1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao CNXH (Mác) không thành công tại Tây Phương & ảnh hưởng lớn tại Đông Phương ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Hoailong, 19/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    (tiếp Fần)
    ‘Ẩn ý’ của ông Tập Cận Bình khi trích thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Việc ông Tập Cận Bình trích đọc hai câu trong 2 bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhà thơ Vương Bột của Trung Quốc nhằm nói gì?

    Xung quanh lời phát biểu này đến nay đã xuất hiện nhiều ý kiến tranh luận trái chiều. Nguyên nhân chính dẫn tới sự tranh luận này, có lẽ đều nhằm tới việc mổ xẻ, phán đoán “ẩn ý” của ông Tập trong bài phát biểu có liên quan đến bối cảnh quan hệ ngoại giao hai nước Trung- Việt.
    Một điều ai cũng rõ đó là không phải ngẫu nhiên mà Tập Cận Bình đọc hai câu thơ trên của Hồ Chủ tịch, lại càng không phải ngẫu nhiên khi ông viện dẫn văn chương của Vương Bột để minh chứng cho một sự tương đồng về phương diện ý nghĩa tư tưởng giữa hai nước đồng văn, để rồi từ đó gửi gắm đi một thông điệp.
    Trong bài phát biểu trước Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đọc hai câu thơ cuối trong bài Tẩu lộ (Đi đường) nằm trong tập thơ Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Trùng sơn đăng đáo cao phong hậu, vạn lý dư đồ cố miện gian" (nghĩa là: Sau khi lên đến đỉnh cao nhất giữa các lớp núi, thì muôn dặm giang sơn thu cả vào trong tầm mắt). Sau đó ông Tập có nói rằng: “Nhà thơ Vương Bột đời Đường của Trung Quốc cũng từng nói: “Đăng Thái Sơn nhi lãm quần nhạc, tắc cương loan chi bản mạt khả tri dã”.
    Nguyên văn đoạn phát biểu này của Tập:

    同志们,朋友们!1942年至1943年,胡志明主席在中国从事革命活动期间,写下了“登山登到高峰后,万里舆图顾盼间”的诗句。中国唐代诗人王勃也说过,“登泰山而揽群岳,则冈峦之本末可知也”。

    (Thưa các đồng chí và các bạn! Từ năm 1942 đến 1943, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian tham gia hoạt động cách mạng ở Trung quốc, đã viết "Núi cao lên đến tận cùng/ Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non". Nhà thơ Vương Bột thời nhà Đường của Trung quốc cũng từng nói: "Leo lên đỉnh núi Thái để nhìn các núi khác, sẽ nhìn thấy được những điều mình chưa thấy qua".
    Đó là một câu VĂN, không phải câu thơ, được ông Tập nhắc tới có xuất xứ từ bài
    "Bát quái đại diễn luận" (luận về sự mở rộng lớn lao của Bát quái) trong thiên khảo luận của Vương Bột. Nguyên văn đầy đủ cả câu là:

    據滄海而觀眾水.則江河之會歸可見也,
    Cứ thương hải nhi quán chúng thủy, tắc giang hà chi hội qui khả kiến dã;
    登泰山而覽群岳,則岡巒之本末可知也
    đăng Thái sơn nhi quán chúng nhạc, tắc cương loan chi bổn vị khả tri dã.


    (Hãy đứng nơi biển cả để quan sát các dòng chảy, sẽ biết các sông rạch tụ về đâu; hãy lên núi Thái để nhìn các núi non, thì gốc ngọn của núi gò có thể biết được)..


    Ôg Tập đã ngắt vế trước hàm nghĩa nước chảy về nguồn đi, "ý tại ngôn ngoại", vi diệu là chỗ đó.
    Câu văn . Nguyên văn đầy đủ của câu này là: (Theo biển xanh mà xem các nguồn nước, thì sự qui tụ của sông ngòi [về đó] có thể thấy được; lên Thái Sơn để ngắm núi non, thì gốc ngọn của núi gò có thể biết được).

    Việc “lên cao nhìn xa” đó chính là nhằm mở ra một tầm nhìn rộng lớn, bao quát; một thế cục quảng đại, một cảnh giới cao xa, và có lẽ đó cũng là chỉ một thông điệp mang tính chất ngoại giao mà ông Tập muốn gửi đi trong bài phát biểu vừa qua mà thôi. Chúng ta không nên phán đoán, hay suy xét một cách khiên cưỡng, áp đặt để đưa vấn đề này đi quá xa.

    Vậy sự tương đồng đó là gì, theo cá nhân Ôg Lê Phương Duy (Thạc sĩ Hán Nôm, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) , đó chính là vấn đề “đăng cao vọng viễn” (lên cao nhìn xa) như chính lời phát biểu ngay tiếp sau của ông Tập. Hình tượng lên núi nhìn xa, để thu trọn tất cả vào trong tầm mắt vốn đã xuất hiện trong rất nhiều các tác phẩm văn học, triết học... khác của cả Trung Quốc, Việt Nam. “Đăng cao vọng viễn” vốn dùng để chỉ cho một tư tưởng siêu việt, một tâm thái cao viễn, một tầm nhìn khoáng đạt, xa rộng, vốn được cổ nhân, đặc biệt là các nhà Nho Trung Quốc và các nước đồng văn, trong đó có Việt Nam xem trọng. Họ luôn coi đó là một nguyên tắc, một lý tưởng cần đạt được. Vì vậy, việc tương đồng ý nghĩa trong văn chương của Vương Bột và Hồ Chủ tịch là điều dễ hiểu.

    Trong bối cảnh quan hệ hai nước Việt – Trung hiện nay, thông điệp của Tập Cận Bình gửi đi rất rõ, ông nói rằng: “Mối quan hệ hai nước Trung Việt đã đứng trên bước tiến mới của lịch sử, khiến chúng ta lên cao nhìn xa, chung tay nỗ lực, để mở ra một cục diện mới trong quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện của 2 nước Trung-Việt; xây dựng, duy trì sự hoà bình, thịnh vượng chung của châu Á và thế giới, tạo ra những cống hiến to lớn hơn nữa”.

    (còn Tiếp)
    Lần cập nhật cuối: 13/10/2016
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp)
    ( Tiếp
    Chiến thuật VÒNG VO có thể nguy hiểm: vũ khí cực mạnh của Trung Hoa, cái tương đương kinh tế với bom nguyên tử, là Trung Hoa ném ra thị trường những trái phiếu của Kho bạc Hoa Kỳ mà Trung Hoa tích lũy được. Bởi lẽ, trái với cách đối đầu thường có trong quan hệ với châu Âu, vì những lý do mà chúng tôi đã nêu lên, những người Mỹ không biết là đòn tấn công sẽ đánh vào đâu, họ sợ một sự đánh trả của Trung Hoa trên mặt trận những trái phiếu kho bạc mà họ có thể có biện pháp để ngăn ngừa, bằng cách tung ra một lời cảnh báo công khai đối với Trung Quốc.

    Trong trường hợp này, Trung Quốc có thể rơi vào tình thế gây cảm tưởng nhượng bộ những sự bức bách của Hoa Kỳ nếu như họ không bán tín phiếu, và như vậy họ sẽ ở địa vị phải phục tùng.

    Sự phúc đáp của Trung Hoa có tính chất trực diện: họ nói ra một cách minh thị rằng họ không sử dụng đến biện pháp này. Nhưng phải thấy rằng cách đáp ứng trực diện ày cũng có một “sự VÒNG VO”: nói rằng không sử dụng biện pháp này đồng thời cũng là nhắn với người Mỹ rằng họ lẽ ra có thẻ sử dụng nó và như vậy họ có một vũ khí răn đe mạnh để chống lại Hoa Kỳ!

    Thói quen Trung Hoa đọc một diễn ngôn luận ra nhiều cách hiểu và tìm tòi mọi ý nghĩa đã hình thành quá sâu trong tâm thức nên một số diễn ngôn phương Tây đơn tuyến bị hiểu nhầm.>>>

    & còn Tiếp)
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp & còn Tiếp)
    Chúng ta biết rằng khoảng cách khác nhau về những quan điểm tư tưởng này của Ng TQ (tích hợp cái tiêu cực vào QUÁ TRÌNH vận hành của sự vật) là quan trọng bởi vì nó mở rộng, rất rộng ra ngoài lĩnh vực đạo đức.

    Có thể minh họa điều này qua sự tranh cãi giữa Trung Quốc và Mỹ từ mùa hè 2003 nhân vấn đề về sự đối chiếu so sánh của tiền Trung Quốc. Những người Mỹ, đương cao điểm của chiến dịch tranh cử, phát hiện ra rằng Trung Quốc là nguyên nhân đầu tiên của sự thiếu hụt trong cán cân thương mại của Mỹ. Làm sao có thể được? Như 1 số chính khách Mỹ vẫn nói. Mỹ là nước tự do cạnh tranh, K0 sợ cạnh tranh, nhưng K0 thể chấp nhận sự cạnh tranh bất chính.
    Trong lĩnh vực tiền, sự cạnh tranh bất chính biểu hiện ở sự định giá thấp quá rõ đồng NDT. Người ta quên rằng trước đó K0 lâu vào cho đến năm 2001, tư tưởng thống trị cho rằng, tiếp theo cuộc khủng hoảng châu Á (được những người Trung Hoa gọi là khủng hoảng tài chính châu Á), Trung Quốc là nước châu Á duy nhất giữ được sự ngang giá đồng tiền của mình trong tương quan với đồng đôla, chắc là khó mà vẫn đứng ở vị trí này và trước sau hẳn là phải phá giá đồng NDT. Giữa năm 2001 và 2003, ở Trung Quốc K0 xảy ra 1 cuộc cách mạng kinh tế nào cả nhằm củng cố đồng tiền Trung Quốc. Nhưng tình cảm ngự trị đã thay đổi và những thành tích kinh tế liên tiếp của Trung Hoa cuối cùng đã gây ấn tượng cho những thị trường và chính những thị trường này đã thay đổi ý kiến về Trung Hoa. Bước ngoặt đã diễn ra rất mau lẹ trong năm 2002, trong khi đó những chủ Âm kinh tế chưa thay đổi. Toàn bộ sự quy kết của Hoa Kỳ dựa vào 1 sự biện bạch lý thuyết: đồng tiền Trung Hoa K0 được định giá đúng đắn bởi vì giá trị của nó K0 được xác định tự do bởi những thị trường. Từ đó sinh ra cái Ác.

    Khi Trung Quốc, trái lại với Nhật Bản, duy trì được sự ngang giá đồng tiền của họ trong 1 cuộc khủng hoảng châu Á, Trung Quốc chẳng còn tuân theo những quy luật thị trường nữa. Nhưng sự vi phạm lý thuyết này vốn có lợi cho Hoa Kỳ, từ nay K0 phải như vậy nữa. Mỹ có thể lại trình bày sự cần thiết phân biệt cái Thiện và cái Ác. Trung Hoa đã đưa ra câu trả lời như thế nào? Nó chỉ có 2 từ: thời điểm sự ổn định.

    Những người Trung Hoa K0 nói rằng về nguyên tắc họ chống lại 1 sự định giá đồng NDT, nhưng họ chờ thời điểm bởi vì 1 quyết định ra trong sự cấp bách và sự bức bách sẽ tai hại cho sự ổn định của kinh tế. K0 thể nào miêu tả tốt hơn khoảng cách giữa 1 hệ tư tưởng cứ rao giảng (mà K0 phải lúc nào cũng làm theo điều rao giảng) sự tôn trọng tuyệt đối những luật của thị trường và 1 nền kinh tế được hướng dẫn bởi ý niệm thăng bằng mà những quan hệ giữa ÂmDƯƠNG minh họa.

    Có 2 thế giới: thế giới của chân lý (theo Fươg Tây) ở đó chân lý, theo định nghĩa, là duy nhất và thế giới của sự thăng bằng ở đó cái Âm K0 thể tách rời cái DƯƠNG.
    Người ta có biết sự khác biệt giữa 2 thế giới này nhưng việc kiểm lại những hệ quả làm chưa được bao lăm. Tôi (A. Chieng) có dịp góp ý kiến cho 1 công ty liên doanh hoạt động K0 được tốt. Có khá nhiều sự đả kích của phe này, phe kia. Nhưng tôi đặc biệt chú ý đến sự đả kích của phía đối tác Trung Hoa. Người giám đốc Trung Hoa nói với tôi: “Khi chúng tôi ký kết sự thành lập công ty liên doanh của chúng tôi, đối tác Pháp muốn có đa số. Tôi chấp nhận họ được 51%. Vì họ là khách đến với chúng tôi, đây là 1 cử chỉ lễ độ. Làm sao tôi có thể đoán được rằng ông ta sau đó lợi dụng thế đa số để 1 mình ông ta ra mọi sự quyết định, thậm chí K0 hỏi ý kiến tôi? Ông ta cho rằng với 51% ông ta có toàn bộ quyền hành, nhưng xét đến cùng thì ông chỉ hơn tôi 2%”.

    Đây là cốt lõi những khó khăn gặp phải.


    ( còn Tiếp)
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    Nguyên Tiêu đề Chính Bài viết này là: 'Procès ou création (Bản Chính của F. Julien) : SÁNG TẠO hay BIẾN HÓA mà Ng viết tạm bổ sung như sau: Sáng tạo biến/CHUYỂN HÓA thành ... CÁI CHI? (hay Dịch Lý của TƯ DUY'
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp & sẻ Tiếp)
    TRở lại với tiêu/đề:
    Mọi điều bạn tưởng bạn biết về sự sụp đổ của Liên Xô đều sai
    >Everything You Think You Know About the Collapse of the Soviet Union Is Wrong“, >Foreign Policy, July/August 2011.By The Observer07/02/2015
    Khi Viết cho một tạp chí Xô-viết năm 1987, một độc giả Nga gọi những gì ông chứng kiến chung quanh ông là một “sự dứt khoát triệt để trong ý thức của người dân”. Chúng ta biết độc giả này nhận xét đúng vì cuộc cách mạng của Nga là cuộc cách mạng vĩ đại đầu tiên mà tiến trình của nó được vẽ thành biểu đồ trong các cuộc thăm dò dư luận quần chúng ngay từ đầu. Vào cuối năm 1989, cuộc thăm dò dư luận tiêu biểu đầu tiên đã cho thấy dân chúng nhiệt liệt ủng hộ các cuộc tuyển cử có tính cạnh tranh và việc hợp pháp hóa các đảng phái ngoài Đảng +Sản Xô-viết – sau bốn thế hệ dưới chế độ độc tài độc đảng và trong lúc các đảng phái độc lập vẫn còn bất hợp pháp. Giữa thập niên 1990, hơn nửa số người được thăm dò trong một vùng nước Nga đồng ý rằng “một nền kinh tế lành mạnh” có khả năng phát triển nhanh hơn “nếu chính phủ cho phép tư nhân làm ăn theo ý họ muốn”. Sáu tháng sau, một cuộc thăm dò trên toàn nước Nga cho thấy 56% hậu thuẫn một cuộc chuyển đổi nhanh chóng hay tuần tự sang một nền kinh tế thị trường. Thêm một năm sau thì số người ủng hộ kinh tế thị trường tăng đến tỉ lệ 64%.

    Những người đã gieo vào xã hội “chuyển biến ngoạn mục về ý thức” không ai khác hơn là những kẻ đã từng châm ngòi cho các cuộc cách mạng tiêu biểu khác của thời hiện đại: đó là, các nhà văn, nhà báo, và giới nghệ sĩ. Như Alexis de Tocqueville nhận xét, những con người này “giúp tạo ra một ý thức chung về sự bất mãn như vậy, một công luận được kiên định như vậy, rồi hai yếu tố này… lại tạo ra những đòi hỏi hữu hiệu cho các chuyển biến có tính cách mạng”. Đột nhiên, “toàn bộ việc giáo dục” trên cả nước trở thành “công tác của những người cầm bút”.

    Tại Nga Xô cũng vậy. Những hàng người dài trước các sạp báo – đôi khi các đám đông phải xếp hàng quanh một khu phố từ lúc 6 giờ sáng, vì lượng báo ra hàng ngày thường bán sạch chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ – và số người đặt mua ngày càng đông các báo nổi tiếng có chủ trương tự do đã chứng minh sức công phá của những nhà bình luận nổi tiếng thuộc khuynh hướng glasnost, hay xin mượn cụm từ của Samuel Johnson, “những bậc thầy truyền giảng chân lý” (teachers of truth): kinh tế gia Nikolai Shmelyov; các triết gia chính trị như Igor Klyamkin và Alexandr Tsypko; các tiểu luận gia như Vasily Selyunin, Yuri Chernichenko, Igor Vinogradov, and Ales Adamovich; các ký giả Yegor Yakovlev, Len Karpinsky, Fedor Burlatsky, và chí ít trên hai chục nhà văn nữa.

    Đối với họ, việc phục sinh đạo lý&_Niềm_Tin là thiết yếu. Điều này có nghĩa là không những chỉ rà soát lại các HỆ THỐNG chính trị và kinh tế Xô-viết, không những chỉ lật ngược các QUI PHẠM xã hội (social norms), mà còn là một cuộc cách mạng trên bình diện cá nhân: một sự thay đổi trong nhân cách của người dân Nga. Như Mikhail Antonov tuyên bố trong một tiểu luận rất sáng tạo năm 1987, với tiêu đề “Vậy thì việc gì đang đến với chúng ta?” trên tạp chí Oktyabr, phải “cứu” lấy nhân dân – không phải để họ thoát khỏi các mối nguy từ bên ngoài, nhưng “chủ yếu để họ thoát khỏi chính mình, thoát khỏi các tiến trình phi luân đang giết chết những phẩm chất cao quí nhất của con người”.
    Cứu nhân dân bằng cách nào? Bằng cách làm cho tiến trình dân chủ hóa còn sơ sinh trở thành con đường định mệnh, không thể đảo ngược – không phải bằng “một đợt băng tan” ngắn ngủi của Khrushchev, nhưng bằng một cuộc thay đổi khí hậu. Và việc gì sẽ đảm bảo cho tình hình không thể đảo ngược này? Trên hết, đó là sự xuất hiện của con người tự do, một con người “không bị lây nhiễm trước các sự kiện lặp đi lặp lại của chế độ nô lệ tinh thần”. Tuần báo Ogoniok, một tạp chí quan trọng thuộc chủ trương glasnost, đã viết vào tháng Hai năm 1989 rằng chỉ có “con người không có khả năng làm chỉ điểm cho công an, không có khả năng phản bội và GIAN_DỐI/LÁO KHOÉT, bất luận nhân danh ai hay tổ chức nào, mới có thể cứu chúng ta khỏi sự xuất hiện trở lại của một nhà nước độc tài”.
    ( sẻ Tiếp)
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    'Sáng tạo biến/CHUYỂN hóa ... thành CÁI CHI? (hay Dịch Lý của Tư Duy'.
    (Tiếp & còn Tiếp )
    II – Người ta có thể coi thường những triết Thuyết về sự kiện này (Âm DƯƠNG & Vận động Chu Kỳ Ngũ Hành) nghĩ rằng hiện đại hóa cũng như toàn cầu hóa sẽ át chúng đi, mà có gìn giữ chúng thì cũng là do sự gắn bó với quá khứ.
    Người ta có thể sắp chúng vào cùng 1 ngăn kéo với Kilt (1 thứ váy chùng đến đầu gối nam giới xứ Iceland miền núi mặc) của những người Iceland hoặc Kimono của người Nhật. Như vậy là coi thường ảnh hưởng của những lý thuyết này tới phương thức TƯ DUY của người Trung Hoa, 1 ảnh hưởng K0 đo được nhưng quan trọng.
    Nhà Trung Quốc học người Anh, 1 chuyên gia về khoa học kỹ thuật Trung Hoa, Joseph Needham (1900-1995), một nhà KHOA HỌC Anh (,viện sĩ người nước ngoài của Viện Khoa học Trung Quốc (TQ), là tác giả bộ sách đồ sộ mà K0 nhà nghiên cứu về Trung Quốc nào K0 đọc: Science and Civilisation in China) rất ngưỡng mộ văn minh Trung Quốc nhận xét rằng, trong các ngành khoa học, có 1 ngành đã đi trước với 1 sự tiến bộ đáng kể ở Trung Hoa so với phương Tây: đó là từ học, với sáng chế nổi tiếng là kim chỉ nam, đã được biết ở Trung Quốc nhiều thế kỷ trước Châu Âu.
    Ông gắn sự tiến bộ đi trước này của Trung Hoa với sự kiện sau đây: ý niệm tương tác mà K0 tiếp xúc là 1 điều rất dễ chấp nhận đối với người Trung Hoa, trong khi đó mãi sau này phương Tây mới chấp nhận điều này.
    (còn tiếp)
    Lần cập nhật cuối: 09/11/2016
  7. xethunglongbien

    xethunglongbien Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2016
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    4
    bài viết rất bổ ích, cảm ơn bạn
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp & còn Tiếp )
    Bàn đến 1 lĩnh vực tư tưởng có tính chất thời sự hơn, ta có thể nhắc đến những cách nghĩ khác nhau giải thích ưu thế của Hoa Kỳ. Đây là 1 sự kiện mà K0 1 ai cãi lại: Hoa Kỳ ngày nay là “siêu cường” thế gIới chỉ có 1, K0 có 2 – nhưng các cách giãi thích, vì sao?
    Ở phương Tây người ta đã đưa ra nhiều cách giải thích, có khi thiên về chính trị (tính ưu việt trong sự tổ hợp hệ thống dân chủ – kinh tế thị trường), khi thì thiên về kinh tế (sự hùng hậu kinh tế của Hoa Kỳ, coi trọng việc chi phí cho nghiên cứu và phát triển…).
    Tất cả đều có 1 điểm chung là đưa ra 1 hay nhiều nguyên nhân giải thích cho sự ưu đẳng này đôi khi lại đưa ra 1 sự biện bạch bằng đạo đức: chính là vì Hoa Kỳ là nước “coi trọng đạo đức” nhất nên Hoa Kỳ cũng là nước mạnh nhất.
    Loại lập luận này K0 thấm được vào nhiều người Trung Hoa. Đối với họ chẳng qua là sự luân phiên quyền lực tuần tự diễn ra. K0 1 mùa nào có thể thống trị mãi mãi, tiếp theo mùa xuân nhất thiết phải là mùa hè, Nếu có múa Hè thì fải có mùa Đông, hoặc sau ngày phải là đêm (Âm DƯƠNG), cũng như vậy sự thống trị của các quốc gia chuyển từ nước này sang nước khác.

    Nếu như Hoa Kỳ ngày hôm nay là cường quốc thống trị, đó là vì đến lượt họ nắm sự thống trị này nhưng sự thống trị này K0 có tính chất vĩnh cửu, nó chẳng có thể được biện bạch bởi 1 nguyên nhân khoa học hay đạo đức nào. Phùng Hữu Lan cho rằng ý niệm phản (trở lại) là dữ kiện chung cho 2 trường phái chính của tư tưởng Trung Hoa: Khổng giáo và Đạo giáo. Ông dẫn Lão Tử: “Trở lại là luật vận hành của đạo” (phản giả đạo chi động). Ông có lời bàn thêm:

    Thuyết này có ảnh hưởng lớn tới nhân dân Trung Hoa và đã có tác động to lớn, giúp họ vượt qua nhiều khó khăn mà họ gặp phải trong trường kỳ lịch sử. Thấm nhuần thuyết này, người Trung Hoa tỏ ra vẫn khôn ngoan, thận trọng ngay trong thời kỳ thịnh vượng và vẫn tràn đầy hy vọng ngay trong thời kỳ hết sức nguy nan.

    Đối với những người Trung Hoa lịch sử được xem như là 1 sự luân phiên những thời kỳ thịnh trị và quang vinh và những thời kỳ rối ren, loạn lạc. Chính vì vậy 1 số lập luận và chứng minh nhằm chứng tỏ tính ưu việt của hệ thống chính trị và kinh tế của phương Tây bằng sự hùng cường của những nước đã tiếp nhận hệ thống này đối với người Trung Hoa là K0 thỏa đáng,
    Họ nghĩ rằng những tư tưởng này được truyền bá K0 phải vì chúng đúng đắn mà vì chúng là những tư tưởng của những nước hùng cường nhất. Hệ quả chứ K0 phải nguyên nhân.
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp & còn Tiếp )

    Chúng ta biết cái vòng tròn của đạo giáo (# VÒNG TRÒN Âm DƯƠNG) trong đó 1 đường vòng lượn cong chia cách trắng và đen ngang nhau, nhưng lại có 1 điểm đen trong phần trắng và 1 điểm trắng trong phần đen. Có nhiều cách giải thích đã được đưa ra, chẳng hạn như đó là sự hiện hữu hócmôn cái ở nam giới. Nhưng người ta cũng có thể đưa ra 1 cách giải thích ở bình diện đạo đức. Dưới ánh sáng của thuyết ÂmDƯƠNG thì 1 thuyết về Thiện Ác sẽ như thế nào?

    Tôi (F. Jullien) nhớ, hồi còn bé, đã đọc 1 truyện ngụ ngôn Trung Hoa minh họa thuyết thiện và ác có nhan đề là: Tái ông thất mã (Tái ông mất Ngựa).

    Ngày xưa, ở biên cương, có 1 ông già nuôi ngựa. 1 hôm con ngựa giống tốt nhất của ông bỏ trốn. Những người hàng xóm đến thăm và tìm cách an ủi ông sự mất mát này. Nhưng ông già vẫn thản nhiên như K0 và nói rằng: “Các ông, các bà nghĩ rằng đây là 1 cái họa, nhưng biết đâu chẳng phải là họa?” Mấy ngày sau, con ngựa sau 1 thời gian nhởn nhơ ở thảo nguyên trở về, nhưng K0 về 1 mình nó còn kéo theo cả 1 bầy ngựa hoang. Thế là ông già trở nên giàu có và cũng những người hàng xóm ấy lại đến thăm, mừng cho ông và nói rằng: “Ông nói đúng đấy, cái tưởng là họa lại hóa ra là phúc” ông già vẫn thản nhiên như K0 và trả lời: “Ai biết được, cái mà các ông các bà gọi là phúc rất có thể lại là 1 sự rủi ro”. Và quả vậy, người con trai trưởng của ông già tìm cách thuần dưỡng những con ngựa hoang, bị ngã, gẫy chân và trở nên tàn tật. Nhưng 1 thời gian sau, chiến tranh bùng nổ và Hoàng đế cử người đi chiêu mộ những người tráng kiện đưa ra trận đánh giặc. Người con trai của ông già, nhờ sự tàn tật, thoát được khỏi bị chiêu binh.

    Lời Bình phi lộ:
    Trong quyển: "Địa lý của TƯ DUY (The Geography of thought:...) GS TLHXH Richard Nisbett ĐH Michigan củng đả tả câu chuyện này như trên.
    Bài học của câu chuyện này khá rõ: từ điều dở có thể sinh ra điều hay cũng như từ việc lành có thể sinh ra điều dữ, theo 1 QUÁ TRÌNH cái này sinh ra cái kia như đã được giải thích.

    (còn tiếp)
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    VI – Tư duy phương Tây phân biệt chủ thể khách thể:

    Bằng cách làm nổi trội nguyên lý tự do, những người Hy Lạp là những người đầu tiên có thể nắm được khách thể trong quan hệ với chủ thể: thay vì cho tiếp tục hòa tan vào “thực chất phổ quát” như cách làm của “người phương Đông” […] cá nhân ở Hy Lạp […] tìm cách xác định thực chất (substance) như là khách thể. Từ đó sản sinh ra khái niệm.

    Những người Trung Hoa, tiến hành 1 cách khác, đi đến những kết quả hết sức lạ lùng đối với người phương Tây. Trong Luận ngữ của Khổng Tử có 1 đoạn đặc biệt nổi tiếng. Đó là đoạn bốn làn người ta đặt ra cùng 1 câu hỏi cho Phu Tử: hiểu là gì? Mỗi lần, Khổng Tử đưa ra 1 câu trả lời khác: biết vâng lời, không làm cho bố mẹ ưu tư vv…

    Chuyện Khổng Tử trả lời khác nhau với từng người 1 không hề có ý nghĩa là ông chấp nhận 1 quan điểm tương đối luận; nói khác đi, ông không thiên về tính khái quát kiểu Socrate, không kéo nó về lập trường của 1 Protagoras (bởi vì điều ông chú ý ở đây không phải là CHÂN LÝ). Khổng Tử “cảnh cáo người hỏi mình, người bình giải kết luận, tùy theo trình độ người hỏi và tùy theo điều anh ta còn thiếu, do đó các câu trả lời là khác nhau”.

    Ta có thể đo sự khác biệt giữa cách tiếp cận Trung Hoa và cách tiếp cận phương Tây bằng hai chuyện này:

    Trong Quần đảo Goulag, nhà văn Nga Soljenistyne kể lại câu chuyện của kỹ sư lão thành Nikolai Karlovich von Meck và câu chuyện của đồng chí Kaganovich, chính ủy Đường sắt. Người thứ nhất là 1 kỹ sư già hay có ý kiến và để cổ vũ việc xây dựng CNXH, ông đề xuất ý kiến tăng số lượng trọng tải của những chuyến tàu, không quan tâm đến những chỉ số trung bình cho phép. Ủy ban an ninh quốc gia (KGB) kết tội ông là muốn phá hoại đường sắt, dùng như vậy là sớm bị hỏng, khiến cho Liên bang Xôviết sẽ không có đường sắt trong trường hợp có sự can thiệp của nước ngoài. Ông bị xử bắn. 1 thời gian sau vị chính ủy nói trên ra lệnh tăng trọng tải hàng lên gấp hai lần, thậm chí gấp ba lần trọng tải trung bình cho phép. Nhờ “sáng kiến” này ông được thưởng huân chương Lenin. Khi 1 số kỹ sư cho rằng thế là điên rồ, họ bị xử bắn vì thiếu lòng tin ở những khả năng giao thông vận tải XHCN!

    (còn Tiếp)

Chia sẻ trang này