1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tăng thiết giáp Việt Nam Phần 2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Su35Fk, 11/11/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Cụ nói như phim ấy nhỉ:D. Bọn sản xuất có ăn học cả chứ có phải dân Vịt đâu mà không biết tính toán độ dầy nòng dựa trên áp lực khí thuốc. Trước cụ Trần Đại Nghĩa nhà ta không được học đúng chuyên ngành vũ khí mà còn đọc sách cầu cống để tính được nòng súng kìa.

    Bọn đế quốc nó có thể làm nòng càng ngày càng dài và mỏng là do tiến bộ công nghệ vật liệu, gia công và nhiệt luyện nhà nó. Kiểu gì thì cũng phải đảm bảo độ bền theo yêu cầu của quân đội (bao nhiêu phát bắn mới hỏng). Bằng chứng ư: Có phải thằng nào cũng làm được nòng dài 52 lần cỡ nòng cho pháo kéo đâu. Bọn phọt phẹt chỉ làm đến 45 lần cỡ nòng là kịch. Xe tăng cũng thế. Có mỗi anh Đức và Nga là nòng tăng dài thôi. Bọn khác vẫn ngắn xịt.
    Teacher_Of_Dumbers thích bài này.
  2. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.347
    Đã được thích:
    26.685
    Đến tay lâu năm như cụ mèo mà còn thiểu năng thế này thì đúng tớ mất niềm tin vào chất xám phong trường thật.

    Bọn sản xuất nó thừa biết khả năng chịu lực, không phải khả năng chống biến dạng, của nòng để mà rèn độ dày. Nhưng cái nòng tăng là cái cần nhẹ nhất để xoay cho mau. Chính vì vậy, nó được làm mỏng nhất có thể, chỉ đủ chịu lực nên mau biến dạng. Hiểu chửa? Xưa Nga làm nòng thép đồng nhất. Bắn chả mấy phát nó phì như cái thúng. Phải chỉnh pháo sau từng đợt bắn. Nay học tây làm nòng nhựa. Dự trữ bắn gấp đôi, 1200phát, gần bằng tây, 1500phát. Thì cũng đành hy sinh năng lực cơ động vì nòng có nặng hơn tí.

    Tăng sau này nó làm nòng trơn vì nguyên nhân sâu xa là cái gì ấy cụ mèo nhỉ? Khi đã biết rằng nòng tăng xoắn khi phải đem vứt thì khương tuyến vẫn ngon.
    thanhVNWhk111333 thích bài này.
  3. chonloc

    chonloc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/07/2007
    Bài viết:
    1.035
    Đã được thích:
    29
    Thì ra cùng 1 kí lô (giả sử vật liệu làm nòng như nhau) , bọn họ thay vì làm nòng dài (như Nga , Đức gì đấy) mà mỏng nhất có thể thì bọn họ làm nòng ngắn mà dày cho bền các Cụ nhỉ ?
    Lần cập nhật cuối: 17/12/2016
    T90Vladimirmeo-u thích bài này.
  4. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.347
    Đã được thích:
    26.685
    Đó là điều tai hại. Lính tăng khi có đánh nhau sẽ phải bắn những phát pháo đầu tiên trong đời thì y như rằng trật lất là cầm chắc.
  5. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Chém linh tinh. Nhìn nòng T14 Armata mà xem nó thuôn đều từ gốc tới ngọn đây này
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 17/12/2016, Bài cũ từ: 17/12/2016 ---
    Chết cười cha này. Hỏi xoáy vãi.

    Pháo nòng ngắn tũn (lựu pháo) có cấu tạo thuốc phóng khác pháo nòng dài. Cụ thể thì đi mà hỏi lão Huy Phúc, lão ấy cho ít cám lợn để thông não.
    TRANGBAOLINHT90Vladimir thích bài này.
  6. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.347
    Đã được thích:
    26.685
    Liên quan ghê nhỉ

    Lòng vòng 1lúc lại lôi cám phắc cốp ọe ra. Tớ chúa ghét mấy thằng đi hốc cám rồi ra vẻ thông thái. Pháo nào chả tính để thuốc cháy hết trước khi đạn rời nòng.
    Lần cập nhật cuối: 17/12/2016
  7. hk111333

    hk111333 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2012
    Bài viết:
    2.521
    Đã được thích:
    224
    Lão @kuyomuko cho tớ thắc mắc cái này tí.
    Giả dụ như ta cho một chút keo siêu dính vào nòng pháo tăng thì đạn bắn ra có bị lệch mục tiêu hoặc tệ hơn là hỏng nòng ko
  8. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.347
    Đã được thích:
    26.685
    Tớ nghỉ là chắc nó cháy tè le ra lúc bắn. Và tất nhiên phát đạn đó chả chính xác được.
    Vietnam2016hk111333 thích bài này.
  9. o8ugk

    o8ugk Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2016
    Bài viết:
    363
    Đã được thích:
    297
    Bao giờ mua ATGM mới hả các bác ? Chứ nhìn lại số AT-3, AT-4, AT-5 của Việt Nam tuy còn tốt nhưng hệ thống phòng thủ xe tăng của địch ngày càng hiện đại sẽ gây khó khăn cho các hệ thống ATGM đã 40-50 tuổi. Chiến trường Syria là ví dụ.
    Loại tên lửa đục nóc như Spike là ứng cử viên tốt so với Javelin ( khó mua )



    [​IMG]
    Hệ thống Spike của Singapore đặt trên xe LSV

    Với việc hoán cải M48 để lắp đặt Spike NLOS quá tốn kém. phương án hợp lý sẽ là đặt hệ thống Spike trên xe UAZ hoặc thậm chí là BTR-152 để tận dụng các xe đã cũ.
  10. Teacher_Of_Dumbers

    Teacher_Of_Dumbers Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/08/2016
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    492
    Đúng rồi, nòng pháo nói chung và nòng tank nói riêng ngày càng nhẹ và mỏng nhưng vẫn bảo đảm độ bền không bị nở và biến dạng do lực ép và nhiệt phát sinh của thuốc phóng.

    Với nòng tank nói chung, nòng trơn nói riêng thì nếu cùng vật liệu và phương pháp chế tạo thì thành nòng dày không đồng nghĩa với tuổi thọ của nòng cao hơn. Điều này là bởi sau mỗi lần bắn, mặt trong của nòng bị bào mòn và đến một lúc nào đó (Sau một số lần bắn rút ra từ thực nghiệm trong các điều kiện hoạt động khắc nghiệt khác nhau mà tank sẽ gặp) sẽ không còn bảo đảm về độ khít và các thông số kỹ thuật khác. Khi đó pháo tank sẽ buộc phải thay nòng hoặc thay cả nòng và ổ đạn (Ví dụ pháo tank 120mm của Nato, cứ 3 lần thay nòng thì phải thay ổ đạn)

    Mặt trong của nòng pháo và ổ đạn thường bị hư hại và bào mòn bởi 2 yếu tố sau:

    - Yếu tố hóa học: Phản ứng hóa học với thuốc phóng dước tác động của nhiệt độ cực cao khi nổ.
    - Yếu tố vật lý:
    + Áp lực nén của thuốc phóng khi nổ.
    + Đầu đạn di chuyển với gia tốc cực lớn trong nòng trong điều kiện nhiệt độ cực cao.
    Các yếu tố khác có thể gây hư hại nòng theo thời gian và số lần bắn nhưng chúng ít tác động hơn rất nhiều so với yếu tố mặt trong nòng bị hư hại và mài mòn sau mỗi lần bắn nên người ta ít hoặc không đề cập tới.
    Lần cập nhật cuối: 20/12/2016
    beta22meo-u thích bài này.

Chia sẻ trang này