ, bộ phận được xây dựng cho các Hoàng đế ở trong Thành tiếp những người ở bên ngoài là sự phản ánh của DƯƠNG còn Nội Đình, tập hợp những bộ phận có tính chất riêng tư là sự biểu hiện của Âm. Người ta thấy Thái Hòa Cung ở Ngoại Hồ và Càn Thanh Cung ở Nội Đình rất giống nhau: 1 cái là DƯƠNG của DƯƠNG, còn cái kia là DƯƠNG của Âm, vì người ta biết rằng Âm có bao gồm DƯƠNG cũng như DƯƠNG có bao gồm Âm.

    Ngày nay thuyết Hy Lạp về Bốn yếu tố đã bị quên. Trường hợp của thuyết Âm DƯƠNG ở Trung Hoa không phải như vậy, truyền thống này còn có sức sống dẻo dai, cho dù không phải ai cũng ý thức được điều này (# & Nó biểu hiện trong cả Ngôn ngữ & Chử viết TQ (Hán tự). Tôi đơn cử 1 số ví dụ.

    Ngày hôm nay, những lễ cưới và lễ mừng thọ vẫn được tiến hành ở những nơi trải thảm đỏ. Màu này là biểu tượng của hạnh phúc và sự hoan hỷ gắn với hơi ấm của lửa và của phương Nam.

    Thái cực quyền (1 thứ võ Trung Hoa) ngày nay vẫn được thực hành phổ biến, nó bắt nguồn từ thuyết Ngũ hành. Cuối cùng y học truyền thống Trung Hoa, ngày nay đương còn hết sức phồn vinh, y lý của nó giải thích khá nhiều bệnh bằng sự mất cân bằng Âm DƯƠNG & Vận động Chu Kỳ Ngũ Hành.
    (Còn tiếp)
    Lần cập nhật cuối: 05/10/2016

Chia sẻ trang này