1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. arkadin

    arkadin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2012
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    502
    Myanmar in advanced negotiations to licence-build JF-17 fighter
    http://www.janes.com/article/67387/myanmar-in-advanced-negotiations-to-licence-build-jf-17-fighter

    Sau khi đặt mua 16 chiếc JF-17 Block II vào năm 2015 (sẽ đi vào phục vụ trong năm 2017), hiện Myanmar đang đàm phán để chế tạo loại máy bay này trong nước. Nếu đàm phán thành công, đây sẽ là bước tiến lớn cho ngành công nghiệp quốc phòng trong nước. Nguồn tin cũng cho hay Myanmar đang nhắm đến việc tự chế tạo phiên bản Block III.
    BRICS thích bài này.
  2. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Singapore tự lực phát triển xe bọc thép tốt nhất châu Á
    Cập nhật lúc: 11:00 06/02/2017
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Phát thèm dàn trực thăng “khủng” Singapore mới mua

    Hoành tráng tiêm kích F-15/16 Singapore hạ cánh trên quốc lộ
    (Kiến Thức) - Dù sở hữu Terrex 3 một trong những dòng xe bọc thép tốt nhất Châu Á nhưng với Quân đội Singapore chừng đó là chưa đủ.
    Tại triển lãm triển lãm xe bọc thép quốc tế IQPC International diễn ra tại London, Winston Toh – Phó chủ tịch kiêm giám đốc bộ phận phát triển thị trường của công ty ST Kinetics cho hay công ty Singapore này đang phát triển một mẫu xe bọc thép thế hệ mới nhằm đáp ứng các yêu cầu tác chiến trong môi trường chiến tranh hiện đại dành cho các khách hành tiềm năng.
    Tuy nhiên, từ trước cho tới nay ST Kinetics đều là nhà thầu quốc phòng chính của Quân đội Singapore (SAF) do đó ít nhiều kế hoạch phát triển xe bọc thép mới của công ty này có liên quan đến SAF. Mặt khác SAF cũng đang có kế hoạch thay thế dòng xe bọc thép M113A2 vốn cũng do ST Kinetics nâng cấp cho Quân đội Singapore trước đây.
    Trước đó vào năm ngoái Quân đội Singapore cũng cho ra mắt mẫu phương tiện chiến đấu bọc thép tương lai là NG AFV và nó cũng được phát triển để thay thế cho M113A2. Tuy nhiên cho tới nay số phận của NG AFV trong SAF vẫn chưa mấy rõ ràng.
    [​IMG]
    Quân đội Singapore hiện có trong biên chế khoảng 1.000 chiếc M113 và trong tương lai chúng sẽ dần bị thay thế bởi những dòng AFV như NG AFV. Nguồn ảnh: Pakistan Defence.
    NG AFV được đánh giá là một trong những AFV đầy triển vọng nhất của Singapore hiện nay. Điểm đáng giá của NG AFV chính là hệ thống giáp phòng vệ mà nó được trang bị với lớp giáp bảo vệ kép gồm lớp giáp thép chính và giáp bảo vệ thụ động, chúng được tích hợp với nhau theo dạng modul có thể thay thế hoặc nâng cấp khi cần thiết nhưng vẫn đảm bảo được khả năng bảo vệ tốt nhất cho xe.
    Dù không được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động, nhưng NG AFV lại được trang bị hệ thống phòng vệ thụ động cho phép kíp chiến đấu phát hiện các mối đe dọa tiềm năng từ xa.
    Giống như nhiều mẫu AFV hiện đại khác, hệ thống động cơ của NG AFV được đặt phía trước thân xe với hệ thống động cơ diesel MTU 8V-199 TE20 có công suất hơn 700 mã lực cho phép xe di chuyển với vận tốc hơn 70km/h đây là cũng trái tim của cỗ máy nặng 29 tấn này.
    Hệ thống vũ khí trên NG AFV cũng chỉ ở mức phòng vệ với tháp pháo tự động 25mm hoặc 30mm, nó có kíp chiến đấu ba người và có thể chở theo 8 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị.
    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan...trien-xe-boc-thep-tot-nhat-chau-a-820321.html
  3. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Việt Nam sản xuất thành phần tên lửa phòng không nhập khẩu
    (Quốc phòng Việt Nam) - Trong thời gian qua, Việt Nam đã sản xuất thành công nhiều vũ khí khí tài quan trọng, trong đó có máy hỏi MH-VN1 trang bị cho tên lửa phòng không.
    Theo báo PK-KQ, qua kiểm tra thực tế, Hội đồng Nghiệm thu nhất trí đánh giá các sản phẩm MH-VN1 đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị, được chế tạo mới bằng các linh kiện có độ tin cậy cao, ứng dụng các công nghệ mới, đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu tham số kỹ, chiến thuật được phê duyệt, đủ điều kiện để lắp đặt, ghép nối sử dụng trên tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER.

    Việc chế tạo thành công các sản phẩm MH-VN1 đã khẳng định năng lực, trí tuệ của đội ngũ cán bộ, nhân viên Viện Kỹ thuật PK-KQ trong nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm mới, phục vụ các nhiệm vụ của Quân chủng PK-KQ và Quân đội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

    [​IMG]
    Hệ thống MH-VN1.
    Việc Việt Nam nghiệm thu hệ thống MH-VN1 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi đây là một trong những cấu phần quan trọng của tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER khi nó là thiết bị nhận dạng không đối không nhằm phân biệt địch - ta, đảm bảo không bắn nhầm mục tiêu trong tác chiến.

    Như vậy, cùng với việc ký kết hợp đồng mua sắm tên lửa phòng không SPYDER hiện đại từ Israel, Quân chủng PK-KQ đã triển khai đồng loạt cùng lúc nhiều phần việc đặc biệt quan trọng nhằm sẵn sàng tiếp nhận và đưa tổ hợp tên lửa mới vào biên chế, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

    Cụ thể: - Quân chủng tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Anh và kỹ thuật cơ bản cho các cán bộ, sĩ quan đã qua tuyển chọn kỹ càng tới từ các đơn vị trong toàn Quân chủng PK-KQ được ưu tiên trang bị tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER thế hệ mới.

    - Theo kế hoạch tiếp nhận vũ khí mới, các đơn vị đã chủ động bồi dưỡng ngoại ngữ (tiếng Anh) tại đơn vị và triển khai xây dựng trận địa mới đáp ứng yêu cầu kỹ, chiến thuật của dòng tên lửa hiện đại này.

    - Tổ chức tiếp nhận chu đáo, đưa về các đơn vị an toàn để triển khai huấn luyện được ngay, nhanh chóng làm chủ vũ khí mới, hiện đại, sẵn sàng bảo vệ vùng trời được phân công. Và một trong những phần quan trọng là nghiên cứu chế tạo thành công, đưa vào sản xuất hàng loạt máy hỏi phân biệt địch ta MH-VN1.

    Có thiết bị này giúp bộ đội tên lửa mà ở đây là các đơn vị được trang bị tổ hợp SPYDER sớm nhận diện mục tiêu, nhằm ra quyết định phóng đạn, đảm bảo không bị bắn nhầm, không bỏ lỡ thời cơ diệt địch, hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để Tổ quốc bị bất ngờ bởi những tình huống từ trên không.

    Sự kiện này đã đánh dấu bước trưởng thành quan trọng cả về trang bị lẫn trình độ làm chủ công nghệ chế tạo thiết bị đi kèm, giúp các phân đội được trang bị tên lửa SPYDER khai thác hết tính năng kỹ - chiến thuật của dòng tên lửa phòng không thế hệ mới, hiện đại.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...h-phan-ten-lua-phong-khong-nhap-khau-3328604/
  4. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Lộ diện tên lửa phòng không Trung Quốc mà Thái Lan vừa nhận
    Ly Vy|07/02/2017 13:45

    4
    [​IMG]
    Nguồn ảnh: bmpd
    Một số hình ảnh được chia sẻ trên internet cho thấy có vẻ Thái Lan đã tiếp nhận hệ thống tên lửa phòng không KS-1SM do Trung Quốc chế tạo.
    Theo thông tin mà trangArmy Recognitioncó được, các lực lượng vũ trang Thái Lan đã tiếp nhận 1 đại độitên lửa phòng khôngKS-1SM bao gồm 3 hoặc 4 xe phóng.

    Trước đó, vào tháng 09/2016, các nguồn tin công khai cho biết Thái Lan đã ký hợp đồng với Trung Quốc để mua hệ thống tên lửa phòng không KS-1 hay còn được biết đến là phiên bản xuất khẩu của tên lửa phòng không HQ-12.

    Hiện tại, Thái Lan là quốc gia thứ 3 trên thế giới trang bị hệ thống KS-1, sau Myanmar (phiên bản KS-1A) và Turkmenistan (phiên bản KS-1S).

    [​IMG]
    Xe phóng của hệ thống tên lửa phòng không KS-1SM tại căn cứ không quân Thái Lan ngày 4/2/2017. Nguồn: www.thaifighterclub.org

    Tên lửa đất đối không KS-1 được phát triển từ những năm 1980 để thay thế cho tên lửa đất đối không HQ-61. Hệ thống KS-1 được thử nghiệm lần đầu vào năm 1989 và đợt thử nghiệm cuối cùng hoàn tất vào năm 1994.

    [​IMG]
    Nguồn ảnh: bmpd

    Tên lửa HQ-12 (phiên bản nội địa của KS-1) sử dụng động cơ nhiên liệu rắn có khả năng tiêu diệt mục bay ở độ cao từ 0,5 - 25km, tầm bắn từ 7 - 42km (phiên bản KS-1A lên đến 50km), tốc độ bay tối đa lên đến 1.200m/giây.

    Xe phóng của hệ thống KS-1A được đặt trên khung gầm xe tải quân sự 6 x 6 với 2 ray phóng tên lửa được đặt phía sau.

    http://soha.vn/lo-dien-ten-lua-phong-khong-trung-quoc-ma-thai-lan-vua-nhan-20170207005025664.htm
  5. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    Hạ thủy tàu hộ vệ tàng hình mạnh nhất ĐNÁ, Hải quân Thái quyết trở lại vị trí số 1 khu vực
    Nam Đồng|08/02/2017 19:15

    6
    [​IMG]
    Khinh hạm tàng hình đầu tiên thuộc lớp DW-3000F được Hàn Quốc đóng cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã hạ thủy vào cuối tháng 1/2017, dự kiến sẽ bàn giao trong tương lai gần.
    Lộ diện tên lửa phòng không Trung Quốc mà Thái Lan vừa nhận
    Theo những hình ảnh xuất hiện trên mạng internet, khinh hạm tàng hình DW-3000F đầu tiên củaHải quânHoàng gia Thái Lan mang số hiệu 471 đã được lắp đặt pháo chính, tháp radar của nó cũng tương đối hoàn thiện.

    Theo hợp đồng ký với phía Hàn Quốc, Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering (DSME) sẽ đóng cho Thái Lan 1 tàu hộ vệ DW-3000F và chuyển giao công nghệ để nước này tự chế tạo chiếc thứ 2.

    Được biết lớp chiến hạm này phát triển từ nguyên mẫu khu trục hạm Kwanggaeto (KDX-1), giá trị mỗi tàu lên tới 416 triệu USD.

    [​IMG]
    Tàu hộ vệ tàng hình DW-3000F số hiệu 471 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan

    DW-3000F có lượng giãn nước đầy tải 3.700 tấn; chiều dài 123 m; chiều rộng 14,4 m; mớn nước 8 m. Tàu được trang bị hệ thống động lực hỗn hợp gồm động cơ diesel và điện, cho tốc độ tối đa 30 hải lý/h, tầm hoạt động 4.000 hải lý nếu chạy ở chế độ tiết kiệm 18 hải lý/h.

    Cảm biến chính trên DW-3000F là radar cảnh giới tầm xa Sea Giraffe 4A có phạm vi trinh sát > 350 km; bên cạnh đó là radar tầm trung Sea Giraffe AMB (tầm > 180 km); đi kèm với 3 radar dẫn đường hàng hải; hệ thống định vị thủy âm (sonar) dạng kéo và gắn liền thân; 1 camera giám sát (bao gồm cả kênh ảnh nhiệt và TV); 2 bệ phóng mồi bẫy gây nhiễu.

    [​IMG]
    Radar cảnh giới tầm trung 3D Sea Giraffe AMB và radar dẫn đường hàng hải bố trí trên tháp radar

    Vũ khí trang bị của tàu rất mạnh và toàn diện, bao gồm 1 pháo Oto Melara Super Rapid cỡ 76,2 mm; 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx; 2 bệ pháo DS-30M Mark 2 cỡ 30 mm điều khiển tự động; 2 súng máy M2 cỡ 12,7 mm.

    Đáng chú ý nhất trên DW-3000F là bệ phóng thẳng đứng Mk 41 với 8 ống phóng, có thể mang theo 32 tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 ESSM, hoặc 8 quả RIM-66/67 SM-2MR/ER, hoặc tên lửa chống ngầm VL ASROC. Giữa tàu còn có bệ phóng tên lửa hành trình chống hạm Harpoon và ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Mk 44.

    [​IMG]
    Cụm ống phóng thẳng đứng và tên lửa RIM-162 ESSM trang bị cho DW-3000F

    Dễ nhận thấy cả về kích thước lẫn tính năng thì DW-3000F của Hải quân Hoàng gia Thái Lan xứng đáng được coi là khinh hạm số 1 tại khu vực Đông Nam Á, sức mạnh của nó thậm chí còn nhỉnh hơn cả lớp Formidable phục vụ trong Hải quân Cộng hòa Singapore.

    Đang có trong biên chế 1 tàu sân bay cỡ nhỏ và sở hữu nhiều tàu chiến đủ kích cỡ, lại chuẩn bị tiếp nhận rồi tiến tới đóng trong nước lớp chiến hạm tối tân DW-3000F, kết hợp kế hoạch trang bị tàu ngầm tấn công của Trung Quốc, Thái Lan đang đi trên con đường trở lại vị trí cường quốc hải quân hàng đầu ASEAN.

    http://soha.vn/ha-thuy-tau-ho-ve-ta...lai-vi-tri-so-1-khu-vuc-20170208105408187.htm
  6. arkadin

    arkadin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2012
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    502
  7. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    Việt Nam biến P-13M thành tên lửa phòng không
    (Quốc phòng Việt Nam) - Viện Kỹ thuật PK-KQ nghiên cứu hoán cải thành công tổ hợp tên lửa tầm gần sử dụng tên lửa hàng không P-13M - loại tên lửa trước đây dùng cho MiG-21.
    Vừa qua, Viện đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo màn hình đa năng có tích hợp dẫn đường vệ tinh và ghi lưu dữ liệu thay thế khối chỉ thị trực tiếp IPV-1, thiết bị dẫn đường vệ tinh TNL-1000 trong hệ thống điều khiển vũ khí trên máy bay Su-27.

    Chế tạo thành công khối mồi máy phát khí 2 PP-35 của Tên lửa X-29, nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công cụm khối CB-5V70-CM của máy tính SIMVOL-GIB trên máy bay Su-27SK. Và đặc biệt, thiết kế và chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần sử dụng tên lửa hàng không P-13M.

    [​IMG]
    Tên lửa P-13M trên tiêm kích MiG-21.
    Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), trong giai đoạn 1979 - 1981, Việt Nam đã được Liên Xô chuyển giao một số lượng rất lớn tên lửa không đối không P-13M để trang bị cho tiêm kích MiG-21MF.

    Hiện toàn bộ phi đội MiG-21 không còn tung hoạt động, trong khi các chiến đấu cơ thế hệ sau như Su-22/27/30 đều quay sang sử dụng tên lửa hồng ngoại R-60/73 mạnh hơn. Vì vậy, số đạn R-13M còn lại trong kho bỗng trở thành hàng dư thừa, cần được hoán cải sang một vai trò mới hữu ích hơn.

    Ngay từ thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ, Viện Kỹ thuật Quân sự đã nghiên cứu cải tiến tên lửa không đối không P-13 thành loại đất đối không để chống lại máy bay cường kích AC-130E hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn. Hiệu quả của chương trình trên mặc dù chưa được công bố nhưng đây vẫn là một gợi ý tốt để áp dụng với số tên lửa P-13M còn lại.

    Đặc biệt trong bài viết mới đây "Những sản phẩm từ trí tuệ người lính" trên tờ QĐND đã cho biết, bên cạnh việc cải tiến bom thông thường thành bom thông minh, hay tiếp tục thử nghiệm các loại radar mạng pha 3D mới... Viện Kỹ thuật PK-KQ còn đang tiến hành chế tạo tổ hợp tên lửa tầm gần sử dụng tên lửa không đối không P-13M.

    Nếu được áp dụng những công nghệ dẫn đường và kết nối dữ liệu tiên tiến, số lượng lớn đạn tên lửa không đối không P-13M đang lưu giữ trong kho hứa hẹn sẽ có một diện mạo hoàn toàn mới.

    R-13M, hay còn có tên gọi K-13M (tiếng Nga Р-13М, NATO định danh AA-2C Advanced Atoll) là biến thể của tên lửa không đối không tầm ngắn Vympel K-13. P-13M chính thức phục vụ trong biên chế Không quân Liên Xô từ cuối thập niên 1960, nó được nhận xét tương đương với AIM-9G Sidewinder của Mỹ.

    Phiên bản tên lửa P-13M có đầu tự dẫn hồng ngoại cải tiến với đầu đạn lắp ngòi nổ cận đích, đây là vũ khí chủ lực của các tiêm kích MiG-21 cũng như Su-22 của Không quân Việt Nam trong một thời gian dài.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...bien-p-13m-thanh-ten-lua-phong-khong-3328900/
  8. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Sigma của Indos

    [​IMG]
    [​IMG]
  9. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    Việt Nam chế viba số vô hiệu đòn tác chiến điện tử
    (Quốc phòng Việt Nam) - Để đáp ứng nhiệm vụ trong chiến tranh hiện đại, Việt Nam chế tạo thành công thiết bị viba số có thể vô hiệu đòn chiến tranh điện tử của đối phương.
    Với đặc thù của các hoạt động quân sự với tính cơ động cao, yêu cầu phải bí mật, khẩn trương khi đi chuyển. Địa hình phức tạp, có khả năng chống tác chiến điện tử (TCĐT), vì vậy không thể dùng những thiết bị liên lạc có dây chuyền dẫn thông thường mà phải là các thiết bị không dây có góc phát xạ vô tuyến hẹp, có các tình năng chống TCĐT cao khi có tác chiến xảy ra.

    Thiết bị duy nhất có thể đáp ứng được những yêu cầu trên, truyền tải thông tin với dung lượng lớn chính là viba số. Đây là công nghệ có thể đáp ứng được cả 4 tiêu chí: Kịp thời, bí mật, chính xác và an toàn.

    [​IMG]
    Thiết bị viba số tối tân do Việt Nam sản xuất.
    Trong quá trình phát triển của thông tin liên lạc (TTLL) khi chưa có truyền dẫn cáp quang, phương tiện truyền dẫn viba giữ vai trò tối quan trọng. Khi mạng truyền dẫn quang phát triển, viba vẫn tiếp tục được khai thác sử dụng hỗ trợ các phương tiện truyền dẫn khác, đảm bảo TTLL thông suốt, vững chắc.

    Trước giai đoạn năm 2005, để đảm bảo đường truyền thông tin quân sự, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thực tế giai đoạn lúc bấy giờ, các trang thiết bị viba số được đầu tư nhập ngoại nguyên chiếc. Tuy nhiên, việc dùng những thiết bị nhập khẩu cũng gặp những khó khăn.

    “Khi nhập của nước ngoài, khó khăn nhất là công tác bảo đảm kỹ thuật. Công nghệ càng phát triển thì vòng đời của thiết bị càng ngắn. Chủng loại thay đổi, model thay đổi, khiến việc đảm bảo và duy trì kỹ thuật của những hệ thống này gặp rất nhiều khó khăn”, Thượng tá TS. Tạ Việt Hùng, Giám đốc Trung tâm Kĩ thuật Thông tin Công nghệ cao cho biết.

    Trước yêu cầu đảm bảo TTLL trong nhiệm vụ mới và sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ thông tin thì lĩnh vực TTLL quân sự vẫn phải tìm ra lỗi đi riêng. Về lý thuyết, để có thể sản xuất được hệ thống viba của người Việt Nam cần phải có nhà máy cùng các kỹ sư đầu ngành… và quan trọng nhất là phải có ngành công nghiệp phụ trợ phát triển.

    Bằng nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, Trung tâm Kĩ thuật Thông tin Công nghệ cao (TTKTTTCNC) đã cho ra đời sản phẩm thử nghiệm đầu tiên với tên gọi TL-1808A đã làm chủ được toàn bộ phần mềm xử lý tín hiệu số, công nghệ tách ghép luồng dữ liệu.

    [​IMG]
    Sơ đồ hoạt động của thiết bị viba số.
    Trong hệ thống TTLL quân sự, thiết bị viba luồng có vai trò hết sức quan trọng. Hệ thống có thể đáp ứng yêu cầu truyền dẫn trong những địa hình không cho phép hoặc khó khăn với các phương thức truyền dẫn khác. Trước những khó khăn thực tế như vậy, Đề tài “Chế tạo Viba số 4 luồng E1 dải tần 7Ghz” đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng chuyển từ công nghệ số sang công nghệ SDR.

    “Bản chất của hệ thống này vẫn phải dựa trên nền tảng xử lý tín hiệu số, tuy nhiên sự khác biệt là trước đây để thực hiện một chức năng, hệ thống phải đưa ra hệ thống modul phần cứng, với công nghệ mới, modul phần cứng không còn mà đó chính là những chương trình viết ra để thực hiện chức năng đấy được thể hiện trên phần cứng đơn giản và gọn nhẹ hơn”, Thượng tá TS. Tạ Việt Hùng cho biết thêm.

    Việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong việc thiết kế, chế tạo thiết bị viba luồng độ truyền 4E1 cho công tác tổ chức và đảm bảo TTLL của quân đội với cự ly liên lạc hàng chục km đã đáp ứng tốt thông tin của các đơn vị. Trên cơ sở đó, trung tâm tiếp tục đặt ra mục tiêu nghiên cứu chế tạo thiết bị viba số bằng công nghệ phần mềm SDR dải tần từ 7 – 8Ghz.

    Năm 2007, các cán bộ, kỹ sư của Trung tâm đã nghiên cứu thành công phần băng tần cơ sở và trung tần theo công nghệ SDR. Sản phẩm đã được kiểm định chất lượng, đảm bảo yêu cầu của nhiệm vụ. Đây là nền tảng để tiếp tục mở rộng thông tin quân sự từ 8 – 16 luồng E1. Mặc dù vậy, để làm chủ hoàn toàn công nghệ viba số mang thương hiệu Việt Nam, các cán bộ TT cần phải làm chủ công nghệ siêu cao tần.

    Và thành công công tiếp theo là hệ thống HTC-6080. Hệ thống này được thiết kế số hóa hoàn toàn phần trung tần, do đó đã đạt được chỉ tiêu kỹ thuật hơn hẳn so với các thiết bị tương tự hiện nay đang được dùng trong quân đội. Sản phẩm đánh dấu quá trình làm chủ công nghệ siêu cao tần với dải tần thấp VHF và UHF của Việt Nam.

    “Thiết bị viba HTC-6080 hoạt động đã đáp ứng tốt nhiệm vụ của quân chủng, đặc biệt là lực lượng tên lửa và pháo phòng không. Đồng thời còn vượt trội bởi có kích thước gọn nhẹ và khả năng tự thiết lập 2 kênh làm việc tự động song song”, Đại tá Lục Ánh Quang, Chủ nhiệm thông tin, Quân chủng Phòng không – Không quân cho biết.

    Bước đầu làm chủ đuộc công nghệ siêu cao tần đã tạo đà để TT tiếp tục hoàn chỉnh chế tạo thiết bị viba tốc độ cao, phù hợp với phương thức tổ chức thông tin và đảm bảo kỹ thuật của quân đội Việt Nam trong tương lai với các tính năng chống trinh sát và TCĐT.

    Đến năm 2013, bằng việc chế tạo thành công thiết bị viba số 4E1 HTC-4450VB đã đánh dấu hoàn chỉnh quá trình chế tạo và làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất viba số của các cán bộ, kỹ sư Trung tâm.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...iba-so-vo-hieu-don-tac-chien-dien-tu-3329115/
  10. arkadin

    arkadin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2012
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    502
    Malaysia bắt đầu trang bị mũ chống đạn MICH Helmet TC-2001 cho toàn quân.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    machaos thích bài này.

Chia sẻ trang này