1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kimdungs

    kimdungs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2016
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    396
    éo biết mà cũng lopby hộ cho thèng mã lai . Mũ trang bị cho đám lính Mã gìn giữ hòa bình của LHQ bố ạ :))
  2. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    5 hệ thống tên lửa phòng không di động đáng gờm nhất khu vực Đông Nam Á
    Sao Đỏ|21/02/2017 13:15

    6
    [​IMG]
    Lực lượng phòng không các quốc gia ASEAN đang được trang bị những hệ thống vũ khí có tính năng kỹ chiến thuật hàng đầu thế giới.
    5 tàu hộ vệ tên lửa nội địa đáng chú ý nhất khu vực Đông Nam Á
    Dưới đây là 5 hệ thống tên lửaphòng khôngdi động được đánh giá tốt nhất khu vực Đông Nam Á vào thời điểm hiện tại.

    SAMP/T, Singapore

    [​IMG]
    Xe mang phóng tự hành của tổ hợp SAMP/T

    Trong năm 2013, Singapore và Pháp đã ký hợp đồng cung cấp 2 tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa SAMP/T cùng 200 đạn đánh chặn Aster-30 đi kèm.

    Hệ thống SAMP/T của Singapore được trang bị radar mảng pha 3D Arabel có thể giám sát, theo dõi 130 mục tiêu khác nhau, dẫn hướng tên lửa tấn công 10 mục tiêu cùng lúc, phát hiện tên lửa đạn đạo chiến thuật ở cự ly 600 km.

    Cabin chỉ huy và radar Arabel kiểm soát được 6 xe phóng trong bán kính 10 km, dẫn hướng đồng thời 16 tên lửa đến các mục tiêu khác nhau (phân bổ 1 - 2 tên lửa/mục tiêu).

    Sức mạnh của SAMP/T nằm ở tên lửa 2 tầng nhiên liệu rắn Aster-30 tầm bắn 5 - 120 km, trần bay 30 km, tốc độ 1.400 m/s, cự ly tiêu diệt mục tiêu hiệu quả đối với máy bay là 3 - 100 km hoặc 3 - 35 km với tên lửa đạn đạo tầm bắn 3.000 km. Tên lửa được trang bị hệ thống điều khiển phức hợp chính xác cao PIF/PAF, cho phép điều chỉnh lỗi dẫn đường và tăng tính cơ động.

    S-300PMU-1, Việt Nam

    [​IMG]
    Xe mang phóng tự hành 5P85SE của tổ hợp S-300PMU-1 Việt Nam

    S-300PMU-1 của Việt Nam hiện là hệ thống tên lửa phòng không có tầm bắn xa nhất khu vực Đông Nam Á, nó phóng được cả hai loại đạn đánh chặn 48N6E/E2 mang đầu đạn nổ phân mảnh trọng lượng lớn nhằm tăng xác suất tiêu diệt mục tiêu.

    Đặc biệt, S-300PMU-1 của Việt Nam còn được trang bị radar cảnh giới tìm kiếm mọi độ cao 96L6E của tổ hợp S-400, kết hợp cùng radar điều khiển hỏa lực mảng pha 3D hoạt động trên băng tần X 30N6E Flap Lid. Bên cạnh đó, còn có thành phần bổ sung là radar cảnh giới bắt thấp 36D6-M làm việc trên băng tần S.

    Hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E của S-300PMU-1 có thể kiểm soát tới 3 xe mang phóng tự hành 5P85SE với 4 đạn tên lửa 48N6E/E2 trên mỗi xe.

    KS-1C, Thái Lan

    [​IMG]
    Hệ thống KS-1C của Thái Lan xuất hiện lần đầu trong cuộc triển lãm được tổ chức nhân Ngày thiếu nhi

    KS-1C của Thái Lan là phiên bản nâng cấp từ hệ thống phòng không KS-1A (HQ-12) do Trung Quốc sản xuất. Trong giai đoạn đầu, Quân đội Hoàng gia Thái Lan sẽ tiếp nhận 3 xe mang phóng tự hành cùng một cơ số nhỏ đạn tên lửa kèm theo.

    Biến thể KS-1C của Thái Lan có tầm bắn nằm trong khoảng 5 - 70 km đối với mục tiêu là máy bay, hoặc 7 - 30 km khi chống lại tên lửa hành trình, trần bay 0,3 - 27 km. Các thông số còn lại bao gồm vận tốc, khả năng chịu quá tải của tên lửa, tấn công mục tiêu bay có tốc độ và độ cơ động bao nhiêu vẫn chưa được công bố.

    Dẫn đường cho đạn tên lửa là radar mảng pha thụ động H-200 có tầm phát hiện mục tiêu tối đa 115 km, theo dõi từ cự ly 80 km, dẫn đường cho tên lửa ở tầm 50 km. Theo tuyên bố từ nhà sản xuất, radar này có thể điều khiển 6 tên lửa tấn công 3 mục tiêu cùng lúc (phân bổ 2 tên lửa cho 1 mục tiêu).

    Kvadrat-M, Myanmar

    [​IMG]
    Hệ thống phòng không Kvadrat-M của Myanmar trong một cuộc diễu binh

    Trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 71 năm thành lập quân đội, hệ thống tên lửa phòng không SA-6 nâng cấp (được gọi là Kvadrat-M) của Myanmar đã chính thức lộ diện.

    Kvadrat-M là gói nâng cấp do Belarus thực hiện, hệ thống sử dụng radar tìm kiếm và điều khiển hỏa lực 1S91 hiện đại hóa, cho khả năng nhận dạng mục tiêu và kháng nhiễu tốt hơn. Xe radar và xe mang phóng cùng sử dụng khung gầm xe bánh lốp việt dã MZKT-69.222 6x6.

    Mặc dù vẫn mang tên lửa 3M9 tầm bắn tối đa 24 km, nhưng nhờ các thiết bị điện tử công nghệ số mà xác suất tiêu diệt mục tiêu của đạn đã tăng lên đáng kể. Ngoài ra, còn thông tin khác cũng rất đáng quan tâm, đó là hệ thống này theo quảng cáo có thể tích hợp đạn 9M38M1 của Buk-M1.

    SPYDER-SR, Singapore - Việt Nam

    [​IMG]
    Xe mang phóng tự hành thuộc tổ hợp SPYDER-SR của Singapore

    Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore chính là quốc gia đầu tiên đưa vào biên chế những hệ thống tên lửa phòng không di động SPYDER-SR tối tân do Tập đoàn Rafael của Israel chế tạo, Việt Nam chỉ vừa tiếp nhận những tổ hợp đầu tiên trong năm qua.

    SPYDER nằm trong xu hướng mang tên lửa không đối không của máy bay tiêm kích xuống bệ phóng mặt đất, nó có khả năng phản ứng rất nhanh trước các mối đe dọa đường không với xác suất tiêu diệt mục tiêu vô cùng đáng nể.

    Hệ thống SPYDER sử dụng 2 loại tên lửa đánh chặn, bao gồm Python-5 có chế độ đặc biệt "Khóa mục tiêu sau khi phóng" thông qua 1 camera hồng ngoại kết hợp với 1 cảm biến quang điện tích hợp vào đầu dò. Bên cạnh đó là đạn Derby (hay còn được gọi là Alto) mang đầu dò radar chủ động. Radar dẫn đường cho hệ thống SPYDER-SR là Elta EL/M 2106 ATAR 3D.

    http://soha.vn/5-he-thong-ten-lua-p...nhat-khu-vuc-dong-nam-a-20170221094738231.htm
  3. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    Con số bất ngờ Việt Nam nhập khẩu vũ khí Séc
    (Vũ khí) - Không chỉ mua súng trường tấn công CZ 805, Việt Nam còn là khách hàng mua nhiều vũ khí nhất hồi năm 2013 của Cộng hòa Séc.
    Cộng hòa Séc vừa đưa ra báo cáo xuất khẩu quốc phòng năm 2013 của nước này, trong đó nhấn mạnh vị trí người mua số 1 là Việt Nam.

    Xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị quân sự của Cộng hòa Séc ra nước ngoài trong năm 2013 đã tăng lên 6% (so với năm 2012) để đạt mức 385 triệu USD, tờ Ctk.cz trích dẫn báo cáo thường niên về việc giám sát xuất khẩu thiết bị quân sự và vũ khí nhỏ của nước này cho biết hôm 9/7.

    Theo đó, trong năm 2013, Cộng hòa Séc đã xuất khẩu được tổng cộng 67.300 khẩu súng ngắn và súng lục ổ quay, trên 10.000 khẩu súng máy hạng nhẹ, 142 khẩu súng máy hạng nặng, 32.500 khẩu súng trường tự động, 11 xe tăng, 3 máy bay huấn luyện/chiến đấu hạng nhẹ L-39ZO và 5 xe bọc thép.

    [​IMG]
    Súng CZ 805 A1 trong đội tuyển bắn súng quân dụng Việt Nam.
    Đặc biệt, trong báo cáo vừa qua, Cộng hòa Séc cũng nhấn mạnh rằng, Việt Nam chính là thị trường xuất khẩu vũ khí lớn nhất của họ trong năm 2013. Trong đó, Hà Nội đã mua của Prague lượng vũ khí và trang bị quân sự trị giá khoảng 58,3 triệu USD, bao gồm chủ yếu là súng trường tự động, súng ngắn và súng lục ổ quay.

    Dù không có thời gian chính xác nhưng rất có thể súng CZ 805 A1 Việt Nam mua từ Séc xuất phát từ những hợp đồng trong giai đoạn này. Súng sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nến có thể điều phối bằng tay với thoi nạp đạn xoay.

    Nút khóa an toàn cũng là nút chọn chế độ bắn được đặt để có thể điều khiển từ cả hai bên súng. Súng có tầm bắn hiệu quả 500m, hộp tiếp đạn rời 20, 30 hoặc nhiều hơn nữa tùy theo yêu cầu nhiệm vụ.

    Với thiết kế hiện đại, khả năng tùy biến cao, cùng sự hoạt động ổn định, CZ 805 được coi là mẫu súng trường tốt nhất hiện nay trong đội tuyển bắn súng quân dụng của Việt Nam.

    Các khách hàng nhập khẩu vũ khí quan trọng khác của Cộng hòa Séc là Mỹ (với giá trị xuất khẩu 38 triệu USD) và Ai Cập (khoảng 32,6 triệu USD). Cùng với việc cung cấp vũ khí và trang thiết bị quân sự, trong năm 2013, Cộng hòa Séc cũng đã chấp nhận hơn 1.100 giấy phép xuất khẩu vũ khí cho cho các khách hàng nước ngoài.

    Đối với thị phần vũ khí dân sự như súng săn và đạn dược, nước này cũng đã bán được với số lượng lớn mà người mua chủ yếu đến từ Mỹ. Trong những năm gần đây, lĩnh vực hợp tác kỹ thuật - quân sự giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc đang phát triển mạnh mẽ.

    Điển hình là việc chúng ta đã đặt mua một lượng khá lớn vũ khí tiên tiến từ Prague như hệ thống radar thụ động phát hiện máy bay tàng hình Vera-E , nâng cấp hàng loạt hệ thống radar P-18, cũng như đàm phán để mua một số máy bay vận tải tầm ngắn L-410.

    Hồi tháng 4/2012, trong chuyến thăm đến Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa Séc Alexandr Vondra đã đề xuất việc bán vũ khí, nhất là loại công nghệ cao, cho Việt Nam. Ngoài ra, ông Vondra cũng đánh giá rằng Việt Nam là thị trường 'giàu tiềm năng' cho các doanh nghiệp sản xuất vũ khí của Cộng hòa Séc

    Theo ông Vondra, các công ty của Séc có thể tham gia mạnh trong quá trình hiện đại hóa không quân Việt Nam mà ông nói đã sở hữu 20 phiên bản máy bay huấn luyện L-39 và nhiều xe thiết giáp do Séc sản xuất.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/con-so-bat-ngo-viet-nam-nhap-khau-vu-khi-sec-3329628/
  4. kimdungs

    kimdungs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2016
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    396
    Đù ngon . 58,3 triệu USD, bao gồm chủ yếu là súng trường tự động, súng ngắn và súng lục ổ quay vậy tính ra cũng khá nhiều súng a . Ngoài đội bắn súng ra thì đội nào được trang bị CZ 805 nữa nhỉ
  5. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Khả năng mô phỏng không ngờ của hệ thống huấn luyện B72
    (Quốc phòng Việt Nam) - Nhằm đảm bảo việc huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu cao nhất trong giảm chi phí, Việt Nam đã sản xuất hệ thống huấn luyện mô phỏng dùng cho tên lửa B72.
    B72 là loại tên lửa chống tăng hiện đang được biên chế trong quân đội. Tên lửa được trắc thủ bắn điều khiển bằng tay qua hệ thống hữu tuyến. Chính vì vậy, độ chính xác bắn của tên lửa phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của trắc thủ cũng như các điều kiện khách quan như thời tiết, địa hình…

    Chính vì vậy, công tác huấn luyện bắn tên lửa chống tăng B72 có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện trong quân đội ta vẫn chưa có hệ thống trang thiết bị phù hợp để phục vụ huấn luyện bắn loại tên lửa này.

    [​IMG]
    Hệ thống huấn luyện mô phỏng tên lửa B72 do Việt Nam sản xuất.
    Trước thực tế này, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự đã triển khai dự án nghiên cứu, thiết kế chế tạo hệ thống mô phỏng huấn luyện bắn tên lửa chống tăng B72.

    Hệ thống mô phỏng huấn luyện bắn tên lửa chống tăng B72 được xây dựng trên cơ sở dữ liệu bản đồ số và mô hình địa hình đa lớp, có tính đến các yếu tố tác động bên ngoài sát với điều kiện thực tế.

    Sản phẩm có khả năng mô phỏng gần như thật quá trình điều khiển tên lửa từ khi bắt đầu phóng đến khi chạm mục tiêu, có đánh giá kết quả và có thể dùng để huấn luyện bắn tên lửa chống tăng B72 trong nhiều điều kiện như địa hình phức tạp, địa hình thành phố, địa hình đồi núi, bắn trên biển…

    Hệ thống mô phỏng huấn luyện bắn tên lửa chống tăng B72 đã được trang bị cho các đơn vị pháo binh toàn quân.

    Tên lửa B72 (tên gọi tại Việt Nam) 9M14 Malyutka hay được gọi là 9K11 (NATO định danh là AT-3 Sagger) - loại tên lửa chống tăng mạnh nhất trong những năm 1962 - 1970 do Liên Xô sản xuất.

    [​IMG]
    Tên lửa B72 trong Quân đội Việt Nam.
    Được sản xuất dựa trên những kinh nghiệm rút ra từ AT-1/2 nên Malyutka có nhiều ưu điểm như kích thước nhỏ gọn hơn nhưng sức xuyên vẫn được đảm bảo. Theo biên chế của Liên Xô, mỗi trung đội B72 có 2 tổ, mỗi tổ có 2 khẩu đội.

    Trong mỗi khẩu đội, ngoài xạ thủ chính điều khiển tên lửa còn có 1 xạ thủ phụ sử dụng súng chống tăng RPG-7 để khống chế khoảng cách 500m mà tên lửa không phát huy được tác dụng. Tuy nhiên khi vào Việt Nam năm 1972, kiểu biên chế này bị bãi bỏ mà không hề làm giảm sức chiến đấu của B72.

    B72 có thể mang vác hoặc lắp đặt trên các loại xe chiến đấu bộ binh như BMP-1, BRDM-1/2... Khi mang vác, tên lửa được đặt trong một va li mà lúc chiến đấu chính là bệ phóng 9P111. Xạ thủ sẽ sử dụng bộ điều khiển 9S415 để lái tên lửa đến mục tiêu bằng cách truyền tín hiệu qua dây dẫn.

    Sự xuất hiện tên lửa chống tăng B72 đã làm quân đội VNCH choáng váng. B72 đã góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn và vô hiệu hóa lực lượng tăng thiết giáp của Mỹ – VNCH thời đó.

    Đặc biệt, B72 đã làm cho hàng loạt cỗ xe tăng bất khả xâm phạm thời đó là M48A3 phải tan xác trên chiến trường. Mặc dù Nga đã thay thế B72 bằng các loại tên lửa chống tăng hiện đại hơn nhưng B72 tại Việt Nam vẫn tiếp tục được nâng cấp và trở thành vũ khí chống tăng chủ lực.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...hong-ngo-cua-he-thong-huan-luyen-b72-3329832/
  6. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Vũ khí Việt Nam xé nát vật cản địch
    (Quốc phòng Việt Nam) - Trong phóng sự "Thành tựu 40 năm Viện Tên lửa" phát sóng trên Kênh QPVN, Việt Nam đã sản xuất thành công FMV-B1, vũ khí chuyên phá vật cản cho bộ binh.
    Vũ khí FMV-B1 là sản phẩm của Viện Tên lửa trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự. Nguyên lý hoạt động của vũ khí FMV-B1 là sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn kéo chuỗi nổ mềm dài liên tục. Tên lửa đưa chuỗi nổ đến hàng rào nhiều lớp, bãi mìn và được kích nổ bằng ngòi nổ cơ khí giữ chậm hỏa thuật.

    Đề tài đã đáp ứng được niềm mong đợi của nhiều cấp chỉ huy cũng như các cơ quan nghiên cứu, chỉ đạo tác chiến và huấn luyện của quân đội trong việc bảo vệ tính mạng người chiến sĩ trong chiến đấu.

    [​IMG]
    Chuẩn bị thử nghiệm FMV-B1.
    Cấu tạo của vũ khí FMV-B1 gồm có bộ phóng với kết cấu dạng trượt đơn giản, đảm bảo cho tên lửa rời bệ khi bắn theo đúng các điều kiện đã định. Động cơ kéo là động cơ nhiên liệu rắn thực hiện chức năng mang tải hữu ích là chuỗi nổ đến mục tiêu. Trên đầu động cơ lắp hệ thống điểm hỏa điện làm nhiệm vụ phát hỏa động cơ.

    Cáp thép cho chức năng liên kết động cơ kéo với chuỗi nổ, cáp có độ dài vừa đủ để chuỗi nổ không bị ảnh hưởng bởi luồng phụt của động cơ khi động cơ hoạt động. Ngòi nổ được lắp ở đầu cuối của chuỗi nổ, trong ngòi nổ có bộ phận giữ chậm bằng hỏa thuật.

    Chuỗi nổ neo là các đoạn chuỗi nổ dạng mềm được cố định trên dây trục và có thể tách rời thành 11 module thuận tiện cho mang vác. Hệ thống neo hãm dạng mềm trên cơ sở kết hợp hãm bằng lực cản khí động dù hãm với neo hãm bằng dây mềm có độ đàn hồi lớn.

    Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Hồng Anh - Chủ nhiệm đề tài vũ khí FMV-B1 cho biết, các tính năng kỹ chiến thuật của hệ thống này đã được tăng thêm rất nhiều, quan trọng nhất là cự ly thêm được 30 m và chiều rộng cửa mở thêm được 2 - 3 m, đảm bảo cho bộ đội có thể tiến công.

    [​IMG]
    Vũ khí FMV-B1 phá hủy mục tiêu.
    Quan trọng nhất là các khối thuốc nổ này được đảm bảo độ truyền nổ và kết cấu bền vững nhờ lực kéo của động cơ của động cơ kéo dây trục.

    Căn cứ vào tính năng kỹ chiến thuật của FMV-B1 có thể thấy, hệ thống này nguyên lý hoạt động của vũ khí này khá giống với vũ khí UR-67 do Nga sản xuất. Trên mỗi hệ thống máy phóng của UR-67 mang hai dây đạn 93 m, mỗi dây chứa hơn 700kg thuốc nổ dẻo hay TNT.http://baodatviet.vn/quoc-phong/quoc-phong-viet-nam/vu-khi-viet-nam-xe-nat-vat-can-dich-3330114/
  7. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Lộ số ngư lôi tàu ngầm Việt Nam có thể mang
    (Quốc phòng Việt Nam) - Theo Cục thiết kế Trung ương Rubin, các tàu ngầm Kilo được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, cơ số ngư lôi tên lửa mang theo 18 quả.
    Nhà sản xuất cho biết, trong 6 ống phóng lôi của tàu ngầm Kilo, có 2 ống phóng được thiết kế đặc biệt để bắn ngư lôi điều khiển từ xa mới độ chính xác rất cao. Các ống phóng này được trang bị máy nạp tốc độ nhanh, loạt ngư lôi đầu tiên được bắn trong vòng 2 phút, loạt tiếp theo trong 5 phút.

    Theo thông tin được Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Sipri), trong năm 2009, Việt Nam đã mua 2 loại ngư lôi chống tàu ngầm, chống hạm 53-65 và ngư lôi chống hạm TEST 71. Hai loại ngư lôi 53-65 và TEST 71 sẽ kết hợp với loại tên lửa hành trình chống hạm 3M-54 Klub để tạo thành một bộ ba vũ khí tấn công cực mạnh cho các tàu ngầm diesel-điện Kilo 636.1 của Hải quân Việt Nam.

    [​IMG]
    Thiết kế tàu ngầm Kilo Việt Nam.
    Báo cáo của SIPRI cho thấy, Việt Nam đã đặt mua tổng cộng 50 quả tên lửa hành trình chống hạm phóng từ tàu ngầm 3M-54 Klub, 80 quả ngư lôi chống hạm 53-65 và 80 quả ngư lôi chống hạm/chống ngầm TEST-71.

    Ngư lôi 53-65 hay Type 53-65 là loại ngư lôi dẫn đường bằng sóng âm, được thiết kế dựa trên loại ngư lôi thế hệ trước Type 53-61. Phiên bản xuất khẩu được gọi là 53-65KE chuyên dùng để chống tàu nổi. Ngư lôi có đường kính 533mm; chiều dài 7,2m; nặng 2.070kg và trang bị đầu nổ nặng tới 300kg.

    Type 53-65 đạt tầm xa tấn công 12km khi di chuyển ở tốc độ 125km/h và 18km khi di chuyển tốc độ 83km/h (biến thể 53-65K đạt tới 19km và 53-65M lên đến 22km). Theo dự đoán, biến thể mà Việt Nam mua sẽ là loại ngư lôi Type 53-65K.

    TEST 71 là loại ngư lôi dẫn đường bằng dây dẫn và nặng hơn khá nhiều so với loại TEST 68 - ngư lôi dẫn đường bằng dây dẫn đầu tiên của Liên Xô. TEST 71 sở hữu khá nhiều ưu điểm như tầm bắn xa hơn, đầu nổ nặng hơn và có thể tấn công mục tiêu ở độ sâu lớn hơn.

    Ngoài nguyên mẫu ban đầu, TEST 71 còn được phát triển thêm 4 biến thể chính là TEST 71M, TEST 71MK, TEST 71ME-NK và TEST 3. Trong đó, chỉ có biến thể TEST 71ME-NK là có khả năng tấn công đa năng (cả tàu nổi và tàu ngầm), do vậy, có khả năng cao đây cũng chính là biến thể ngư lôi TEST 71 mà Hải quân Việt Nam đặt mua cho tàu ngầm Kilo.

    [​IMG]
    Tàu ngầm Kilo Việt Nam.
    TEST 71ME-NK có đường kính 533mm; dài 7,93m; nặng 1.820kg; đầu nổ nặng 205kg và có ưu điểm tuyệt vời là được trang bị 2 ngòi nổ khác nhau: Nổ cận đích (thủy âm và từ trường) và chạm nổ. Ngư lôi hoạt động nhờ được điều khiển từ xa qua dây, đầu dò bán chủ động và đầu dò sóng âm với tầm phát hiện mục tiêu lên tới 1,5km.

    TEST 71ME-NK được trang bị hệ thống đẩy với 2 chân vịt kép, tốc độ hành trình 48km/giờ và tăng lên 74 km/giờ ở giai đoạn cuối, tầm xa tấn công 20km ở độ sâu lên đến 400m.

    Ngoài 2 loại ngư lôi tấn công chủ lực trên, tàu ngầm Kilo Việt Nam còn được trang bị các tên lửa hành trình mạnh nhất và hiện đại nhất của Nga hiện nay là 3M-54 Klub. Theo Sipri thì Việt Nam đã nhận được 50/80 tên lửa này.

    Đạn tên lửa 3M-54E dài 8,22m; đường kính 0,53m, trọng lượng 2.300kg, lắp đầu đạn xuyên giáp nổ phân mảnh nặng 200kg. Tên lửa có thể đạt tới vận tốc bay Mach 2,9 (nhanh gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh), tầm bắn xa 200km.

    Tầm bắn xa, tốc độ bay siêu nhanh, quĩ đạo bay phức tạp, đạn tên lửa 3M-54E được xem là một trong những sát thủ diệt tàu chiến hàng đầu thế giới có trong kho vũ khí của tàu ngẩm Kilo Việt Nam.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...gu-loi-tau-ngam-viet-nam-co-the-mang-3330346/
  8. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Việt Nam sản xuất súng bắn tỉa xuyên giáp
    (Quốc phòng Việt Nam) - Được sản xuất sản xuất trên nguyên mẫu của Nga, khẩu 12,7mm do Nhà máy Z111 sản xuất có thể đạt tầm bắn 1.800m và xuyên thủng xe thiết giáp hạng nhẹ.
    Phát triển các loại súng bắn tỉa hạng nặng có tầm bắn xa, sức công phá lớn đang trở thành một xu hướng mới trong sự phát triển các loại súng bắn tỉa trên thế giới. Súng bắn tỉa cỡ nòng lớn có lợi thế tầm bắn xa, sơ tốc đầu nòng cao (sơ tốc đầu nòng là vận tốc viên đạn lúc ra khỏi nòng súng), sức công phá lớn cho phép đối phó hiệu quả với các loại xe bọc thép nhẹ, tiêu diệt sinh lực đối phương.

    Nhằm từng bước đáp ứng nguồn cung vũ khí cho quân đội, bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới, Viện nghiên cứu vũ khí, Tổng Cục công nghiệp quốc phòng đã nghiên cứu chế tạo thành công súng bắn tỉa hạng nặng 12,7mm dựa trên súng bắn tỉa KSVK của Nga cùng một số cải tiến phù hợp với điều kiện sử dụng tại Việt Nam. Thông tin được báo Quân đội nhân dân của Việt Nam đăng tải.

    [​IMG]
    Việt Nam thử nghiệm súng 12,7mm với kính ngắm N12.
    Súng được thiết kế theo kiểu bullpup tức hộp tiếp đạn nằm sau cò súng. Thiết kế này có lợi thế giúp tăng chiều dài nòng súng mà không ảnh hưởng đến chiều dài tổng thể. Súng sử dụng hộp tiếp đạn 5 viên kích thước 12,7x108mm. Súng có chiều dài tổng thể 1,35 m, nòng dài 1 m, trọng lượng 12,5 kg.

    Súng được trang bị tích hợp kính ngắm quang học N12 do Việt Nam chế tạo với độ phóng đại 10 lần, phạm vi quan sát 1.800 mét. Kính ngắm N12 có khả năng chịu được thời tiết nóng ẩm, chịu rung xóc, va đập, lấy góc bắn nhanh chóng, thuận tiện. Tầm bắn hiệu quả 1200 mét, sơ tốc đầu nòng 840 mét/giây.

    Trong quá trình thiết kế kính N12, nhóm nghiên cứu đã phối hợp chặt chẽ với các tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu, thiết kế, chế tạo súng bắn tỉa cỡ nòng 12,7mm. Do vậy, hai sản phẩm súng bắn tỉa và kính ngắm hoàn toàn tương thích với nhau, có khả năng đưa vào đồng bộ, sử dụng ngay sau khi sản xuất.

    Sản phẩm kính ngắm N12 đã được chế tạo đồng bộ tại Xí nghiệp 23, Z199 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng), được thử nghiệm thực tế và được Hội đồng Khoa học Tổng cục Công nghiệp quốc phòng nghiệm thu.

    Kết quả thử nghiệm cho thấy, kính hoạt động tốt, thao tác lấy góc bắn trên kính thuận tiện, nhanh chóng, tư thế ngắm bắn hợp lý, khả năng tháo lắp dễ dàng, các đại lượng đặc trưng về độ tản mát (độ lệch trung gian và dải trung tâm) của súng khi ngắm bằng kính đều nằm trong phạm vi cho phép.

    Theo đánh giá của hội đồng nghiệm thu, các tác giả đã có nhiều sáng tạo trong nghiên cứu, chế tạo, như áp dụng các giải pháp nhằm thu ngắn chiều dài của ống kính nhưng vẫn bảo đảm các yêu cầu của hệ thống quang học để giảm thiểu lực tác động lên kính, bảo đảm độ chính xác và độ cứng vững cần thiết của kính trên súng;

    đưa ra các giải pháp tính toán chi tiết vạch ngắm, mốc ngắm trên kính vạch, cơ cấu cơ khí lấy góc ngắm bảo đảm cho xạ thủ có thể ngắm bắn chính xác vào mục tiêu; tính toán và đưa ra thêm hai hệ thống vạch đo cự ly đối với mục tiêu đứng, nằm, giúp xạ thủ chủ động tính toán cự ly mục tiêu, từ đó quyết định tầm bắn…

    Cùng với kính ngắm N12, việc chế tạo thành công súng bắn tỉa hạng nặng 12,7mm là một bước ngoặt quan trọng giúp công nghiệp quốc phòng Việt Nam tiếp cận công nghệ chế tạo súng bắn tỉa hiện đại của thế giới, từng bước làm chủ việc sản xuất súng bắn tỉa trong nước, đảm bảo nguồn cung vũ khí cho quân đội giảm phụ thuộc vào nước ngoài.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...nam-san-xuat-sung-ban-tia-xuyen-giap-3330488/
  9. kimdungs

    kimdungs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2016
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    396
    hết vốn để chém gió hay sao mà nhặt nhạnh mấy cái tin cũ rích báo nhai đi nhai lại mà post bài dậy ;)):))
  10. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Mấy tin đó đã có ai đăng trước đó đâu thằng não

Chia sẻ trang này