1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PHÒNG KHÔNG KHÔNG QUÂN NHÂN DÂN VIỆT NAM - Phần 12

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi aviator007, 11/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    cách đó chắc ăn nhất nhưng phi công cũng ê răng nhất :-D:-D nghe đồn hệ thống ESM của tụi tàu có tầm phát hiện tới 120hl(tương đương 200km) tầm bắn của kh-31a thì ngắn ngủn có 70km,cụ bắn xong còn chờ chỉ thị mục tiêu nữa thì toi :confused::confused:
    phương án của em là cho máy bay tắt radar bay thật thấp theo chỉ thị mục tiêu từ lực lượng khác(radar bờ,tàu hải quân...v..v) khi đến cách vị trí tầm 50-60km thì vọt lên bật radar quét mục tiêu rồi bắn tên lửa xong quay đầu bật pod nhiễu,tung mồi bẫy té cho nhanh :-D
    TifavnT90Vladimir thích bài này.
  2. luongmy

    luongmy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/12/2010
    Bài viết:
    1.559
    Đã được thích:
    1
    R-73 thôi
  3. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1.563
    Phải đặt mình vào vị trí của địch để tính cái đã!
    Tuyến phòng thủ đầu tiên sẽ là tên lửa phòng không. Đối với những tên lửa này, radar phải xác định và theo dõi tên lửa hành trình tấn công, theo đó tên lửa phòng không sẽ được phóng và dẫn đến mục tiêu. Khi đến cự ly đủ gần, radar trên tàu vẫn phải tiếp tục hướng đến tên lửa tấn công trong nhiều giây tiếp theo, trước khi radar của tên lửa phòng không có thể xác định và tự động tìm diệt mục tiêu. Giả thiết theo chiều thuận là tên lửa phòng không có thể ngay lập tức đạt tốc độ Mach 3, và thời điểm phóng là 3 giây kể từ khi phát hiện tên lửa tấn công, thì tên lửa tấn công sẽ bị diệt cách tàu ở khoảng 10-12 dặm .
    Trường hợp bên tấn công phóng liền 2 quả? Tàu bị tấn công sẽ phải tập trung trong nhiều giây vào một quả trước, sau đó mới chuyển hướng ăng ten sang quả thứ 2. Việc phóng quả tên lửa phòng không thứ 2 sẽ phải chậm lại trong khoảng thời gian tập trung vào quả thứ nhất, nếu không sẽ trượt mục tiêu vì không có điều khiển. Giả thiết mất 5 giây tập trung vào quả thứ nhất, 2 giây cho việc chuyển hướng ăng ten, như vậy quả thứ 2 sẽ bị diệt ở khoảng cách gần hơn khoảng 2.8 dặm 3.8 dặm.
    Trường hợp bên tấn công phóng 3 quả: quả thứ 3 sẽ bị diệt cách tàu chỉ còn 3.5 đến 5 dặm. Tuy nhiên khoảng cách này là có thể có vấn đề, vì các tên lửa phòng không cần một khoảng cách nhất định, trong khoảng cách đó, tên lửa chưa có đủ năng lượng để đạt độ linh hoạt cần thiết để tiêu diệt một tên lửa hành trình siêu âm. Khoảng cách này hầu như không được công bố, nhưng thường là từ 2-5 dặm. Do đó, quả ASCM thứ 4 sẽ không thể dùng tên lửa phòng không để tiêu diệt.
    Đây là thời điểm phải dùng đến hệ thống mồi bẫy, gây nhiễu, hấp thụ sóng radar và hệ thống vũ khí phòng thủ tầm cực ngắn. Hệ thống phòng thủ tầm cực ngắn này nhận trách nhiệm chính đối với quả thứ 4...nếu không...
    Trường hợp bên tấn công phóng liền 5 hoặc 6 ASCMs, rất có khả năng bên bị tấn công bị trúng đạn.
    Vậy bên bị tấn công có thể làm gì được không? Nếu có 2 radar dẫn bắn? Khi đó vấn đề là phía tàu tấn công phóng tổng số bao nhiêu tên lửa. Theo trang bị của một số tàu chiến hiện đại thì số tên lửa có thể là 8.
    Và khi đó, nó gần như trở thành học thuyết thời Chiến tranh lạnh: phóng đủ số tên lửa cần thiết để hệ thống phòng thủ đối phương bị quá tải, và chỉ một vài quả đến được mục tiêu là đủ.
    Về phía đối phương, khả năng họ tạo nên một đợt tấn công khiến đối phương bị “quá tải” (saturation missile attack) có khó không? Một tàu Sovremenyy có thể phóng 8 quả SS-N-22 Sunburn, tàu Charlie SSGN mang 8 quả SS-N-7 Starbrights, tàu ngầm Kilo SSK có thể phóng 6 quả SS-N-27 Alfa từ ống phóng ngư lôi, nếu không được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng.
    Nếu sử dụng Su-27 hoặc Su-30, mỗi chiếc có thể mang từ 2 đến 4 quả Alfa, hoặc 2 quả Yakhont. Có nghĩa là từ 2-6 chiếc Su-30 có thể tạo nên một đợt tấn công ở mức quá tải đối với hầu hết các tàu chiến hiện đại. Nếu tàu được trang bị hệ thống phòng không tốt, số máy bay có thể được huy động nhiều hơn. Cho dù sử dụng tên lửa phòng không để chống lại ASCM, không quân đối phương đơn giản chỉ cần duy trì tấn công cho đến lúc tàu đã phóng hết số tên lửa mang theo. Tàu chiến với tốc độ 20-30 dặm/ giờ không thể so được với máy bay có tốc độ 500-600 dặm/giờ, và nó có thể quay lại tiếp tục tấn công cho đến khi đạt được mục đích.
    Việc đổi một quả tên lửa trị giá hàng triệu đô la lấy một tàu đối phương trị giá hàng trăm triệu đô la là một sự đổi chác khôn ngoan.
  4. phidoipho

    phidoipho Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2010
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    77
    Các bác cứ cãi nhau hoài. Nó đi biên đội tàu , phòng không theo hạm đội chứ có đi một hai tàu như các bác nghĩ đâu .
    Hàng tuy cũ , nhưng dáng gái siêu mẫu , thì già nhìn cũng đẹp.
    [​IMG]
  5. T90Vladimir

    T90Vladimir Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2015
    Bài viết:
    1.090
    Đã được thích:
    621
    Bác định "lừa tình" phỏng:eek:? Camo xanh lá rùi :mad:. Úp ảnh mới dùm cái, nhá! Thanh kêu!:-D
  6. igansanzenin

    igansanzenin Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/10/2014
    Bài viết:
    6.006
    Đã được thích:
    3.446
  7. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Theo báo Phòng không không quân. Có lẽ thành lập AFB đào tạo phi công trên cơ sở máy bay Mỹ rồi. Lại còn mở trung tâm dạy ngoại ngữ ( chắc là tiếng Anh ) cho phi công luôn ở đó.

    Thứ sáu, ngày 17 tháng 2 , 2017
    Hội thảo Khoa học "Đổi mới chương trình, quy trình đào tạo phi công quân sự"
    Ngày 16-2, tại Hà Nội, Quân chủng PK-KQ đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới chương trình, quy trình đào tạo phi công quân sự”.

    Tới dự Hội thảo có Trung Tướng Lê Huy Vịnh - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân chủng; Thiếu tướng Nguyễn Minh Tân - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 2; Thủ trưởng Bộ tư lệnh Quân chủng; đại biểu Cục Cán bộ, Cục Chính sách, Cục Quân huấn, Cục tác chiến, Cục Quân lực, Cục kế hoạch đầu tư, Cục Xăng dầu, Tổng công ty Vaxuco, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Binh đoàn 18..., cùng đại diện các phòng ban, cơ quan đơn vị, nhà trường trong toàn Quân chủng.

    [​IMG]
    Trung tướng Lê Huy Vịnh - Tư lệnh Quân Chủng,
    phát biểu khai mạc Hội thảo.
    Ảnh: HẢI HẠ[​IMG]Đại tá Ngô Vĩnh Phúc - Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Không quân,
    phát biểu tại Hội thảo.
    Ảnh: HẢI HẠ
    [​IMG] Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: HẢI HẠ
    Trong đề dẫn của Hội thảo, Trung tướng Lê Huy Vịnh khẳng định: Trong những năm gần đây, được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và Quân đội, lực lượng Không quân đã được trang bị nhiều loại vũ khí, khí tài mới, hiện đại. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng lực lượng Không quân hiện nay, bên cạnh việc đầu tư trang bị vũ khí, khí tài, chúng ta cần phải tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao bởi đó là nhân tố có vai trò quyết định đến chật lượng, hiệu quả khai thác, sử dụng trang bị. Tuy nhiên, một điều bất cập hiện nay là các đơn vị trong Quân chủng cũng như toàn quân được trang bị nhiều loại máy bay hiện đại trên thế giới thì trong biên chế, trang bị của Trường Sĩ quan Không quân - cái nôi đào tạo đội ngũ phi công quân sự phục vụ cho toàn quân, lại chỉ có hai loại máy bay IaK- 52 và L- 39, những loại này chưa tiệm cận được với máy bay thế hệ mới hiện có. Vì vậy khi học viên phi công tốt nghiệp ra trường lại phải về đơn vị tiếp tục đào tạo, huấn luyện chuyển loại. Quy trình này gây ra rất nhiều khó khăn, áp lực cho các đơn vị chiến đấu.

    Từ những bất cập trên, tại Hội thảo, các đại biểu đã phát biểu đóng góp ý kiến, đi sâu vào thực trạng đào tạo phi công quân sự của chúng ta trong thời gian qua. Đánh giá những việc làm được, chưa làm được, những nguyên nhân hạn chế trong quy trình đào tạo, phi công quân sự hiện nay tại Trường SQKQ cũng như ở các đơn vị không quân. Nhiều ý kiến đưa ra những vấn đề không còn phù hợp, bất cập, cần thiết phải đổi mới, đồng thời đề xuất những định hướng về đổi mới quy trình, chương trình tổ chức huấn luyện, đào tạo phi công quân sự của Quân chủng… đa phần các ý kiến đều
    , khuyến khích tuyển đầu vào là các sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học và các học viên các trường quân sự…

    Kết luận tại Hội thảo, đồng chí Tư lệnh Quân chủng đã khẳng định, buổi Hội thảo đã giúp các cơ quan, đơn vị chức năng có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn về quy trình đào tạo phi công quân sự của Quân chủng, cũng như đưa ra được những định hướng, những giải pháp thực hiện có tính khoa học cao, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng lực lượng không quân nói riêng, Quân chủng PK-KQ nói chung tiến lên “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ bầu trời Tổ quốc.

    Chắc liên quan đến ngày này năm xưa
    Lần cập nhật cuối: 17/02/2017
    TRANGBAOLINH thích bài này.
  8. T90Vladimir

    T90Vladimir Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2015
    Bài viết:
    1.090
    Đã được thích:
    621
    Hay quá, cơ mà nhận sinh viên bách khoa á. Nhận trường khác thấy phiêu lưu quá
  9. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Máy bay huấn luyện siêu âm

    Đời cũ: T 38 Talon
    [​IMG]
    [​IMG]
    hoặc đời mới nhất ( thay cho T 38 ) là T 50
    [​IMG]

    hay FA-50 ( là loại có tin đồn Việt Nam quan tâm )
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 17/02/2017
  10. phidoipho

    phidoipho Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2010
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    77
    Đang quá trình mông má bác :-D:-D chỉ cái ko rõ là truớc và sau mông má , khả năng " tác chiến điện lạnh " có cao hơn ko thôi.

Chia sẻ trang này