1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những trận chiến thất bại của Quân đội Việt Nam trong Chiến tranh

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi onelove114, 09/03/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. onelove114

    onelove114 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    810
    Chào các bác, từ lâu nay mỗi lần chúng ta nói về Chiến tranh Việt Nam thì chúng ta luôn nói chúng ta chiến thắng. Tổng kết cuộc chiến thì đúng như vậy. Chúng ta đã, đang và thường xuyên dùng tới cụm từ "chiến thắng" hoặc "toàn thắng" khi nhắc đến tất cả các vấn đề. Chiến thắng được nhắc đến rất rất nhiều, trong SGK, trên internet, báo chí... và tuyệt nhiên không thể tìm đâu ra thất bại nào.
    Điều ấy có thật không? Chả nhẽ 30 năm chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, rồi cả cuộc chiến chống Pol-pot, chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc với hàng chục nghìn trận chiến đấu lớn nhỏ khác nhau chúng ta toàn là chỉ biết đến mùi vị chiến thắng?
    T ôi nghĩ rằng không phải như vậy, chắc chắn có những thất bại mà chúng ta buộc phải nếm trải và trả giá, kể cả là trong chiến thắng thì vẫn có những mặt thất bại, có những mục tiêu không đạt được.
    "Ai chiến thắng không hề chiến bại, ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần". Topic tôi lập ra không phải với mục đích bới móc hay làm lu mờ chiến thắng của Quân đội VN mà để mổ xẻ lý do, nguyên nhân thất bại. Để chúng ta tìm hiểu, học và rút kinh nghiệm cho tương lai. Từ thất bại trong quá khứ học được bài học để chiến thắng trong tương lai. Khi người Irsael dàn trận xe tank chống lại liên quân Arap trên bán đảo Sinai, họ đã bị liên quân Arab đập cho tơi bời bằng tên lửa chống tank. Người Irsael thề rằng chuyện này sẽ không bao giờ được phép xảy ra và họ cho ra đời các loại xe tank Merkava mạnh mẽ đủ sức đè bẹp quân Arab.
    Cùng là 1 cuộc chiến, nhưng giữa chúng ta và người Mỹ lại có 2 cách tiếp cận rất khác nhau. Người VN thì mải mê nói về chiến thắng, trong khi người Mỹ thì đến VN để nghe người Việt Nam nói về chiến thắng, người Mỹ họ nghe Việt Nam nói về cách trị tên lửa Sơ-rai của họ bằng cách tắt bật radar và sau đó họ về Mỹ làm ra tên lửa chống bức xạ HARM có khả năng trị lại cách bật tắt radar. Người VN học bài học chiến tranh từ chiến thắng, còn người Mỹ học cả từ trong thất bại, chúng ta đang ở trong tình trạng "miếng ngon nhớ lâu" mà quên mất còn có cả "đòn đau nhớ đời".
    Nói về chiến thắng, nghe về chiến thắng thì thích thật đấy, nhưng nó cũng dễ dẫn đến làm cho con người say mê và ngủ quên trên chiến thắng. Thực tế là sau 1975, đã có 1 thời gian dài chúng ta nghĩ rằng đến Mỹ chúng ta còn đánh thắng được thì không có gì chúng ta không làm được và rất lâu sau chúng ta mới biết chúng ta là ai và đang ở đâu.
    Khi tôi cố gắng tìm đọc về 1 thứ gì đó thất bại thì các sách, tài liệu của VN tuyệt nhiên không có, tuyệt nhiên chỉ toàn chiến thắng với các "mốc son lịch sử chói lọi" mà thôi, nhiều lắm chỉ chỉ tìm thấy cụm từ đại loại như "địch phản kích chiếm lại XYZ" một câu ngắn ngủn như thế, mọi người ai cũng né tránh viết về thất bại. Tìm đọc một vài tài liệu của Mỹ thì những tài liệu tôi tìm được họ thích viết về thất bại của bản thân họ, họ thích viết hồi ký chiến tranh với chủ thể chính là những câu chuyện xoay quanh cá nhân người viết mà không cung cấp cái nhìn tổng quát về các chiến dịch. Tìm đọc một số tài liệu "phía bên kia" thì toàn thấy 1 lũ chửi bậy và nói khoác chứ chả có thông tin gì.
    Vì vậy tôi mong muốn rằng tại đây, bác nào có tài liệu gì, biết những câu chuyện gì xung quanh chủ đề thì cùng viết ra để cho mọi người cùng đóng góp, tìm hiểu và phân tích. Thua trong quá khứ không sợ, chỉ sợ thua trong tương lai, các bác cứ mạnh dạn viết ạ.
  2. igansanzenin

    igansanzenin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/10/2014
    Bài viết:
    6.498
    Đã được thích:
    3.986
  3. ngungungu

    ngungungu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2015
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    76
    Bảo lão Kuyo,... với mấy lão bên quansu kể cho mà nghe, tìm trên chính sử thì còn lâu:-D
  4. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.018
    Đã được thích:
    29.114
    Chiến tranh nào chả có thất bại. Tuy nhiên, các đúc kết chính thống từ thất bại thì đầy ra nhưng chưa công bố chính thức. Còn chém bâng quơ cũng chỉ có tác dụng là làm mất sỹ khí thôi.
  5. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    cái này hồi xưa nic khongquannhandanvietnam viết đầy rồi còn j, toàn dịch từ tài liệu mỹ ra thôi
    OnlySilverMoon thích bài này.
  6. karate_hn

    karate_hn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2012
    Bài viết:
    3.646
    Đã được thích:
    422
    Bác ơi thế thì cần gì các cao thủ lên đây làm gì. Ai cần thông tin gì chi tiết cứ lên GG mà hỏi???
  7. T90Vladimir

    T90Vladimir Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2015
    Bài viết:
    1.090
    Đã được thích:
    621
    Trên này có hết: loạt phim "chiến trường Việt Nam" của Mỹ, kỹ đến từng trận đánh cấp Trung đoàn. Tớ thích phim này.
  8. Fallschirmjaeger

    Fallschirmjaeger Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    323
    1 đất nước mà có người tay không hạ trực thăng UH-1 với 1 mình diệt 360 lính mỹ thì làm sao thất bại ?
  9. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.018
    Đã được thích:
    29.114
    Cụ cũng nên biết là nhờ huyền thoại dùng tay không hạ UH-1 mà Mỹ họ quyết định quay phim Kong, Skull Island ở VN đó. Chỉ có xứ ta mới sản sinh những sinh vật tay không bẻ trực thăng rau ráu như Kong thế chứ nơi nào có.
    [​IMG]
    igansanzenin thích bài này.
  10. karate_hn

    karate_hn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2012
    Bài viết:
    3.646
    Đã được thích:
    422
    Chiến dịch "Bolo"

    Một ngày dài của không quân Việt Nam

    Đã có những bài báo nói như vậy, ấy là nói về ngày 2 tháng 1 năm 1967. “Ngày dài” ấy đã có tới 5 chiếc Mig-21 của Không quân trẻ tuổi Việt Nam bị những chiếc F-4C của Liên đội không quân chiến thuật số 8 Không quân Mĩ bắn rơi trên bầu trời Nội Bài vùng trời Hà Nội. Tổng hợp diễn biến này, không có gì khác nhằm nói lên một sự thật nghiệt ngã là cuộc chiến đấu bảo vệ vùng trời những năm tháng ấy thật quyết liệt, đầy thử thách cam go, không hề dễ dàng để có những chiến công lẫy lừng ở “mặt trận trên không”.

    Trưa ngày 2 tháng 1 năm 1967, đội hình chiến dịch Bolo của Không quân Mỹ do đại tá phi công, tên là Robin Olds dẫn đầu bay vào miền Bắc Việt Nam với mật danh liên lạc “Olds”. Trong đội hình 90 máy bay của Olds có 56 chiếc F-4C, 28 máy bay F-105 làm nhiệm vụ chế áp tên lửa SAM và 8 máy bay F-104 Starfighters, tổng số gần 100 chiếc. Ngoài ra, ít nhất cũng có số lượng gần 100 chiếc máy bay trợ chiến (như các máy bay EB-66, EC-121, A-1 Skyraider, các máy bay trực thăng).

    Khi trên bàn tiêu đồ của Sở chỉ huy không quân Hà Nội phát hiện nhiều tốp mục tiêu bay vào hướng Phú Thọ, có thể chúng sẽ đánh vào Hà Nội, điện từ Trung đoàn 921 ( căn cứ Nội Bài) xin xuất kích.

    Lúc đó là 13 giờ 46 phút, biên đội MiG-21 thứ nhất, gồm Vũ Ngọc Đỉnh, Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Đăng Kính, Bùi Đức Nhu cất cánh. 4 chiếc MiG-21 đều đeo tên lửa R-3S. Khi xuyên mây ở địa bàn huyện Phù Ninh (Phú Thọ), cách sân bay chừng 43km thì gặp tốp bốn chiếc F-4 của Mỹ từ Phú Thọ (cách sân bay khoảng 55km) lao vào. Biên đội 4 chiếc MiG đang ở đội hình chiến đấu dạng so le, quay bám theo đến phía tây sân bay (Nội Bài) thì gặp bốn chiếc F-4 khác. Số 1 Vũ Ngọc Đỉnh tăng lực đuổi theo, tốp F-4 lập tức cơ động đội hình, bay đan chéo rất quyết liệt khiến Đỉnh không phóng được tên lửa. Đỉnh quyết định vòng trái quay về, thì phát hiện hai chiếc F-4 phía sau phóng tên lửa về phía anh ở thế cao hơn, Đỉnh không kịp cơ động tránh, máy bay bị trúng tên lửa chấn động mạnh không điều khiển được, Đỉnh nhảy dù.

    Số 3 là Kính, phát hiện tốp bốn chiếc F-4 khác đã dũng mãnh bám theo, cả bốn chiếc F-4 tăng tốc kéo cao. Thế có lợi thuộc về tốp F-4 so với máy bay của Kính (cao hơn, góc bắn thuận). Đại tá Olds trong tốp này đeo bám bám ngay trên Kính , phóng ra hai quả tên lửa Sparrow và một quả Sidewinder. Chỉ trong giây lát, chiếc MiG của Kính bị chấn động mạnh, anh quyết định nhảy dù. Theo mô tả các tình tiết của trận đánh, nhiều khả năng chiếc F-4C do đại tá Robin Olds điều khiển đã phóng ra hai quả AIM-7 nhưng không trúng mục tiêu, sau đó R.Olds đã chuyển công tắc sang tên lửa nhiệt (heat) và phóng ra quả AIM-9B, quả tên lửa này đã nổ bên cạnh máy bay của Kính.

    Hai chiếc MiG-21 số 2 và số 4 sau khi bị mất đội với số 1 và số 3 đã đuổi theo, quần lộn với các máy bay F-4, nhưng do phía F-4 số lượng đông, phóng tên lửa từ nhiều góc tới, nên cả hai máy bay này lần lượt cũng bị trúng tên lửa. Như vậy, đội hình MiG-21 sau khi lên khỏi mây đã bị kẹp vào giữa, cả bốn chiếc đều trúng tên lửa của đối phương.

    Tới 13g55, sở chỉ huy cho biên đội thứ hai gồm Nguyễn Ngọc Độ, Đặng Ngọc Ngự, Đồng Văn Đe và Nguyễn Văn Cốc cất cánh (hai chiếc MiG-21 của Ngự và Cốc đeo rocket). Sau khi lên khỏi mây, biên đội đang bay độ cao 3.000m, Đe hô phát hiện mục tiêu, vòng trái gấp. Lúc này số 1 Độ cũng phát hiện mục tiêu, vứt thùng dầu phụ, vòng trái. Sau khi cơ động kín một vòng, Độ thấy F-4 bắn hai phát tên lửa về phía đội hình MiG, Độ quyết định bám theo hai chiếc phía trước, đến cự ly 2.000m điểm ngắm vừa ổn định, Độ phóng một quả tên lửa, chợt thấy máy bay mình xoay nghiêng và mất độ cao, Độ quyết định nhảy dù và tiếp đất ở Tuyên Quang. Trong khi đó các số 2,3,4 của biên đội MiG thứ hai đã quần nhau với F-4 rất quyết liệt, nhưng cả hai phía đều không chiếm được vị trí để không kích, cả ba chiếc MiG-21 đành quay về sân bay.

    Mất 5 máy bay trên vùng trời Hà Nội, tuy 5 phi công nhảy dù an toàn, nhưng đó là một ngày dài, tổn thất máy bay nặng nề, ngày không quên của Không quân tiêm kích.

    Nhìn thẳng vào sự thật

    Lịch sử ngành dẫn đường không quân ghi lại như sau: “Trưa 2 tháng 1 năm 1967, địch tăng cường hoạt động ở phía Sầm Nưa và nhiều tốp đã hướng về Phú Thọ. Có thể chúng sẽ vào đánh Hà Nội theo các đường bay như mấy ngày đầu tháng 12 năm ngoái. Địch qua Phù Yên, Trung đoàn 921 xin đánh. 13 giờ 56 phút, biên đội thứ nhất: Vũ Ngọc Đỉnh, Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Đăng Kính và Bùi Đức Nhu rời đất và xuyên lên trên mây. Các trực ban dẫn đường: Nguyễn Văn Chuyên, Đào Ngọc Ngư tại Sở chỉ huy Quân chủng và Tạ Quốc Hưng tại sở chỉ huy Trung đoàn 921 thực hiện dẫn phối hợp. Biên đội thứ nhất đến Phù Ninh thì gặp 4 F- 4 từ Phú Thọ vào. Ta đuổi địch về đến phía tây của sân bay Nội Bài lại gặp 4 F-4 nữa. Trong tình thế rất khó khăn, cả 4 chiếc của ta đều bị địch bắn và phải nhảy dù. Đúng lúc đó biên đội thứ hai: Nguyễn Ngọc Độ-số 1, Đặng Ngọc Ngự-số 2, Đồng Văn Đe-số 3 và Nguyễn Văn Cốc-số 4 cất cánh. Vừa lên khỏi mây, biên đội thứ hai được dẫn vào tiếp địch với góc 120 độ. Số 1 phát hiện cả F-4 và F- 105, cự ly 8km. Sau đó hai bên quần nhau, số 1 bị địch bắn, nhưng nhảy dù an toàn, các số còn lại tách tốp thoát ly về hạ cánh.”

    Sau này phân tích chi tiết, về khí tượng, bầu trời cả 2 sân bay ( Nội Bài, Yên Bái) khi đó đều bị phủ mây dày với lượng che phủ 10 phần, đáy mây 1500 mét và đỉnh mây 3000 mét. Các bài viết phân tích, Hà Nội đã không cho cất cánh sớm, để thực hiên chiến thuật “đi thấp, kéo cao, tiếp cận nhanh vào cuối đội hình của địch, tạo thuận lợi cho phi công lần lượt hoặc đồng thời vào công kích” như những trận đánh trước đó. Nhưng mỗi trận đánh, hình thái địch-ta không giống nhau. Điều này Sở chỉ huy không nắm hết. Số là hệ thống đài ra đa cảnh giới đã không phát hiện đầy đủ số máy bay Mĩ tham gia chiến dịch.

    “Về chiến dịch gọi là “Bolo” ngày 2 tháng 1 năm 1967, có hai biên đội “Con ma” do đích thân đại tá Olds chỉ huy đã lọt tới chiếm vị trí chiến đấu ngay trên đỉnh mây sân bay Nội Bài ở độ cao 3000 m mà không bị phát hiện. Khi đó dù lực lượng Mig đã được phép xuất kích, nhưng lại bay dưới trần mây và không được trang bị ra đa nên không phát hiện ra đám “Con ma” này”.

    Không quân Mỹ triển khai chiến dịch Bolo rất bài bản, giữ bí mật ý đồ tác chiến nên đã gây bất ngờ cho không quân Việt Nam. Các phi công Mỹ tham gia trận không chiến được tập trung nghiên cứu kỹ mọi chi tiết của chiến dịch, cách sử dụng các thiết bị tác chiến điện tử, cách nghi binh, sử dụng vũ khí.

    Để nghi binh đánh lạc hướng mạng rađa của miền Bắc Việt Nam, không quân Mỹ kết hợp bố trí đội hình (đội hình bay, thời gian cất cánh, tốc độ, độ cao) và các thiết bị tác chiến điện tử, gây nhiễu (máy bay F-4 đeo khối ECM Pod với thiết bị gây nhiễu QRC-160 Jamming Pod, giống các máy bay F-105) làm cho không quân Việt Nam lầm tưởng máy bay tiêm kích là các tốp cường kích!

    Khi chiến dịch bắt đầu, các máy bay tiêm kích Mỹ bay “rình sẵn” trên mây, ngay trên vùng trời sân bay, sẵn sàng tấn công khi các máy bay MiG-21 vừa xuyên mây lên khi chưa tập hợp xong đội hình.

    Các tốp F-4 của đại tá R.Olds đã bay vào Hà Nội ở độ cao thấp, khiến rađa khu vực Hà Nội và phụ cận không phát hiện được, khi R.Olds qua dãy Tam Đảo đã triển khai bay phục kích MiG-21 ở ngay hai đầu sân bay sớm, trước khi các tốp F-4 giả cường kích ném bom F-105 bay vào. Khi MiG-21 cất cánh, chủ đích để đi đánh chặn đã bị phục kích bất ngờ, chịu tổn thất ngay khi mới xuyên mây lên.

    Sau trận đánh, bài học xương máu về nắm chắc địch được rút ra: “Trong khu chiến, ra đa phải nắm chắc địch, dẫn đường và phi công phải tìm mọi cách giám sát chặt chẽ mọi hành động của từng tốp địch, nhất là khi gặp cả cường kích và tiêm kích hoặc chỉ gặp tiêm kích, thì mới tạo ra khả năng giành được phần thắng và hạn chế được tổn thất.” và “Các kíp trực ban dẫn đường đã kết hợp theo dõi địch bằng các nguồn tin tình báo kỹ thuật, tình báo xa và tình báo gần để dự đoán các đường bay vào và bay ra của địch; tính toán đúng thời cơ cất cánh cho các đôi bay của ta; lựa chọn khu chiến phù hợp.” Các sĩ quan dẫn đường của Việt Nam cũng thừa nhận, dẫn máy bay đánh đúng cường kích địch vẫn là bài toán cực kỳ khó khăn. Trong lúc dẫn vào bám địch, nếu phi công phát hiện chỉ có tiêm kích hoặc có cả tiêm kích và cường kích, thì trận đánh buộc diễn ra rất quyết liệt. Lúc này, đường bay ta-địch đan xen lẫn nhau như một mớ bòng bong, đa tầng, nhiều hướng nên "dẫn đường căng thẳng một, phi công căng thẳng mười".

    Theo các tài liệu giải mật sau này, được nhiều báo đăng lại rằng chiến dịch Bolo chính thức được mở màn vào ngày 2/1/1967 .Trong điều kiện thời tiết xấu như vậy, tầm quan sát của phi công bị giảm nhiều, F-4 sẽ không thể bao quát được hoạt động của các căn cứ MiG-21…Tuy nhiên, MiG-21 cũng sẽ không thể phát hiện sớm F-4, sau khi xuyên qua các tầng mây chắc chắn sẽ rơi vào thế bị động.

    Theo trang World Aviation History thì những đám mây dày đặc có đỉnh lên tới hơn 2km (7.000 feet) khiến “chỉ huy của Không quân Bắc Việt hoãn các chuyến cất cánh của MiG thêm 15 phút”. Các biên đội F-4 cố lượn nhiều lần trên bầu trời Hà Nội, đầu tiên là theo hướng đông-nam, sau đó theo tây-bắc.

    World Aviation History cũng cho biết: Vào cận chiến, quần lộn, các máy bay Phantom đã phóng tổng cộng 18 tên lửa AIM-7E Sparrow và 12 AIM-9B Sidewinde. 2 biên đội mà MiG-21 của Không quân Nhân dân Việt Nam gặp phải khi đó chính là hai biên đội Olds và Ford. Trận chiến sinh tử thực sự bắt đầu. MiG-21 gặp quá nhiều khó khăn. Ngay khi chạm đối phương, họ đã bị bất ngờ vì phải đối mặt với F-4 đeo đầy tên lửa “chứ không phải F-105 mang bom”. Những bức tranh vẽ và hình ảnh lưu lại, cùng sự mô tả cho thấy, đại tá R.Olds khi được thống báo có MiG, đã nhanh chóng làm một cú “bay cuộn tròn, vọt ngược” hay còn gọi “cuộn máy bay theo trục dọc”, tạo ưu thế cao hơn đối phương, hình thành góc tiếp cận phóng tên lửa lợi thế cho F-4C. Những quả tên lửa đã phóng ra, khiến MiG trúng đạn, nhưng phi công kịp nhảy dù.

    Sau những ngày gian nan ấy, cả hệ thống ra đa cảnh giới, ra đa dẫn đường và sở chỉ huy Không quân Việt Nam đã rút ra bài học xương máu, cả về nắm chắc địch, ở tầm cao, tầm thấp, cả về thời cơ cất cánh và cách đánh… “Địch càng đánh ác liệt, ta càng bền bỉ tìm ra những chỗ yếu, những chỗ sơ hở của chúng để dẫn bằng được các tốp máy bay ta vào tiếp cận. Cách thức dẫn trên bàn dẫn đường tại sở chỉ huy kết hợp với dẫn trên hiện sóng tại đài ra-đa dẫn đường càng trở nên phong phú”. Chỉ sau đó không lâu, một thời kỳ đánh thắng ròn rã không quân Mỹ lại mở ra, những đợt tập kích vào “vòng tròn đỏ” liên tục bị bẻ gãy.
    Theo Petrotimes
    onelove114meo-u thích bài này.

Chia sẻ trang này