1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PHÒNG KHÔNG KHÔNG QUÂN NHÂN DÂN VIỆT NAM - Phần 12

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi aviator007, 11/10/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vietduc_81

    vietduc_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/12/2014
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    215
    Vâng. Nga kinh tế hơn bọn Âu - Mỹ khi lấy tuổi thọ khung thân bằng 2 lần tuổi thọ động cơ. Còn bọn Âu - Mỹ thì tuổi thọ động cơ sấp xỉ 75-80% tuổi thọ khung thân nên khi tuổi thọ động cơ hết hạn thì nó bỏ luôn khung thân.
  2. Teacher_Of_Dumbers

    Teacher_Of_Dumbers Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/08/2016
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    492
    Mới hay cũ là tùy định nghĩa thôi bạn. Thường các bộ phận của động cơ được chia làm 2 loại là nóng và lạnh (không nóng). Các bộ phận nóng thường có tuổi thọ thấp hơn và tuổi thọ của động được tính theo tuổi thọ của phần nóng. Khi động cơ đến cuối vòng đời không nhất thiết phải thay động cơ mới mà chỉ cần thay các bộ phận nóng. Tuy nhiên giá nâng cấp kiểu này cũng bằng khoảng 75% giá mua mới động
    cơ.
  3. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.369
    Đã được thích:
    26.716
    Ở đâu ra cái AL-31F có tuổi 900giờ?

    Thường tàu bay Nga khung hỏng trước động cơ. Cái AL-31F nó tới 4000 giờ đấy. Và 1000giờ lại phải tháo thay cái bộ đốt sau. Với cái có đít ngoáy thì cái đít chỉ 500giờ phải tháo thay bộ phận thủy lực chuyển hướng. Xem trên web của Saturn ấy.

    Động cơ như P&W F-100 cũng tuổi 4000giờ. Ở 2000giờ phải tháo đại tu cả động cơ và khung 1lần. Khung của bọn F-16 cũng 4000 giờ phải tháo banh thay mới một số thứ trong đó có thay từ P&W F-100 lên GE F-110 mới như tùy chọn hoặc thay loại F-100 như cũ để kéo tuổi cái máy bay thêm lên 6000giờ. Tất nhiên đến đoạn này động cơ vẫn còn dự trữ bay nếu đại tu. Nhưng đa số bọn nó cho ra bãi rồi bán cho bọn Indo chẳng hạn. Khi bọn indo mua, nó lại lôi vô rèn đục mông má một số thứ và đại tu động cơ để bay thêm 2000giờ cho hết cái dự trữ bay. Xong cái này vẫn có thể bay tiếp nếu giao cho bọn như Vietnam và hình như sự gan dạ này không riêng VN. Bọn Indo nó mua 1mớ động cơ F-100 dự trữ chắc nó học tập VN định bay chừng nào gãy cánh, cháy dây điện mới nghỉ :-D. Tất nhiên nói thế là có tính tương đối. Vì bọn Mỹ nó tính theo TACs (total accumulated cycles) chứ không tính theo giờ. Máy bay indo mua là của tụi phòng vệ liên bang, bọn này nâng cấp thay mới F-100 chứ nó không lên F-110.
  4. Teacher_Of_Dumbers

    Teacher_Of_Dumbers Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/08/2016
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    492
    Đúng là động cơ AL-31F gắn cho Su-27SK và Su-27UBK thời đầu tuổi thọ chỉ 900 giờ bay và cứ sau 300 giờ bay lại phải bảo trì lớn 1 lần. Tiết kiệm như VN muốn kéo dài tuổi thọ của Su-27 lên 3,000 giờ bay chắc cũng buộc phải nâng cấp thay mới, ít nhất là phần nóng động cơ AL-31F của chúng 2 lần, sau khi đạt 900-1,000 giờ bay và sau khi đạt 1,800-2,000 giờ bay.

    Động cơ AL-31F của Su-30MK sau này có cải tiến thì tuổi thọ tăng lên 1,500 giờ bay và bảo trì lớn sau 500 giờ bay. Có lẽ Su-30MK2 gắn loại động cơ này.

    Hiện nay, ví dụ động cơ Saturn AL-31FP của Su-30MKI đã lên được 2,000/1,000 giờ bay lần lượt. Riêng miệng phụt đổi hướng cần bảo trì lớn cứ sau 500 giờ bay.

    Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng không phải động cơ AL-31F nào của Su-30 cũng đạt con số 2,000/1,000 giờ bay như của AL-31FP. Động cơ AL-31FP là dự án riêng được thực hiện và tài trợ bởi Irkut theo yêu cầu của Ấn Độ và nó tiêu tốn tới 20% tổng ngân sách R&D của dự án Su-30MKI.
    Lần cập nhật cuối: 31/10/2016
    Tifavn, Vietnam2016, meo-u1 người khác thích bài này.
  5. vietduc_81

    vietduc_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/12/2014
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    215
    Xem trên web Sukhoi:
    http://www.sukhoi.org/eng/planes/military/su27sk/lth/
    http://www.sukhoi.org/eng/planes/military/su27sk/lth/

    Hiện F100-PW-229 EEP của F-16 đã đạt 6000 giờ.
    Lockheed Martin test khung của F-16C Block 50 :
    "Lockheed Martin (NYSE: LMT) recently completed 25,000 hours of simulated flight time on an F-16C Block 50 aircraft, demonstrating the safety and durability of the F-16 well beyond the aircraft’s original design service life of 8,000 Equivalent Flight Hours (EFH). Further testing is being conducted to identify a definitive, safe flight hour limit for the aircraft."

    http://www.lockheedmartin.com/us/news/press-releases/2015/june/F16-durability-testing.html
  6. vietduc_81

    vietduc_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/12/2014
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    215
    Bảng tham khảo tuổi thọ khung thân :


    F-35A: 8,000
    F-16 Block 50/52/603: 8,000

    F-15E: 8,000+
    Naval
    F-35C
    : 8,000
    F/A-18C/D: 6,000
    F/A-18C/D (w/SLEP) : 10,000
    F/A-18E/F : 6,000


    Air superiority
    F-22 8,000
    Typhoon T34 : 6,000
    Su-35 : 6,000
    Su-27SK : 2,000

    Engines
    F-35A (F135-PW-100) : 10,000
    Su-35S (Saturn 117S) : 4,000

    https://www.red***.com/r/F35Lightning/comments/3c68tl/table_aircraft_cost_comparison/
    (Ghi chú : Thay *** bằng d i t mới vào wed trên được)

    Bảng tham khảo tuổi thọ động cơ:

    EJ200: 6.000 h

    M88: ??

    RM-12: 4.000 h

    F-135: 2.000 h

    F119: 6.000 h (?)

    F404-GE-402: 4.000 h

    F414-400: 6.000 h

    AL-31F: 1.500 h

    AL-41F: 4.000 h

    https://defenseissues.wordpress.com/2014/12/06/fighter-aircraft-engine-comparision/
    Lần cập nhật cuối: 31/10/2016
    khanh1512Vietnam2016 thích bài này.
  7. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Cụ đang nhầm về trung tu và đại tu. Không phải cứ vào xưởng là đại tu nhóe:D

    Động cơ vào xưởng thì thường xuyên. Ví dụ như vặn lại vài con ốc chẳng hạn=)). Nhưng khi nói về đại tu là nói tới chuyện thay "phần nóng" của cụ Quạt Nga. Thường là các cánh nén. Người ta siêu âm kiểm tra, cái nào nứt hỏng thì thay mới. Cũng thay luôn bạc trục (hoặc vòng bi, cái này tôi không rành). Đại khái giống như ta thay hơi xe máy ô tô vậy.

    Sau 2 lần đại tu. Tuổi thọ động cơ 3000 giờ. Khi mà trục động cơ hỏng thì vứt động cơ đi mua cái khác lắp vào. Giá 3triệu đô/1 cái. Máy bay 2 động cơ tốn 6 triệu là có đồ mới keng bay. Quá rẻ bèo.
    TifavnVietnam2016 thích bài này.
  8. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Tất cả các trục chịu lực của máy bay đều làm bằng thép hợp kim, không dùng đồ nhôm. Không có chuyện giảm cường độ ở các bộ phận chịu lực chính.

    Su27 lại đặc biệt hơn. Tất cả các xương chịu lực của vỏ máy bay được làm bằng Titan. Chỉ có vỏ bằng hợp kim nhôm. Thế nên máy bay Su27 về lý thuyết cực kỳ bền bỉ. Vỏ nhôm nứt thì thay thôi. Không may có rách tí thì về vá lại có sao đâu. Trước có vụ F15 bị rụng cả một bên cánh mà vẫn hạ cánh được chứng tỏ dòng máy bay thiết kế thân tạo lực nâng cực kỳ ổn định. Các máy bay chiến đấu bị dính đạn te tua vỏ nhưng vẫn hạ cánh an toàn không phải chuyện hiếm. Vậy có nứt tí vỏ không sao cả.

    Chỉ còn vấn đề ở các chi tiết "mềm". Ví dụ: Phớt dầu, dây điện, cầu chì, đồ điện tử. Bọn này bị lão hóa thì nhiều vấn đề lắm, hỏng vặt liên miên. Nếu như làm ăn chuyên nghiệp và mua được đồ chính hãng, thay thế đúng quy trình nhà sản xuất khuyến cáo thì vẫn ngon bình thường. Còn làm ăn lôm côm kiểu ngó cái vỏ ngoài, lau tí bụi rồi phán rằng còn ngon thì sẽ giống kiểu đại tu Ấn Độ. Cứ ra khỏi xưởng là hít đất ngay;-)
  9. vietduc_81

    vietduc_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/12/2014
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    215
    Cái này là nhà sản xuất Sukhoi nói :

    A limit:
    - SLL, hours: .............................................2,000
    - to first overhaul, hours:......................... 1,000
    - service life, years: .................................20
    Engine and outboard accessory-gearbox life:
    - to first overhaul, hours: ............................300
    - service life limit, hours:.............................900

    Hai cái động cơ AL-31 là hơn 10 triệu USD chứ không phải 6 triệu như Cụ tưởng:

    "Riêng đơn giá của động cơ AL-31 đã trên 5 triệu USD, trong khi động cơ D-30 sẽ không thấp hơn."

    http://viettimes.net.vn/trung-quoc-...-khong-tri-gia-hang-ty-usd-cua-nga-85370.html
  10. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.369
    Đã được thích:
    26.716
    Thằng sukhoi nó viết thế không có nghĩa là bay 900giờ là lôi động cơ vứt đi đâu. Mà chúng nó phải tháo banh ra kiểm tra hết lại để zero return. Làm vài phát như thế là máy bay cũng nát theo luôn.
    Cũng là cái động cơ đó thì ở Su-30mk nó như này
    http://www.sukhoi.org/eng/planes/military/su30mk/lth/
    Ví dụ như cái 8526 đem khoe hoài ấy có thay động cơ đâu.
    Còn cái F-16 nó viết vậy đúng rồi. Về lý thuyết nó bay đến 8000giờ y như tớ nói. Nhưng bọn Mỹ nó bay 6000 là ra sa mạc hết. Để đó làm dự trữ vì đại tu phát nữa tính ra chi phí bay nó cũng khá cao. Có cái chổ cụ đánh dấu ? ở cái F-135 có 2000giờ là cái F-135-600 xài cho cái F-35B ấy. Hết 2000 lại tháo thay cái đít, bộ đốt sau và bộ truyền động của cái quạt nâng phía trước.
    Lần cập nhật cuối: 31/10/2016
    Tifavn, Vietnam2016, meo-u1 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này