1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tất cả mọi người đều thở phào nhẹ nhõm. Cho đến lúc này vẫn chưa có mối nguy hại nào đe dọa từ thảo nguyên hoặc hạ lưu sông Volga tới sườn của Mặt trận Caucasian. Đó là thông tin chính thức do các biệt đội trinh sát mang về. Phải nói rằng đây là một thông tin rất quan trọng bởi vì, kể từ cuối tháng Tám năm 1942, Cụm Tập đoàn quân A đã hết sức cố gắng để mở cuộc tấn công nằm ở bên cánh trái một lần nữa. Tập đoàn quân Panzer của Kleist đã phải nỗ lực hết mình để thâm nhập vào cửa ngõ thành phố Baku, nhằm chiếm đoạt được những mỏ vàng đen của người Nga theo kếhoạch đề ra. Do đó, họ sẽ hoàn thành được ít nhất là một trong các mục tiêu chính của cuộc tấn công mùa hè.

    Trở ngại cuối cùng nằm trên con đường dẫn đến mục tiêu cần phải chinh phục chính là con sông Terek, nằm ở phía trước mặt những quả đấm thép xung kích của Tập đoàn quân Kleist đã buộc phải tạm dừng lại. Giờ đây, Kleist lại muốn thử vận may một lần nữa, và thực sự trong lần này, vận may của chiến cuộc miền Đông dường như mở ra triển vọng chiến thắng cho quân đội Wehrmacht.

    Sau khi tham khảo ý kiến với viên tướng Tư lệnh Quân đoàn Panzer XL, Đại tướng von Kleist đã sử dụng một mưu mẹo khéo léo là kéo trở lại Sư đoàn Panzer số 3 theo một đường ngang, để rồi sau đó hành quân theo sau đường di chuyển của Sư đoàn 23 Panzer hướng về phía đông dọc theo con sông Terek. Sau những trận giao chiến ác liệt trên đường phố, Sư đoàn đã chiếm được thành phố Mozdok trong ngày 25 tháng Tám. Và tiếp theo, một cánh quân thứ hai đã gây ra sự bất ngờ lớn khi vượt qua con sông tại khu vực Ishcherskaya. Bước nhảy quan trọng vượt qua sông Terek đã được thực hiện bởi Trung đoàn Vệ binh Panzer 394 từ vùng Hamburg—thành lập trong năm 1940—1941 xuất thân từ Trung đoàn Bộ binh Cơ động 69 đến từ Marburg.

    Khoảng 3.00 sáng ngày 30 tháng Tám năm 1942, những con thuyền đổ bộ, lính công binh cùng với lực lượng Vệ binh Panzer đã chuẩn bị sẵn sàng. Họ chỉ đơn thuần là chờ đợi màn khai hỏa của lực lượng pháo binh nhằm che chở cho kế hoạch vượt sông của người Đức.

    Khoảnh khắc chờ đợi đã đến: đầu tiên là những tiếng ầm ầm ở phía sau, tiếp đó là các tiếng rít gào thét trên đầu, cuối cùng là những tiếng nổ như xé rách màng nhĩ rơi xuống bờ sông quân thù. Chỉ trong khoảng mười phút, những trận mưa đạn từ các khẩu 88 mm thi nhau giã vào các vị trí chiến đấu của quân Nga. Đó là khoảng thời gian quí báu dành cho những người lính công binh và đặc nhiệm của người Đức đứng phắt dậy từ các vị trí ngụy trang khiêng những con thuyền đổ bộ lao xuống dòng nước xiết.

    Những lính tiên phong đầu tiên thuộc Tiểu đoàn 1 đã bắt đầu vượt sông Terek. Nhưng bây giờ, quân Sô-viết bắt đầu tỉnh dậy. Những khẩu pháo dã chiến bắn những quả đạn pháo loại “crash-boom” bắn ra những mảnh đạn nguy hiểm chết người thi nhau chụp lên đầu những người lính Đức tại các điểm vượt sông. Những khẩu pháo dã chiến là một trong những loại vũ khí nguy hiểm và có hiệu quả nhất của người Nga trong cuộc chiến tranh.

    Tại chỗ vượt con sông Terek rộng khoảng 275 thước, là con sông nằm ở vùng núi nên có dòng nước chảy xiết với những xoáy nước cuồn cuộn. Những vạt nước với bọt trắng bắn lên cao xung quanh những chiếc thuyền - suýt trúng nhiều lần bởi luôn nằm dưới tầm đạn súng cối của quân Nga.

    Bơi giữa những con sóng hung dữ là các thuyền đổ bộ nhỏ, nhấp nhô, bập bềnh, các mũi tàu nhô cao trên mặt nước , các lính đặc nhiệm Đức thì nép mình thấp dưới đuôi thuyền. Bằng cách nào đó họ đã vượt qua được nơi hiểm nguy rùng rợn được tạo lên bởi hỏa lực dày đặc của Hồng quân.

    Ngay lúc mở màn cuộc vượt sông, chỉ tính ngay bên bờ sông của quân Đức, Chỉ huy Tiểu đoàn 1, Đại úy Freiherr von der Heyden-Rynsch, cùng người trợ lý của anh, Thiếu úy Ziegler đã bị tử trận. Thiếu úy Wurm theo sát gót thì bị trọng thương. Trung úy Dürrholz, chỉ huy Đại đội 2, bị thương nặng trong quá trình vượt sông, anh ta bị rớt từ thuyền xuống sông và được liệt vào danh sách những quân nhân bị mất tích.

    Và con thuyền đổ bộ đã vun vút quay lại bờ. "Khẩn trương..!”. Nhanh như chớp, nhóm thứ hai vội vàng nhảy lên thuyền. “Ba, bốn, năm …thêm một người nữa đi !”..người lái thuyền đếm số người nhảy lên và hét to. Tiếng động cơ nổ giòn, rồi con thuyền tiếp tục lao đi.

    Những quả đạn pháo nổ liên tục ở bên phải và bên trái họ. Mặt sông sôi sùng sục với bọt nước và đạn nổ. Người lái thuyền vẫn đứng thẳng, bình tĩnh lái con thuyền cặp bờ bên kia một cách an toàn. Đến mép sông, những người lính đặc nhiệm vội vàng nhảy lên bờ.

    ...............................
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Dưới sự yểm trợ bảo vệ của pháo binh Đức, các lính bộ binh chiến đấu tiến dần về phía trước từng thước một. Họ đã thâm nhập được vào phần đầu lãnh địa quân Nga - nhưng chỉ có vậy. Rất nhanh quân Nga đã phục hồi trở nên mạnh mẽ hơn họ tưởng. Quân Sô-viết đã đào công sự chiến đấu sâu dọc theo rìa làng Mundar-Yurt và tung ra một sự kháng cự mãnh liệt. Từ những vị trí được phòng bị kỹ càng của trận địa, cũng như con hào chống tăng, họ đã ghìm chặt được các lính đặc nhiệm Đức, những người phải nằm ép sát xuống mặt đất trống trải dưới hỏa lực ác liệt dồn dập chưa từng thấy.

    Ngay buổi chiều hôm đó, Thiếu tá Günther Pape, là một người chỉ huy trung đoàn trẻ tuổi đã tự mình vượt qua sông Terek cùng với các nhân viên tác chiến thuộc Trung đoàn Vệ binh Panzer 394 để tận mắt chứng kiến những tình thế khó khăn mà quân Đức đang trải qua. Các trận địa, công sự của quân Đức cũng như các điểm cầu đổ bộ họ đang chiếm giữ đã được cố gắng chống đỡ với một quân số ít ỏi mà họ đang có trong tay.

    Trong suốt năm ngày trời, những người lính đặc nhiệm thuộc Trung đoàn Vệ binh Panzer 394 đã phải tung hết sức bảo vệ những đầu cầu đổ bộ nhỏ bé nằm bên kia bờ sông, nơi quân Sô-viết đang bảo vệ. Lúc này họ đang chiến đấu tại phía nam của vĩ tuyến 44. Chỉ có một lực lượng khác của Wehrmacht hiện đang tác chiến xa hơn họ về phía nam là Sư đoàn Sơn cước Số 1 tại vùng Thung lũng Klydzh, gần vĩ tuyến 43 – hay nói chính xác hơn là vĩ tuyến 43 độ 20 phút, đây chính là điểm cực nam mà quân đội Đức đã đặt chân đến trên lãnh thổ Sô-viết trong quá trình vận hành chiến dịch Barbarossa.

    Chiến đấu tại một mảnh đất bất lợi, không hề có khí tài nặng, những người lính dưới quyền của Günther Pape đã phải đối mặt với một đối thủ được trang bị tốt hơn rất nhiều cùng với sức chiến đấu rất ngoan cường. Nhưng Trung đoàn Đức đã cầm chân được tới ba Sư đoàn Sô-viết. Điều này buộc các cấp chỉ huy của người Nga phải rút quân từ nơi khác để ném vào vùng này. Khu vực đầu cầu đổ bộ được thiết lập bởi Sư đoàn 3 Panzer với một tổn thất đáng kể nhưng vẫn cung cấp những điều kiện kiên quyết cho các cuộc tấn công của Quân đoàn LII mới được tăng viện đến. Kết quả là các Sư đoàn Bộ binh 111 và 370 đã thành công trong việc vượt qua sông Terek tại khu vực Mozdok và một nơi xa hơn nữa. Do đó, Trung đoàn Vệ binh Panzer 394 giờ đây có thể từ bỏ vị trí không thuận lợi để rút về nơi đóng quân như cũ.

    Nhưng tại Mozdok, cũng như một số nơi khác, các lực lượng Wehrmacht đã không còn đủ sức mạnh để tiếp tục tấn công. Người Nga đơn giản lúc này đã tỏ ra quá mạnh, lực lượng Đức thì quá ít và quá mệt mỏi sau khi trải qua những trận chiến ác liệt. Cơ hội cuối cùng nhằm chinh phục những mỏ dầu tại Baku thực sự đã tuột ra khỏi tầm tay của họ….

    Cũng như ở phía tây chân vùng đồi thấp của dãy núi Kapkaz sát bờ biển Đen thì các chiến dịch cũng bị đặt vào tình trạng bế tắc như trên sông Terek. Mặt trận bị đóng băng. Trong một khoảng cách ngắn trên tuyến mục tiêu cho toàn bộ chiến dịch thì mọi thực lực tấn công của lực lượng Wehrmacht trong chiến dịch Barbarossa đã bị tiêu tán hết. Dòng sông Terek trong thời điểm này đã trở thành ranh giới tột cùng của đoàn quân Viễn chinh Đức.

    Tại các vị trí phòng thủ dọc sông Terek, ngay trong số các Tiểu đoàn thuộc Sư đoàn Panzer số 3 đóng tại Ishcherskaya, có một đội quân kỳ lạ đã cùng chiến đấu sát cánh với các Vệ binh người Đức – đó chính là một đội quân Cô-zắc. Cách thức mà Đại úy Zagorodnyy cùng với đội quân Cô-zắc đến gia nhập lực lượng chiến đấu Wehrmacht là một sự tiêu biểu đặc trưng của cuộc chiến tại Mặt trận miền Đông.

    Khi Tướng Freiherr von Greyr, tư lệnh Quân đoàn Panzer XL đã bắt được 18.000 tù binh Hồng quân tại vùng Millerovo vào mùa hè năm 1942 thì vấn đề lớn nhất là: lực lượng nào sẽ áp giải các tù binh Hồng quân về những nơi an toàn ? Những đơn vị bị thiệt hai nặng của các sư đoàn Đức đã không thể để ra một số binh lính cho một nhiệm vụ tưởng như nhẹ nhàng như vậy. Lúc bấy giờ, Đại úy Kandutsch , sĩ quan tình báo của Quân đoàn đã nghĩ ra một ý tưởng là tách riêng những người gốc Đức đang cư ngụ tại vùng Kuban kết hợp với những người Cô-zắc tại lưu vực sông Don ra khỏi số còn lại, để họ cưỡi trên những con ngựa lang thang đi lạc khắp nơi tại thảo nguyên và sử dụng họ như là những người hộ tống, trong coi cho các tù binh Sô-viết. Người Cô-zắc vốn chưa bao giờ bị quyến rũ bởi chủ nghĩa Bolshevisk, đã rất lấy làm hài lòng. Trong một thời gian rất ngắn thì Đại úy Zagorodnyy đã tổ chức xong một đội quân Cô-zắc hộ tống và canh giữ 18.000 tù binh Sô-viết chuyển về các trại tập trung của người Đức. Sau đó, không một ai thuộc Sở chỉ huy Quân đoàn nghĩ họ sẽ thấy Zagorodnyy hay những người lính Cô-zắc dưới quyền của ông một lần nữa.


    .....................
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Nhưng trong một ngày thuộc tuần đầu tiên của tháng Chín năm 1942, có tiếng gõ cửa phòng Tình báo thuộc tại trụ sở Quân đoàn Panzer XL đóng tại Russkiy bên sông Terek. Rồi sau đó, một người sĩ quan Cô-zắc mặc quần áo đầy màu sắc rực rỡ bước vào và báo cáo với một giọng Đức sai bét : ”Đại úy Zagorodnyy cùng đội quân Cô-zắc báo cáo đã hoàn thành nhiệm vụ được giao phó !“. Đại úy Kandutsch xúc động không nói lên lời. Để rồi sau đó, ông muốn tiếp tục cộng tác làm việc với đội quân Cô-zắc.

    Làm thế nào để được cấp trên cho đồng ý tiếp tục sử dụng đội quân Cô-zắc đó ? Kandutsch liền gọi điện tới viên Tham mưu trưởng Quân đoàn, Trung tá Carl Wagener. Có rất nhiều sự tranh cãi xảy ra. Cuối cùng, một quyết định chính thức được gửi đến đồng ý sự tham gia chiến đấu của đội quân Cô-zắc và lấy tên là đội quân Cô-zắc 1/82. Họ sẽ có bốn tuần huấn luyện quân sự để rồi sau đó sẽ tham gia chiến đấu tại mặt trận.

    Đội quân Cô-zắc tình nguyện này hoạt động rất tốt. Tại khu vực mặt trận trong vùng Ishcherskaya, Đại úy Zagorodnyy đã thi hành một thứ kỷ luật rất nghiêm khắc. Có lần, trong đêm đầu tiên tại mặt trận, lúc tuần tra, anh ta đã thấy hai người lính dưới quyền ngủ gật trong phiên gác. Anh ta đã bắn cảnh cáo hai lần. Kể từ đó, không còn một người lính Cô-zắc nào ngủ quên trong khi làm nhiệm vụ nữa cũng như không hề có một trường hợp đào ngũ…

    Người mà Đại úy Zagorodnyy cảm thấy tin tưởng nhất đó là Trung úy Koban, chỉ huy Phân đội kỵ binh 1, đó là một sĩ quan Cô-zắc có bờ vai rộng luôn trung thành tuyệt đối với đội quân của anh ta cũng như bản thân Đại úy Zagorodnyy cho tới những giây phút cuối cùng. Bất cứ lúc nào mà Koban bị ốm đau thì người vợ của anh đứng ra lo chu toàn tất cả mọi hoạt động của những người lính Cô-zắc trong phân đội của chồng. Với một vẻ ngoài hấp dẫn, duyên dáng, người phụ nữ Cô-zắc dũng cảm này đã cưỡi ngựa cùng với chồng mình từ những ngày đầu tiên. Giống như bất kỳ mọi người lính Cô-zắc khác, cô ta tham gia các buổi tuần tra. Cuối cùng cô ta cũng chết cùng với đội quân Cô-zắc…

    Cái chết của cả đội quân Cô-zắc xảy ra trong những hoàn cảnh nghiệt ngã và bi thảm, tại một nơi cách xa quê hương họ hàng ngàn dặm, trong cuộc chiến tranh giải phóng mà họ từng mơ ước từ năm 1942 cũng như từng ghi nhận những sự đóng góp và hy sinh lớn lao của họ ; điều này xảy ra sau bao nhiêu những trận chiến đấu khó khăn, dũng cảm của họ tại mặt trận miền Đông.

    Đại úy Kandutsch đã hồi tưởng lại :” Vào những ngày cuối tháng Năm của năm 1944, khi Quân đoàn Panzer XL được lệnh chuyển qua Rumania và Mặt trận miền Tây, còn đội quân Cô-zắc được lệnh chuyển sang Pháp. Thay mặt cho Tướng von Knobelsdorff lúc đó đang giữ chức Tư lệnh Quân đoàn, Thiếu tá Patow, viên sĩ quan tùy tùng đã nói lời tạm biệt với những người Cô-zắc. Cuối cùng, Đại úy Zagorodnyy đã được trao huân chương Thập tự sắt hạng nhất mà anh ta hằng mong ước. Anh ta đã trả ơn bằng một hành động rất hiếm có. Tất cả các người lính trong đội quân Cô-zắc đã diễu hành qua lễ đài trong một đội hình hàng dọc trên những chú ngựa đang phi nước đại. Đó là một cảnh tượng không thể nào quên”.

    Sáu tuần sau cuộc diễu hành đó, trong một cuộc hành quân, đội quân kỵ binh Cô-zắc đã bị rơi vào một cuộc oanh tạc bất ngờ bởi các máy bay ném bom hạng nặng của Đồng minh gần Saint-Lo nước Pháp, bởi vị họ đã hoàn toàn bị định vị. Chỉ có rất ít người sống sót khỏi cuộc oanh tạc này. Họ mang những tin tức về số phận của đạo quân Cossack tới nước Đức. Trong số người bị giết là tất cả sỹ quan cũng như người vợ của Trung úy Koban. Nhưng cho đến bây giờ những người cựu chiến binh còn sót lại thuộc Quân đoàn Panzer XL vẫn không thể nào quên những người chiến hữu Cô-zắc của họ trong bao nhiêu cuộc giao chiến khó khăn khắc nghiệt tại chiến trường phía Nam của Mặt trận miền Đông…..

    .................................
    tonkin2007, hunterxmnDepTraiDeu thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    8. The Terek marks the Limit of the German Advance

    8. Terek– Giới hạn cho cuộc Viễn chinh của Đức

    Cuộc đụng độ của Hitler với Jodl – Tổng tham mưu trưởng và Thống chế List bị miễn nhiệm – Nỗi ám ảnh dầu mỏ - Các Vệ binh Panzer trên Con đường quân sự Ossetia – Mặt trận Caucasus bị đóng băng.

    Vào ngày 7 tháng Chín năm 1942, sức nóng của những ngày cuối mùa hè đã đè nặng lên những khu rừng của Ukraina. Trong những cái lô-cốt thiếu dưỡng khí tại Tổng hành dinh Quốc trưởng, được biết dưới cái tên "Werewolf - Ổ sói", nhiệt kế luôn chỉ mức 30 độ C. Hitler cảm thấy đau khổ, mệt mỏi hơn cái nóng lúc này. Góp phần làm tăng sự giận dữ của Hitler chính là tình hình chiến sự giữa vùng Kuban và Terek. Tất cả các báo cáo từ “Mặt trận dầu mỏ” đã chỉ ra một điều quan trọng; sức mạnh của lực lượng Wehrmacht đã đạt tới mức giới hạn của họ.

    Cụm Tập đoàn quân A giờ đây đã bị mắc kẹt tại vùng Caucasus và trên con sông Terek. Các đường tiến từ các thung lũng đổ xuống bờ biển Đen, tất cả hướng về Tuapse đều đã bị chặn lại bởi Hồng quân Liên xô và con sông Terek bây giờ đã chứng tỏ là một trở ngại cuối cùng rất khó có thể vượt qua trước khi đặt chân vào con đường quân sự cổ xưa dẫn đến các thành phố như Tiflis, Kutaisi và Baku.

    Chúng tôi không thể làm được điều đó - đó là nội dung chính của các bản báo cáo từ các sư đoàn tới tấp gửi về :” Lúc nào cũng chúng tôi không làm được, không thể làm được !!! Sao mà tôi ghét những lời nói như vậy đến thế !”. Quốc trưởng nổi khùng. Ông không thể tin được là tình hình chiến sự tại Terek hoặc các con đèo trên dãy núi cao không thể đạt được tiến độ hơn nữa bởi vì một lý do là không đủ lực lượng. Ông đã gắn trách nhiệm những viên chỉ huy lực lượng Wehrmachttại chiến trường về những gì mà ông ta gọi là sai lầm của họ trong lúc thi hành các kế hoạch tấn công quân thù.

    Chính vì lý do này, Hitler đã cử viên Trưởng phòng tác chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu Đức – Tướng Pháo binh Jodl tới Stalino trong buổi sáng ngày 7 tháng Chín để gặp Thống chế List tìm hiểu rõ lý do làm sao các cuộc tấn công của người Đức đã bị chặn lại trên con đường quốc lộ dẫn tới Tuapse. Tướng Jodl đã tận lực dốc sức nhằm mục đích nhấn mạnh thêm tầm quan trọng trong các mệnh lệnh của Quốc trưởng.

    Xong việc, Jodl trở về vào lúc tối muộn. Báo cáo của ông đã gây ra cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất tại Sở chỉ huy tối cao Đức kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh với nước Nga. Jodl kiên quyết bảo vệ Thống chế List và ủng hộ quan điểm của ông cho rằng đến thời điểm này, các lực lượng quân đội Đức quá yếu khi đứng trước các mục tiêu được giao cho họ. Giống như List , ông yêu cầu sự tập hợp lại, tăng cường triệt để cho mặt trận. Hitler đã từ chối. Ông nghi ngờ Jodl đã để cho bản thân bị lừa gạt bởi List. Vị tướng Jodl đang cáu kỉnh bởi cái nóng và một ngày làm việc mệt lử đã nổi nóng. Hung hăng điên tiết ông lớn tiếng trích dẫn chứng cho Hitler các mệnh lệnh và các chỉ thị từ vài tuần nay mà List đã xem rất tỉ mỉ kỹ lưỡng, những đầu mối dẫn đến rất nhiều khó khăn mà Cụm tập đoàn quân A đang gặp phải.

    Hitler đã vô cùng sửng sốt trước các cáo buộc của Jodl. Vị tướng tùy tùng thân thiết nhất của ông đã không chỉ nổi lên chống lại ông, mà còn rõ ràng chất vấn về kỹ năng chiến lược của ông và qui trách nhiệm ông trong cuộc khủng hoảng tại vùng Kavkaz và cho ông thấy sự nổi lên của một bóng ma thất bại bắt đầu đè nặng trên mặt trận phía nam của nước Nga.

    “Anh đang dối tôi !” – Quốc trưởng gầm lên :”Tôi không bao giờ đưa ra một mệnh lệnh như vậy – Không bao giờ !”. Sau đó, ông ta bỏ mặc tướng Jodl đang đứng như trời trồng trong căn phòng, lao ra khỏi lô cốt và biến vào trong bóng tối của khu rừng Ukraina.

    Khoảng một sau đó, Hitler quay trở lại với – lúc này nhìn thần sắc con người ông trở lên nhợt nhạt, cơ thể như bị co rút lại cùng với đôi mắt đỏ ngầu như bị sốt.

    Trong một chừng mực nào đó, kể từ khi có cuộc hội kiến bất hòa như vậy, đã làm cho thói quen thường ngày của Quốc trưởng đã bị phá vỡ. Trên thực tế, kể từ ngày hôm đó trở đi, ông không còn dành thời gian để ăn một bữa ăn chiều với các vị tướng lãnh của ông nữa. Từ ngày đó trở đi đến khi từ giã cõi đời, lúc nào ông cũng ăn trong tình trạng ủ rũ, rầu rĩ như một chiến binh Sparta cổ đại cô liêu trong Tổng hành dinh của mình cùng với Blondi, một con chó dòng Alsatian làm bạn bè bằng hữu duy nhất.

    .............................
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Nhưng đây không chỉ là phản ứng duy nhất của ông để buộc tội Jodl. Đó là những hậu quả mang tính ảnh hưởng sâu rộng hơn nhiều. Đại tướng Halder - Tổng tham mưu trưởng Quân đội Đức cùng với Thống chế List đã bị miễn nhiệm. Hitler thậm chí còn định ra quyết định sa thải hai viên tướng tận tụy của ông là Keitel and Jodl, và dự kiến thay thế họ bằng Thống chế Kesselring và Tướng Paulus (Thời điểm này chưa được phong Thống chế) – một dự kiến mà rất tiếc là không có hiệu lực thực hiện. Bởi vì nếu bổ nhiệm các tướng lĩnh có kinh nghiệm ở tuyến đầu thì ít nhất có thể tránh được những thảm họa như Stalingrad về sau.

    Tuy nhiên, cuối cùng, Quốc trưởng đã không chia tay với các viên phụ tá quân sự của ông như Keitel và Jodl, những người đã phục vụ dưới quyền ông trong nhiều năm trời. Ông chỉ ra lệnh rằng, tương lai của mỗi người phụ thuộc vào những lời nói của ông, cũng như những nhận xét về bất kỳ những vị tướng nào đã được ghi vào các biên bản tốc ký trong các hội nghị quân sự. Mặt khác, Quốc trưởng vẫn kiên quyết không chịu nhượng bộ trong việc yêu cầu những cuộc tấn công tại mặt trận Caucasus phải được tiếp tục. Trong niềm tin sắt đá của Hitler, không bao giờ có chuyện ông từ bỏ những mục tiêu chính trong đợt phản công mùa hè năm 1942. Các vùng dầu mỏ tại Caucasus, Groznyy, Tiflis và Baku, cũng như các hải cảng bên bờ biển Đen phải được đoạt lại bằng mọi giá. Mùa thu năm 1942 là thời điểm để mang lại thắng lợi cho các mục tiêu chiến lược tại nước Nga, ít nhất là ở tại miền Nam.

    Quan điểm của Hitler là một trong những dấu hiệu ương ngạnh ngày càng tăng trên các chiến trường quân sự. Một mặt tính cách của ông ta trong thời điểm này mang đến nhiều sự sụp đổ cho các khu vực mặt trận quân sự. Nói theo một cách khác là những nỗi ám ảnh của Quốc trưởng ngày càng dần dần hiển thị rõ nét hơn theo cấp độ thời gian.

    Trong lĩnh vực kinh tế, dầu mỏ là nỗi ám ảnh của Hitler. Dầu mỏ là yếu tố của sự tiến bộ, là động lực của thời đại máy móc. Quốc trưởng đã đọc mọi tài liệu viết về dầu mỏ. Ông ta đã làm quen với lịch sử các mỏ dầu tại Arabian và Mỹ, có hiểu biết cơ bản về quá trình khai thác và lọc dầu. Bất cứ người nào có thể biến những cuộc hội thoại thành những cuộc trò chuyện về dầu mỏ sẽ gây được sự chú ý đặc biệt của Hitler. Goering đã được phụ trách chương trình phát triển kinh tế trong bốn năm bởi vì ông ta nắm được quân bài mà Hitler ưa thích nhất. Đó là dầu mỏ.

    Điển hình về thái độ của Hitler là ông đã tống ra cửa một viên công chức mẫn cán, rất có năng lực thuộc Vụ Chính sách thương mại thuộc Bộ ngoại giao Đức với lời nhận xét :”Tôi không chịu được con người anh ta bởi vì anh ta hoàn toàn không hiểu biết chút nào về dầu lửa cả..!”.Các chính sách tại vùng Balkan của Hitler dựa trên nền tảng cơ bản là những mỏ dầu tại Rumania. Quốc trưởng đã xây dựng, hướng dẫn những điểm chủ yếu trong kế hoạch Barbarossa trong đó có những chi tiết phải làm chủ được hoàn toàn bán đảo Crimea, bởi vì ông ta đã quá lo lắng về những mỏ dầu tại Rumania, luôn có thể nằm trong tầm oanh tạc của Lực lượng không quân Sô-viết xuất phát tại những sân bay trên bán đảo Crimea.

    Trên tất cả, nỗi ám ảnh của Hitler về dầu mỏ đã khiến ông bỏ bê công đoạn phát triển nhất của nền vật lý nguyên tử của Thế kỷ XX. Không thể còn chỗ trong tâm khảm ông cho những hiểu biết về ý nghĩa quân sự quyết định của phản ứng phân hạch hạt nhân đã được phát hiện và lần đầu tiên triển khai bởi các nhà vật lý học của nước Đức. Ở đây một lần nữa, lịch sử đã chứng minh rằng, Hitler là người đàn ông của Thế kỷ XIX chứ không phải của Thế kỷ XX.

    Tất cả các ý tưởng chi phối đầu óc Hitler đã góp phần tai họa cho cuộc chiến tranh với Nga- nhưng mang tính quyết định nhất là sự ám ảnh của ông về dầu mỏ. Nó đã thống trị chiến dịch ở miền Đông từ lúc khởi đầu, vào mùa hè 1942 chính nỗi ám ảnh này đã dẫn Hitler đưa ra các quyết định và yêu cầu cho mặt trận phía Nam mà cuối cùng quyết định cho chiến dịch năm 1942 và từ đó cho cả tiến trình của cuộc chiến tranh. Một cái nhìn lướt cuối cùng về "mặt trận dầu mỏ" trong năm 1942 sẽ củng cố thêm cho luận điểm này.


    ………………………………
    tonkin2007, DepTraiDeu, gaume12 người khác thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Cụm Tập đoàn A đã bị mắc kẹt tại rìa phía bắc và phía tây vùng Caucasus. Nhưng đến lúc này, Hitler vẫn từ chối thừa nhận rằng sức mạnh của lực lượng Wehrmacht đã ở giới hạn tột cùng. Ông muốn mở một cuộc tấn công hướng về Tiflis và Baku để in dấu chân lên con đường quân sự cổ xưa vùng Caucasian. Vì vậy, Quốc trưởng đã ra lệnh tất cả các cuộc tấn công phải được nối lại trên sông Terek.

    Các mệnh lệnh liên tục đưa ra. Tập đoàn quân Panzer I đã bước vào những tuần giao tranh ác liệt và đẫm máu trong những cố gắng để mở rộng đầu cầu đổ bộ hướng về phía nam và phía tây, từng bước một tại cùng một thời điểm. Tất cả những lực lượng có khả năng tác chiến nhất bây giờ được tập kết lại : Quân đoàn LII giờ đây đã được tăng cường thêm các đơn vị từ Quân đoàn Panzer XL cũng như Sư đoàn Panzer 13 đến từ Quân đoàn Panzer III. Chính vì có những sự tiếp viện đáng kể trên mà Sư đoàn Panzer 13 trong ngày 20 tháng Chín đã thành công trong việc vượt qua con sông Terek tại khu vực phía tây nam thành phố Mozdok. Trong ngày 25 Tháng chin, Tướng von Mackensen, Tư lệnh Quân đoàn Panzer III (HI) đã tiếp tục phát động một đợt tấn công có qui mô lớn hướng thẳng tới Thành phố Ordzhonikidze, nằm trên con đường quốc lộ tới Tiflis. Trong lúc này, Sư đoàn Panzer 23 đã từ từ tiến cùng với các lực lượng thuộc Sư đoàn Bộ binh 111, Sư đoàn SS Vệ binh Panzer "Viking" chuyển vận từ vùng Tây Caucasus, hướng thẳng xa hơn về phía nam con đường quân sự cổ xưa vùng Georgia. Con đường quốc lộ cổ xưa tới Tiflis đã nằm trong tầm tay của các lực lượng Wehrmacht.

    Các nhóm cảm tử thuộc Trung đoàn SS Vệ binh Panzer "Nordland" giờ đây bắt đầu chiến đấu trên những mảnh đất thuộc vùng đất thấp hơn, và trong một phần những khu rừng tại Caucasus, cùng kết hợp với một bộ phận thuộc Sư đoàn "Viking" lao nhanh về hướng bắc của Thành phố dầu mỏ Groznyy. Họ đã cắt đứt con đường quân sự cổ xưa Georgia tại hai điểm. Đặc biệt , họ đã chiếm được một cứ điểm được đặt tên là Đồi 711 với tổn thất cực nặng cho tiểu đoàn của những người lính Phần lan tình nguyện đang phục vụ trong thành phần thuộc Sư đoàn "Viking". Nơi đây họ phải tạm dừng lại, tổ chức các công sự phòng thủ để chống đỡ lại tất cả các cuộc phản công của quân Sô-viết. Nhưng lúc này, người Đức đã không còn đủ sức lực để tiến thêm 60 dặm đường hướng tới mục tiêu cuối cùng của chiến dịch.

    Bốn tuần đã trôi qua trước khi Quân đoàn Panzer III đã tích lũy được những dự trữ cần thiết về nhân lực, nhiên liệu và khí tài để tái khởi động một cuộc tấn công mới như họ vẫn luôn đặt niềm hy vọng đó là cuộc tấn công cuối cùng.

    Trong ngày 25 và 26 tháng Mười năm 1942, Quân đoàn Panzer III tiếp tục mở các đợt tấn công từ các đầu cầu đổ bộ trên bờ tây của con sông Terek theo kế hoachj đã định nhằm chọc thủng phòng tuyến của quân Nga theo hướng đông nam. Các tiểu đoàn Đức chiến đấu rất ngoan cường. Quân đoàn đã đập tan bốn Sư đoàn của quân Nga và tóm được khoảng 7.000 tù binh.Các lực lượng sơn cước thuộc Đồng minh Rumani đã chặn được con đường chiến lược chạy qua các thung lũng để hướng về phía nam. Lúc này, các Sư đoàn Panzer 13 và 23 đã lao thẳng theo hướng đông nam, sau một cuộc tiến công như vũ bão trong ngày 1 tháng Mười một đã chiếm được thị trấn Alagir và cắt đứt Con đường Quân sự Cổ đại Ossetian tại hai mặt của thị trấn. Sư đoàn Panzer 13 của Thiếu tướng Herr đã di chuyển theo sau những quả đấm bọc thép xung kích này, đánh chiếm được một điểm dân cư chỉ còn cách ba dặm tây của Thành phố Ordzhonikidze trong ngày 5 tháng Mười một năm 1942.

    Nhưng đến lúc này, những tàn dư cuối cùng của sức mạnh quân sự thuộc lực lượng Wehrmacht đã được dùng hết. Các cuộc phản công của quân Sô-viết từ phía bắc đã làm cho các Sư đoàn mất hết các phương tiện liên lạc cũng như đường tiếp tế với hậu phương. Đầu tiên Tập đoàn quân Panzer I đã không thể giúp đỡ họ, và bất chấp đối phương đang tìm mọi cách cô lập, từ Sở chỉ huy quốc trưởng đã ra lệnh cho các nhóm bị tách rời phải chọc thủng ngược lại phía sau. Các nhóm chiến đấu tấn công tiên phong nhất thuộc Sư đoàn Vệ binh Panzer SS “Viking” tới nơi đúng lúc để gặp những chiến hữu cũ của Sư đoàn Panzer số 13 khi họ đã di chuyển được nửa đường, giúp họ thoát ra khỏi cái bẫy quân địch và tiếp nhận họ.

    Trong suốt đêm 11 rạng ngày 12 tháng Mười một, Sư đoàn Panzer số 13 đã tìm mọi cách để nối lại liên lạc với Quân đoàn. Trong các cuộc chiến đấu ác liệt ngày 13 tháng 11, Sư đoàn "Viking" đã đánh bại tất cả mọi cuộc truy đuổi gắt gao của quân Sô-viết.

    Khoảng giữa tháng Mười một, sự thay đổi đột ngột của thời tiết đã đặt dấu chấm hết cho tất cả các nỗ lực khởi động lại các cuộc tấn công của người Đức.

    Tại cánh phải, trong khu vực do Tập đoàn quân XVII quản lý, những lực lượng sơn cước đã thực sự bị bỏ rơi tại các ngọn đèo phủ đầy tuyết trong các vùng núi cao của khu vực Caucasus (Kavkaz) bởi vì hệ thống tiếp vận bị kéo quá dài và không thể nào kham nổi được nữa. Những Trung đoàn Bộ binh và Sơn cước Đức giờ đây phải đào hào, công sự để trú ẩn. Các cuộc tấn công hướng về các hải cảng bên bờ biển Đen, về những vùng dầu mỏ cũng như các thành phố Baku, Tiflis và Batumi đã bị thất bại hoàn toàn. Những người lính thuộc lực lượng Wehrmacht đã vô cùng đau khổ chịu đựng trước tình trạng họ phải bắt buộc dừng chân tại nơi mà những mục tiêu cuối cùng của chiến dịch đã xuất hiện trong tầm nhìn của họ. Toàn bộ mặt trận đã lâm vào tình trạng bế tắc.

    Tại sao? Bởi vì chiến thuật tránh giao tranh mới của quân Sô-viết đã làm thất bại chiến dịch gọng kìm đã được hình thành một cách táo bạo giữa sông Don và Donets. Bởi vì Bộ Tổng tham mưu tối cao Sô-viết đã thành công tại thời khắc cuối cùng trong việc giành được quyền kiểm soát sự rút lui các đội hình của họ từ hạ lưu sông Don di chuyển vùng Kapkaz. Một yếu tố quan trọng nữa, cuối cùng dòng tiếp vận của Mỹ và Đồng minh đã chảy một cách ồ ạt tới các Tập đoàn quân Sô-viết từ Iran băng qua biển Caspi. Bây giờ, không thể tiếp tục các trận chiến được nữa bởi vì đội quân Đức đã quá yếu và mệt mỏi. Lực lượng Wehrmacht thiếu đi….một tiểu đoàn cuối cùng….nổi tiếng ở vùng này cũng như ở một số vùng khác để quyết định số phận các trận chiến nổi tiếng nhất thuộc Mặt trận miền Đông…...

    ..................................

    BÂY GIỜ XIN KÍNH MỜI BÁC HUNTERXMN TIẾP TỤC VỚI PHẦN VII : STALINGRAD
    tonkin2007, ngthi96, huymaya4 người khác thích bài này.
  7. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    PHẦN 7: Stalingrad

    1. Giữa sông Đông và sông Volga

    Kalach, cây cầu định mệnh vượt sông Đông – Trận đấu tăng trên nền cát thảo nguyên – Thiết giáp của tướng Hube thọc mạnh tới sông Volga – Ngay dưới những ngọn tháp của Stalingrad – Những khẩu cao xạ hạng nặng điều khiển bởi phụ nữ - Cuộc chạm trán đầu tiên bên ngoài Stalingrad

    Ai đã từng nghiên cứu về Trận Stalingrad đều bất ngờ khi biết thành phố này thực ra không phải là mục tiêu chính của cuộc Tổng tiến công mùa hè. Thành phố chỉ là mục tiêu thứ yếu trong “Chiến dịch Xanh Lam”. Nó cần được “kiểm soát về mặt quân sự” – nói cách khác là tiêu diệt vì là một trung tâm chế tạo vũ khí cũng như bến cảng quan trọng trên sông Volga. Nhiệm vụ đó dành cho máy bay và pháo tầm xa, thay vì là cả một Tập đoàn quân (TDQ). Bom và đạn pháo hạng nặng có thể hoàn thành nhiệm vụ này một cách tốt đẹp; vì Stalingrad không có sự quan trọng nào về chiến lược cả. Theo kế hoạch tổng thể, nhiệm vụ của TDQ 6 là bảo vệ sườn cho mặt trận Caucasus và các mục tiêu quân sự - kinh tế quan trọng của nó. Việc chiếm Stalingrad có lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ, nhưng không bắt buộc. Việc phân công TDQ 6 bảo vệ sườn cuối cùng đã dẫn đến một bước ngoặt của chiến tranh và một trận đánh quyết định số phận cả chiến dịch, thảm họa Stalingrad. Nó chứng tỏ tai nạn và lỗi lầm ảnh hưởng lớn như thế nào tới kết quả của chiến tranh.

    Tháng 9 năm 1942, khi chiến dịch chính của cuộc tiến công mùa hè, trận đánh ở Caucasus và tiến đến Terek, dần rơi vào thế bế tắc, những tin tức tích cực từ mặt trận Stalingrad đã tới Tổng hành dinh của Quốc trưởng. Trong khu vực nơi việc chiếm khuỷu sông nối giữa sông Don và sông Volga tại Stalingrad chỉ nhằm bảo vệ sườn và lưng của trận chiến giành giật các giếng dầu, tiến triển bất thần xảy ra sau hàng tuần khủng hoảng. Ngày 13 tháng 09, báo cáo từ TDQ 6 rằng Sư đoàn bộ binh 71, thuộc Quân đoàn 51 dưới quyền Thượng tướng pháo binh von Seydlitz-Kurzbach, đã chọc sâu xuyên qua lớp phòng thủ vòng ngoài dày đặc và đang công phá khu điểm cao ngay ngoại vi trung tâm thành phố.

    Ngày tiếp theo, 14 tháng 09 năm 1942, Trung tướng von Hartmann với một phần Sư đoàn bộ binh 71 Hạ Saxon đã đột phá tới sông Volga sau những trận hạng chiến dữ dội phía bắc hai trạm xe lửa. Đội xung kích của Hartmann, phải thừa nhận rằng, chỉ thiết lập được một mũi đột phá mỏng manh, nhưng thành phố đã bị chọc thủng và cờ thập ngoặc đang tung bay trên trung tâm thành phố. Thành công này thật đáng phấn khởi, và khích lệ hy vọng ít nhất Chiến dịch sông Đông-Volga sẽ thắng lợi trước khi mùa đông đến, nhờ đó, với sườn và lưng được bảo vệ, chiến dịch tấn công sẽ tái khởi động ở Caucasus.

    Thành công ngày 14 tháng 09 năm 1942 đến như thế nào? Để trả lời, chúng ta cần quay lại thời gian mùa hè, đến chiến dịch giữa Donets và sông Đông, nửa cuối tháng 7, TDQ 6 tiến một cách đơn độc dọc theo sông Đông tới Stalingrad, trong lúc Hitler đẩy một phần Cụm tập đoàn quân Nam -TDQ thiết giáp 1 và 4 – về phía nam nhằm tham gia trận chiến bao vây Rostov.

    Dẫn đầu TDQ 6 là Quân đoàn thiết giáp 14 của tướng Von Wieter-sheim. Đây là Quân đoàn thiết giáp duy nhất của TDQ 6, bao gồm Sư đoàn thiết giáp 16 cùng Sư đoàn bộ binh mô tô hóa 3 và 60. Phía trước nắm đấm thép này là quân Nga đang rút lui theo hướng bắc và hướng đông, về phía Stalingrad.

    Cuộc rút lui này, tất nhiên là do Bộ Tổng Tư Lệnh Xô viết ra lệnh và dự tính như một bước rút lui chiến lược, không may đã trở nên hỗn loạn khi các sư đoàn di chuyễn loạn xạ trong khu vực, chủ yếu do mệnh lệnh rút lui quá đột ngột và không có hướng dẫn rõ ràng. Cuộc rút lui được tổ chức vô cùng tệ hại. Sĩ quan và binh lính cũng chưa có kinh nghiệm áp dụng những chiến thuật mới này. Kết quả là các chỉ huy cấp trung và thấp mất kiểm soát các đơn vị của họ. Ở nhiều nơi, sự hoảng loạn đã xảy ra. Điều quan trọng là hiểu rõ những trường hợp này để biết vì sao người Đức xem đây như một sự sụp đổ của quân Xô viết.

    Rõ ràng hàng loạt các dấu hiệu sụp đổ xảy ra ở nhiều nơi, nhưng Bộ Tổng Tư Lệnh Xô viết vẫn bình chân như vại. Các chỉ huy cấp cao có một kế hoạch rõ ràng: Stalingrad, thành phố nằm trên khuỷu sông Volga gắn với tên của Stalin, trước đây là Tsaritsyn, được đánh dấu bởi Bộ Tổng Tham Mưu Xô Viết là trung tâm kháng cự sau cùng. Stalin trước đây vô cùng miễn cưỡng cho phép các tướng lĩnh rút lui từ Donets và sông Đông. Nhưng hiện tại đã vẽ một đường chiến tuyến tại sông Volga.

    “Tôi ra lệnh thành lập Phương Diện Quân Stalingrad. Bản thân thành phố phải được phòng thủ bởi TDQ 62 tới ngừơi cuối cùng,” Stalin đã nói với Nguyên soái Timoshenko như thế vào ngày 12 tháng 07 năm 1942. Trong khu vực có lợi về mặt chiến lược này, Stalin đã quyết tâm đi một nước nhằm lật lại thế cờ, tương tự những gì đã làm trước đó – trong Cuộc cách mạng 1920, trước Tướng Cossack bạch vệ Denikin. Tất cả thứ ông cần là thời gian – thời gian thành lập quân dự bị, xây dựng các vị trí phòng thủ dọc đường tiếp cận phía bắc vào thành phố, trên mảnh đất nằm giữa sông Đông và sông Volga, cũng như các khu đất cao trải dài phía Nam Stalingrad đến thảo nguyên Kalmyk.

    Nhưng quân Đức sẽ để cho Hồng quân đủ thời gian huy động toàn bộ sức mạnh và củng cố cả vùng Stalingrad?

    Thiếu tướng Kolpakchi sau là Tư lệnh TDQ 62. Các sĩ quan tham mưu của ông đã bám trụ tại điểm vượt sông Đông ở Kalach, tiểu liên lăm lăm trong tay, cố gắng vãn hồi một phần sự hỗn loạn trong cơn lũ rút lui của các trung đoàn Xô viết.

    Nhưng quân Đức không xuất hiện. “Không có chạm trán với địch” các đơn vị chặn hậu báo cáo về. Kolpakchi cảm thấy không thể nào tin nổi. Ông báo cáo về Phương Diện Quân: “Quân Đức không đuổi theo”

    “Cái quái gì thế này?” Nguyên soái Timoshenko hỏi viên Tham mưu trưởng “Không lẽ bọn Đức thay đổi kế hoạch?”

    Các cơ quan tình báo Xô Viết xuất sắc không biết gì về việc thay đổi kế hoạch. Kể cả Richard Sorge từ Sứ quán Đức tại Tokyo tới trung úy Schulze-Boysen từ Bộ Không Quân ở Berlin đều không có báo cáo việc kế hoạch tấn công đã thay đổi. Không có gì kể cả từ điệp viên hàng đầu Alexander Rado ở Thụy Sĩ hoặc Gilbert tại Paris. Chắc chắn một trong số họ đã phải khám phá ra cái gì đó. Không thể nghi ngờ rằng các thông tin từ Bộ Chỉ Huy Tối Cao Đức vẫn rò rỉ ra ngoài. Báo cáo của Röss-ler, một điệp viên tại Thụy Sĩ, có ghi “Werther” và xuất phát từ một sĩ quan cao cấp trong Bộ Tổng Tư Lệnh Đức, chứng tỏ kênh thông tin này vẫn hoạt động trơn tru. Do đó không có bất kì dấu hiệu nào người Đức đã thay đổi kế hoạch tấn công Stalingrad.

    Nhưng khá rõ ràng là các mũi xung kích thiết giáp đáng sợ của Tướng Paulus không xuất hiện. Không thám Xô viết báo về quân tiên phong Đức đã dừng lại ở khu vực phía bắc Milerovo. Người Xô Viết không thể hiểu điều gì đang xảy ra. Họ không bao giờ có thể đoán được lí do thực sự: Quân đoàn thiết giáp 14 đã cạn nhiên liệu.

    Theo quyết định từ Tổng Hành Dinh Quốc Trưởng ngày 03 tháng 7 – chiến dịch Caucasus sẽ được tiến hành không cần chờ đánh chiếm Stalingrad – phần lớn nhiên liệu vốn dành cho TDQ 6 được chuyển về Mặt trận Caucasus, vì Hitler muốn tập trung nguồn lực cho mặt trận chính. Một phần lực lương cơ động và tiếp vận của TDQ 6 bị tê liệt là kết quả hiển nhiên.

    Do đó, một bộ phận TDQ 6, tiêu biểu là Quân đoàn thiết giáp 14, nằm bất động trong suốt 18 ngày. Đó là một quãng thời gian thực sự dài.

    Người Nga đã tận dụng triệt để quãng thời gian trời cho này. “Nếu quân Đức không truy kích thì đây là lúc ta xây dựng tuyến phòng thủ bờ Tây sông Đông”, Timoshenko quyết định. Thiếu tướng Kolpakchi đã tập hợp một phần TDQ 62 của mình tại khuỷu sông Đông và bố trí một đầu cầu tại Kalach. Theo cách này, điểm vượt sông Đông quan trọng được khóa chặt cách thành phố 45 dặm về phía Tây. Vòng cung phòng thủ được dự tính sẽ được củng cố kéo theo hướng Tây như một cái ban công, bảo vệ dọc theo sườn bắc và nam dọc theo con sông.
    tonkin2007, meo-u, maseo5 người khác thích bài này.
  8. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Ngày 20 tháng 07, khi TDQ 6 sẵn sàng tiến quân tiếp, tướng Paulus nhận ra phải đột phá hàng rào phòng thủ của quân Xô viết xung quanh Kalach trước khi có thể tiếp tục xuyên qua sông Đông tới Stalingrad. Trận đánh Kalach đã bắt đầu như vậy, một chiến dịch thú vị và một mốc quan trọng dẫn tới hàng loạt chuỗi sự kiện tiếp theo – tất nhiên, chương mở đầu của trận đại chiến Stalingrad.

    Tướng Paulus tiến hành tấn công đầu cầu Kalach bằng một trận đánh bao vây cổ điển. Ông ra lệnh Quân đoàn thiết giáp 14 tấn công theo một vòng lớn bên cánh trái, và Quân đoàn thiết giáp 24, được tăng cường từ TDQ Thiết giáp của Tướng Hoth, tấn công tương tự bên cánh phải, hai cánh sẽ gặp nhau tại Kalach. Quân đoàn bộ binh 8 bảo vệ hạ sườn phía bắc, trong lúc Quân đoàn 51 của Sey***z tấn công trực diện phòng tuyến hướng tới Kalach.

    Hai sư đoàn thiết giáp – Sư 16 của Quân đoàn thiết giáp 14 và sư 24 của Quân đoàn thiết giáp 24- sẽ gánh trách nhiệm chủ lực của mũi tiến công tới khuỷu sông Đông. Các sư đoàn mô tô hóa sẽ bảo vệ sườn cho họ.

    Sư đoàn thiết giáp 24 Đông Phổ dưới quyền Thiếu tướng von Hauenschild đã nhận lệnh vượt qua sông Chir và đánh theo hướng bắc dọc sông Đông đến Kalach. Đối đầu với nó là một lực lượng mạnh của TDQ Xô Viết 64, chỉ huy bởi Trung tướng Chuikov.

    Cuộc tấn công đầu tiên của hai đại đội thiết giáp và các đơn vị bộ binh tùng thiết đã không thể vượt qua các bãi mìn mà ngay sau đó là quân Nga được bảo vệ bởi công sự vững chắc. Nhưng ngày 25 tháng 07, đến 0330 giờ, Sư đoàn 24 tái triển khai tấn công, và lần này thành công đẩy bật quân địch ra khỏi các vị trí phòng ngự kiên cố và chiếm khu đất cao quan trọng phía tây suối Solenaya.

    Trung đoàn tùng thiết 21 dưới quyền Đại tá von Lengerke đã bẻ gãy cuộc tấn công nguy hiểm của quân Xô viết vào sườn phía bắc. Vào buổi chiều, một cơn mưa rào khiến trận tấn công trở nên khó khăn hơn trên nền đất mềm vì mưa. Thời tiết, cùng sự chống cự một cách kiên cường và quyết liệt của hai sư đoàn súng trường Xô viết 229 và 214, khiến cuộc đột kích bất ngờ về phía sông Đông là bất khả thi.

    Ngày 26 tháng 07, cuối cùng, đã có tiến triển. Trung đoàn tùng thiết 26 chọc thủng một lỗ trên phòng tuyến địch ở suối Solenaya. Trên những chiếc thiết giáp hạng nhẹ, lính bộ binh tùng thiết tiến thẳng về phía đông. Nhiệm vụ đột phá đã hoàn thành.

    Trung đoàn bộ binh tùng thiết và một tiểu đoàn thiết giáp đua nước rút tới điểm vượt sông Chir tại Nizhne-Chirskaya. Mũi tiến công đến con sông và lăn bánh về phia nam tới cây cầu lúc 1400 giờ. Một ngôi làng lớn bị đánh chiếm bằng một trận đánh trên đường phố ngay trong đêm, và ngay trước nửa đêm cầu vượt sông Chir nằm xa về phía đông cũng đổi chủ.

    Trong lúc bộ binh tùng thiết thiết lập đầu cầu ở bờ đông, xe tăng và thiết giáp chở quân cơ động xuyên qua khu rừng trong khu vực đối phương đóng giữ tới tận cây cầu vượt sông Đông. Lúc bình minh họ đã đặt chân tới con sông khổng lồ này – con sông định mệnh cho Chiến dịch Barbarossa

    Nỗ lực của quân địch hòng phá hủy cầu đã không thành công. Chỉ một đoạn nhỏ bị phá hủy, và nó nhanh chóng được sửa chữa. Một lần nữa, Sư đoàn thiết giáp 24 chiếm giữ một cây cầu quan trọng hầu như nguyên vẹn.

    Tuy nhiên, bước tiến vượt sông tới cái cổ hẹp giữa sông Đông và sông Volga, trên hướng Stalingrad, vẫn chưa thực hiện được. Đầu tiên, phải tiêu diệt cụm quân Nga mạnh ở bờ tây, đặc biệt khi người Nga đã tập trung hai TDQ ở bờ đông, mũi đột kích thiết giáp của TDQ 6 không có cơ hội nào khi đơn độc đối đầu với lực lượng có quy mô lớn như thế.

    Giai đoạn cuối của trận Kalach mở màn ngày 06 tháng 08. Một nhóm xung kích thiết giáp của Sư đoàn thiết giáp 24 do đại tá Riebel, tư lệnh Trung đoàn thiết giáp 24, chỉ huy từ đầu cầu sông Chir tấn công về phía bắc hướng tới Kalach dưới sự yểm trợ của các đơn vị thuộc Sư đoàn bộ binh 297. Mục tiêu chiến dịch chỉ còn cách 22 dặm.

    Quân Nga liều mạng kháng cự. Họ đã nhận ra mối nguy treo lơ lửng: nếu quân Đức đánh xuyên qua được thì tất cả lực lượng Nga ở bờ tây sẽ bị cắt rời và cánh cửa tới Stalingrad sẽ bị đạp mở tung ra.

    Tuy nhiên, “nắm đấm thép” của Sư đoàn 24 đã đập vỡ một con đường thông qua phòng tuyến Xô viết và bãi mìn, đẩy lùi hàng loạt các cuộc phản công của thiết giáp địch, và hộ tống các đơn vị khác của sư đoàn vượt qua phòng tuyến địch, vốn vẫn còn nguyên vẹn ở nhiều điểm khác.

    Sau đó, trong những đội hình hành quân vai sát vai, Sư đoàn thiết giáp 24 gầm thét lao vào một cuộc đi săn hoang dại xuyên qua thảo nguyên, và khi màn đêm buông xuống đã tới Đồi 184, ngay bên ngoài Kalach, sau lưng đối phương.

    Dọc theo gọng kìm bên trái, trong khu vực của Quân đoàn thiết giáp 14, chiến dịch cũng tiến triển theo như kế hoạch.

    Sư đoàn thiết giáp 16 từ Westphalia củaTrung tướng Hube phát động tấn công với 04 nhóm chiến đấu từ thượng nguồn sông Chir. Một sư đoàn tình nguyện Xô viết thuộc TDQ 62 từ đồi Roshka chống trả mãnh liệt. Tiểu đoàn của Mues đã lao thẳng các xe thiết giáp chở đầy lính tùng thiết vào trận địa, ngay phía trên các lô cốt của đối phương. Sau đó dùng súng máy ghìm đầu đối phương cho lính bộ binh nhảy ra từ xe của họ quét sạch các ổ kháng cự ngầm bằng lựu đạn và tiểu liên.

    Vào buổi chiều một khoảng rộng của phòng tuyến địch bị xé toang. Nhóm chiến đấu của von Witzleben tuôn qua đây tiến về hướng đông-nam, cưỡi trên các xe thiết giáp của họ, và ngày tiếp theo, 24 tháng 07, đã tới khu vực Liska, tây bắc Kalach. Còn 12 dặm ngăn cách họ với mục tiêu.

    Tiểu đoàn thiết giáp của Bá tước Strachwitz – Tiểu đoàn 1 Trung đoàn thiết giáp số 2, tăng cường thêm pháo binh, các đơn vị mô tô, và bộ binh tùng thiết – dưới sự chỉ huy của nhóm chiến đấu Đại tá Lattmann, đua hết tốc lực theo hướng đông, và khi mặt trời mọc đã chạm đến tuyến phòng ngự cuối cùng bắc Kalach. Sau một trận đánh ác liệt quân Xô viết bị đẩy bật ra khỏi vị trí của họ. Bá tước Strachwitz tiếp tục xua quân về phía nam và phá tan tành toàn bộ tuyến phòng ngự của địch. Chỉ còn 6 dặm nữa thôi.

    Cùng lúc đó, các đơn vị của Sư đoàn bộ binh mô tô hóa 60 và 3, đến từ hướng tây bắc, cơ động trong khu vực nằm giữa sông Đông và Sư đoàn thiết giáp 16, tiến về phía nam. Họ bị cuốn vào những trận đánh phòng ngự khó khăn chống lại các lữ đoàn thiết giáp và sư đoàn súng trường tiến đến từ phía bên kia con sông bằng những cây cầu ở Kalach và Rychov. Các đơn vị của cả hai nhóm xung kích Đức đang chiến đấu ngay phía sau các đơn vị Xô viết ở đầu cầu. Cái túi bao bọc các sư đoàn của Tướng Kolpakchi đã bắt đầu thành hình.
    tonkin2007, meo-u, DepTraiDeu4 người khác thích bài này.
  9. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Quân Xô viết nhận ra mối nguy hiểm và ném tất cả các lực lượng có thể nhằm chặn gọng kềm phía bắc. Đây là một trận đánh sinh tử, một trận đánh quân Xô viết không những cho thấy sự quyết tâm cao độ mà còn với lực lượng thiết giáp mạnh đáng kinh ngạc.

    Quân sử của Sư đoàn thiết giáp 16 đã cung cấp một bức tranh bi tráng của trận đấu tăng này. Lực lượng thiết giáp cơ động mạnh của hai bên đối mặt với nhau, rình rập, cố gắng bao vây và chia cắt đối phương. Lúc này chẳng còn một chiến tuyến nào nữa.

    Như các tàu khu trục và tuần dương trên đại dương, các đơn vị xe tăng vận động trong biển cát thảo nguyên, chiến đấu giành giật các vị trí khai hỏa thuận lợi, dồn ép quân địch, chiếm giữ các ngôi làng vẻn vẹn vài giờ hoặc vài ngày, lao ra, quay lại, rồi lại lao ra truy kích đối phương. Và trong lúc các đơn vị thiết giáp cấu xé lẫn nhau trên mặt cỏ thảo nguyên, bầu trời trong xanh trên sông Đông trở thành sân khấu cho trận chiến khốc liệt giữa không quân hai phe, mỗi bên đều tham lam tấn công các đơn vị đối phương trong khu vực, phá hủy các đoàn tải đạn và khu tiếp tế nhiên liệu của đối phương.

    Quân Nga đã tập trung 200 xe tăng tại khu vực của nhóm chiến đấu Reinisch quản lý. 67 chiếc bị bắn hạ. Số còn lại đã rút lui.

    Nhóm của Đại tá Krumpen thì bị quân Xô viết bao vây. Sư đoàn đã điều chuyển tất cả lực lượng có thể tới khu vực nguy hiểm. Không còn liên lạc nào với hậu phương: các đơn vị đang chiến đấu phải được tiếp nhiên liệu bằng đường không. Cuộc khủng hoảng chỉ được cứu vãn bằng những nỗ lực không tưởng.

    Hai sư đoàn thiết giáp 16 và 24 gặp nhau ở Kalach ngày 08 tháng 08. Nắp túi đã bị đóng chặt. Hai Quân đoàn thiết giáp 14 và 24 bằng sức mình, cũng như phối hợp từ hai Quân đoàn bộ binh 11 và 51, đã làm nên vòng vây này. Nằm trong đó là 09 sư đoàn súng trường, 02 lữ đoàn mô tô hóa và 07 lữ đoàn thiết giáp của TDQ xe tăng Xô viết 1 và TDQ 62. Một ngàn xe tăng và xe thiết giáp bị chiếm và tiêu diệt.

    Cuối cùng trận đánh hợp vây thành công – đầu tiên kể từ đầu hè, từ trận Kharkov – đã kết thúc. Đó cũng là trận đánh cùng loại cuối cùng của chiến dịch Barbarossa. Nó diễn ra cách sông Volga 40 dặm, ngay cửa Stalingrad và các binh lính, sĩ quan của TDQ 6 một lần nữa chứng minh sự ưu việt của chiến tranh cơ động khi đối đầu với đối phương có ưu thế tuyệt đối về quân số. Một lần nữa phải công nhận rằng, khi được đáp ứng đầy đủ tiếp liệu, vật tư theo tình hình chiến trường, các đơn vị Đức có thể đánh bại bất cứ sự kháng cự nào của quân Xô viết.

    Trận đánh càn quét trong khu vực Kalach và chiếm các cây cầu, đầu cầu đổ bộ dọc theo sông Đông nhằm tiến tới Stalingrad tốn thêm hai tuần nữa vì sự kháng cự dai dẳng của quân Xô viết. Trong lúc đó, Sư đoàn thiết giáp 24 và Sư đoàn bộ binh 297 trở lại đội hình TDQ thiết giáp 4 của tướng Hoth.

    Sự dũng cảm trong tình thế tuyệt vọng cuối cùng không mang lại điều kì diệu nào cho người Nga. Trung úy Kleinjohann với các đơn vị của Đại đội 3, Tiểu đoàn công binh 16, bằng một cuộc tấn công táo bạo đã chiếm cây cầu tại Kalach ngày 16 tháng 08. Các thiệt hại trên lòng đường và móng cầu nhanh chóng được sửa chữa. Và các tiến triển đến tới tấp góp phần vào sự thắng lợi nhanh đến bất ngờ.

    Ngày 21 tháng 08, các đơn vị bộ binh của Quân đoàn tướng Sey***z – Sư đoàn bộ binh 76 và 295 – đã vượt sông Đông tại hai điểm, thiết lập đầu cầu tại Luchins-koy và Vertyachiy. Kế hoạch của Paulus là rõ ràng: ông dự định thiết lập một hành lang từ sông Đông tới sông Volga, nhằm bao vây và khóa cứng phía bắc Staligrad, sau đó tấn công và chiếm thành phố từ phía nam.

    Trung tướng Hube, gốc là một lính bộ binh nhưng nay là một chỉ huy thiết giáp xuất sắc, đang ngồi xổm gần cầu phao Vertyachiy, trong khu vườn của một nông dân, cùng với Trung tá Sieckenius, tư lệnh Trung đoàn thiết giáp số 2. Một tấm bản đồ trải ra trên đụn cỏ trước mặt họ.

    Hube rê tay phải trên tấm bản đồ. Tay áo bên trái trên bộ quân phục trống không, được nhét gọn gàng vào trong túi. Hube mất một cánh tay trong Thế chiến 1. Chỉ huy Sư đoàn thiết giáp 16 là viên tướng xe tăng một tay duy nhất của quân đội Đức.

    “Đây là điểm hẹp nhất của dải đất nằm giữa sông Đông và sông Volga, chỉ khoảng 40 dặm.” Hube cất lời. “Đỉnh của khu đất cao nằm tại đây, Đồi 137, theo chỉ thị của TDQ thì nó nằm trên đường tấn công của quân ta, là khu vực lí tưởng cho thiết giáp tác chiến. Hoàn toàn không có sông suối hay khe núi nào chắn ngang đường tiến của xe tăng ta. Đây là cơ hội tuyệt hảo để tạo một hành lang xuyên qua quân địch tới thẳng sông Volga chỉ bằng một lần đạp ga”

    Sieckenius gật đầu. “Quân Nga sẽ bố trí mọi lực lượng có thể để cố phòng thủ dải đất này, Tướng quân, nó là một vị trí phòng thủ từ xưa của họ. Con hào Tác ta chạy từ sông Đông đến sông Volga là một công sự phòng ngự từ xưa chống lại sự tấn công từ phía Bắc hướng tới cửa sông Volga”

    Hube trượt ngón trỏ theo Con hào Tác ta trên bản đồ: “Chắc chắn quân Nga sẽ củng cố nó thành một hào chống tăng. Nhưng chúng ta đã đánh chiếm cả tá con hào chống tăng trước đây rồi. Điểm chính là chỉ cần làm điều đó thật nhanh – nhanh như một tia chớp, như mọi khi thôi.”

    Một lính truyền tin vừa tới trên chiếc mô tô đang gầm rú của mình. Anh ta mang mệnh lệnh giờ chót từ Quân đoàn cho đòn thọc sâu tới sông Volga

    Hube liếc nhìn tờ mệnh lệnh. Rồi ông ta đứng dậy và nói, “Khí cầu sẽ bay lên trời vào 0430 giờ ngày mai, Sieckenius”

    Viên trung tá đưa tay lên chào kiểu nhà binh. Mọi chi tiết của cuộc tấn công, trừ thời gian bắt đầu, đã được quyết định bởi TDQ từ ngày 17 tháng 08. Bây giờ họ cũng biết giờ H – 0430 ngày 23 tháng 08.

    Sư đoàn thiết giáp 16 sẽ lao theo hướng đông tới tận sông Volga một hơi không ngưng nghỉ, ngay sát góc bắc của Stalingrad. Sườn của mũi thiết giáp thọc sâu này sẽ được bảo vệ bởi 02 Sư đoàn bộ binh mô tô hóa, với Sư đoàn bộ binh mô tô hóa 60 từ Danzig bên phải và Sư đoàn bộ binh mô tô hóa 03 từ Brandenburg bên trái. Cả chiến dịch này thực sự rất hợp với khẩu vị của Hube, hoàn toàn theo phong cách thiết giáp thọc sâu từ những tháng đầu tiên của cuộc chiến.

    Ngày mai họ sẽ đến Stalingrad. Họ sẽ đứng trên bờ sông Volga. Hube và Sieckenius đều nhận ra rằng Stalingrad và sông Volga là mục tiêu tối thượng, điểm cực đông cần phải chạm tới. Tại đó cuộc xâm lược này sẽ kết thúc; tại đó Chiến dịch Barbarossa sẽ tới điểm dừng sau cùng, đó là thắng lợi hoàn toàn.

    “Ngày mai, Sieckenius.” “Đến ngày mai, Tướng quân.”
    tonkin2007, meo-u, ngthi964 người khác thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Dạo này giọng văn ngọt quá -Tên bị chấm...thì em chỉ cần viết Seyd-idz là sẽ hiện lên Ok ngay-
    Lần cập nhật cuối: 14/12/2016
    huymaya thích bài này.

Chia sẻ trang này