1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao CNXH (Mác) không thành công tại Tây Phương & ảnh hưởng lớn tại Đông Phương ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Hoailong, 19/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    CHÂN LÝ hay BIỆN CHỨNG đường VÒNG – (# P)
    (*) (#) tiêu đề do Ng viết đặt bổ sung
    Nguồn tham khảo: André Chieng – Bàn về thực tiễn của Trung Hoa cùng với Francois Jullien – NXB ĐN 2007
    (Tiếp)
    Câu chuyện 2: trong tuyển tập có tên là Hàn Phi Tử, được trước tác bởi Hàn Phi, 1 nhà tư tưởng pháp gia lớn thế kỷ thứ ba trước CN, có mẩu truyện như sau:

    1 lão địa chủ giàu thấy 1 bức tường của nhà mình sụp đổ do những trận mưa xối xả. Con trai lão chỉ 1 mảng tường toác vỡ và nói với lão:
    “Phải xây lại chỗ toác hở này càng sớm càng tốt, bằng không, kẻ trộm sẽ lọt vào ban đêm”.

    1 ông lão ở bên cạnh thấy chỗ tường vỡ, bèn góp ý cho lão địa chủ, hệ như ý kiến của người con:
    “Nếu ông không xây lại bức tường, kẻ trộm sẽ lẻn vào nhà ông đêm hôm tối mịt”.

    Quả nhiên đêm hôm sau kẻ trộm lẻn vào. Thế là lão địa chủ khen hết lời tinh thần cảnh giác đặc biệt của con trai mình và lão có ý ngờ ông già láng giềng chính là người vào trộm.

    Như vậy, câu chuyện Trung Hoa này, có vẻ như hết sức đơn giản, lại có thể được hiểu theo nhiều cách. Như trong câu chuyện do nhà văn Nga Soljenitsyne kể, ta có thể thấy ở đây 1 sự hiểu quá rõ về cách nhìn bất công và thiên vị. Nhưng rốt cuộc chẳng có căn cứ nào để nói rằng giả thuyết của lão địa chủ là sai: ông biết rằng con ông không thể ăn cắp và nhận xét của con ông có lẽ chỉ là nhận xét của 1 đứa con lo lắng cho sự ưa nịnh của gia đình. Còn ông lão láng giềng có thể là 1 người tham lam, đố kỵ hoặc vì 1 lý do nào đó, có thể chính ông ta là thủ phạm của vụ trộm hoặc đã gây ra vụ trộm này, ông cứ rêu rao khắp nơi rằng bức tường của nhà hàng xóm bị sụt đổ.

    SỰ THẬT/CHÂN LÝ cũng có thể ngược lại: chính người con trai cần tiền đã gây ra vụ ăn trộm còn người láng giềng chẳng qua là đưa ra 1 lời khuyên thiện chí. Như vậy chỗ mà người Trung Hoa tỏ ra thận trọng, khôn ngoan, không có tư tưởng (có định hướng) thì người phương Tây lên án dựa vào những sự kiện. Chúng ta biết rằng những sự kiện không bao giờ tuyệt đối đồng nhất – sau đây là bài học rút ra từ 1 câu chuyện Trung Hoa khác:

    1 người thầy bói có lần xem bói cho hai đứa trẻ hàng xóm với nhau sinh ra cùng 1 ngày và cùng vào lúc gà gáy. Ông ta tiên đoán cho 1 đứa có số làm vua, còn đứa kia là số ăn mày. Có 1 người bèn nhận xét những lời tiên đoán của ông là vô lý vì ông độc nhất chỉ có dựa vào giờ sinh để xem số, ông ta bèn trả lời:
    “Cả hai đứa trẻ đều sinh lúc gà gáy, nhưng 1 đứa sinh vào lúc con gà nghển đầu lên để gáy còn đứa kia ra đời vào lúc con gà gáy xong rồi gục đầu xuống”.

    & còn Tiếp)
  2. dichvukienvang

    dichvukienvang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    các nước phương tây phát triển hơn, nước nào phát triển thì sẽ không có chỗ cho cnxh mác đứng, điển hình là mấy nước xhcn hiện nay đó.
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    CHÂN LÝ hay BIỆN CHỨNG đường VÒNG – (# P)
    (*) (#) tiêu đề do Ng viết đặt bổ sung
    Nguồn tham khảo: André Chieng – Bàn về thực tiễn của Trung Hoa cùng với Francois Jullien – NXB ĐN 2007
    (Tiếp)
    – TÍNH CHỦ QUAN K0 tin cậy ở sự thảo luận và sự tranh cãi (DEBATES) NÀY CÓ Ở NHỮNG SỰ CỐ TRONG ĐỜI THƯỜNG HÀNG NGÀY.

    Mấy năm trước đây 1 khẩu hiệu của chủ tịch Giang Trạch Dân được phổ biến ở Trung Hoa: “To thì nắm lấy, nhỏ thì thả ra” (Tróc đại phóng tiểu). Khẩu hiệu này ít được bình luận ở nước ngoài, chắc là những nhà báo nước ngoài thấy không có gì đáng chú ý. Chủ tịch muốn nói gì? Giang Trạch Dân nói đến việc cải cách những xí nghiệp công: trường hợp những xí nghiệp lớn thì phải nắm lấy, còn trường hợp những xí nghiệp nhỏ thì thả ra. Động từ được dùng ở đây không phải là bỏ mặc mà là thả ra. Từ này đối lập với từ thứ nhất: nắm lấy vừa có ý nghĩa là nắm lấy vừa có nghĩa là chộp lấy. Thả ra còn có 1 ý nghĩa khác: không quan tâm đến những xí nghiệp công nhỏ. Phải chăng là Trung Quốc không quan tâm đến số phận của chúng? Hẳn không phải là như vậy, đối với những xí nghiệp nhỏ, khẩu hiệu thả ra cũng có nghĩa là dành cho chúng 1 sự tự do lớn hơn, cho phép chúng mạnh dạn hơn trong cải cách. Hiểu ngầm (nửa kín nửa hở) là điều này mở đường cho việc tư nhân hóa chúng.
    Nhưng khẩu hiệu này không chỉ ứng dụng cho cầu trường này. Khác với quan niệm của phương Tây về luật, nghĩa là 1 CHÂN LÝ mọi người phải tuân thủ như nhau, Trung Quốc chấp nhận rằng luật được ứng dụng khác nhau tùy theo lớn hay nhỏ. 1 khách hàng Pháp hỏi Tôi-(A. Chieng) về 1 biện pháp ông ta tính thực hiện trong 1 công ty liên doanh liệu xem có tính hợp pháp hay không, Tôi-(A. Chieng) đặt câu hỏi về tầm cỡ xí nghiệp của ông ta, điều này làm cho ông ngạc nhiên. Ông suy nghĩ và nói với Tôi-(A. Chieng) rằng ở Pháp cũng có cách ứng xử như vậy: sở thuế đã đặc biệt xác định khái niệm xí nghiệp vi mô, điều này có lợi cho những công ty rất nhỏ trong việc tính thuế lợi tức cũng như thuế giá trị gia tăng. Nhưng Tôi-(A. Chieng) bèn nói với ông không phải là hoàn toàn giống nhau: ở Pháp, có 1 luật được đề ra và có những điều hiệu chỉnh cho 1 số trường hợp được phép vi phạm. Những trường hợp vi phạm này được nói ra rõ ràng và được công nhận là có thể vi phạm.
    Ở Trung Quốc vấn đề CHÂN LÝ không được đặt ra, người ta hoàn toàn có thể quan niệm 1 quy tắc có thể đem vận dụng cho những trường hợp này và không được vận dụng cho những trường hợp khác, có thể ứng dụng lâu dài, cũng có khi ứng dụng nhất thời. Đây là điều mà ngày nay ta có thể nhận thấy qua việc vận dụng những luật có liên quan đến sự làm ô nhiễm của những nhà máy: những nhà máy mới phải tuân thủ những quy tắc rất nghiêm ngặt trong khi những nhà máy cũ ở ngay bên cạnh chẳng tuân thủ gì cả.
    (& còn Tiếp)
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    Trong bÀI VIẾT:
    Procès ou création(Bản Chính) hay Sáng tạo biến/Biến/CHUYỂN HÓA và ... thành CÁI CHI? (hay Dịch Lý của TƯ DUY>/ Tiêu đề do Ng Viết đặt)– Phần II
    F. Jullien còn đi xa hơn nữa, ông đối lập cái ác với cái tiêu cực:
    Cái ác là đối tượng của 1 sự phân xử và trong sự phân xử này cái được được nêu lên để bài trừ, trong khi đó cái tiêu cực đòi hỏi 1 sự bao gộp và là đối tượng tích hợp: cái ác làm hại/cái tiêu cực hợp tác.
    F. Jullien nhắc đến bài diễn văn của George W. Bush trước Bundestag (Quốc hội Đức), ngày 22 tháng 05 năm 2002, ông Bush khi nói đến trục của cái Ác, đã làm nổi lên 1 cách sơ đẳng lạ thường những sự dàn cảnh mới của 1 trò ma quỷ chỉ cần thanh toán nó đi thì LỊch sử lại chói sáng.

    Đứng trước sự tái sinh 1 thứ đại loại như chủ nghĩa Machiavelli đã từng bị các nhà thờ đả phá, F. Jullien đối lập 2 thái độ: 1 bên là tư tưởng về sự Cứu rỗi, căn cứ vào cái ác và trốn thoát cái ác; còn bên kia là tư tưởng về sự Hiền minh, tích hợp cái tiêu cực vào QUÁ TRÌNH vận hành của sự vật.

    Ở 1 chương sau trong sự phân tích những quan điểm tư tưởng khác nhau về chủ đề này, ông đặt Trung Hoa như là “1 ‘ca’ cực kỳ trên ban cờ của sự hiền minh. Đành rằng Âm là bóng tối […] còn DƯƠNG là sáng tỏ […] nhưng chúng được ghép đôi giống như sườn núi phía Nam và sườn núi phía Bắc và, nếu như cái này có xu hướng thắng thế, ta có thể biết chắc rằng cái kia đâu có vì vậy mà biến mất, nó lại còn chuẩn bị để trở lại”.

    Chúng ta biết rằng khoảng cách khác nhau về những quan điểm tư tưởng (tích hợp cái tiêu cực vào QUÁ TRÌNH vận hành của sự vật.

    ) này là quan trọng bởi vì nó mở rộng, rất rộng ra ngoài lĩnh vực đạo đức.
    Có thể minh họa điều này qua sự tranh cãi giữa Trung Quốc và Mỹ từ mùa hè 2003 nhân vấn đề về cuộc chiến tranh xu-chiêng (áo nịt nhũ hoa) & sự đối chiếu so sánh của tiền Trung Quốc.
    Những người Mỹ, đương cao điểm của chiến dịch tranh cử, phát hiện ra rằng Trung Quốc là nguyên nhân đầu tiên của sự thiếu hụt trong thương mại của Mỹ. Làm sao có thể được? Như 1 số chính khách Mỹ vẫn nói. Mỹ là nước tự do cạnh tranh, K0 sợ cạnh tranh, nhưng K0 thể chấp nhận sự cạnh tranh bất chính. Trong lĩnh vực tiền, sự cạnh tranh bất chính biểu hiện ở sự định giá thấp quá rõ đồng NDT. Người ta quên rằng trước đó K0 lâu vào cho đến năm 2001, tư tưởng thống trị cho rằng, tiếp theo cuộc khủng hoảng châu Á (được những người Trung Hoa gọi là khủng hoảng tài chính châu Á), Trung Quốc là nước châu Á duy nhất giữ được sự ngang giá đồng tiền của mình trong tương quan với đồng đôla, chắc là khó mà vẫn đứng ở vị trí này và trước sau hẳn là phải phá giá đồng NDT. Giữa năm 2001 và 2003, ở Trung Quốc K0 xảy ra 1 cuộc cách mạng kinh tế nào cả nhằm củng cố đồng tiền Trung Quốc. Nhưng tình cảm ngự trị đã thay đổi và những thành tích kinh tế liên tiếp của Trung Hoa cuối cùng đã gây ấn tượng cho những thị trường và chính những thị trường này đã thay đổi ý kiến về Trung Hoa. Bước ngoặt đã diễn ra rất mau lẹ trong năm 2002, trong khi đó những chủ Âm kinh tế chưa thay đổi. Toàn bộ sự quy kết của Hoa Kỳ dựa vào 1 sự biện bạch lý thuyết: đồng tiền Trung Hoa K0 được định giá đúng đắn bởi vì giá trị của nó K0 được xác định tự do bởi những thị trường. Từ đó sinh ra cái Ác.

    Khi Trung Quốc, trái lại với Nhật Bản, duy trì được sự ngang giá đồng tiền của họ trong 1 cuộc khủng hoảng châu Á, Trung Quốc chẳng còn tuân theo những quy luật thị trường nữa. Nhưng sự vi phạm lý thuyết này vốn có lợi cho Hoa Kỳ, từ nay K0 phải như vậy nữa. Mỹ có thể lại trình bày sự cần thiết phân biệt cái Thiện và cái Ác. Trung Hoa đã đưa ra câu trả lời như thế nào? Nó chỉ có 2 từ: thời điểm sự ổn định.

    Những người Trung Hoa K0 nói rằng về nguyên tắc họ chống lại 1 sự định giá đồng NDT, nhưng họ chờ thời điểm bởi vì 1 quyết định ra trong sự cấp bách và sự bức bách sẽ tai hại cho sự ổn định của kinh tế. K0 thể nào miêu tả tốt hơn khoảng cách giữa 1 hệ tư tưởng cứ rao giảng (mà K0 phải lúc nào cũng làm theo điều rao giảng) sự tôn trọng tuyệt đối những luật của thị trường và 1 nền kinh tế được hướng dẫn bởi ý niệm thăng bằng mà những quan hệ giữa ÂmDƯƠNG minh họa.
    (& còn Tiếp)
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    SÁNG TẠO Biến/CHUYỂN HÓA ... thành ... CÁI CHI? _ Procès ou création(Bản Chính)
    (hay Dịch Lý của TƯ DUY /Ng Viết đặt)

    (Tiếp)
    Có 2 thế giới: thế giới của chân lý (theo Fươg Tây) ở đó chân lý, theo định nghĩa, là duy nhất và thế giới của sự thăng bằng ở đó cái Âm K0 thể tách rời cái DƯƠNG.
    Người ta có biết sự khác biệt giữa 2 thế giới này nhưng việc kiểm lại những hệ quả làm chưa được bao lăm. Tôi-(A. Chieng) có dịp góp ý kiến cho 1 công ty liên doanh hoạt động K0 được tốt. Có khá nhiều sự đả kích của phe này, phe kia. Nhưng Tôi-(A. Chieng) đặc biệt chú ý đến sự đả kích của phía đối tác Trung Hoa. Người giám đốc Trung Hoa nói với tôi: “Khi chúng Tôi-(A. Chieng) ký kết sự thành lập công ty liên doanh của chúng tôi, đối tác Pháp muốn có đa số. Tôi-(A. Chieng) chấp nhận họ được 51%. Vì họ là khách đến với chúng tôi, đây là 1 cử chỉ lễ độ. Làm sao Tôi-(A. Chieng) có thể đoán được rằng ông ta sau đó lợi dụng thế đa số để 1 mình ông ta ra mọi sự quyết định, thậm chí K0 hỏi ý kiến tôi? Ông ta cho rằng với 51% ông ta có toàn bộ quyền hành, nhưng xét đến cùng thì ông chỉ hơn Tôi-(A. Chieng) 2%”.


    Chúng ta trở về với sự tham quan Cấm Thành. Những người hướng dẫn chính thức quen với việc giải thích những điều kỳ diệu của Cấm Thành, nói chung K0 nghĩ đến việc ghi nhận 1 sự thiếu vắng rất đáng kể: trong số những tòa nhà chính K0 có miếu đền, K0 có nhà thờ, K0 có 1 công trình nào tương ứng với Nhà thờ riêng ở cung điện Versailles. Cũng có những nơi thờ cúng đấy nhưng chúng khá kín đáo và ở đây, nơi thờ Phật cùng tồn tại với nơi thờ Đạo giáo, thậm chí cả với nơi thờ đạo Khổng. Điều này đâu có nói lên tính tôn giáo của những người Trung Hoa, có nhiều nơi thờ cúng như vậy chứng tỏ rằng do cho đạo Phật Tây Tạng đã trở thành tôn giáo chính thức của Trung Hoa dưới thời nhà Thanh, tôn giáo ở Trung Quốc K0 đóng 1 vai trò chủ đạo như là trong thế giới phương Tây. Trung Quốc là ví dụ duy nhất của 1 nền văn hóa ở đó tất cả những tôn giáo hiện hành đều có nguồn gốc nước ngoài (Tôi-(A. Chieng) đặt sang 1 bên đạo giáo, chính thức được xem ở Trung Hoa như là 1 tôn giáo duy nhất chỉ vì nó có 1 giới tăng lữ).

    Việc những người Trung Hoa thiếu quan tâm đến tôn giáo là 1 điều bất ngờ đối với người phương Tây:
    (& còn Tiếp)
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    SÁNG TẠO Biến/CHUYỂN HÓA ... thành ... CÁI CHI? Nguồn tham khảo: _ Procès ou création(Bản Chính)
    (hay Dịch Lý của TƯ DUY /Ng Viết đặt)
    :-t!!!! ...Bài viết còn hơi dài !!! Các Bác kiên nhẫn !!!....~X(

    (Tiếp)
    Nhưng những người Trung Hoa K0 bao giờ, trừ khi họ đã quy theo hẳn đạo phật giáo, có quan niệm về sự cần thiết của 1 sự cứu rỗi – đây cũng là điều khiến họ xa những người Thiên Chúa giáo – K0 bao giờ họ thấy cuộc đời là đáng ghét, K0 bao giờ họ có khát vọng đến Niết Bàn… Những ý thức này, trên thực tế K0 có nhu cầu chuộc tội, cũng chẳng có nhu cầu tôn thờ… Nhược điểm tôn giáo của người Trung Hoa là do chỗ họ có hạnh phúc quá dễ dãi.

    Có thể thấy rằng tác giả ~ công TRÌNH này xem sự thiếu tình cảm tôn giáo như là 1 nhược điểm. Có thể thấy khá rõ sự thất bại của học giả này đã buộc phải nhìn nhận sự phong phú của nền văn minh Trung Hoa mặc dù K0 có 1 tính tâm linh.

    Hơn nửa thế kỷ sau, phó tổng thống Mỹ Dick Cheney cũng chứng tỏ 1 sự K0 thấu hiểu tương tự, trong 1 bài diễn văn đọc ngày 15 tháng 4 năm 2004 trước những sinh viên của trường đại học Thượng Hải Fudan, ông tuyên bố: “chỉ có những phúc lợi vật chất K0 thể thỏa mãn được những khát vọng sâu xa của trái tim con người.
    Chỉ có thể đạt được điều này với 1 sự tự do tín ngưỡng hoàn toàn, tự do ngôn luận, hội họp và tư tưởng hoàn toàn”.
    Ở đây, lại có thêm 1 chính khách phương Tây K0 hiểu được sự thiếu vắng của tình cảm tôn giáo mà ông muốn đổ tội cho những biện pháp chính trị đàn áp.

    Sự ít quan tâm đến tôn giáo của những người Trung Hoa được khá nhiều người biết đến nhưng vị tất họ đã thực sự nắm được tất cả những quan hệ liên can, mặc dù những nhà Trung Quốc học từ lâu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hiện tượng này.

    Họ [những người Trung Hoa] K0 phải là 1 dân tộc mà những tư tưởng và hoạt động tôn giaó được xem là 1 bộ phận quan trọng và thu hút tâm trí của đời sống […].
    Chính đạo đức (đặc biệt là đạo đức Khổng Giáo) cung cấp cơ sở tâm linh của nó cho nền văn minh Trung Hoa, chính đạo đức chứ K0 phải tôn giáo (tôn giáo ở đây K0 hiểu như là tôn giáo chính thức và có tổ chức) […] tất cả những điều này chỉ ra 1 sự khác biệt có tầm quan trọng cơ bản giữa Trung Quốc và phần lớn những nền văn minh lớn khác ở đó 1 Nhà thờ và những tu sĩ giữ 1 vai trò chiếm ưu thế.

    Trong những biểu hiện của sự khác biệt cơ bản này mà Derk Bodde nhắc đến, có 1 biểu hiện mang những hệ quả nghiêm trọng: sự thiếu vắng của khái niệm sáng tạo ở Trung Hoa.

    Người ta biết rằng sự thiếu vắng hầu như có tính chất khái quát những sự dàn cảnh vũ trụ có liên quan đến sự ra đời của con người cũng như nguồn gốc của vũ trụ cấu thành 1 nét_Vẽ đặc sắc của nền văn minh Trung Hoa và của truyền thống nho sĩ nói riêng.

    Nếu như có những truyền thuyết kể lại cung cách qua đó thế giới và những con người được tạo tác như thế nào (truyện bà Nữ Oa), chúng đã sớm bị quên đi, chúng bị tàn héo.

    Truyền thống nho sĩ đâu chỉ có K0 quan tâm đến sự Sáng Tạo ra Thế giới, mà nó K0 quan tâm đến sự sáng tạo nói chung.
    (& còn Tiếp)
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    @thanh16992 & @yuyu
    SÁNG TẠO Biến/CHUYỂN HÓA ... thành ... CÁI CHI? Nguồn tham khảo: _ Procès ou création(Bản Chính)
    (hay Dịch Lý của TƯ DUY /Ng Viết đặt)
    :-t!!!! ...Bài viết còn hơi dài !!! Các Bác kiên nhẫn !!!....~X(


    (Tiếp)

    Trở Lại với sự tham quan Cấm Thành, trong những dịp tham quan này, Tôi-(A. Chieng) K0 bao giờ bỏ lỡ cơ hội đưa những đoàn khách tham quan của Tôi-(A. Chieng) đến trước 1 tảng đá ở 1 khu vườn phía sau. Tảng đá này có tên gọi là cái Răng, nó giống 1 cách lạ lùng 1 chiếc răng hàm lớn. Nó được đặt trên 1 cái bệ và được bày như là 1 tác phẩm nghệ thuật. 1 trong những mặt của nó có nhiều vệt sẫm lấm tấm những điểm sáng. Người ta có thể giải thích nó như là hình ảnh 1 nho sĩ đương vén tay áo và ngắm chòm sao Thất Tinh qua 1 dòng thác. Có những kỳ quan thiên nhiên được con người chiêm ngưỡng từ rất lâu rồi, nhưng chẳng có nơi nào như ở Trung Hoa, người ta lại gom nhiều đến thế những tảng đá trong khu vườn Ý, tức là như những tác phẩm nghệ thuật.
    Nhưng đây là 1 nghệ thuật K0 có người SÁNG TẠO. Ở phương Tây chúng cũng được ngắm nghía, trầm trồ nhưng K0 phải như là những tác phẩm nghệ thuật. Ở Trung Hoa, chúng là những tác phẩm nghệ thuật.
    Trong khi tên của Phidias gắn với Parthenon và tên của Brunelleschi gắn với nhà thờ lớn ở Florence, thì K0 có 1 công trình kiến trúc Trung Hoa truyền thống lớn nào được gắn với tên của 1 kiến trúc sư, 1 nghệ sĩ, tóm lại 1 người SÁNG TẠO. Nếu phải dẫn 1 kiến trúc sư Trung Hoa thì người duy nhất danh tính còn được lưu lại cho chúng ta đó là Lý Giới, mất năm 1110 nổi tiếng vì là tác giả của công trình Yin Zao Fa Shi (Sách bàn về kỹ thuật kiến trúc), ông là 1 nghệ sĩ, 1 người SÁNG TẠO.

    Nghiên cứu kiến trúc Trung Hoa K0 khỏi làm chúng ta ngạc nhiên: dù đó là vật liệu (gỗ), là quan niệm bố trí nhà cửa (những tòa nhà bao quanh 1 cái sân trong), là cấu trúc xây dựng (những cái cột đỡ mái nhà qua 1 bộ ghép được gọi là dou gong) và phong cách (với những mái uốn cong đặc trưng của Trung Hoa và mở rộng ra cho 1 bộ phận khá lớn của Đông Á), tất cả những yếu tố này đều được xác định trước sau trong triều đại nhà Đường (thế kỷ VII) và tiếp tục tồn tại cho đến triều đại nhà Thanh (thế kỷ XIX).

    Hẵng cứ tưởng tượng ở nước Pháp từ triều đại Merovingien cho đến Napoleon III, các tòa nhà chỉ được xây cùng 1 kiểu! Tuy vậy, nghệ thuật kiến trúc này đã tiến triển với thời gian, nó thích nghi tùy theo những địa điểm và thời đại. Những ngôi nhà ở Sơn Tây, 1 tỉnh sâu ở trong đại lục nên nước hiếm, nổi tiếng với những mái nhà chỉ có 1 mái, gom lại toàn bộ nước mưa về phía sân trong, trong khi đó những tòa ở Tô Châu lại nổi tiếng về sự phong phú vườn tược và ao hồ.
    Điều làm những người phương Tây tham quan Trung Hoa hết sức kinh ngạc là sự phong phú kiến trúc lớn lao này K0 bao giờ lại được gắn với tên của 1 người SÁNG TẠO.

    (& còn Tiếp)
    Lần cập nhật cuối: 22/12/2016
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    SÁNG TẠO Biến/CHUYỂN HÓA ... thành ... CÁI CHI?
    Nguồn tham khảo: _ Procès ou création(Bản Chính)
    (hay Dịch Lý của TƯ DUY /Ng Viết đặt)
    :-t!!!! ...Bài viết còn hơi dài !!! Các Bác kiên nhẫn !!!....~X(

    (Tiếp)

    Sự đứt đoạn lớn trong kiến trúc diễn ra trong thế kỷ XIX là 1 sự kiện có ý nghĩa quan trọng. Phong cách Trung Hoa đã trụ lại được và sống trước những sự xâm lược của Mông Cổ và Mãn Châu thì trước sự đột nhập của phương Tây đã K0 kháng cự được. Quả là có thể ghi nhận được 1 số ảnh hưởng của những kiến trúc đến từ những vùng khác (Tiểu Bố đạt lạp Cung ở Thành Đức là 1 ví dụ đáng chú ý về kiến trúc Trung Hoa – Tây Tạng), nhưng chỉ đến thế kỷ XIX thì mới thực sự có 1 cuộc cách mạng trong nghệ thuật kiến trúc ở Trung Hoa. Và 1 trong những dấu hiệu nổi bật nhất của sự toàn cầu hóa diễn ra ở Trung Hoa là sự chối từ trở về với phong cách Trung Hoa này. Khi phải xây dựng những tòa nhà có tính chất biểu tượng thì Nhà hát kịch ở Thượng Hải được giao cho kiến trúc sư người Pháp Jean Marie Charpentier và nhà hát kịch ở Bắc Kinh, tòa nhà Hải Đăng của thủ đô Trung Quốc, ở gần quảng trường Thiên An Môn và Cấm Thành, được giao cho 1 kiến trúc sư người Pháp khác: Paul Andreu.

    Có 1 nghệ thuật nghĩ đến K0 thể bỏ qua sự SÁNG TẠO. Ngay tên của nghệ thuật này đã bao hàm sự hiện hữu của SÁNG TẠO, đó là nghệ thuật thơ (poesie [thơ], từ tiếng Pháp có gốc ở từ Hy Lạp poein, có nghĩa là làm, SÁNG TẠO). Chúng ta đều biết danh tính của những nhà thơ Trung Hoa lớn: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Đào Uyên Minh, Tô Đông Pha… Nhưng ngay đối với nghệ thuật thơ, 1 sự khác biệt về quan niệm phân chia tư tưởng phương Tây và tư tưởng Trung Hoa, phương Tây hoàn toàn hướng về sự SÁNG TẠO còn Trung Hoa tuân thủ QUÁ TRÌNH:

    Ý niệm về sự SÁNG TẠO trái với quan điểm của thi pháp Trung Hoa, K0 chỉ vì ở khởi điểm của công trình nó phóng chiếu tư tưởng của 1 chủ thể duy nhất và tách biệt mà còn vì nó cũng khép lại công trình này ở bản thân công trình, thành 1 sự bất động hoàn tất. Đối với thi pháp Trung Hoa, căn cứ vào ý kiến của Vương Phu Chi [nhà tư tưởng Trung Hoa thế kỷ XVIII], đặc trưng riêng của bài thơ là luôn luôn mở vào 1 1 tương lai mới lạ: sự mới lạ của những sự biến hóa của nó xuyên qua sự đọc nó, nhờ vào 1 hiệu quả tương tác mới và sự biến hóa linh hoạt trong QUÁ TRÌNH tiếp nhận nó.

    (& còn Tiếp)
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    SÁNG TẠO Biến/CHUYỂN HÓA ... thành ... CÁI CHI?
    Nguồn tham khảo: _ Procès ou création(Bản Chính)
    (hay Dịch Lý của TƯ DUY /Ng Viết đặt)
    :-t!!!! ...Bài viết còn hơi dài !!! Các Bác kiên nhẫn !!!....~X(

    (Tiếp)

    IV – F. Jullien đem QUÁ TRÌNH của Trung Hoa đối lập với SÁNG TẠO của phương Tây:

    QUÁ TRÌNH bao giờ cũng đến tự bản thân nó, nó là mô hình riêng của nó cho chính nó đồng thời là mô hình tiêu biểu nhất. K0 có sự can dự từ bên ngoài, cũng chẳng có chuẩn mực bên ngoài: sự cần thiết phải có 1 người SÁNG TẠO cũng như phải có mẫu gốc (archetype) là điều hết sức diệu vợi.

    Xã hội Trung Hoa K0 nghĩ đến khái niệm SÁNG TẠO & K0 coi trọng NGƯỜI SÁNG TẠO bởi vì QUÁ TRÌNH làm cho nó K0 cần đến 1 người SÁNG TẠO. Và điều này cũng giải thích vì sao người Trung Hoa K0 hướng về những tôn giáo:

    Có thể cho 1 ví dụ qua câu chuyện sau đây:
    10:08-13/10/2015
    Người Trung Quốc nói gì về giải Nobel khoa học đầu tiên của mình?

    Nguyên Hải
    [​IMG]
    Có tin sau khi được tặng giải Nobel, Đồ U U đã thay số điện thoại và K0 ai biết hiện giờ bà ở đâu, kể cả cô trợ lý riêng của bà.
    Lâu nay người Trung Quốc vẫn nói họ “không bén duyên” với giải Nobel. Có lẽ như thế thật! Giải Nobel khoa học đầu tiên họ được trao chẳng những K0 làm toàn dân nước này nhất trí hân hoan đón chào mà còn gây ra nhiều tranh cãi chia rẽ dư luận chưa biết bao giờ mới kết thúc.
    Sự kiện công dân nước CHND Trung Hoa đầu tiên được trao giải Nobel khoa học đang gây sóng gió trong dư luận nước này. Đại để họ đang bàn luận sôi nổi về mấy vấn đề sau:

    Nhiều người đã bình luận về việc “nhà khoa học ba K0” Đồ U U được tặng giải Nobel. Họ cho rằng câu chuyện của bà Đồ nói lên một vấn đề nhức nhối đã lâu, đó là sự tồn tại một QUY TẮC NGẦM trong giới khoa học, giới trí thức Trung Quốc: “những người K0 có năng lực nhưng có nhiều mối quan hệ xã hội thì vô cùng mát mày mát mặt, còn những người có năng lực nhưng K0 quen biết ai thì bị chèn ép”. Nay đã đến lúc quy tắc ngầm này K0 thể tiếp tục tồn tại; cần thay đổi cơ chế nghiên cứu khoa học để những người chỉ say mê nghiên cứu mà K0 chú ý móc nối quan hệ vẫn có thể được coi trọng.
    Đồ U U âm thầm làm việc suốt đời, K0 mấy ai biết tên tuổi bà. Chính quyền chưa tặng bà giải thưởng nào. Giờ đây chắc hẳn 720 viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc (có 131 viện sĩ Sinh học và Y học), cùng 611 viện sĩ Viện Công trình Trung Quốc đều ngạc nhiên khi thấy giải thưởng khoa học quốc tế cao quý nhất đầu tiên trao cho người nước mình lại vào tay một bà lão 85 tuổi chưa có học vị tiến sĩ, ba lần bầu viện sĩ đều trượt, chưa lần nào được ra nước ngoài học tập, nghiên cứu.

    Nhưng người Mỹ đã nhận ra tài năng ấy: năm 2011 Quỹ Lasker tặng bà Giải Nghiên cứu y học lâm sàng Lasker, còn gọi là giải Nobel y học của nước Mỹ, trị giá 250.000 USD. Đây là giải y học có uy tín cao chỉ sau giải Nobel.
    Giờ đây, với việc trao Nobel Y học 2015, giới y học quốc tế dành lời tuyên dương cao nhất cho các cống hiến của Đồ U U. Lần đầu tiên bà trở thành nhân vật của công chúng.

    (& còn Tiếp)
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    SÁNG TẠO Biến/CHUYỂN HÓA ... thành ... CÁI CHI?
    Nguồn tham khảo: _ Procès ou création(Bản Chính)
    (hay Dịch Lý của TƯ DUY /Ng Viết đặt)
    :-t!!!! ...Bài viết còn hơi dài !!! Các Bác kiên nhẫn !!!....~X(

    (Tiếp)
    Thành công của Đồ U U bắt rễ sâu trên mảnh đất tổ quốc mình. Sau 55 năm sưu tầm chỉnh lý các thư tịch y học cổ, các loại thảo dược, các bài thuốc dân gian, phác đồ điều trị của sách thuốc địa phương, phỏng vấn các chuyên gia Trung y, lặp lại nhiều thí nghiệm... cuối cùng bà đã sáng chế ra loại thuốc mới chữa sốt rét - Artemisinin và Dihydroartemisinine. Đây là một thí dụ xuất sắc của sự nghiên cứu kết hợp Trung y với Tây y. Vinh dự này K0 chỉ thuộc về một cá nhân bà Đồ mà đằng sau bà còn có cả một đội ngũ nhà khoa học trình độ cao tuy chưa có học vị, học hàm cao.

    Giải Nobel trao cho Đồ U U phải chăng đã khẳng định vai trò của Trung y?

    Từ sau phong trào Ngũ Tứ, rất nhiều người Trung Quốc hoài nghi thậm chí phủ định Trung y và Trung dược, tức y dược cổ truyền Trung Quốc. Tôn Trung Sơn, Lỗ Tấn (vốn là bác sĩ Tây y) đặc biệt K0 tin Trung y, cho là trò bịp. Nhiều nhà khoa học phương Tây cũng hoài nghi Trung y. Thành công của Đồ U U chưa đủ bác bỏ quan niệm trên, mà chỉ chứng tỏ nếu biết nghiên cứu kết hợp Trung-Tây y thì có thể phát huy được tác dụng của Trung y. Quan trọng nhất là phải áp dụng phương pháp khoa học của Tây y, đặc biệt là phương pháp chiết xuất hiện đại.

    Đồ U U nói bài thuốc của Cát Hồng, một đạo sĩ luyện đan và thầy lang thời cổ (AD 265-317) đã đem lại gợi ý cho bà. Sách Trửu hậu bị cấp phương 肘后备急方của ông có nói tới việc dùng Thanh hao chữa sốt rét, nhưng đồng thời cũng nêu lên 40 phương pháp chữa bệnh này rất phản khoa học (như nuốt nhện sống). Đồ U U chỉ chọn dùng Thanh hao. Câu “Lá Thanh hao một nắm, ngâm nước 2 thăng, vắt lấy nước” trong sách này đã đem lại cảm hứng cho bà. Nhưng Trung y thời xưa đều đem thảo dược sắc thuốc, nhiệt độ cao làm hỏng chất quý trong dược liệu. Tuy có công tìm ra mối liên quan giữa Thanh hao với bệnh sốt rét nhưng thực tế Trung y lại chưa hề dùng Thanh hao chữa bệnh này. Chỉ sau khi dùng phương pháp chiết xuất hiện đại (dùng Ether có độ sôi 60 độ C), Đồ U U mới tách được thành phần hữu hiệu của Thanh hao là chất Artemisinin, nhờ đó mới làm ra thuốc. Nhiều người nói K0 thể gọi Artemisinin là thảo dược Trung Quốc. Người Pháp chẳng đã chiết xuất được chất Alkaloid từ vỏ cây Canh-ki-na để làm ra thuốc Ký-ninh (Quinine) đấy ư.

    Khi có nhà báo hỏi giải Nobel trao cho Đồ U U có phải là sự khẳng định Trung y K0, bà Juleen Zierath, Chủ tịch Ủy ban Nobel Y học đã nói tránh: “Youyou Tu chiết xuất được chất Artemisinin dùng để điều trị bệnh sốt rét. Điều đó chứng tỏ thảo dược truyền thống của Trung Quốc cũng có thể đem lại những gợi ý mới cho các nhà khoa học.” Bà nói, nhờ kết hợp công nghệ chiết xuất hiện đại với y học hiện đại, thảo dược Trung Y đã lập được thành tựu “rất xuất sắc” về chữa bệnh.

    Một tác giả Trung Quốc cũng cho rằng chất Thanh hao (Artemisinin) có thành tựu lớn như vậy là công trạng của y học hiện đại. Artemisinin K0 phải là Trung dược, nó là dược phẩm hóa chất, cũng như Aspirin, Quinine mà thôi, có dược chất lấy từ thực vật.
    Tóm lại, giải Nobel trao cho Đồ U U là thắng lợi của việc hiện đại hóa y học cổ truyền Trung Hoa.

    Không ít người cho rằng việc chiết xuất chất Artemisinin là thành tích của hàng trăm người tham gia Dự án 523, một mình Đồ U U được hưởng vinh quang là vô lý.

    Nếu bà có thành tích nổi bật thì chính phủ Trung Quốc đã tặng bà giải thưởng nào đấy. Thập niên 1970 nước này chưa có chế độ bản quyền trí tuệ, các báo cáo khoa học đều ký tên một tập thể nào đó, K0 có tên cá nhân. Năm 1978, hội nghị giám định thành quả Dự án 523 cũng nói việc chế tạo chất Thanh hao là vinh dự của tập thể, hoàn toàn K0 nhắc đến tên bất cứ người nào.

    Sau khi Đồ U U được tặng giải Lasker, trang mạng tạp chí Science viết: Giải Lasker tái châm ngòi cho cuộc tranh cãi về chuyện Dự án 523 quy mô lớn do Chính phủ tổ chức đã làm ra loại thuốc có hiệu quả chống sốt rét, thành tích ấy có nên quy công cho một người hay K0?

    (& còn Tiếp)

Chia sẻ trang này