1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 4)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi steppy, 14/02/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Longbow

    Longbow Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2016
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    100
  2. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.352
    Đã được thích:
    26.693
    Nếu MS-21 mà xin được giấy phép bay ở tây âu và bắc mỹ thì chắc e là sau 2022 nếu nấu cám nhanh. Nó không xài winglet vì vướng bản quyền. Có thì nhìn xì tin chút; mà chả có cái đó cũng chả sao. Giải pháp của nó tương tự như P-8A thôi.
  3. imagic2

    imagic2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/04/2015
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2.026
    Báo ghi là "vài tháng tới" thì cứ đợi vài tháng tới, nôn nóng chi cho nổi mụn :))
  4. vietduc_81

    vietduc_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/12/2014
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    215
    Đã xác định được nguyên nhân vụ tai nạn Tu-154 thảm khốc

    "... trong đoạn ghi âm buồng lái cuối cùng trước khi tai nạn xảy ra, viên phi công máy bay Tu-154 gặp nạn đã hét lớn: "Là các cánh điều hướng. Chết tiệt'. Sau đó là tiếng báo cáo của phi hành đoàn: "Chỉ huy, chúng ta đang rơi".

    https://www.msn.com/vi-vn/news/worl...ai-nạn-tu-154-thảm-khốc/ar-BBxDs0q?li=BBr8Mkl
  5. NamtuocLexusGX460

    NamtuocLexusGX460 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/10/2015
    Bài viết:
    5.008
    Đã được thích:
    5.276
    http://kienthuc.net.vn/quan-su/su-that-soc-ly-do-bqp-nga-van-dung-may-bay-tu-154-802398.html

    Thiếu tiền đến máy bay chở khách cho bộ quốc phòng cũng phải dùng hàng cũ mới gây ra tai nạn
    Everest_TTVNOL thích bài này.
  6. NamtuocLexusGX460

    NamtuocLexusGX460 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/10/2015
    Bài viết:
    5.008
    Đã được thích:
    5.276
    http://anninhthudo.vn/quan-su/an-do-khong-quan-tam-he-thong-tac-chien-dien-tu-cua-nga/713795.antd

    Ấn Độ ko thèm quan tâm hệ thống tác chiến điện tử Nga vì nó chỉ trên giấy :-D Vũ khí Nga ở Syria ko thể hiện được nhiều lên năm nay bán vũ khí kém cả Pháp . :-D
    Lần cập nhật cuối: 29/12/2016
    Everest_TTVNOL thích bài này.
  7. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    [​IMG]
    Giai đoạn 2 của IL-76-MD-90 ( IL-476 ) với hệ thống dẫn đường mới và hệ thống phòng vệ chống tên lửa
    halosun, meo-uhiraly thích bài này.
  8. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    Nga trang bị radar mạnh nhất thế giới cho Tejas
    (Vũ khí) - Nga đang giành được lợi thế trong gói thầu cung cấp radar mảng định pha chủ động (AESA) cho tiêm kích Tejas Mark-1A của Ấn Độ.
    Trang vpk.name dẫn nguồn tin từ đại diện Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, nước này buộc phải tìm đối tác nước ngoài phát triển radar AESA do các doanh nghiệp trong nước không đáp ứng được khả năng phát triển thế hệ radar hiện đại này.

    Vị đại diện này cho biết: "Chúng tôi không thể chờ đợi các doanh nghiệp nội địa phát triển radar AESA hoặc sản phẩm có tính năng tương đương. Bởi vậy, chúng tôi sẽ tìm sản phẩm này từ đối tác nước ngoài". Bước đầu Ấn Độ có kế hoạch mua khoảng 100 hệ thống radar AESA tích hợp ngay lên phiên bản máy bay Tejas Mark-1A. Trị giá của gói hợp đồng khoảng 1,85 tỷ USD.

    Tham gia vào gói thầu của Ấn Độ gồm có Tập đoàn Elta (Israel), Raytheon and Northrop Grumman (Mỹ), SAAB (Thụy Điển), Thales (Pháp) và Rosoboronexport (Nga). Hiện nhà sản xuất Nga đang là ứng cử viên có nhiều lợi thế nhất tại gói thầu này.

    [​IMG]
    Tiêm kích Tejas của Ấn Độ.
    Theo kế hoạch, gói thầu mới sẽ chính thức được Ấn Độ công bố vào tháng 1/2017. Ấn Độ tự tin cho rằng, dù là tiêm kích hạng nhẹ nhưng một khi được trang bị radar AESA, năng lực của máy bay Tejas Mark-1A sẽ không thua kém bất cứ chiến đấu cơ hạng nặng nào. Vậy công nghệ radar AESA có gì đặc biệt?

    AESA là hệ thống radar quét mạng pha điện tử chủ động. Với radar thông thường, ăng ten sẽ quay với một góc cho trước kết hợp với một máy phát tín hiệu radio để truyền tín hiệu, sau đó tín hiệu dội lại từ mục tiêu qua một máy thu khuếch đại tần số để xác định mục tiêu.

    Trong khi đó ăng ten của radar AESA không quay mà nằm cố định, bộ vi xử lý tín hiệu kỹ thuật số sẽ phát đi các chùm tia điện tử từ nhiều góc độ khác nhau từ các modun giao thoa trên ăng ten để truyền và nhận tín hiệu.

    Hệ thống có thể phát và nhận tín hiệu từ nhiều góc độ khác nhau mà không phụ thuộc vào góc quay của ăng ten như radar truyền thống. Radar AESA có khả năng phát và nhận tín hiệu trên nhiều tần số khác nhau.

    Hệ thống radar AESA cung cấp rất nhiều lợi thế cho tiêm kích được trang bị, hệ thống có khả năng truyền và nhận tín hiệu trên nhiều dải tần số khác nhau nên rất khó bị đối phương phát hiện. Các chùm tia điện tử phát đi và nhận lại giúp xác định mục tiêu chính xác hơn ro với radar truyền thống.

    Radar AESA giảm đáng kể việc báo động sai mục tiêu cũng như hạn chế điểm mù so với radar truyền thống. Hệ thống có thể truyền và nhận rất nhiều tín hiệu độc lập khác nhau cho phép theo dõi số lượng mục tiêu nhiều hơn, số lượng mục tiêu có thể tham chiếu tăng lên đáng kể.

    Một điểm mạnh của radar AESA mà radar truyền thống không có được là khả năng hoạt động ở chế độ không đối không - đối hải - đối đất cùng lúc. Ngoài ra, radar AESA có khả năng lập bản đồ mặt đất với tính năng khẩu độ tổng hợp, loại bỏ sự cần thiết phải trang bị một radar cùng loại.

    Độ kháng nhiễu của radar AESA cao hơn rất nhiều so với radar truyền thống, việc sử dụng ăng ten cố định góp phần làm giảm không gian cần thiết phía trước qua có làm giảm mặt cắt radar. Với trang bị này, Ấn Độ kỳ vọng phát triển máy bay Tejas MK 1A trên cơ sở phiên bản Tejas với tiêu chuẩn tiệm cận máy bay thế hệ 4+.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nga-trang-bi-radar-manh-nhat-the-gioi-cho-tejas-3326063/

    Sao bảo radar APG-82/83 mới nâng cấp cho F-15/16 mạnh nhất nhì thế giới mà, sao Ấn ko mua nhĩ ! Ấn có bị thiếu tiền hay bị Mỹ cấm vận đâu :)) nghe nói F-16 còn sắp sản xuất ở Ấn cơ mà

    Mỹ và Ấn Độ thúc đẩy hợp tác sản xuất máy bay F-16
  9. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    Nga thay hết động cơ chiến hạm, máy bay: Ukraine còn gì?
    (Bình luận quân sự) - Trải qua hơn 1 năm, ngành công nghiệp động cơ Nga đã hoàn tất một công việc thần kỳ, thay thế hết những động cơ trước đây phải nhập từ Ukraine.
    Nga hoàn tất động cơ cho chiến hạm hạng nặng

    Tàu hộ vệ hạng nặng thế hệ mới nhất lớp "Đô đốc Gorshkov", được chế tạo trong khuôn khổ Dự án 22.350 (Project 22.350) lần đầu tiên đã nhận được động cơ hoàn toàn mới, công nghệ cực kỳ tiên tiến của Nga, thay vì các động cơ thế hệ cũ do Ukraine chế tạo.

    Ngày 30/12, Chủ tịch Tổng công ty đóng tàu Nga là ông Alexey Rakhmanov hòa hứng nói với giới truyền thông rằng, các tàu hộ vệ thế hệ mới trong dự án 22.350 đã nhận được động cơ tuabin khí do hãng "Saturn" của Nga sản xuất, thay cho động cơ nhập từ các đối tác Ukraine.

    Mấy hôm trước, Tham mưu trưởng Hải quân Nga, Phó Đô đốc Andrei Volozhin cũng cho biết, các hạng mục công việc trên tàu hộ vệ hạng nặng "Đô đốc Gorshkov", thuộc dự án 22.350 sẽ kết thúc trong những tháng tới và tàu sẽ nhanh chóng được bàn giao cho Hải quân Nga.

    Được biết, từ sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, trong giai đoạn quan hệ giữa hai nước vẫn còn tốt đẹp, hầu như tất cả các tàu chiến Nga đều nhập khẩu động cơ tuabin khí do hãng Zorya-Mashprojekt, Ukraine sản xuất và Moscow cũng chưa từng có ý định chế tạo động cơ mới.

    Vào năm 2015, chính quyền Kiev đã quyết định cắt đứt hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga, do đó, hãng Zorya-Mashprojekt không thể cung cấp động cơ tuabin khí cho Nga, dự định sẽ được lắp đặt trên các tàu khu trục dự án 22.350 và 11.356, dẫn đến các dự án này bị chậm trễ, khiến đã có lúc Nga định bán lại các chiến hạm đã đóng xong và đang đóng dở nhưng chưa có động cơ, cho Ấn Độ.

    [​IMG]
    Nga phát triển xong toàn bộ động cơ nội địa cho máy bay trực thăng và tàu chiến trong vòng hơn 1 năm

    Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn, chỉ sau 2 năm hãng chế tạo động cơ máy bay lừng danh Sartun của Nga (cha đẻ các động cơ máy bay phản lực dòng Al-31 và AL-41 trên máy bay dòng Su của Nga) đã chế tạo thành công động cơ tuabin khí công suất lớn trên tàu chiến hạng nặng.

    "Trong vấn đề động cơ tua bin khí, công việc của chúng tôi diễn ra theo đúng kế hoạch, tàu hộ vệ hạng nặng dự án 22.350 sẽ là các tàu đầu tiên nhận được động cơ tuabin khí do hãng Saturn của Nga sản xuất, bắt đầu từ chiếc đầu tiên là Đô đốc Gorshkov” - ông Alexey Rakhmanov nói.

    Theo nhà lãnh đạo ngành đóng tàu Nga, sau các tàu thuộc lớp "Đô đốc Gorshkov", các tàu hộ vệ khác thuộc lớp Admiral Grigorovich (Dự án 11356 - Project 11356) và các tàu hộ tống, tàu tự động hỗ trợ khác sẽ được cung cấp động cơ vào năm 2018

    Thành công của ngành chế tạo động cơ Nga được coi là thần kỳ khi cũng chỉ trong thời hạn 1 năm, các hãng chế tạo nội địa cũng đã thay thế toàn bộ các động cơ máy bay trực thăng trước đây cũng nhập từ Ukraine.

    [​IMG]
    Chiến hạm "Đô đốc Gorshkov" Nga đã có động cơ mới, thay thế động cơ cũ, lạc hậu của Ukraine

    Nga thoátUkrainevề động cơ máy bay trực thăng

    Hồi tháng 6 vừa qua, Tập đoàn Chế tạo động cơ Thống nhất của Nga tuyên bố đã đạt được mục tiêu thay thế nhập khẩu hoàn toàn động cơ trong một loạt máy bay trực thăng và máy bay cánh cố định, trước đây Nga phải mua từ Ukraine và các nước phương Tây như Mỹ, Pháp.

    Theo đó, Tổng công ty Chế tạo động cơ Thống nhất đã bắt đầu sản xuất hàng loạt các động cơ thế hệ mới TV7-117V. Loại động cơ này có thể được sử dụng trên máy bay trực thăng mới Mi-38, cũng như trên các máy bay cánh cố định hạng nhẹ như Il-114 và Il-112B.

    Ngoài ra, trong bốn năm tới, máy bay trực thăng hạng nhẹ Ka-226 và Ansat của của Hãng Kazan Nga sẽ được lắp đặt động cơ trong nước sản xuất, thay thế cho động cơ tuốc bin trục (turboshaft) nhập của Mỹ và Pháp.

    Trong khuôn khổ chương trình thay thế nhập khẩu, công ty Technodynamica của Nga đã phát triển động cơ máy bay trực thăng hạng nhẹ TD-700. Theo đại diện của Technodynamica, hiện công ty đang hoàn tất thiết kế và sau bốn năm sẽ chế tạo 12 được chiếc động cơ.

    Ngoài việc phát triển động cơ cho 2 dòng trực thăng hạng nhẹ Ka-226 và Ansat, các máy bay trực thăng tấn công Mi-28N, trực thăng đa năng Mi-38 và trực thăng vận tải hạng nặng số 1 thế giới Mi-26T2 cũng thay thế các động cơ nhập ngoại bằng các động cơ nội địa.

    [​IMG]
    Máy bay trực thăng Nga cũng đã thay thế hết các động cơ nội địa

    Hiện nay, Xí nghiệp chế tạo trực thăng Rostvertol thuộc Tập đoàn trực thăng Nga (Russian Helicopter) cũng đã thay động cơ TvZ-117VMA-SBM1V của Hãng chế tạo động cơ Motor Sich của Ukraine trên máy bay Mi-28N, bằng động cơ VK-2500 do công ty Klimov/Nga sản xuất.

    Trong năm 2016 các nhà sản xuất động cơ máy bay Nga đã sản xuất được tới gần 200 động cơ máy bay trực thăng để thay thế toàn bộ các sản phẩm tương tự phải nhập từ Ukraine, trên máy bay Mi-28N của Nga.

    Còn máy bay trực thăng siêu nặng của Nga là Mi-26T2 và các phiên bản xuất khẩu cũng sẽ thay thế hết các động cơ D-136 của hãng Motor Sich-Ukraine bằng động cơ nội địa PD-12V, có tính năng vượt trội, áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến hơn.

    Ngoài ra, chương trình chế tạo hàng loạt loại máy bay trực thăng bay cao nhất thế giới là Mi-38, vốn ban đầu được thiết kế với 2 tùy chọn là sử dụng động cơ turboshaft Klimov TV7-117V của Nga hoặc PW127/TS của Pratt & Whitney của Mỹ cũng sẽ chỉ sử dụng động cơ nội địa.

    Trong thời gian tới, ngành công nghiệp động cơ Nga sẽ mở rộng quy mô sản xuất để trong vòng 5 năm tới sẽ thay thế toàn bộ sản phẩm tương tự phải nhập khẩu từ Ukraine, Mỹ và châu Âu, độc lập hoàn toàn trong chế tạo và xuất khẩu máy bay trực thăng, tàu chiến của mình.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...-co-chien-ham-may-bay-ukraine-con-gi-3326206/
    --- Gộp bài viết: 01/01/2017, Bài cũ từ: 01/01/2017 ---
    Ấn nó mua Radar AESA của Nga rồi cần gì EW nữa mày ? dốt vừa thôi. Có chăng là mấy cái radar AESA của bọn tham gia thầu kia ko có tính năng tương tự
  10. warlockfawkes

    warlockfawkes Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2014
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    554
    Chương trình của kênh 1 Nga về quân đội Nga. Phần này là giới thiệu về Ratnik.

    --- Gộp bài viết: 01/01/2017, Bài cũ từ: 01/01/2017 ---
    Phần này thì về khẩu phần ăn trong quân đội:

    SuperSukhoimeo-u thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này